Đề Xuất 6/2023 # Sử Dụng Hiệu Quả Thuốc Trừ Sâu Sinh Học Vào Canh Tác Hữu Cơ # Top 12 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Sử Dụng Hiệu Quả Thuốc Trừ Sâu Sinh Học Vào Canh Tác Hữu Cơ # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Sử Dụng Hiệu Quả Thuốc Trừ Sâu Sinh Học Vào Canh Tác Hữu Cơ mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nông nghiệp hữu cơ là hình thức canh tác dựa vào tự nhiên, một hệ thống nuôi trồng kết hợp hướng đến sự bền vững, tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh vật đất. Bên cạnh đó, canh tác hữu cơ còn có những yêu cầu nghiêm khắc như không được sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng.

Để xây dựng được hệ thống ấy, người sản xuất cần duy trì cân bằng giữa các yếu tố đất và nước, cây trồng và cỏ dại, sâu bệnh hại và thiên địch đối kháng,… Điều này giúp cho sản phẩm tạo ra không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không ảnh hưởng đến môi trường, tăng giá trị nông sản.

Tuy vậy, không phải lúc nào hệ thống ấy cũng hoạt động trơn tru. Khi mà môi trường biến đổi khắc nghiệt hơn, cán cân tự nhiên ấy có thể lệch một cách khó kiểm soát, điển hình là tình hình sâu bệnh đột nhiên bùng phát. Đây có thể là nguyên nhân chính khiến nền nông nghiệp hữu cơ khó phát triển ở khí hậu thất thường như Việt Nam.

Đến lúc này, công tác phòng trừ sâu bệnh để bảo vệ thành quả lao động trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Và một phương pháp được chấp nhận trong canh tác hữu cơ và tạo thành bước ngoặt đó chính là thuốc trừ sâu sinh học.

1/ Thế nào là thuốc trừ sâu sinh học

Thuốc trừ sâu sinh học là chế phẩm có nguồn gốc sinh học như nấm, vi khuẩn, chiết xuất chất độc từ nấm, virus. Và là yếu tố chính làm cho thuốc bảo vệ thực vật sinh học được sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ.

2/ Phân loại

Nguồn gốc thực vật: sử dụng những chiết xuất từ loại cây có tính độc đối với sâu bệnh và gồm 4 nhóm chính: 

Họ cúc với chất chiết xuất là pyrethrum. Đây là chất có độ độc cao nếu tiếp xúc trực tiếp có thể gây mẩn đỏ hoặc lở loét. Mặc dù vậy cũng đừng quá lo lắng vì cây họ Cúc tồn tại rất nhiều ngoài tự nhiên, thân thuộc với chúng ta và lượng độc tố cũng không đủ để gây nên các triệu chứng dị ứng thuốc. Ngoài việc sử dụng các chế phẩm sẵn có, người sản xuất còn có thể tự làm thuốc bằng cách giã nhỏ thân, lá, hoa của cây họ cúc và lọc lấy nước phun định kỳ để phòng bệnh.

Chiết xuất rễ một số cây họ đậu, họ dây mật được sử dụng làm thuốc trừ sâu hoặc diệt nấm. Chất được sử dụng ở đây là Rotenone. Đây là chất độc nhẹ đối với người nhưng lại cực kỳ độc với cá và sinh vật thủy sinh.

Dầu cây neem được chiết xuất từ cây neem. Đây là một loại cây thường xanh sống ở vùng có khí hậu nhiệt đới và được tìm thấy cả nhiều nơi tại Việt Nam. Azadirachtin và Nimbin là 2 hợp chất

triterpenoid được nghiên cứu nhiều ở cây neem và được sử dụng để làm chất khử trùng, chống nấm. 

Một số loại tinh dầu khác như dầu khoáng có thể tạo lớp phủ ngăn sâu chích hút, tinh dầu tỏi, bạc hà với mùi hương ngăn côn trùng tấn công và có tác dụng diệt khuẩn, nấm.

Nguồn gốc vi sinh

Nấm với 2 nhóm chính tác động lên côn trùng gây hại gồm nấm xanh

Metazhizium

và nấm kiểm soát bệnh thực vật như

Trichoderma

 spp. và 

Ampelomyces quisqualis

,…

Vi khuẩn và tuyến trùng

3/ Ưu điểm

Không giống như thuốc hóa học, thuốc trừ sâu

sinh học không để lại dư lượng tồn tại lâu trong môi trường. Chúng không thấm vào nước ngầm hoặc tạo ra các chủng côn trùng kháng thuốc. 

