Cập nhật nội dung chi tiết về Sử Dụng Phân Vi Sinh, Vi Lượng Và Những Điều Bà Con Cần Biết mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
5
(100%)
1
vote
Phân vi sinh và các loại phân bón vi lượng hiện đang được rất nhiều bà con nông dân sử dụng trong việc chăm sóc và giúp cho cây trồng phát triển tốt. Đây cũng là cách tốt nhất để hạn chế những tác hại từ việc sử dụng phân bón hóa học cho môi trường.
1. Phân bón sinh học có gì đặc biệt?
1.1. Phân bón sinh học là gì?
Phân bón sinh học hay là phân bón vi sinh là các loại phân bón hữu cơ được sản xuất với nhiều vi sinh vật có ích. Phân bón này được pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ bằng cách lên men với các loại vi sinh vật đó. Phương thức sản xuất phân bón này không chỉ giúp tiêu diệt mầm bệnh bên trong nguyên liệu mà con là nguồn dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng rất hiệu quả.
1.2. Ưu điểm của phân bón sinh học
Các loại phân vi sinh hay phân bón sinh học được sản xuất để mang đến hiệu quả sử dụng cao trong việc chăm sóc cây trồng. Ngoài ra, các loại phân bón vi sinh này còn có nhiều ưu điểm vượt trội khi ứng dụng vào thực tế. Cụ thể như:
Sử dụng
phân bón sinh
học giúp cho đất canh tác màu mỡ và phì nhiêu hơn chứ không bị ô nhiễm như các loại phân bón hóa học khác. Loại phân bón này rất thân thiện với môi trường và con người.
Với công thức sản xuất tiên tiến nên việc sử dụng loại phân bón này rất đơn giản, tiện lợi và an toàn cho cây cũng như cho đất.
Với loại
phân bón vi sinh
này thì bà con có thể cung cấp cho cây trồng đầy đủ dưỡng chất đa lượng, trung lượng, vi lượng
. Đây là điều mà các loại phân bón hóa học khác không làm được.
Nếu như, khi sử dụng phân bón hóa học phải chọn phân tùy theo từng thời điểm thì
phân vi sinh
lại có thể sử dụng cho mọi thời điểm phát triển của cây trồng. Từ khi mới trồng đến khi ra hoa và kết quả…
Với
phân bón sinh học
này thì các chất khó tan, khó tiêu, khó hấp thụ trong đất cũng bị phân giải để cây có thể hấp thu được dễ dàng.
Sức đề kháng của cây trồng sẽ được tốt hơn nếu lựa chọn loại phân bón tiên tiến này. Lựa chọ này sẽ giúp bà con hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vì phân giúp giảm đáng kể tình trạng sâu bệnh ở cây.
2. Những điều cần biết về phân bón vi lượng
Bên cạnh các loại phân bón sinh học, vi sinh thì phân bón vi lượng cũng được lựa chọn để sử dụng trong việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng được hiệu quả nhất.Loại phân bón này thực chất là các hỗn hợp chất hóa học để mang đến cho cây thêm các loại nguyên tố vi lượng. Nhiều khi, phân bón vi lượng này còn cho thêm các nguyên tố siêu vi lượng, đất hiếm, chất kích thích sinh trưởng.
Mặc dù có nhiều trường hợp trong đất đã có nguyên tố vi lượng nhưng bà con cũng cần phải bổ sung thêm phân bón vi lượng bởi phân này khi ngâm vào hạt giống thì đó chính là chất dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển khi cây chưa nảy mầm và chưa có bộ rễ để hút dinh dưỡng.Ngoài ra thì việc bổ sung nguyên tố vi lượng này còn rất cần thiết trong các giai đoạn khác nhau để cây có thể phát triển được tốt nhất. Vì thế, đây là một trong những phân bón sinh học rất quan trọng.
2.1. Những trường hợp cần sử dụng phân bón vi lượng
Phân vi sinh và phân bón vi lượng là những loại phân bón sinh học được sử dụng phổ biến. Trong đó, có những trường hợp thì việc sử dụng phân bón vi lượng rất quan trọng cho việc cải tạo môi trường đất và phát triển cây trồng.
Với các trường hợp đất quá chua, quá kiềm hay quá nhiều mangan… thì việc sử dụng phân bón này sẽ rất hữu ích để trung hòa tính chất của đất trồng cây.
Việc bổ sung kịp thời
phân bón vi lượng
giúp cây trồng tăng năng suất và giảm tình trạng cây chết do thiếu một số nguyên tố vi lượng.
