Đề Xuất 6/2023 # Nhận Định Loài Lan Stanhopea (Stan-Hope-Eeah) # Top 10 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Nhận Định Loài Lan Stanhopea (Stan-Hope-Eeah) # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nhận Định Loài Lan Stanhopea (Stan-Hope-Eeah) mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong số các loài lan, Stanhopea là một loài có hương thơm ngào ngạt như cacao, như chocolate, như chanh, như hồi, như quế. Nhưng Stanhopea cũng giống như người đẹp thường hay yểu mệnh cho nên chỉ 3 ngày hoa đã tàn. Tuy vậy một cụm lớn có thể nở hoa liên tục trong vài tuần lễ. Hoa nở vào mùa hè hay mùa thu, hương thơm ngát từ khoảng 9 gìờ sáng đến 3 giờ chiều.

Nhận định loài lan Stanhopea (stan-HOPE-eeah)

Hình dáng bông hoa rất lạ lùng khác hẳn những loại hoa thông thường. Đặc biệt hơn cả, cuống hoa chui xuống đáy chậu hoặc mọc vòng ra phía ngoài cho nên loại lan này cần phải trồng trong giỏ (Basket) và treo lên. Lá to và rộng, xanh mướt rất đẹp.

Stanhopea có chừng trên 30 giống mọc khắp các nước thuộc Nam Mỹ châu. Cây lan đầu tiên đã nở hoa tại vườn thảo mộc Kews Anh quốc, do John Frost trồng và đưa tài liệu cho William Hooker công bố vào năm 1829 là cây lan Stanhopea insignismà người Mễ Tây Cơ đã đặt tên là lan sừng bò “El toro” vì hoa lan có 2 chiếc ngạnh giống như sừng con bò. Chữ Stanhopea được đặt tên cho cây lan để vinh danh Hầu tước Philip Henry Stanhope, chủ tịch viện dược thảo Luân đôn.

CÁCH TRỒNG

ÁNH SÁNG

Stanhopea cần nhiều ánh sáng như Cattleya và rất thích hợp với miền Nam California.

NHIỆT ĐỘ

Stanhopea ưa nhiệt độ vừa phải, ban ngày từ 75°F đến 85°F, ban đêm khoảng 55°F đến 60°F. Tuy nhiên nếu nóng hơn hay lạnh hơn lan vẫn chịu đựng được. Nếu nóng quá treo vào chỗ bóng mát, còn nếu lạnh quá nên treo vào chỗ có nắng.

TƯỚI NƯỚC

Nước rất cần thiết cho Stanhopea, thiếu nước củ sẽ teo tóp lại và có đốm ở lá. Lan rất nhậy cảm với chất muối đọng trong vỏ câycho nên cần phải tười cho thật đẫm. Không bao giờ để lan khô rễ ngay cả trong mùa đông vì một khi rễ bị chết rất khó lòng hồi phục.

BÓN PHÂN

Bón phân thường xuyên, cứ 1 hay 2 tuần lễ một lần. Nếu trồng bằng vỏ thông, bón bằng 30-10-10 hay 20-20-20 pha loãng. Vào mùa hè bón thêm phân 10-30-20 cho ra nhiều hoa. Nếu trồng bằng rêu sphagnum moss không cần bón phân 30-10-10.

THAY CHẬU

Tốt nhất là thay chậu sau khi hoa vừa tàn, bởi vì cây mọc quanh năm kể cả trong mùa đông. Hoa ra nhiều và mạnh từ những cụm lớn vì vậy không nên xẻ nhỏ ra. Trồng lan trong giỏ bằng kim khí hay nhựa để dò hoa chui ra từ đáy. Muốn cây mọc mạnh nên thay chậu 3 năm một lần, những cụm quá lớn không cần phải trồng trong chậu. NHỮNG GIỐNG STANHOPEA CÓ HƯƠNG THƠM Xếp hạng theo thơm nhiều hay ít:

• Stanhopea wardii • Stanhopea tigrina • Stanhopea occulata • Stanhopea graveolens • Stanhopea econuta • Stanhopeasaccata • Stanhopea hernadezii • Stanhopea platyceras • Stanhopea eburnae • Stanhopea devoniensis • Satnhopea costaricensis • Stanhopea jenishiana • Stanhopea martiana • Stanhopea anfracta

Hướng Dẫn Trồng Lan Stanhopea

Sau nhiều năm bị bỏ lăn bỏ lóc, những cây lan Stanhopea bắt đầu tàn lụi. CâyStanhopea occulatatrước kia sum xuê xanh tốt mà nay chỉ cón vài ba nhánh.

Mấy năm vừa qua, mùa đông quá lạnh cho nên nhiều củ bị thối. Chiếc chậu trước kia, cây mọc vừa khít nay đã trở thành quá rộng. Cây Stan. tigrinanhiều lá đã rụng hết, chỉ còn trơ lại những củ như một đám ốc nhồi mọc rêu xanh. Cây Stan. jenishianathối mất một góc, mọi năm ra 5-7 chùm hoa vào dịp 4-July mà năm nay đã gần tháng 8 mới có 2 chùm ló dạng trông thật thảm thương.