Thuốc trừ sâu sinh học có tính chọn lọc cao, chỉ nhằm vào một số loại sâu hại chủ yếu mà không ảnh hưởng đến thiên địch. Vấn đề quan trọng là nên sử dụng loại thuốc nào cho loại sâu bệnh cụ thể trong hệ thống canh tác. 

 Ví dụ như việc sử dụng tuyến trùng cho phòng trừ sâu bệnh dưới nền đất. Do cơ chế tấn công của tuyến trùng là xâm nhập thông qua con đường tự nhiên và sinh sôi trong cơ thể nên kích thước tuyến trùng và côn trùng là điều rất quan trọng trong việc phòng trừ. 

4/ Nhược điểm

Chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học thường đắt hơn loại thông thường và thời gian lưu tồn không lâu. Vì thế, người sản xuất cần sử dụng thường xuyên hơn.

Thời gian tác động đối với sâu bệnh không đủ nhanh để dập các dịch bệnh lớn. Chẳng hạn với một số loại nấm như nấm xanh ký sinh trên sâu bệnh, cần một khoảng thời gian dài và được bổ sung chế phẩm nấm liên tục để tăng cao mật số.

5/ Lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

Chỉ sử dụng thuốc khi côn trùng đến ngưỡng gây hại,, không lạm dụng: Chỉ nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học khi mức sâu ở mật độ làm sụt giảm năng suất cây trồng

Nên phun thuốc khi sâu còn non vì lúc này khả năng kháng thuốc của sâu rất kém.

Không nên “cộng” thuốc sâu trừ sâu sinh học với các thành phần khác để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc.

Phun thuốc vào thời điểm trời tạnh ráo, râm mát

Sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ như gang tay, khẩu trang, quần áo dài khi phun thuốc.

chúng tôi

Nấm Xanh, Nấm Trắng, Nấm Tím Thuốc Sinh Học Diệt Trừ Sâu Hữu Hiệu

Nấm xanh, nấm trắng, nấm tím .Ba chủng nấm này kết hợp với một số chất phụ gia sinh học đặc biệt để tạo thành một loại thuốc diệt trừ sâu và côn trùng rất hữu hiệu. Bằng cách lây lan và bám vào cơ thể của các loại sâu và côn trùng. Đầu sẽ xâm nhập vào biểu bì. Sau đó vào khoang cơ thể tiêu diệt hết các tế bào bạch huyết giết chết sâu và côn trùng trong thời gian rất ngắn.

Thời kỳ phát triển lá non, đọt non trên cây ăn trái là thời kỳ thu hút cực nhiều sâu hại và côn trùng. Chúng phá hoại làm cho bộ lá và cơi đọt của cây xuất hiện nhiều vết thương. Những vết thương này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quang hợp, sức khỏe cây trồng. Đồng thời khả năng đậu hoa đậu trái sau này của cây trồng cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều. Ngoài ra các vết thương này sẽ là cửa ngõ cho nấm bệnh và vi khuẩn xâm nhập gây hại. Gián tiếp gây ra một số bệnh thường gặp trên lá cây trồng như thán thư, ghẻ,…

Bảo vệ được bộ lá và đọt phát triển tốt trong thời gian này sẽ tạo sức bật cho cây ra nhiều hoa, đậu nhiều trái sau này. Các loại sâu và côn trùng thường gây hại thời điểm này phải nói đến các loại như sâu tơ, sâu xanh, sâu đen, sâu xám, sâu khoang, sâu keo, sâu róm, sâu cuốn lá, sâu vẽ bùa, các loại rầy, bọ cánh cứng, bọ chích hút, bọ xít xanh, nhện đỏ, bọ trĩ, ngài chích hút,… Các loại sâu và côn trùng này đều sẽ bị nấm xanh, nấm trắng, nấm tím ký sinh và tiêu diệt.