2.2. Nên bón phân vi lượng bằng cách nào
Hiện nay, bà con cần chú ý là việc sử dụng phân bón sinh học nói chung và phân bón vi lượng nói riêng cần phải thực hiện theo 1 trong 3 cách gồm: bón thẳng vào đất ; trộn với phân bón hoặc là ngâm hạt giống, hồ rẽ ; phun lên lá. Thường thì việc bón phân vào đất ít được sử dụng vì nó sẽ làm hao phí lượng phân khiến cây không hấp thụ đủ các nguyên tố vi lượng mà phân cung cấp.
Khi sử dụng phân vi sinh hay vi lượng thì bà con nên lưu ý là với các loại cây ăn quả nhiều năm thì nên sử dụng phân 2 năm liền thì cần ngừng 1 – 2 năm mới dùng lại. Nếu cây hàng năm thì có thể sử dụng liên tục đến khi bà con thấy phân không có hiệu quả nữa thì ngừng sử dụng.
Những Điều Cần Biết Về Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh
Trong các dòng phân bón hữu cơ thì loại phân hữu cơ vi sinh có mức giá tương đối khá cao hơn với các dòng phân khác. Tuy nhiên với những tác dụng khá rõ cho cây trồng và đất thì loại phân này vẫn được dùng khá rộng rãi. Để hiểu rõ hơn về vai trò và cách chọn được phân bón hữu cơ vi sinh hiệu quả, mời bà con cùng theo dõi bài viết sau đây:
Phân bón hữu cơ vi sinh là loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được chế biến bằng cách phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men với các chủng vi sinh, các chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.
Phân hữu cơ vi sinh có chứa chất hữu cơ trên 15% và có chứa vi sinh vật với mật độ từ ≥ 1×10 6 CFU/mg mỗi loại. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và để đáp ứng sản xuất có thể bổ sung các nguyên tố đa, trung, vi lượng cho phân hữu cơ vi sinh để tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Có nhiều chủng vi sinh vật có ích có thể được phối trộn với nhau để chế biến thành các loại phân hữu cơ vi sinh đa chức năng.
VSV phân giải xenlulô
VSV phân giải Lân: Các vi sinh vật phân giải lân có khả năng hòa tan nhiều hợp chất photpho khó tan khác nhau, nâng cao hiệu quả sử dụng lân cho cây trồng, tạo điều kiện nâng cao năng suất, nâng cao khả năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh cho cây trồng,
VSV cố định Đạm: những vi sinh vật này sẽ cố định nitơ từ không khí chuyển hóa thành các hợp chất chứa nitơ cho đất và cây trồng, tạo điều kiện nâng cao năng suất và khả năng chống chịu cho cây trồng, đồng thời tăng độ màu mỡ của đất.
VSV kích thích sinh trưởng: Các vi khuẩn này có thể kích thích sự phát triểu của thực vật thông qua việc tiết ra các chất chuyển hóa thứ cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu các chất dinh dưỡng từ rễ, do đó, chúng được gọi là vi khuẩn kích thích sự phát triển thực vật. Các vi khuẩn này còn ức chế các tác nhân gây bệnh thông qua cạnh tranh dinh dưỡng, tạo ra các chất kháng sinh hay tiết ra các enzyme tạo hệ thống đề kháng giúp cây trồng ít sâu bệnh hại hơn, sinh trưởng và phát triển tốt hơn, từ đó tăng năng suất và chất lượng nông sản qua các mùa vụ.
VSV đối kháng vi khuẩn, nấm bệnh: Chứa các vi sinh vật có khả năng ký sinh, đối kháng hay tiết ra các chất có tác dụng ức chế hay kìm hãm các loại vi sinh vật gây bệnh như nhóm Bacillus, Pseudomonas striata, Beauveria…
Vsv phân giải chất mùn: Chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, xác bã thực vật, các loại phân chuồng tươi như cellulose, kitin,…gồm các loại nhưBacillus, Streptomyces, Trichoderma,…
Việc tổng hợp các VSV này tùy thuộc vào mục đích sử dụng hoặc khả năng phối hợp của chúng
#2. Vai trò của phân hữu cơ vi sinh
Phân hữu cơ vi sinh có chứa các vi sinh vật là nấm đối kháng giúp phòng trừ bệnh cho và tăng sức đề kháng cho cây trồng,
Làm tăng chất lượng nông sản.
Cung cấp cho đất từ 30 – 60 kgN/năm,
Tăng hiệu lực dùng phân Lân,
Nâng cao độ phì nhiêu của đất, tăng lượng mùn trong đất
Làm tăng cao khả năng trao đổi chất trong cây,
Cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng cho cây trồng, hòa tan các chất vô cơ trong đất thành chất dinh dưỡng.
