Cập nhật nội dung chi tiết về Tác Dụng Và Kỹ Thuật Sử Dụng Của Từng Loại Phân Đối Với Cây Lúa mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phân hữu cơ Nguồn phân hữu cơ có từ xác bã thực vật và phân gia súc, cần ủ hoai trước khi dùng để diệt hạt cỏ dại và mầm bệnh. Tác dụng phân hữu cơ là tăng độ phì nhiêu và làm xốp đất, giữ phân hoá học để cung cấp dần cho cây, giúp bộ rễ phát triển tốt. Phân đạm Cây lúa cần một lượng đạm trong thời kỳ đầu (khoảng 40 ngày kể từ sau sạ) để tạo số bông tối đa, trong thời kỳ làm đòng để tăng số hạt chắc và trong thời kỳ trổ cho hạt mẩy đều. Thiếu đạm làm cho lúa trở nên vàng đến xanh nhạt, cây lùn lại và thẳng đứng kém nở bụi, mau già cỗi, lá hẹp và vàng rụi, ít chồi, bông ngắn. Thừa đạm cây ra nhiều lá, lúa lốp làm cho cây lúa dễ đổ ngã; kéo dài thời gian sinh trưởng, trổ chậm, nhiều cỏ dại và nhiễm sâu bệnh (bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, rầy, cào cào, muỗi hành và sâu đục thân) cũng dẫn đến giảm năng suất lúa. Các loại phân đạm – Đất lúa cao sản bị ngập nước thường xuyên nên các loại phân có gốc Nitrat bón xuống lúa ngập nước là không thích hợp, vì dễ bị mất đạm do quá trình phản nitrát hoá. – Đất phèn bị ngộ độc sunfát nên tránh sử dụng phân có gốc S04-. – Đất mặn tránh dùng phân có gốc Cl. – Đất kiềm đạm rất dễ bay hơi, nên hạn chế dùng phân Ure cho chân đất này. Kỹ thuật bón phân đạm – Bón phân đầy đủ và cân đối tuỳ theo giống lúa điều kiện đất đai, mùa vụ của từng vùng. Có thể áp dụng phương pháp bón phân theo màu lá lúa dựa vào bảng so màu lá lúa hoặc bón phân theo cách “Nặng đầu nhẹ cuối”, nghĩa là tập trung bón vào các giai đoạn đầu, đặc biệt là lúc nẩy chồi để có nhiều bông và lúc làm đòng để có thể có nhiều hạt trên bông. – Bón đạm cho lúa trồng trên đất thịt thường chỉ 2 – 3 lần nhưng trên đất nhẹ, đất bạc màu phải bón 4-5 lần thì hiệu quả mới cao. – Đối với lúa cao sản ngắn ngày cần bón đạm Thời kỳ lúa trổ nếu thấy lúa xấu cần bổ sung thêm đạm để tăng số hạt chắc và giúp cho hạt mẩy đều. Nếu thấy lúa tốt, nên ngưng bón đạm sau khi trổ để tránh lãng phí đạm và hạn chế sâu bệnh phát triển. Phân lân Chất lân là thành phần chính của nhân tế bào, giúp cây lúa có bộ rễ phát triển mạnh và còn có có tác dụng cải tạo chất phèn. Tác dụng của Lân – Giúp cho cây tăng trưởng nhanh nhờ đâm rễ nhiều, hút được nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây. – Thúc đẩy quá trình trổ và chín tập trung và chín sớm. – Tăng cường nẩy chồi mạnh, giúp cây phục hồi nhanh sau khi gặp những điều kiện bất lợi. – Giúp cây hấp thụ phân đạm tốt hơn. Ngoài ra lân còn giúp cho cây lúa phát triển tốt ở đất phèn nên đất phèn rất cần phân lân. – Lá lúa thiếu lân thường có màu xanh đậm, mọc thẳng hơn lá bình thường. Có những giống lúa thiếu lân, thì lá già trở nên màu vàng cam hoặc hơi tím rồi chết. – Sự thiếu lân thường xảy ra trên đất chua, đất nhiễm phèn, đất than bùn và đất kiềm. Các loại phân lân – Phân lân DAP có hiệu lực nhanh nhưng lưu tồn rất thấp. – Phân lân nung chảy hay phân apatit hiệu lục chậm nhưng lưu tồn có thể kéo dài tới 2-3 vụ. Kỹ thuật bón phân lân – Khắc phục hiện tượng thiếu lân bằng cách bón các loại phân có hàm lượng lân dễ tiêu như DAP (18:46:0) hay NPK (16-16-8). – Bón lót lân để ém phèn ngay từ đầu và cung cấp lân cho cây lúa hè thu phát triển tốt hoặc bón hết lượng phân vào đợt 1 và đợt 2: Đợt 1 bón vào giai đoạn bén rễ, khoảng 10 ngày sau sạ. Đợt 2 bón vào thời kỳ nẩy chồi, khoảng 22-25 ngày sau sạ. – Đất phù sa bón ít hơn đất phèn; vụ đông xuân bón ít hơn vụ hè thu. Lượng bón từ 100 – 400kg/ha tùy độ phèn của đất. Phân kali Kali rất cần cho lúa cao sản thâm canh, kali có tác dụng hạn chế thiệt hại do sâu bệnh, đổ ngã và giúp cây hút các chất dinh dưỡng được tốt hơn. Tác dụng của kali – Tăng kích thước hạt và trọng lượng của hạt, tăng phẩm chất gạo. – Giúp cây cứng cáp hơn, chống đổ lốp, chịu hạn và chống chịu sâu bệnh. – Thiếu kali làm lá khô dần từ đọt vào, cây sinh trưởng còi cọc, hạn chế nảy chồi. Cây lùn, lá xòe và lá có màu xanh đậm. Những lá phía dưới vàng mép, bắt đầu từ đọt vào và khô dần, sau đó chuyển sang màu nâu nhạt. Đôi khi xuất hiện nhiều đốm nâu trên các lá cờ có màu xanh đậm. Bông dài ốm yếu và hạt lúa sẽ nhỏ hơn bình thường. Kỹ thuật bón phân kali – Bón kali ở liều lượng thấp (30 kg K20/ha) thì hiệu lực thể hiện khô rõ, vì bón ở lượng này, trong vòng 1-2 tuần lễ đất sẽ giữ kali lai hết, cây không thể cạnh tranh lại được. – Bón nhiều kali quá đôi khi không đôi khi không có hiệu quả kinh tế, cho nên cần phối hợp bón kali qua lá ở giai đoạn cuối, để giảm lượng phân kali đầu tư mới cho hiệu quả cao. Loại phân và lượng phân bón cho 1 ha lúa vụ Hè Thu năm 2008 Tùy theo giống lúa, chân đất, mùa vụ, chế độ nước trong ruộng, tình hình sâu bệnh, cỏ dại,…có thể tăng giảm lượng phân cho phù hợp. Sử dụng phân đơn (Ure, super lân, KCl) kg/ha – Trước sạ: Bón lót phân hữu cơ + 100- 400kg super lân. – Bón thúc lần 1 (8-10 ngày sau sạ ): 50kg urê. – Bón thúc lần 2 (18-20 ngày sau sạ): 60kg urê. – Bón thúc lần 3 (35 ngày sau sạ: Sử dụng bảng so màu lá lúa và áp dụng kỹ thuật không ngày, không số: lúa vàng tranh: 50kg urê + 50kg kali/ha, lúa xanh đậm: 100kg kali/ha, lúa xanh lợt: 25kg urê + 75 kg kali/ha. Sử dụng phân hỗn hợp (NPK 20-10-10, NPK 16-16-8) – Trước sạ: Bón lót phân hữu cơ + 100- 200 kg super lân. – Thúc lần 1 (8-10 ngày sau sạ): 120kg NPK (20-10-10) hoặc 150 kg NPK (16-16-8). – Thúc lần 2 (18-20 ngày sau sạ): 140kg NPK (20-10-10) hoặc 170 kg NPK (16-16-8). – Thúc lần 3 (bón đón đòng 35 – 40 ngày sau sạ): 50 kg urê. Một số điều cần lưu ý khi bón phân – Phân DAP giá đang quá cao, nên thay thế bằng phân lân + urê (3 bao phân lân + 20 kg urê = 1 bao DAP) và tăng phun xịt phân bón lá là giải pháp có hiệu quả cao trong tình hình hiện nay. – Nên bón phân đợt 1 sớm từ 7 – 10 ngày sau sạ (NSS) và bón nhiều lân, nhiều đạm vì cây lúa Hè Thu mọc trong điều kiện còn gốc rạ của lúa Đông Xuân, trời nắng nóng, dễ bị xì phèn, dễ bị ngộ độc hữu cơ là rất cần bón nặng đầu để giúp cây lúa ra rễ, đẻ nhánh thuận lợi để đạt năng suất cao vụ Hè Thu. Bón trễ (đợt 1) làm cho cây lúa ngay từ đầu rất cần lân mà không có đã ảnh hưởng đến sự phát