Hướng dẫn trồng lan Stanhopea

Những lần trước tôi trồng với rêu New Zealand sphagnum moss, nhưng thứ này mau mục mà cây lại cần ẩm ướt quanh năm. Xem xét kỹ lại thấy rêu đã quá mục nát, muối đọng khá nhiều ở đám rêu dưới đáy chậu, đụng vào rơi lả tả. Chất muối có sẵn ở trong nước, tích tụ từ bao năm qua chính là thủ phạm làm cho chết rễ, đầu lá cháy nâu đen.

Cho nên tôi thay đổi vật liệu trồng với: • 40% than vụn, thứ này ngấm nước và lâu mục • 40% rễ dương sỉ, lâu mục và thoáng khí • 10% gỗ thông đỏ (Redwood) giữ nước và trừ nấm • 10% cao xu mút (Carpet padding foam) cắt nhỏ để giữ nước, thứ này không mục.

Cắt hết những lá úa (nên cắt vào phía trong chỗ bị úa chừng 3 phân) rễ chết, củ thối và phun thuốc Physan 20. Những củ không còn lá có thể tách ra bỏ vào chỗ rợp mát sẽ ra cây non, nhưng nhớ chừa lại tối thiểu 3 hay 5 củ dù có lá hay không.

Lấy môt chiếc rổ nhựa, cắt bớt nan dưới đáy để cho thoáng gió và sau này mầm hoa có thể chui ra được. Có thể dùng loại bằng sắt hay giỏ gỗ, giỏ nhựa (Orchid basket). Trải một lớp rêu mỏng ở dưới và chung quanh rồi bỏ một chút hợp chất kể trên, sau đó cho cây vào. Nên đặt hướng cây mọc ra bốn phía, bỏ thêm hợp chất. Lấy ngón tay ấn xuống cho chặt để cây khỏi nghiêng ngả.

Sau đó phủ một lớp rêu trên mặt cho khỏi mau khô. Nên nhớ phải để chừa ít nhất 1/3 củ, nếu vùi sâu quá, củ có thễ bị thối.

ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG W = warm, nóng từ 60-90°F hay 15.6-32.2°C I = intermediate vừa từ 50-80°F hay 10-26.7°C Ẩm độ: 40-70%

LƯU ÝKhông bao giờ để lan khô rễ.

Chứng Nhận Hợp Quy Phân Bón Theo Nghị Định 108/2017/Nđ

Ngày nay nhu cầu về phân bón đang dần phát triển, đi cùng với đó là sự ra đời của nhiều đơn vị cung cấp, sản xuất phân bón. Khi đã có nhiều sản phẩm cạnh tranh chắc chắn khách hàng sẽ chọn lựa dòng sản phẩm uy tín, có chứng nhận hợp quy phân bón quốc tế. Chứng nhận giúp chứng minh quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm đảm bảo, không gây hại cho con người và phát triển tốt với cây trồng để cung ứng sản phẩm trên thị trường.

Chứng nhận hợp quy phân bón là gì?

Chứng nhận hợp quy phân bón là hoạt động bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện trước khi đưa phân bón ra lưu hành trên thị trường, được quy định cụ thể tại Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20/09/2017 của Chính phủ về quản lý phân bón.

Theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón thì tất cả các loại phân bón trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ đều phải chứng nhận hợp quy. Chứng nhận hợp quy phân bón là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm phân bón phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

Đối tượng áp dụng

Theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP của Chính phủ, doanh nghiệp muốn kinh doanh, sản xuất phân bón tại Việt Nam thì phải có chứng nhận hợp quy phân bón cho sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Như vậy, hợp quy phân bón áp dụng bắt buộc cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất sản phẩm phân bón tại Việt Nam.

Điều kiện để được chứng nhận hợp quy phân bón

– Sản phẩm phân bón phải được Công bố lưu hành.

– Doanh nghiệp phải có Giấy phép sản xuất phân bón.

Các loại phân bón phải chứng nhận hợp quy

Theo quy định của Nghị định 22 / 2013NĐ-CP về quản lý phân bón và Thông tư số 29-41 của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các loại phân sau đây được yêu cầu chứng nhận phù hợp.

– Các loại phân bón đơn (đạm, lân, kali).

– Các loại phân bón hỗn hợp (NPK, NP, NK, PK có/không bổ sung trung lượng, vi lượng).

– Các loại phân bón phức hợp (DAP, APP, nitro phosphat, MAP, kali nitrat, kali dihydrophosphat, MKP).

– Các loại phân khoáng sinh học (là các loại phân bón đơn/phức hợp/hỗn hợp có bổ sung tối thiểu 01 chất sinh học).

– Các loại phân khoáng hữu cơ (là các loại phân bón đơn/phức hợp/hỗn hợp có bổ sung chất hữu cơ).

Phân bón mà các tổ chức và cá nhân sản xuất và buôn bán, hoặc phân bón là kết quả của các dự án nghiên cứu ở cấp chính phủ và cấp bộ đáp ứng tất cả các yêu cầu theo Hướng dẫn kiểm tra phân bón.

Chứng nhận hợp quy phân bón đem lại lợi ích gì?

– Tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

– Giúp doanh nghiệp hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất phân bón và hệ thống quản lý chất lượng phân bón.