Có tác động tốt đến môi trường sống của hệ vi sinh vật đất, giúp bổ sung nguồn vi sinh vật có lợi cho cây trồng
Giảm tác hại của hóa chất lên nông sản do lạm dụng hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, tăng cường bảo vệ môi trường.
Thứ hai là phân hữu cơ giúp giữ ẩm, giữ phân, giữ nước, và giúp cho bộ rễ phát triển tốt, bền lâu và giúp cho đất xốp
Đặc biệt phân hữu cơ giúp cho hệ vi sinh vật trong đất phát triển mạnh mẽ. Hệ vi sinh vật có lợi càng dồi dào, càng đẩy lùi được những vi sinh vật bất lợi cho đất và cây trồng, giúp hạn chế được những loại bệnh do vi sinh vật có hại gây ra, những loại nấm bệnh gây hại cho rễ.
#3. Chọn phân hữu cơ vi sinh tốt
Dựa trên rất nhiều yếu tố:
Chất lượng nguyên liệu hữu cơ,
Quy trình sản xuất,
Hàm lượng N-P-K,
Chủng vi sinh vật và các trung vi lượng khác phải đủ chuẩn và giá thành phải hợp lý.
#4. Sử dụng hiệu quả phân hữu cơ vi sinh
Để sử dụng hiệu quả phân hữu cơ vi sinh thì chúng ta phải:
Ủ phân hữu cơ trước khi sử dụng thì tính năng của các vi sinh vật sẽ phát triển mạnh mẽ nhất. Nếu không có thời gian hay muốn tận dụng nguồn hữu cơ là cây lá mục trong gốc thì hoàn tan phân hữu cơ vào nước và tưới xung quanh gôc cây, tùy từng loại phân sẽ có hàm lượng khác nhau và tần suất sử dụng khác nhau.
Không sử dụng các chất, thuốc, phân … có tính oxy hóa cao để hòa trộn hoặc tưới vào nơi đã sử dụng phân hữu cơ vi sinh. Vì làm thế sẽ chết đi rất nhiều vi sinh vật có lợi trong quá trình phân giải chất hữu cơ, giữ nước, tạo nitơ cho đất ….
Trong khi đã sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh thì không nên sử dụng các chất oxy hóa trên (hoặc ít nhất phải sử dụng cách 2 tuần trước khi bón phân HCVS)
Tùy theo đất, các chất mùn bã hữu cơ, loại phân vi sinh … mà tác dụng của phân có thể lên tới hơn 6 tháng.
Ngoài ra còn lưu ý khác như: đảm bảo độ ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp, thời gian hiệu quả của phân, thời gian phân hữu cơ bắt đầu có tác dụng ….
Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học Và Những Điều Cần Biết Khi Sử Dụng
Phân bón hữu cơ sinh học là loại phân bón được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ tự nhiên, có thể thêm than bùn bằng cách lên men và xử lý theo một quy trình công nghiệp nhất định. Đây được đánh giá là dòng phân bón hữu cơ nhập khẩu cao cấp từ các nước phát triển như Ý, Tây Ban Nha, Bỉ , Israel, Agrilife đồng thời được sản xuất bởi các nhà máy phân bón hữu cơ uy tín hàng đầu thế giới như Haifa Chemicals – Israel, Copper Terra Spain, Trade – Corp Spain,…Thành phần chính của phân bón hữu cơ sinh học là các dưỡng chất hữu cơ, vi sinh được chiết xuất từ amino axit tự nhiên, rong biển kết hợp với một số yếu tố đa lượng và vi lượng.
Dựa trên công dụng, thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng, người ta chia phân bón hữu cơ sinh học thành 7 loại: * Phân bón hữu cơ sinh học cố định đạm * Phân bón hữu cơ sinh học phân giải lân * Phân bón hữu cơ sinh học phân giải kali và silic * Phân bón hữu cơ sinh học phân giải chất hữu cơ xenlulo * Phân bón hữu cơ sinh học ức chế các vi sinh vật gây bệnh * Phân bón hữu cơ sinh học cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng * Phân bón hữu cơ sinh học sản xuất các chất kích thích sinh trưởng.