CÔN TRÙNG – BUG

Nấm xanh, nấm trắng, nấm tím là một loại thuốc trừ sâu sinh học có khả năng tiêu diệt nhanh các loài sâu mà không gây hại đến môi trường. Đối với các loài côn trùng lớn thời gian ủ bệnh sẽ là 2 ngày. Côn trùng chết sau 7-10 ngày. Bào tử nấm mọc lộ ra bên ngoài xác côn trùng. Các con côn trùng bị bệnh sẽ chết bám dính chặt vào cây. Đối với côn trùng, bào tử nấm phát triển nhiều hơn, mạnh hơn.

SIÊU RA HOA

Đối với cây ăn trái đọt non, lá non rất quan trọng. Quan trọng không kém hoa và quả trong tất cả quá trình sinh trưởng. Muốn sản lượng tốt, chất lượng quả cần diệt trừ tuyệt đối sâu và côn trùng giai đoạn này. Không những giai đoạn này mà giai đoạn trước khi ra hoa cũng cần phun. Rồi khi phát hoa, nở hoa cũng đều phải phun xịt thuốc sâu để bảo vệ. Còn với loại thuốc sâu sinh học này tuyệt đối bà con không phải lo về sâu kháng thuốc, sâu siêu cường hay các loại côn trùng to, nhỏ. Phun kèm với các đợt bón lá kích đọt, kích hoa, dưỡng hoa, dưỡng trái và thuốc bệnh thán thư, ghẻ để tiết kiệm công phun xịt.

Thuốc Trừ Sâu Sinh Học Là Gì? Đánh Giá Ưu Nhược Điểm Trong Sử Dụng

Thuốc trừ sâu sinh học là gì? đánh giá Ưu Nhược điểm trong sử dụng

Thuốc trừ sâu sinh học hiện nay đóng một vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp. Khác với nhiều năm về trước, hiện tại, các chế phẩm thuốc trừ sâu, bvtv có nguồn gốc sinh học đã và đang được nhiều nông dân ưu tiên sử dụng. Điều này không những chứng minh tính hiệu quả của các chế phẩm sinh học mà còn thể hiện sự tiến bộ trong hiểu biết, tư duy, nhận thức của người canh tác nông nghiệp, kế thừa tiến bộ của khoa học công nghệ mới.

Nguồn gốc của thuốc trừ sâu sinh học

Đúng như tên gọi của nó, các chế phẩm thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ hệ sinh thái hữu cơ – sinh học ( các vật sống – thực vật, vi sinh vật…, khác với vô cơ – hóa học ). Chúng được chiết xuất chủ yếu từ các loại thảo mộc có tính độc hoặc các loại vi sinh vật có khả năng tiết ra các chất dịch – chứa các kháng thể trong đó, mà có tác dụng tiêu diệt sâu bệnh, hay theo nguyên lý cạnh tranh sinh tồn.

Ví dụ về chế phẩm sinh học từ thực vật làm thuốc trừ sâu: Hỗn hợp Tỏi + Ớt, những nguyên liệu rẻ tiền, sẵn có, đã và đang được rất nhiều nông dân sử dụng để tiêu diệt sâu bọ. Tính hăng, nồng, cay của Tỏi và Ớt có tác dụng đồng thời trong xua đuổi cũng như tiêu diệt các loại sâu bọ rất hiệu quả, đặc biệt trên cây hoa màu.

Ví dụ về thuốc trừ sâu sinh học nguồn gốc vi sinh vật: Chủng vi khuẩn Bacillus Thuringiensis thường được sử dụng vì chúng tiết ra một chất dịch chứa các Protein gây hại cho công trùng, có tác dụng xua đuổi, đặc biệt trên cải bắp và khoai tây. Ngoài ra các vi sinh vật ( vi khuẩn, virus, nấm… ) có quan hệ thiên địch với các loại sâu bệnh, côn trùng cũng được đưa vào làm chế phẩm sinh học, tuân theo nguyên lý cạnh tranh sinh tồn. Những vi sinh vật này không gây hại cho thực vật, cây trồng, nhưng lại là thiên địch của các loại sâu bệnh khác.

Nhược điểm, vì sao thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học vẫn chưa phổ biến

Có khá nhiều nguyên nhân khiến thuốc trừ sâu sinh học vẫn chưa thực sự phổ biến, vẫn thua thiệt hơn so với thuốc hóa học:

Tác dụng tương đối chậm: Đây có lẽ là nguyên nhân chủ yếu, khiến nhiều nông dân vẫn còn băn khoăn trong sử dụng thuốc trừ sâu sinh học. Vì lẽ đó, thuốc sinh học được khuyến nghị sử dụng để phòng trừ sâu bệnh, hơn là tiêu diệt sâu bệnh khi đã khởi phát thành dịch.