– Giảm thiểu chi phí rủi ro do việc thu hồi sản phẩm phân bón không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

– Nâng cao và duy trì chất lượng sản phẩm phân bón theo yêu cầu của quy chuẩn đã được sử dụng để đánh giá, chứng nhận.

– Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường do được bên thứ ba là các tổ chức chứng nhận đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm.

Quy trình đánh giá chứng nhận Hợp quy phân bón

Bước 1: Đăng kí chứng nhận

Chứng nhận Quốc tế ICB tiếp nhận và trao đổi thông tin về đề nghị đăng ký chứng nhận Hợp quy phân bón của khách hàng

Bước 2: Đánh giá chứng nhận hợp quy và thử nghiệm mẫu điển hình

– Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất

Đánh giá thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.

– Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa

Được áp dụng cho từng lô sản phẩm. Đánh giá sản phẩm điển hình trên cơ sở thử nghiệm mẫu. Có hiệu lực không thời hạn và chỉ có giá trị đối với lô sản phẩm đã được đánh giá

Bước 3: Báo cáo đánh giá, cấp giấy chứng nhận

ICB sẽ thông báo kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng cho khách hàng.

Nếu kết quả trên phù hợp với yêu cầu chứng nhận thì khách hàng sẽ được ICB cấp giấy chứng nhận Hợp quy phân bón.

Bước 4: Giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận

Giấy chứng nhận Hợp quy phân bón sẽ có giá trị trong vòng 3 năm, do đó mỗi năm khách hàng phải thực hiện đánh giá định kỳ mỗi năm một lần theo quy định.

Công bố Hợp quy phân bón

Sau khi nhận được giấy chứng nhận Hợp quy phân bón, doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp trên địa bàn đăng ký kinh doanh nếu là phân bón hữu cơ, nộp tại Sở Công thương nếu là phân bón vô cơ bón rễ.

Về hồ sơ và quy trình chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ, hữu cơ cũng tương tự như nhau. Cụ thể, một bộ hồ sơ công bố hợp quy phân bón gồm có những thành phần chính sau:

– Bản công bố hợp quy theo mẫu

– Bản sao chứng chỉ chứng nhận hợp quy của sản phẩm, hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận chỉ định cấp

– Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá (đặc điểm, tính năng, công dụng….).

Hỗ trợ khách hàng sau chứng nhận

Với phương châm “Chăm sóc trước khi mua không bằng chăm sóc sau khi bán”. Công ty Chứng Nhận Quốc Tế ICB không chỉ hỗ trợ khách hàng trong quá trình đánh giá chứng nhận. Mà kể cả khi khách hàng đã làm xong chứng nhận tại ICB mà gặp bất cứ khó khăn gì thì chúng tôi vẫn sẽ luôn nhiệt tình giúp đỡ khách hàng với những chính sách hỗ trợ tốt nhất.

– Hỗ trợ về giá cho khách hàng đã sử dụng dịch vụ của ICB.

– Hỗ trợ chứng nhận chuyển đổi miễn phí bộ tiêu chuẩn/quy chuẩn mới (nếu có).

– Hỗ trợ miễn phí quảng bá hình ảnh công ty trên website chungnhanquocte.vn.

Hỗ trợ tư vấn miễn phí các dịch vụ khác có tại ICB

Công Ty Cổ Phần Chứng Nhận Quốc Tế ICB

Hotline : 0916 928 036 (Ms Nhung)

Zalo: 0916 928 036

Email: nhungnguyen.icb@gmail.com

Website: chungnhanquocte.vn

Tổng Quan Và Nhận Định Về Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Của Tình Yêu)

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.

Tông huấn Amoris Laetitia được ký vào ngày 19-03-2016, lễ thánh Giuse, giáp ba năm Đức Thánh Cha Phanxicô nhậm chức mục tử của Giáo Hội, và được phát hành qua cuộc họp báo được tổ chức vào ngày 08-04-2016. Các cơ quan truyền thông đã loan tin và phổ biến bản tóm lược vắn tắt do chính văn phòng thư ký Thượng Hội Đồng đã soạn. Trên thực tế, người ta chỉ chú trọng những đoạn giật gân và bỏ qua nhiều đoạn ý nghĩa. Bài viết này muốn giới thiệu Tông huấn với cái nhìn tổng quan, nhằm cho thấy sự phong phú của nó, và được chia gồm 3 phần: 1/. Nhận xét từ bên ngoài; 2/. Nội dung; 3/. Vài ghi nhận.

Nếu được mời đi tham quan một ngôi nhà mới xây, chắc hẳn trước khi vào nhà, chúng ta sẽ dừng lại để có cái nhìn tổng thể cũng như khung cảnh của nó. Chúng ta cũng làm như vậy đối với văn kiện này, nhìn sơ qua: 1/. Tên gọi; 2/. Bố cục; 3/. Những nguồn mạch.

Văn kiện gồm 325 số (khá dài, so với Evangelii Gaudium gồm 288 số; Tông huấn về gia đình Familiaris Consortio của Thánh Gioan Phaolô II chỉ có 86 số) . Xem ra, Đức Giáo Hoàng Phanxicô giảng thì ngắn, nhưng viết thì dài(trái với vị tiền nhiệm là Đức Giáo Hoàng Benedict XVI) ! Ngay từ nhập đề, tác giả yêu cầu hãy đọc thong thả, chứ đừng hấp tấp . Nội dung được phân phối không đều đặn trong 9 chương. Sau Nhập đề (7 số), văn kiện đi thẳng vào các chương, chứ không xuyên qua các phần, và không có Kết luận(chỉ có một kinh nguyện kết thúc) .