triển bộ rễ, khó có thể cho năng suất cao về sau. Bón trễ (đợt 2) làm cây lúa xanh lâu (do còn phân) ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển sang làm đòng của cây lúa (quy luật 2 xanh, 2 vàng) và cây lúa sẽ sinh nhiều chồi vô hiệu về sau, là nơi phát sinh nhiều sâu bệnh. – Giữ mực nước ruộng hợp lý khi bón phân + Giữ mực nước ruộng 2-3 cm khi bón phân và không cho nước ra vô ruộng trong thời gian ít nhất 3 ngày. + Mực nước quá sâu: đạm hoà tan trong nước nhiều dễ bốc hơi, đạm bị pha loãng đi, rễ cây ít do thiếu ánh sang nên khi lượng đạm vào cây ít. + Ruộng bị khô hạn: đạm bị bốc hơi rất nhiều theo các kẻ đất nứt, rễ cây phát triển kém do thiếu nước – lượng đạm vào cây ít. – Không bón phân khi lá lúa còn ướt + Hạt phân dính trên lá có thể gây cháy lá. + Phân đạm hào tan vào nước dính trên lá sẽ bị bốc hơi mất. – Không rải phân khi trời sắp mưa, phân có thể rửa trôi mất. – Cần bón phân cân đối N-P-K; tránh bón nhiều N, thiếu P và K, cây lúa bị lốp, đổ, nhiều sâu, bệnh. – Ruộng lúa Hè Thu dễ bị xì phèn, cần tăng cường bón vôi. – Giữ ruộng sạch cỏ vì cỏ cạnh tranh phân với lúa vào tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển nên cần làm sạch cỏ trước khi bón phân./.
Tác Dụng Của Phân Npk Đối Với Cây Trồng
2. Những tác dụng của phân NPK đối với cây trồng
Với hàm lượng dinh dưỡng được chứa trong các sản phẩm phân bón NPK kết hợp với đạm, lân, kali bổ sung một cách toàn diện nhất để cây có thể sinh trưởng ổn định, khỏe mạnh để gia tăng năng suất.
Phân NPK cũng là giải pháp hàng đầu để giúp cho cây có thể xanh tốt cũng như sinh trưởng chiều cao. Đặc biệt, phân còn giúp kích thích ra hoa, lá, quả để phù hợp với mục đích cũng như phù hợp với nhu cầu của người dùng trong từng giai đoạn hiện nay.
Với thành phần kali có trong phân NPK còn có tác dụng kích thích cây có thể ra quả, với việc tổng hợp đường bột và xenlulozo giúp cây có thể tăng độ ngọt, cải thiện màu sắc của quả được bắt mắt nhất.
Sử dụng phân NPK còn giúp cây gia tăng sức đề kháng để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt để giữ cho cây ổn định trong quá trình phát triển của cây.
Trong thành phần phân có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ giúp đất được cải thiện độ phì nhiêu ở mức độ tốt nhất, điều này sẽ giúp bà con có thể dễ dàng trong việc canh tác.
3. Kỹ thuật sử dụng phân NPK
Phân NPK là loại phân bón được nhiều người ưa chuộng bởi hiệu quả cao. Nhưng để đảm bảo phân phát huy được tác dụng tối đa thì bạn cần lưu ý sử dụng đúng cách. Cụ thể:
Mỗi loại phân bón NPK trong dòng phân bón NPK đều có công thức khác nhau, với tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, bạn cần phải sử dụng phân bón NPK mà cây trồng yêu cầu, cũng như phù hợp với cấu trúc của từng loại đất.
Những loại cây khác nhau sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Cùng trong giai đoạn sinh trưởng có loại cây cần nhiều kali hơn đạm, nhưng cũng có loại cây cần nhiều đạm hoan kali. Vì vậy, điều quan trọng nhất là bạn cần phải hiểu được đặc tính của từng loại mà bạn bổ sung loại phân NPK nào cho phù hợp.