Những lợi ích của phân bón hữu cơ sinh học khi sử dụng cho cây trồng
Trước hết, phân bón hữu cơ sinh học mang các đặc tính chung của dòng phân hữu cơ vì thế có có tác dụng cung cấp các dưỡng chất đa – trung và vi lượng cho cây trồng. Nhờ thế, đất trồng được cân bằng dinh dưỡng và cải tạo một cách có hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, phân bón hữu cơ còn có khả năng thúc đẩy các vi sinh vật trong đất hoạt động mạnh mẽ, chuyển đổi nitơ trong không khí sang dạng cây trồng cây trồng có thể hấp thu được, phân giải các chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu và phân giải các độc tố tích tụ lâu năm trong đất,…
Ngoài ra, nhờ các thành phần và đặc tính của mình, phân hữu cơ sinh học còn giúp cân bằng độ pH cho đất, tăng độ phì nhiêu và cấu trúc đất bằng cách bổ sung một lượng mùn lớn cho đất. Không chỉ vậy, nó còn giúp ức chế và tiêu diệt các mầm bệnh trong đất, cung cấp một số chất kháng sinh giúp cây trồng miễn dịch với các loài sâu bệnh,…
Không thể phủ nhận rằng phân bón hữu cơ sinh học có tác dụng rất tốt đối với cây trồng và đất trồng. Tuy nhiên, đôi khi hiệu quả sử dụng của chúng cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố tác động bên ngoài.
Chẳng hạn, việc kết hợp giữa thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hoặc hóa chất với phân hữu cơ sinh học sẽ làm gây hại đến hệ vi sinh vật trong đất. Thậm chí, nó có thể làm cho chúng chết đi khiến cho đất trồng mất đi một nguồn dinh dưỡng quan trọng.
Ngoài ra, các yếu tố môi trường và tự nhiên như nhiệt độ, thời tiết, khí hậu, loại đất trồng hay thậm chí cả cách bón phân cũng có tác động trực tiếp đến hệ vi sinh vật trong đất. Vì thế, người nông dân nên tìm hiểu kỹ càng với những điều kiện đất và khí hậu như thế, mình sẽ nên bón phân như thế nào cho đúng.
Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Cần Lưu Ý
sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, các bạn nhà nông cần phải nhớ những lưu ý sau để đảm bảo sử dụng hiệu quả tốt nhất phân bón hữu cơ và tiết kiệm chi phí nhất. Được áp dụng cho phân hữu cơ vi sinh nói chung và phân hữu cơ vi sinh Aqualift – Nhật Bản nói riêng.
SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH
Phân hữu cơ vi sinh là gì?
Phân hữu cơ sinh học: Có nguồn nguyên liệu hữu cơ (có thể có thêm than bùn) được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật.
Phân hữu cơ vi sinh: Có nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp như phân hữu cơ sinh học nhưng có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.
Hữu cơ là chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất, quyết định kết cấu của đất, độ tơi xốp thoáng khí của đất, quyết định độ thấm nước và giữ nước của đất, quyết định hệ đệm của đất, quyết định tới số lượng và khả năng hoạt động của vi sinh vật trong đất. Tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng sự hiểu biết và sử dụng của nông dân về phân hữu cơ lại rất khác nhau, trong đó nông dân trồng lúa gần như không biết, không dùng đến phân hữu cơ, ngược lại các nhà vườn lại đã biết cách bón lót phân hữu cơ kết hợp bồi liếp hàng năm để tăng năng suất và chất lượng rau quả.
Vi sinh là gồm những vi sinh vật có lợi cho cây trồng.
Để sử dụng hiệu quả phân hữu cơ vi sinh phải làm sao ?
Để sử dụng hiệu quả phân hữu cơ vi sinh thì chúng ta phải ủ phân hữu cơ trước khi sử dụng thì tính năng của các vi sinh vật sẽ phát triển mạnh mẽ nhất. Còn nếu chúng ta không có thời gian hay muốn tận dụng nguồn hữu cơ là cây lá mục trong gốc cây ( Đặc biệt là cây lâu năm có rất nhiều) chúng ta hoàn tan phân hữu cơ vào nước và tưới xung quanh gôc cây, tùy từng loại phân sẽ có hàm lượng khác nhau và tần suất sử dụng khác nhau.
Do trong thành phần phân hữu cơ vinh sinh có rất nhiều vi sinh vật ( được nhà sản xuất bổ sung vào) chúng ta KHÔNG sử dụng các chất, thuốc, phân … có tính oxy hóa cao để hòa trộn hoặc tưới vào nơi đã sử dụng phân hữu cơ vi sinh. Vì làm thế sẽ chết đi rất nhiều vi sinh vật có lợi trong quá trình phân giải chất hữu cơ, giữ nước, tạo nitơ cho đất …. Tốt nhất là khi bạn dùng chất oxy hóa cao để diệt nấm bệnh cho cây trồng trước khi sử dụng phân bón hữu cơ là 2 tuần. Trong khi đã sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh thì không nên sử dụng các chất oxy hóa trên. Tùy theo đất, các chất mùn bã hữu cơ, loại phân vi sinh … mà tác dụng của phân có thể lên tới hơn 6 tháng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sử Dụng Phân Vi Sinh, Vi Lượng Và Những Điều Bà Con Cần Biết trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!