1/. Dưới ánh sáng của Lời Chúa (8-30): 22 số.

2/. Thực tại và những thách đố của các gia đình (31-57): 26 số.

3/. Cái nhìn hướng lên Đức Giêsu: ơn gọi của gia đình (58-88): 30 số.

4/. Tình yêu trong hôn nhân (89-164): 75 số. Đây là chương dài nhất.

5/. Tình yêu trở nên phong phú (165-198): 33 số.

6/. Vài viễn tượng mục vụ (199-258): 59 số.

7/. Củng cố việc giáo dục con cái (259-290): 31 số.

8/. Đồng hành, phân định và hòa nhập (291-312): 21 số.

9/. Linh đạo hôn nhân và gia đình (313-325): 12 số. Chương này ngắn nhất, kết thúc với một kinh nguyện.

Vậy có một thứ tự luận lý nào giữa các chương không? Thiết tưởng có thể vạch ra thứ tự như sau:

1/. Một đặc trưng của Đức Thánh Cha Phanxicô là tính tập đoàn Giám mục (collegialità, sinodalità) . Tông huấn trưng dẫn hai bản văn đúc kết hai khóa họp Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2014 và năm 2015 thêm vào đó là các văn kiện của các Hội Đồng Giám Mục: CELAM, Mexico, Kenya, Australia, Colombia, Italia, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Chile.

4/. Các Giáo phụ: Thánh Lêô Cả; Thánh Augustin.

5/. Các nhà thần học Trung cổ và Cận đại: Thánh Tôma Aquinô Thánh Đaminh (1 lần ở số 258 khi nói về cái chết) ; Alexander Hales; Thánh Inhaxio Loyola ; Thánh Roberto Bellarmino; Thánh Gioan Thánh giá.

6/. Các văn sĩ Hiện đại: Joseph Pieper, Antonin Sertillanges O.P., Gabriel Marcel, Erich Fromm, Thánh Teresa Lisieux, Dietrich Bonhoeffer, Jorge Luis Borges, Octavio Paz, Mario Benedetti, Martin Luther King.

Bây giờ chúng ta có thể bước vào nhà được rồi.

Tình hình của các đôi hôn nhân và gia đình trên thế giới rất phức tạp, và Huấn quyền không thể giải quyết được hết mọi tình tiết . Như sẽ thấy, điều này đòi hỏi các mục tử (Giám mục và linh mục) phải sử dụng đến sự “phân định” cho mỗi trường hợp cụ thể .

Cần phải tránh hai thái cực: một bên cố gắng bảo vệ đạo lý chính thống đến nỗi quên mất những con người cụ thể; bên kia, muốn giải quyết những hoàn cảnh cụ thể nhưng không quan tâm đến đạo lý .

Ai cũng biết là có nhiều đôi hôn nhân tan vỡ, và văn kiện muốn nghiên cứu vấn đề ấy. Tuy nhiên, ta đừng dừng lại ở những điểm tiêu cực ấy, nhưng hãy cố gắng “loan báo Tin Mừng” , nêu bật những khía cạnh cao đẹp của tình yêu trong gia đình . Đàng khác, trong Năm Thánh của Lòng Chúa Thương Xót, cần phải thi hành lòng thương xót với những ai chưa thực hiện được lý tưởng hoàn thiện của hôn nhân .

Chương Một mở đầu với một bức tranh của gia đình đầm ấm được mô tả trong Thánh Vịnh 128. Từ đó, bước vào phân tích những tương quan giữa vợ chồng, và cha mẹ với con cái.

Tình yêu vợ chồng: hình ảnh Thiên Chúa, biểu tượng của mầu nhiệm thông hiệp giữa Ba Ngôi, cũng như của Đức Kitô với Hội Thánh và của sự kết hiệp giữa linh hồn với Thiên Chúa .

Kinh Thánh không bỏ qua bộ mặt trái của gia đình, ngay từ những trang đầu: những cảnh xung đột, chém giết giữa anh chị em, cũng như những cảnh tang chế trong gia đình ; thêm vào đó, ta còn đọc thấy những câu chuyện vất vả làm ăn, cũng như những tệ nạn xã hội mà các gia đình cùng chia sẻ trong cuộc sống hằng ngày .

Chương này được chia làm hai mục: 1/. Thực trạng (số 32-49); 2/. Những thách đố (số 50-57).

Một lần nữa, cần nhìn đến mặt phải và mặt trái của gia đình (huy chương nào cũng có mặ trái) . Ngày nay, người ta ý thức hơn về tương quan ngôi vị và sự san sẻ trách nhiệm; nhưng việc quá đề cao tự do cá nhân dẫn đến thái độ chủ quan, độc đoán, không dám ra khỏi mình để trao hiến cho người khác, hoặc cam kết sự chung thủy lâu bền . Văn hóa hiện đại hướng đến hưởng thụ hơn là nỗ lực hy sinh . Nhiều chính phủ chủ trương hạn chế sinh sản, triệt sản, phá thai , nhưng lại không tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc kiến tạo gia đình, chẳng hạn như công ăn việc làm cho các bạn trẻ . Cũng cần thêm những khó khăn gây ra bởi cảnh nghèo đói, chiến tranh, di dân . Tông huấn cũng dành những đoạn cho những thành phần yếu ớt của gia đình: các thiếu nhi , những người khuyết tật , những người cao tuổi .