Yêu cầu bảo quản tương đối khắt khe: Khác với thuốc trừ sâu hóa học, các chế phẩm sinh học yêu cầu một điều kiện bảo quản khá khắt khe, nhằm đảo bảo hoạt tính của thuốc. Điều này cũng dễ hiểu, khi thành phần chủ yếu của thuốc là các chất hữu cơ, hay các vi sinh vật.

Dây chuyền sản xuất còn hạn chế: Với lịch sử hàng trăm năm với hàng ngàn dây chuyền sản xuất của mình, thuốc trừ sâu hóa học dễ dàng chiếm lĩnh được thị trường. Thuốc trừ sâu sinh học chỉ mới được phát triển trong thời gian gần đây, khi nền khoa học công nghệ có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt trong công nghệ sinh học.

Thói quen sử dụng thuốc trừ sâu: Do hiểu biết, nhận thức về lợi ích của thuốc trừ sâu sinh học còn khá khiêm tốn trong cộng đồng, cũng như thói quen sử dụng thuốc trừ sâu hóa học đã trở thành một nếp canh tác khó thay đổi trong ngày một ngày hai.

Thuốc trừ sâu sinh học, ưu điểm vượt trội trong nền nông nghiệp mới

Dù vẫn còn đó những hạn chế của mình dù là chủ quan hay khách quan, nhưng chúng ta có thể chắc chắn, trong tương lai, thuốc trừ sâu sinh học sẽ là một giải pháp hàng đầu, được ưu tiên trên toàn thế giới.

Tác dụng chậm nhưng lâu bền, không tác dụng phụ: Thực tế chứng minh, dù có tác dụng chậm, nhưng lại có hiệu quả kéo dài. Bởi vì, thuốc trừ sâu sinh học tiêu diệt côn trùng, sâu bệnh một cách thuận tự nhiên. Tuy tiêu diệt sâu bệnh nhưng vẫn bảo tồn được tính cân bằng sinh thái. Tiêu diệt sâu bọ nhưng không ảnh hưởng đến các thiên địch có lợi.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, thuốc trừ sâu hóa học tuy có tác dụng nhanh mạnh, nhưng không lâu bền. Bởi chúng tàn phá môi trường, gây mất cân bằng hệ sinh thái. Một mặt chúng tiêu diệt sâu bệnh, nhưng một mặt cũng làm chết các thiên địch có lợi. Ví du, mùa đầu phun thuốc trừ sâu nguồn gốc hóa học, tuy tiêu diệt hết được sâu bọ, nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng đến quần thể chim. Mùa sau khi dịch bùng phát trở lại, thì lượng thiên địch đã không còn đủ để đối phó. Thực tế cho thấy, càng lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học, càng tạo ra những đại dịch sâu bệnh lớn hơn.

Tối đa hóa sức mạnh thuốc trừ sâu sinh học với máy bay nông nghiệp

Hiện nay, với sự áp dụng thành công máy bay không người lái P-Globalcheck trong hoạt động canh tác nông nghiệp, thuốc trừ sâu sinh học có thêm một phương tiện phun hữu hiệu, tối đa hóa hiệu quả.

Như đã đề cập ở trên, thuốc trừ sâu hay các chế phẩm sinh học có hiệu quả nhất khi phun phòng hay thời kỳ sâu bệnh mới phát triển. Tận dụng tối đa hóa lợi thế thời gian là điều kiện tiên quyết để đẩy lùi sâu bệnh trên cây trồng. Với một máy bay phun thuốc trừ sâu, năng suất làm việc tương đương với 40-50 nhân công phun mặt đất, thời gian phun được rút ngắn, yếu tố thời gian được tận dụng triệt để. Từ đó, hiệu quả đạt hiệu quả tối đa. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với thuốc trừ sâu sinh học.