Liều liệu cũng là vấn đề quan trọng mà bạn cần phải lưu ý, bởi bón đúng liều mới mang lại hiệu quả chăm sóc tốt nhất cho cây trồng. Để sử dụng đúng liều cũng như tiết kiệm được chi phí, đáp ứng được yêu cầu dinh dưỡng của cây thì bạn cần kết hợp quan sát trạng thái hiện tại của cây trồng, thời tiết lẫn mùa vụ để điều chỉnh liều lượng phân bón cho phù hợp.
Theo kinh nghiệm, giai đoạn cây đang ra bông, đậu trái và nuôi trái thì cây sẽ cần nhiều dinh dưỡng hơn. Vì thế, lúc này bạn nên tăng lượng phân NPK theo trạng thái để cây có điều kiện phát triển tốt nhất.
Bón đúng lúc là bạn phải bón đúng giai đoạn thích hợp mà cây trồng của bạn thật sự cần. Trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây, cây trồng luôn luôn có nhu cầu về dinh dưỡng cho việc duy trì sự sống cũng như sự phát triển. Vì vậy, bạn không nên tập trung bón phân NPK cùng lý mà cần chia nhỏ bón nhiều lần, theo quy trình và bón theo từng giai đoạn phát triển của cây.
Nếu bạn thực hiện bón phân NPK tập trung trong 1 thời điểm với số lượng nhiều sẽ gây ra tình trạng lãng phí, ô nhiễm môi trường, sai nguyên tắc, đồng thời còn ảnh hưởng xấu đến cây.
Là bạn phải bón phân sau cho cây có thể hấp thu hiệu quả lượng phân bón mà bạn cung cấp. Tốt nhất nên bón lúc cây khỏe mạnh, bộ rễ chúng thực hiện tốt chức năng hấp thu chất dinh dưỡng từ môi trường đất. Đồng thời, cần xác định đúng loại phân NPK cần thiết cho từng giai đoạn cần thiết của cây.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải quan sát điều kiện thời tiết khi bón phân, không nên bón khi trời nắng gắt, khi bón phân thì nên tưới nước ngay khi bón sẽ giúp phân không bốc hơi chất dinh dưỡng. Không nên bón phân khi trời mưa vì sẽ làm trôi đi chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng.
Tác Dụng Của Phân Humic Acid Đối Với Cây Trồng
Từ những kinh nghiệm trong ngành trồng trọt mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ “Nhất nước- nhì phân- tam cần- tứ giống”. Đối với ngành trồng trọt thì phân bón được xếp ở vị trí thứ hai chỉ sau nước. Phân bón cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. Cây trồng thiếu phân sẽ giảm đi sự sinh trưởng và phát triển và không đem lại năng suất cao cho cây trồng.
Một số tác dụng mà phân Axit humic đem lại đối với cây trồng nói chung và cây ăn quả nói riêng:
Axit humic cùng với các axit mùn khác bón vào đất có tác dụng kích thích sự phát triển của hệ rễ để hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, cây sinh trưởng phát triển mạnh hơn.
Nếu được hấp thu trực tiếp qua lá chúng sẽ giúp tăng cường sự quang hợp của cây do kích thích sự hoạt động của các men tham gia trong quá trình quang hợp. Cường độ quang hợp mạnh cây sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh.
Vào thời điểm cây đang bắt đầu ra trái nếu chúng ta bón cho cây một lượng phân Axit humic thì kết quả sẽ rất bất ngờ: Cây triển quả, quả vừa to và đều.
Làm tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, chua phèn.
Tăng độ phì nhiêu trong đất : tạo một nguồn dinh dưỡng để cây hấp thụ
Phân Humic Acid Powder có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và tăng sức đề kháng của cây; giúp tăng cường sức kháng bệnh cho cây như bệnh nghẹt rễ, lở cổ rễ, đốm lá, sương mai cho cây trồng cạn và các bệnh đạo ôn, khô vằn, vàng lá cho lúa.
Đẩy nhanh quá trình nảy mầm hạt giống: Vào thời điểm các giống cây được ươm để tạo thành cây con thì hạt nẩy mầm chỉ được khoảng 30 đến 50%. Nhưng khi sử dụng phân Axit humic trộn lẫn vào đất để ươm thì độ nãy mầm đạt khoảng 80% đến 90%.