Như đã nói trong phần Giới thiệu, Tông huấn đi theo lược đồ của tiến trình: . Sau khi đã ở chương Hai, bây giờ là , trước hết là đạo lý về hôn nhân và gia đình trong Kinh Thánh (phần lớn đã được đề cập trong chương Một) và truyền thống Giáo Hội, được chia làm 6 mục.

Tông huấn nhắc lại đạo lý của Giáo Hội về Bí tích Hôn Nhân, dựa theo các văn kiện Tòa Thánh vừa nói. Hôn nhân là một ơn gọi, để làm dấu hiệu cho tình yêu của Đức Giêsu với Hội Thánh . Người hiện diện và đồng hành với đôi bạn. Sự kết hợp vợ chồng trở thành một “huyền nhiệm” , con đường tăng trưởng ân sủng. Tông huấn nhắc lại đạo lý của truyền thống Latin, theo đó vợ chồng là tác nhân của Bí tích, mặc dù cũng nhìn nhận rằng truyền thống Đông phương làm nổi bật hơn vai trò của Thánh Linh qua sự chúc lành.

Hôn nhân là sự hiệp thông tình yêu giữa hai vợ chồng; tuy vậy, nó không khép kín giữa hai người, nhưng mở rộng ra đời sống mới. Việc sinh sản con cái là một sự thông dự vào hành vi tạo dựng của Thiên Chúa. Đối lại, con cái có quyền được sinh ra trong một bầu khí tình yêu của cha mẹ. Vào thời nay, quyền sống bị vi phạm bởi những chính sách phá thai, trợ tử.

Một trong những thách đố mà cha mẹ phải đương đầu là việc giáo dục con cái. Đây là một nghĩa vụ và quyền lợi của cha mẹ. Tiếc rằng, vai trò này đã bị hạn chế do điều kiện sinh sống, cũng như do các chính sách giáo dục hoặc các phương tiện truyền thông. Giáo Hội có bổn phận trợ giúp cha mẹ trong việc giáo dục, cách riêng trong lãnh vực tôn giáo.

Hai đề tài truyền sinh và giáo dục sẽ còn được khai triển trong các chương Năm và chương Bảy.

Gia đình là nơi đầu tiên mà con người có cảm nghiệm về Giáo Hội như hiệp thông tình yêu. Giáo Hội là gia đình của các gia đình. Mối liên hệ hỗ tương giữa đôi bên có thể diễn tả như sau: Giáo Hội là một thiện hảo cho gia đình; gia đình là một thiện hảo cho Giáo Hội.

Đây là chương dài nhất của Tông huấn, và nói được là trọng tâm của văn kiện, được loan báo ngay từ tựa đề. Chương này được chia làm bốn mục.

Tình yêu vợ chồng là tình bạn, mang tính trao hiến hoàn toàn và độc chiếm. Sự độc nhất và bền vững nằm trong bản chất của tình yêu chứ không do một luật lệ bên ngoài áp đặt. Ngoài hai đặc tính cốt yếu vừa kể, tình yêu vợ chồng còn mang theo niềm vui , vẻ đẹp , dám cam kết và tin tưởng , chấp nhận thực tại và không ngừng đổi mới (đừng ngại lặp lại các lời “làm ơn”, “xin lỗi”, “cám ơn”: AL, số . Một phương thế để duy trì và tăng trưởng tình yêu là “đối thoại” . Tông huấn đã dành các số 136-141 cho đề tài này. Đối thoại đòi hỏi vài kỹ năng, chẳng hạn như: biết lắng nghe(kiên nhẫn, dành thời gian, lựa lời lẽ,v.v…) .

Tông huấn đi sâu hơn vào những khía cạnh tâm lý của tình yêu vợ chồng: những cảm xúc trong tiếng Latin không phải là “đam mê” mà là tựa như: hoan lạc, thích thú. Trong bối cảnh ấy, văn kiện đề cập đến khía cạnh tính dục . Dù sao, đừng nên quên rằng, các cảm xúc(cũng như tính dục) cần được giáo dục, bởi vì có nguy cơ là mình chỉ tìm cách thỏa mãn thú vui của mình, và biến người khác thành dụng cụ thỏa mãn dục vọng, và không đếm xỉa đến phẩm giá của họ .

Tuy tình yêu vợ chồng được coi là biểu tượng của tình yêu, nhưng chưa phải là tất cả tình yêu. Có người chọn sự độc thân (và trinh khiết vì Nước Trời) để diễn tả tình yêu dành cho Thiên Chúa và tha nhân. Tình yêu vợ chồng cũng như người sống độc thân đều có nguy cơ rơi vào tình trạng lệch lạc, khi chỉ đi tìm sự thỏa mãn cá nhân, và làm mất sự trao hiến cho người khác .