Tổng kết lại, thuốc trừ sâu sinh học hay các chế phẩm sinh học khác được sử dụng là thuốc BVTV chắc chắn sẽ là ưu tiên hàng đầu trong canh tác và phát triển nông nghiệp xanh. Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ sinh học, cũng như công nghệ máy bay không người lái trong nông nghiệp, kết hợp lại nền nông nghiệp chắc chắn sẽ có những bước tiến nhanh và bền vững.

Công ty Cổ phần Đại Thành

Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay không người lái phun thuốc BVTV, gieo hạt; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn

Hotline: 0981 85 85 99

Email: contact@daithanhtech.com – cskh@daithanhtech.com

Nông Dân Chế Thuốc Sinh Học Trừ Sâu Rầy

Các cán bộ khoa học của Viện Lúa ĐBSCL xem mô hình cấy nấm trừ sâu của nông dân ở Sóc Trăng.

Nhiều nông dân ở Sóc Trăng đã biết cách “tự chế” thuốc trừ được sâu rầy, vừa đạt hiệu quả và ít tốn kém. Biện pháp sinh học này được các cán bộ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp Viện lúa ĐBSCL và Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) thừa nhận hiệu quả, có lợi cho môi sinh và hướng tới sản xuất nông phẩm theo tiêu chuẩn sạch.

Nông dân Nguyễn Hữu Công, ấp Phụng Sơn, xã Song Phụng, huyện Long Phú (Sóc Trăng) kể: “Từ mấy năm trước nghe bà con nông dân thử phun thuốc sinh học hiệu quả, tôi đã muốn làm theo. Mãi tới khi tình cờ xem ti vi thấy cán bộ kỹ thuật nông nghiệp Sóc Trăng chỉ dẫn bà con cách làm, tôi tìm tới Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh học cách làm trong 10 ngày, rồi về mua sắm vật dụng làm tại nhà. Sau 10 ngày cấy, nấm chuyển màu xanh cũng là lúc lúa được 10 ngày, phát hiện có rầy nâu mật số 5-10 con/m2 , tôi pha thuốc phun ngay. Thú thiệt, lúc đầu phun thuốc thấy hơi chán. Vì trước kia phun thuốc hóa học thì thấy rầy chết ngay. Nhưng tới lần phun thuốc thứ 3, lúa được 23 ngày, tôi thấy rầy nâu bị nhiễm nấm trắng và chết. Tôi mừng quá đem khoe với bà con và tới Phòng Kỹ thuật Chi cục Bảo vệ thực vật xin nấm về để cấy và phun xịt thêm”.

Qua mô hình nông dân tự cấy nấm diệt rầy, nhiều nông dân trong tỉnh Sóc Trăng tiếp tục hình thành những nhóm nông dân có sự phân công và chia sẻ kỹ thuật trong cách nuôi cấy nấm để phân phối trong cộng đồng. Giá cả rẻ, dễ chấp nhận nên được nhiều nông dân đồng thuận. Ông Bùi Thanh Toàn, nông dân ấp Tân Hội, xã Tân Thạnh, huyện Long Phú, người đảm nhiệm nhân nuôi nấm trong nhóm cộng đồng hơn 50 hộ nông dân, “tự chế” thuốc diệt rầy đủ cung ứng cho 40 ha lúa. Ông nói: “Nhờ có nhiều nhóm nông dân biết cách làm này nên vụ lúa đông xuân vừa qua, bà con nông dân xã Tân Thạnh quản lý kiểm soát mật số rầy nâu luôn ở mức thấp. Hiện nay, các xã lân cận có hơn 200 nông dân yêu cầu giúp làm mô hình điểm để nhân rộng”.

Theo Sở NN&PTNT Sóc Trăng, từ năm 2003 đến nay, quy trình ứng dụng thuốc vi nấm từ nấm ký sinh (Metarhizium anisopliae & Beauveria bassiana) được áp dụng phòng trừ rầy nâu trong thâm canh lúa chất lượng cao ở Sóc Trăng. Tiến sĩ Nguyễn Thị Lộc – cán bộ Viện lúa ĐBSCL, chủ nhiệm đề tài kết luận: Mô hình giúp giảm chi phí và tăng thu nhập cho nông dân. Đặc biệt, việc ứng dụng chế phẩm sinh học còn giúp bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các mô hình lúa-cá, lúa-tôm tại tỉnh Sóc Trăng và triển vọng mở rộng ra các tỉnh ĐBSCL.