Phân Humic Acid cải thiện bộ rễ cây khỏe mạnh
Làm thức ăn vi khuẩn có ích trong đất
Giảm độ mặn vượt quá trong đất: một số khu vực vùng đất bị phèn các bác không cần phải lo lắng nữa.Đã có phân Axit humic giúp cải tạo lại đất , giảm độ mặn cho đất cây có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Nâng cao khả năng giữ dinh dưỡng của đất
Tác Dụng Của Phân Bón Hữu Cơ Đối Với Đất
Phân bón hữu cơ đã trở thành một trong những loại phân bón được ưa chuộng sử dụng cho hầu hết các loại cây trồng và thích hợp cho mọi loại đất. Nhở tính năng cải tạo đất hiệu quả, không gây ôi nhiễm môi trường và đáp ứng được yêu cầu về thực phẩm sạch – vấn đề được quan tâm nhiều nhất trên các diễn đàn hiện nay.
Ngoài ra, phân bón hữu cơ có được gián tiếp qua quá trình đào thải từ các động vật khác nhau như gà, bò, lợn, … và các loài động vật nuôi khác.
1. Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng nâng cao độ phì nhiêu và làm đất tơi xốp đất
Phân bón hữu cơ được sử dụng cho việc cải tạo đất, cân bằng độ pH, và bổ sung những dưỡng chất bị thiếu hụt, mất đi trong quá trình canh tác, gieo trồng và sản xuất nông nghiệp không đúng cách cho đất.
Khi bón phân hữu cơ cho đất, dưới tác động của môi trường với độ ẩm và nhiệt độ thích hợp, các hydrat cacbon sẽ được phân giải chậm thành mùn, axit humic, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Với sự phân hủy này có thể kéo dài từ vài ngày cho đến vài tháng, và chúng phụ thuộc vào nguyên liệu của phân được sử dụng là gì và điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường đất. Nhờ các chất hữu cơ sẽ giúp đất tơi xốp hơn, tăng khả năng thấm thoát nước tốt, đồng thời giúp cho bộ rễ phát triển nhiều và tăng lượng oxy trong đất.
2. Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng nâng cao chất lượng sản phẩm
Phân bón hữu cơ sinh học được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp và thẩm định chất lượng sản phẩm khuyến khích nên sử dụng.
Bởi các chuyên gia cho rằng, dù là một giống cây trồng nhưng trồng trong các điều kiện canh tác khác nhau sẽ mang đến chất lượng khác nhau.
Bên cạnh đó, các loại cây trồng ngắn ngày như cây hoa màu, cây rau dễ bị ảnh hưởng đến chất lượng nhất nếu việc sử dụng lạm dụng phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, thì hàm lượng sẽ bị tồn động lại ngay trong thời gian thu hoạch và không có đủ thời gian để phai thuốc.
Do đó, nếu bà con hướng đến việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản, sản phẩm có chất lượng cao, thì các chuyên gia khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ để canh tác, vừa mang lại chất lượng tốt, vừa không gây ô nhiễm môi trường và giữ nguyên được kết cấu đất.
Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng gì?
3. Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng hạn chế xói mòn cho đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng
Đất bạc màu trong quá trình canh tác, và do thiên tai mưa lũ gây ra làm xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng đóng trên bề mặt khiến cho cây trồng khi canh tác trên diện tích này còi cọc và kém phát triển.
Do đó, bón phân hữu cơ cho đất sẽ có tác dùng làm đất tơi xốp hơn nhờ vào các chất hữu cơ, từ đó tăng khả năng thấm thoát nước và giữ chặt các chất ở dạng ion hay các phân tử dưới dạng liên kết bền vững.
Khi bón phân hữu cơ có các nguyên liệu như rơm rạ, xác cây sẽ giúp cho việc hạn chế bề mặt đất tiếp xúc trực tiếp với dòng nước, giảm thiểu áp lực dòng chảy của nước khi trời mưa lớn và đặc biệt ở các vùng đất có địa hình dốc.
4. Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng làm sạch nguồn nước
Với các chất hữu cơ có trong phân bón ngoài tác dụng cung cấp dưỡng chất giúp cây trồng phát triển thì chúng còn thực hiện chức năng hút hoặc giữ lại các chất hòa tan độc hại có thành phần của nước như H2S, hoặc lượng phân bón hóa học còn tồn động sau khi được sử dụng trong quá trình chăm sóc cây trồng. Dưới tác động của nhiệt độ, kết hợp với độ ẩm, cùng các vi sinh vật có lợi trong phân bón hữu cơ sẽ thực hiện phân hủy các chất độc này thành các chất ít độc hơn hay không còn gây ra độc hại cho người và động vật.
5. Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng giảm sâu và bệnh hại
Trong quá trình canh tác thường xuyên và liên tục, cây trồng sinh trưởng và phát triển sẽ là môi trường sống lý tưởng với nguồn thức ăn dồi dào, hấp dẫn các loại côn trùng đến sinh sống và phá hại.
Bên cạnh đó, bà con nông dân cũng không thể không tránh khỏi việc xuất hiện các loại nấm hại làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như chất lượng cây trồng.
Nếu sử dụng phân bón hóa học quá nhiều, lá cây sẽ to và mỏng hơn nên dễ bị sâu ăn lá và các loại nấm phá hại.
Ngược lại, khi sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp các bộ phận cành lá, cây cứng cáp hơn, lá dày, khả năng chịu đựng các điều kiện bất lợi cũng tốt hơn, do vậy cây ít bị sâu bệnh hại.
6. Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Như bà con đã biết, phân bón hữu cơ có tác dụng giảm sâu và bệnh hại. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi giúp cây trồng phát triển tốt sẽ nâng cao sức đề kháng của cây, giúp cây có khả năng chống chọi với các điều kiện thời tiết bất lợi của từ môi trường thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán hay dịch bệnh gây hại cho cây trồng.
Chính vì thế, bà con sẽ không cần phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ mùa màng.
7. Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng tạo môi trường tốt cho các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động và phát triển
Trái ngược với phân bón hóa học sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài vi sinh vật có lợi trong đất tồn tại và phát triển, thì phân bón hữu cơ sau khi phân hủy sẽ cung cấp mùn cho đất, làm tăng độ pH, cân bằng dưỡng chất, cải tạo đất giúp cấu trúc của đất trở về dạng nguyên thủy, độ chua đất giảm và tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi trong đất phát triển trong môi trường tốt nhất.
Sau mỗi vụ thu hoạch, việc bổ sung đầy đủ bằng việc bón phân hữu cơ cho đất sẽ làm cho đất tơi xốp, các chất mùn trong phân bón hữu cơ sẽ trở thành nguồn thức ăn dồi dào cho các loài vi sinh vật có lợi phát triển, sinh sôi tăng trưởng về số lượng và ức chế, giúp suy giảm số lượng các vi sinh vật có hại.
Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng gì?
8. Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng tiết kiệm nước tưới
Như bà con đã biết, bà con có thể tự làm phân bón hữu cơ tại nhà từ những nguyên liệu có sẵn như lá và cành cây, rơm rạ, phân chuồng,…
Các chất hữu cơ có trong phân sẽ thực hiện chức năng hạn chế khả năng thoát nước và bốc hơi nước, giữ ẩm tốt cho đất.
Nhiệt độ trong đất được giữ ổn định, đất sẽ không bị nóng lên đột ngột hoặc hạ nhiệt độ xuống thấp trong một thời gian ngắn.
9. Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng giảm lượng phân bón hóa học
Trong phân bón hữu cơ có một hàm lượng dinh dưỡng cao hỗ trợ cho cây trồng phát triển và nâng cao năng suất.
Không chỉ cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, chống xói mòn, hạn chế sự bạc màu,… thì phân bón hữu cơ còn giúp bà con tiết kiệm một nguồn đầu tư vào phân bón hóa học.
10. Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng bảo vệ môi trường
Phân bón hữu cơ là dòng phân bón tái sử dụng những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên và những chất thái hữu cơ từ sinh hoạt nhà bếp.
Đặc biệt khi sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp bà con hạn chế sử dụng phân bón hóa học và giảm thiểu lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho mùa màng, giúp bảo vệ môi trường.
1l. Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng tốt cho sức khỏe con người và động vật nuôi
Như bà con cũng đã biết phân bón hữu cơ không gây ô nhiễm môi trường và không làm giảm chất lượng nông sản sau khi thu hoạch. Mang đến nguồn thực phẩm sạch, không gây hại cho sức khỏe của con người và động vật.
Vì những yếu tố trên bà con cũng hiểu thêm phần nào tác dụng của việc sử dụng phân bón hữu cơ trong quá trình chăm sóc cây trồng, bảo vệ đất và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón hữu cơ như thế nào cho phù hợp và đúng liều lượng còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường, do đó bà con nên nghiên cứu kỹ khi sử dụng để đạt hiệu quả nhất.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tác Dụng Và Kỹ Thuật Sử Dụng Của Từng Loại Phân Đối Với Cây Lúa trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!