Trải qua dòng thời gian, có lẽ những khía cạnh cảm xúc của tình yêu sẽ giảm dần, nhưng không vì thế mà tình yêu phai nhạt: hai người cảm thấy gắn bó với nhau hơn, vì đã từng chia sẻ bao nhiêu vui buồn cay đắng của cuộc đời.

Tình yêu vợ chồng dẫn đến sự sinh sản con cái. Nhưng không nên chỉ nhìn con cái như là hình thành do ý muốn của cha mẹ làm ra: chúng cần được đón nhận như là hồng ân tình yêu của Thiên Chúa nữa.

Tình yêu vợ chồng mở rộng đến con cái. Tuy nhiên, những đôi vợ chồng không có con cái không vì thế mà mất ý nghĩa: họ hãy nghĩ đến việc nhận con nuôi, hoặc giúp đỡ những trẻ em không có cha mẹ. Dù sao đi nữa, gia đình cần mở rộng đến những tương quan xã hội rộng hơn, quan tâm đến các gia đình túng thiếu, chia sẻ cho họ những gì cần thiết cho nhu cầu vật chất và tinh thần.

Chương Sáu gồm 5 mục, trình bày những đường hướng mục vụ gia đình trải qua các giai đoạn tiến triển, từ lúc chớm nở cho đến khi lìa đời. Trong vấn đề này, Tông huấn chỉ gợi lên vài nét tổng quát, còn những chi tiết cụ thể được dành cho sáng kiến của các Giáo Hội địa phương.

Mục thứ hai dành cho việc chuẩn bị các bạn trẻ cử hành hôn nhân, qua những chặng “Xa” – “Gần” – “Trực Tiếp” . Nếu cần, phải họ đừng kết hôn khi thấy những thiếu sót trong sự hiểu biết về những đòi hỏi của hôn nhân, hoặc chưa đủ hiểu biết lẫn nhau .

Tuy nhiên, có những hoàn cảnh bắt buộc phải ly thân hay ly hôn . Các mục tử cần phân định từng hoàn cảnh, và tìm cách đồng hành với họ, cách riêng là quan tâm đến các con cái của những vợ chồng ly hôn. Vấn đề này sẽ còn được bàn trong chương Tám.

Mục cuối của chương Sáu đề cập đến cảnh tang chế trong gia đình. Các mục tử cần gần gũi những gia đình gặp cảnh mất mát người thân. Đức tin mở ra những viễn ảnh mới về cuộc sống bên kia cái chết. Điều này có thể giúp những người mất đi người thân biết tìm ra những lẽ sống, một khi đã mất người bạn trăm năm.

Cha mẹ thường đặt câu hỏi: “Con cái ở đâu?” , ra như muốn biết xem hiện chúng đang ở đâu hoặc đang làm gì. Nhưng bên cạnh chuyện biết “nơi vật lý” của con cái, cha mẹ cần biết “nơi tâm lý” của chúng, nghĩa là mức độ trưởng thành của chúng, để giúp cho chúng được trưởng thành .

Tông huấn dành các số 280-286 cho việc giáo dục giới tính, chỉ ra ý nghĩa của nó là khám phá ý nghĩa của tình yêu chân chính, với khả năng chế ngự bản năng, trước nguy cơ hạ giá giới tính cũng như phẩm giá con người.

Chương này cũng ngắn, chỉ 21 số, nhưng đã thu hút sự chú ý của dư luận hơn cả, cũng như gây ra nhiều tranh cãi trong thời gian họp Thượng Hội Đồng Giám Mục. Tựa đề đã nêu lên ba động từ (đồng hành / phân định / hòa nhập: accompagnare discernere nói lên thái độ cần áp dụng khi đương đầu với những hoàn cảnh mỏng manh, phức tạp và rối ren. Chương này bắt đầu với vài nhận định căn bản : lý tưởng về sự thánh thiện của hôn nhân là một chuyện, thực tế là một chuyện khác, xét vì tính yếu đuối của con người. Giáo Hội gặp thấy các bệnh nhân nhiều hơn là người lành mạnh, và vì thế cần phải thực thi lòng thương xót của Thiên Chúa. Mặt khác, trong những trường hợp , ta cũng cần phân định các tình huống khác nhau. Thật ra, chương này thuộc về “Xét” (bởi vì đưa ra những tiêu chuẩn phán đoán) hơn là , và gồm 5 mục.

Đối chiếu với sự hoàn thiện của Bí tích Hôn Nhân, chúng ta gặp thấy nhiều hoàn cảnh bất toàn: những người chỉ sống chung mà không có hôn thú, những người chỉ kết hôn dân sự, những đôi vợ chồng tuy là xét theo Giáo luật nhưng có những đặc tính chung thủy và giáo dục con cái với trách nhiệm. Giáo Hội cần phải đồng hành với tất cả các con cái của mình, tìm cách giúp họ tăng trưởng về nhân bản và tâm linh.

1/. Đừng xét đoán vội vàng khi đứng trước những tình trạng phức tạp .

2/. Lòng thương xót của Thiên Chúa đưa tới sự hòa nhập chứ không loại trừ (emarginare) : Giáo Hội cần nhắm đến sự hòa nhập các con cái của mình, thay vì loại trừ họ, đừng kể khi chính họ tỏ ra ngoan cố. Đừng quên rằng tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa xót thương không do công trạng của mình.