Từ tháng 8-2008 đến nay là dấu mốc đánh dấu chuyển giao qui trình cấy nấm trừ côn trùng hại cây trồng cho nông hộ. Bộ môn Bảo vệ thực vật, Trường ĐHCT là đơn vị nghiên cứu xây dựng qui trình và chuyển giao nhân nuôi nấm ký sinh phòng trừ sâu rầy hại lúa và cung cấp giống đầu dòng tại 6 huyện trong tỉnh Sóc Trăng. Kỹ sư Hồ Quang Cua, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng, nhận xét: “Qui trình sản xuất nấm tại nông hộ được đa số nông dân đồng tình vì dễ làm. Qua thực tế ứng dụng, biện pháp sinh học trong quản lý dịch hại trên đồng ruộng được nhiều nông dân xác nhận hiệu quả. Chi phí phòng trừ rầy nâu phun xịt từ nấm xanh bình quân tốn 100.000 đồng/ha/lần, trong khi ruộng lúa phun thuốc hóa học dao động từ 200.000 – 1.000.000 đồng/ha/lần. Điều này cho thấy xã hội hóa trong phòng trừ dịch hại bằng biện pháp sinh học sẽ góp phần tạo sự chuyển biến nhận thức từ sử dụng thuốc hóa học sang thuốc sinh học”.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Huân, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, nhớ lại: “Hồi lúc dịch rầy nâu bùng phát dữ dội, Bộ NN&PTNT phân công tôi làm thành viên trong Ban phòng chống – bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Đi dọc theo các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL rồi sang nước bạn Campuchia, đâu đâu tôi cũng thấy lúa nhiễm rầy rất nặng, nhưng ở Thái Lan thì không. Những đồng nghiệp ngành bảo vệ thực vật ở Thái Lan nói nhờ dùng nấm ký sinh và cách làm này được chuyển giao tới nông dân. Tôi xuống xem thực tế ở nhiều địa phương, quả thật có nơi 150.000ha lúa an toàn nhờ biện pháp phòng trừ sinh học này. Hiện nay ở Sóc Trăng chỉ trong một thời gian ngắn cho thấy mô hình phát triển rất nhanh và kết quả thu được rất thuyết phục. Nông dân Sóc Trăng làm được thì nông dân nơi khác cũng làm được”.

Qua mô hình dùng chế phẩm sinh học quản lý kiểm soát rầy nâu tại Sóc Trăng, Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, đánh giá: “Biện pháp sinh học trong quản lý dịch hại trên đồng ruộng là một trong những biện pháp tốt. Ưu điểm lớn nhất của biện pháp này là giữ gìn môi trường, tạo sản phẩm sạch. Trong canh tác lúa dễ hướng tới các tiêu chuẩn lúa sạch Việt GAP, GLOBAL GAP để nâng cao chất lượng nông phẩm. Ở các nước châu Á như Ấn Độ, Philippines, Thái Lan đã từng làm theo cách này”.

Hữu Đức

Theo chúng tôi Trần Văn Hai, dùng chế phẩm nấm xanh Ma mật số rầy nâu giảm nhanh chóng sau 7 ngày phun xịt và tiếp tục giảm dần đến 28 ngày sau khi phun. Hiệu lực của chế phẩm trên các loại sâu gây hại khác như sâu cuốn lá, sâu keo, sâu đeo, sâu cắt chẻn, sâu đo…

Qui trình sản xuất chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopliae (Ma) chuyển giao trong điều kiện nông hộ như sau: ngâm gạo với nước trong 1 giờ, cho vào bọc nilon (0,5kg/bọc), sau đó hấp thanh trùng bằng nồi nhôm trong khoảng 1-1,5 giờ (đun bằng than đá hoặc củi), cấy nấm gốc Ma (giống cấp 1) vào từng bọc, lấy 1/6 đĩa petri (đường kính 9,5cm), đem ủ trong điều kiện nhiệt độ từ 28-30 0 C và chắt lọc chế phẩm 1 lần/ngày. Sau 10-14 ngày nuôi cấy chế phẩm có thể dùng được như đem cấy truyền tạo và đem phun xịt; dùng 5 bọc (2,5kg)/ha là đủ.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Sử Dụng Hiệu Quả Thuốc Trừ Sâu Sinh Học Vào Canh Tác Hữu Cơ trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!