Nguyên tắc thứ nhất: Một thí dụ về sự Có những người đã sống trong tình trạng này từ lâu năm, đã chung thủy với nhau và chu toàn với bổn phận làm cha mẹ; không thể bảo họ hãy cắt đứt tình trạng này! Có những người đã cố gắng hết sức để cứu vãn hôn nhân thứ nhất nhưng không thành công, và trong thâm tâm họ nghĩ rằng hôn nhân này vô hiệu. Những trường hợp ấy thì khác với những người đã ly dị vì đã không chu toàn nghĩa vụ hôn nhân.

Nguyên tắc thứ hai: Những người ly dị và tái hôn vẫn là phần tử của Giáo Hội; họ cần được hòa nhập, tham gia vào các sinh hoạt của Giáo Hội (chứ không chỉ giới hạn vào việc được hay không được . Cũng phải lưu tâm đến việc giáo dục đức tin của con cái họ.

Ý thức về sự phức tạp của vấn đề, Tông huấn không chủ trương đề xuất một quy tắc Giáo luật có thể áp dụng cho tất cả mọi hoàn cảnh, nhưng kêu gọi các mục tử hãy sử dụng sự biện phân mục vụ (AL, số 300).

Mục này ôn lại vài nguyên tắc căn bản thuộc luân lý cơ bản, về trình độ quy trách của một hành vi. Một người có thể làm một hành vi trái nghịch với luật Chúa: khách quan mà nói, người ấy đã phạm tội; nhưng xét dưới khía cạnh chủ quan, luân lý chấp nhận những hoàn cảnh giảm bớt trách nhiệm, chẳng hạn như: vì thiếu ý thức, cưỡng bách, sợ hãi, tập quán, đam mê.

Đồng thời, sau khi đã nhận ra những hoàn cảnh giảm khinh vừa nói, sự phân định mục vụ cũng cần giúp cho hối nhân biết vượt qua các hạn chế, để đạt đến sự trưởng thành.

Đến đây, Thánh Tôma Aquinô được đến để góp ý. Theo ngài, trong lãnh vực luân lý, các nguyên tắc khá rõ ràng và chắc chắn ở cấp độ tổng quát; nhưng đến khi đi vào từng hoàn cảnh cụ thể, thì không hẳn lúc nào cũng có thể đưa ra một quy luật chính xác.

Nhìn một cách tích cực hơn, người mục tử cần tìm cách để mỗi người biết cách mở rộng ra cho tác động của ơn thánh Chúa, Đấng dẫn đưa mỗi người theo một con đường riêng. Bên trên các luật lệ, đừng quên chỗ đứng của đức mến, có khả năng thanh luyện mọi tội lỗi.

Mục cuối cùng của chương Tám trở lại với nguyên tắc đã phát biểu nhiều lần. Giáo Hội cần trình bày lý tưởng của Tin Mừng với tất cả những yêu sách của nó. Đồng thời, Giáo Hội cũng phải rao giảng lòng thương xót của Thiên Chúa, và trở nên những tác viên của lòng thương xót: đừng lên án vội vã, nhưng thông cảm với những sự dòn mỏng của con người.

Như đã nói ở đầu, chương này được dành đặc biệt cho các vị mục tử: Giám mục, linh mục (cha xứ cũng như cha giải tội) .

Yêu nhau suốt đời không phải là chuyện dễ. Mỗi ngày, vợ chồng cần lặp lại lời hứa chung thủy với nhau. Chính qua tình yêu dành cho người bạn trăm năm mà người tín hữu thể hiện tình yêu của Thiên Chúa. Mặt khác, một khi biết rằng, người bạn trăm năm thuộc về Thiên Chúa còn hơn là thuộc về mình, người tín hữu sẽ tập sống tình yêu cách thanh thoát (AL, số319-320) .

Sau khi Tông huấn được ban hành, một câu hỏi thường được nêu lên là: “Có gì mới lạ?” . Câu trả lời thường nghe được là: “Về đạo lý, không có gì thay đổi” chỉ có thay đổi về mục vụ thôi. Thế còn của các người ly dị và tái hôn thì sao (đạo lý hay mục vụ)?” . Về điểm này, Tông huấn không trả lời trực tiếp , tuy có trưng dẫn những quyết định của huấn quyền trước đó 302, chú thích 345) . Thực ra, sự phân biệt giữa “đạo lý” (doctrina) và “mục vụ” (pastoralis) không phải là đơn giản. Đàng khác, nếu mục vụ mà không đặt nền tảng ở trên đạo lý thì sẽ ra thế nào? Thay vì trả lời dựa theo sự phân biệt giữa hai lãnh vực vừa kể, chúng ta đi tìm một hướng khác.

1/. Theo thiển ý, điều mới mẻ thứ nhất là sự khiêm tốn của huấn quyền. Chúng ta nhận ra điều này ngay từ lúc mở đầu . Nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi thời giờ để suy nghĩ. Sự phức tạp một đàng do những quan niệm văn hóa khác nhau trên thế giới ; đàng khác, do những hoàn cảnh khác nhau của mỗi người. Do vậy, ra một quy luật mang tầm áp dụng phổ quát cho tất cả mọi trạng huống là điều thiếu khôn ngoan .

2/. Điều mới mẻ thứ hai là thay đổi phương pháp tiếp cận vấn đề. Lối tiếp cận cổ điển là trình bày chân lý tuyệt đối(phương pháp hữu thể luận: ontologica) : cái gì đúng, cái gì sai, cái gì được phép, cái gì không được phép. Lối tiếp cận mới mang tính cách “hiện sinh” (existentialis) : đề ra lý tưởng là một chuyện, sống lý tưởng ấy là chuyện khác. Trên thực tế, có bao nhiêu người đã đạt đến lý tưởng? Thật là khó nói, nhưng điều chắc chắn là đa số chưa đạt đến lý tưởng: Giáo Hội phải quan tâm đến những hoàn cảnh đó, và khuyến khích họ hãy cố gắng tiến lên(chứ không nên lên giọng khiển trách hoặc xua đuổi họ) . Sự hoàn thiện là một tiến trình tiệm tiến . Từ đó, chân lý cần được trình bày thế nào để có thể bao gồm cả những lúc thăng trầm của cuộc đời: lý tưởng cần phải đi sát với cuộc sống . Tông huấn mang giọng văn của kinh nghiệm cuộc sống. Có lẽ không phải là tình cờ khi Tông huấn được giới thiệu với báo chí nhờ Hồng y Christoph Schönborn O.P.: ngài không giấu diếm rằng, cha mẹ của ngài là đôi vợ chồng ly dị tái hôn, và ông bà nội cũng đã ly dị. Nói khác đi, ngài đã hiểu thế nào là tình cảnh của những kẻ “bị loại trừ” do hôn nhân rối ren.

3/. Như một hệ luận, điều mới mẻ thứ ba của văn kiện là lời kêu gọi các mục tử (Giám mục, linh mục, cha giải tội) hãy biết “phân định” (discernimento, có khi cũng được dịch là “biện phân” hoặc “cân nhắc”) những tình tiết khác nhau, chứ đừng “vơ đũa cả nắm” . Không thể nào đồng hóa tất cả những tình trạng với tội “ngoại tình” , một lối giải thích Tin Mừng cách vội vã : hẳn nhiên, người có vợ mà đi ăn nằm với người khác là ngoại tình; nhưng người đã ly dị mà kết hôn với người khác thì không thể đơn giản ghép vào tội ngoại tình, khi mà họ kết hôn theo dân luật, chung thủy với người bạn mới và đã dưỡng dục con cái đàng hoàng. Cần phải cân nhắc những lý do gì đã đưa họ đến tình trạng ly dị và những hoàn cảnh có thể giảm nhẹ trách nhiệm . Đề tài “phân định” được bàn rộng ở các số 300-312.

4/. Một hệ luận nữa là Giáo Hội cần thay đổi (hoán cải) đường lối mục vụ : cần hòa nhập hơn là loại trừ, cần phải gần gũi với những gia đình , giúp họ đến gần với Thiên Chúa, thay vì lên án buộc tội. Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, chứ không phải là thẩm phán xử án(Đức Giêsu đã cư xử thế nào với thiếu phụ Samaria và người phụ nữ ngoại tình?) . Dù sao, các mục tử (đặc biệt là các cha giải tội) hãy kiên nhẫn đi vào “tòa trong” , tòa của lương tâm, nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa, chứ đừng dừng lại ở bộ mặt cơ chế của “tòa ngoài” (tuy là cần thiết đối với Giáo Hội) . Không phải tất cả những người đều ở trong tình trạng tội trọng, mất ơn nghĩa với Chúa . Giả như họ đã phạm tội trọng đi nữa, vai trò của người mục tử là dẫn họ trở về với Chúa, chứ không phải là đóng cửa vĩnh viễn .

5/. Nhìn chung, giọng văn của Tông huấn mang tính lạc quan (niềm vui của tình yêu) . Trước những cảnh hôn nhân tan vỡ, thay vì trách móc thời thế, Tông huấn tìm cách trình bày vẻ đẹp của tình yêu, và cố gắng tăng cường những đường hướng mục vụ, ngõ hầu giúp các tín hữu sống ơn gọi cao quý ấy . Như đã thấy, mục vụ này không chỉ giới hạn vào việc giảng dạy giáo lý chuẩn bị hôn nhân, nhưng còn qua những chương trình tư vấn dành cho các bạn trẻ và những đôi tân hôn 205tt; 217tt) . Trong công tác này, các cha xứ cần được sự giúp đỡ của các chuyên gia, đặc biệt nhờ chính các đôi hôn nhân.

Tu viện Mân Côi, ngày 19 tháng 4 năm 2016.

Đừng quên rằng còn có nhiều thứ khác nữa: đôi nam nữ sống chung không có hôn thú, hôn nhân đồng tính, hôn nhân dân sự chứ không theo Giáo luật,…

Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo , số 1735; 2352.

x. St. Thomas Aquinas, Summa Theologiae I-II, q. 94, art. 4.

Đúng thế. Đạo lý cổ truyền về hôn nhân không thể nào thay đổi: hôn nhân là sự kết hợp giữa người nam và người nữ (không thể nào chấp nhận hôn nhân đồng tính) , với mối dây bền vững; đối với các Kitô hữu, hôn nhân là một Bí tích.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nhận Định Loài Lan Stanhopea (Stan-Hope-Eeah) trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!