Đề Xuất 4/2023 # Sản Xuất Rau An Toàn Không Lo Thiếu Thị Trường # Top 13 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 4/2023 # Sản Xuất Rau An Toàn Không Lo Thiếu Thị Trường # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Sản Xuất Rau An Toàn Không Lo Thiếu Thị Trường mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tin tức

»

Kinh tế

Sản xuất rau an toàn không lo thiếu thị trường

Quản lý quy trình sản xuất theo phần mềm VietGAP điện tử, kiểm soát chặt chẽ đầu vào và chất lượng sản phẩm đầu ra, cung cấp các sản phẩm rau an toàn cho người tiêu dùng, nhiều HTX sản xuất rau trên địa bàn tỉnh đã khẳng định uy tín, thương hiệu trên thị trường, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

6h sáng, hàng tấn dưa chuột đã được nông dân thu hái tập hợp tại nhà sơ chế HTX dịch vụ nông nghiệp, kinh doanh hàng nông sản An Hòa (xã An Hòa, Tam Dương). Cán bộ kỹ thuật của HTX phân loại, đóng gói và cung cấp cho các siêu thị, bếp ăn tập thể, trường học và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hiện mỗi ngày, HTX thu mua từ 3 đến 4 tấn dưa chuột, thậm chí có ngày không đủ cung cấp cho khách hàng. Điều đáng mừng là chưa lúc nào, sản phẩm rau của HTX lo thiếu thị trường.

Chị Trần Thị Vân Giang, thành viên HTX cho biết: ”Trước đây, chúng tôi trồngnhiều loại rau, củ, quả chất lượng tốt nhưng đầu ra bấp bênh, chủ yếu bán lẻ cho người tiêu dùng, có bán buôn nhưng thường bị các thương lái ép giá vì vậy thu nhập không cao. Từ khi HTX được thành lập, hầu hết các sản phẩm rau đều được HTX thu mua với giá ổn định nên chúng tôi yên tâm sản xuất, thâm canh tăng vụ. Với 3 sào trồng dưa chuột, năng suất ước đạt 1-1,5 tấn/sào, giá 7-9 nghìn đồng/kg, gia đình tôi thu trên 22 triệu đồng chỉ trong vòng 40 ngày”.

Ông Đỗ Văn Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp, kinh doanh hàng nông sản An Hòa cho biết: Ngay từ đầu năm, HTX xây dựng kế hoạch sản xuất với từng loại cây trồng; trực tiếp cung ứng các loại vật tư nông nghiêp cho các thành viên; kiên quyết không thu mua các sản phẩm rau không đạt tiêu chuẩn. Hầu hết các thành viên HTX đều tuân thủ nghiêm ngặt quy định sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Đặc biệt, năm 2018, HTX được thụ hưởng lợi ích từ chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 – 2020 của Chính phủ và được ngân sách tỉnh hỗ trợ 80% kinh phí xây dựng kho lạnh bảo quản nông sản có dung tích lên tới 80m3. Từ khi có kho bảo quản, HTX chủ động thu hoạch, bao tiêu sản phẩm của các thành viên; tự tin cung ứng các mặt hàng nông sản với số lượng lớn, đảm bảo yêu cầu về hình thức, mẫu mã chất lượng sản phẩm. Hiện HTX đang là đối tác tin cậy, cung ứng đa dạng, phong phú các loại rau an toàn cho siêu thị Big C, nhiều đơn vị trường học, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với sản lượng 700- 800 tấn dưa chuột/năm; 30- 40 tấn rau các loại/năm như đỗ xanh, cà chua, cà pháo. Ngoài ra, HTX ký hợp đồng với Công ty TNHH Senfood (tỉnh Hà Nam) liên kết sản xuất và tiêu thụ dưa chuột bao tử với sản lượng 3- 5 tấn/ngày.

Với diện tích canh tác trên 17ha trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, mỗi năm, HTX Rau an toàn Vân Hội Xanh, xã Vân Hội (Tam Dương) cung ứng ra thị trường hàng trăm tấn rau các loại. Hiện, HTX là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Chị Dương Thị Quỳnh Liên, Giám đốc HTX Rau an toàn Vân Hội Xanh cho biết: Nắm bắt yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng, mẫu mã của khách hàng, HTX đã thiết kế logo, bao bì, đăng ký mã vạch, mã số bảo hộ độc quyền nhãn hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, HTX đã được Công ty cổ phần chứng nhận VinaCert cấp Giấy chứng nhận VietGAP theo bộ tiêu chuẩn TCVN.

Xây dựng thương hiệu rau an toàn Vân hội xanh, HTX chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiết cho từng ô, thửa ruộng của từng thành viên HTX nhằm đa dạng hóa sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng, đồng thời truy xuất nguồn gốc của từng sản phẩm; hướng dẫn quy trình, tổ chức sản xuất các loại rau, củ, quả theo hợp đồng khách hàng; cung ứng vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) với giá thấp hơn thị trường từ 5-10%; quản lý, kiểm soát chặt chẽ đầu vào và chất lượng sản phẩm đầu ra. Tháng 10/2018, HTX phối hợp với Viện An toàn thực phẩm và dinh dưỡng thử nghiệm ứng dụng VietGAP điện tử cho 13 thành viên HTX. Qua đó, Ban quản trị HTX không chỉ quản lý vật tư đầu vào dễ dàng hơn mà việc giám sát quy trình sản xuất của từng thành viên cũng khá thuận lợi. Điều quan trọng, giúp thành viên nắm được quy trình trồng của các loại cây và kế hoạch sản xuất của HTX; chủ động hơn trong từng khâu sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Theo chị Liên, nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm an toàn của người tiêu dùng ngày càng tăng. Vì thế, các sản phẩm rau của HTX ngoài phục vụ đông đảo nhân dân với các cửa hàng bán rau thành phố Vĩnh Yên;còn cung cấp cho siêu thị CoopMart, một số bếp ăn ở các trường học, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, cuối năm 2018, HTX đã ký hợp đồng cung cấp 1-1,2 tấn cải thảo cho chuỗi nhà hàng mặt trời đỏ. Hiện nay, mỗi sản phẩm rau của HTX đều sử dụng 1 tem QR Code để nhận diện truy xuất nguồn gốc.

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh có 126 cơ sở sản xuất rau, củ, quả được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm với tổng diện tích canh tác gần 1.000ha ha; 69 cơ sở sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích gần 700 ha. Nhiều sản phẩm đặc trưng của các địa phương như: Dưa chuột An Hòa; su su Tam Đảo; Thanh Long ruột đỏ Lập Thạch, bí đỏ Vĩnh Tường, chuối Tiêu hồng, cà chua Yên Lạc…đã xuất hiện tại các hệ thống siêu thị lớn, chuỗi cửa hàng nông sản sạch, thậm chí còn xuất khẩu sang thị trường Malaysia và Trung Quốc. Đến nay, đã có nhiều mô hình tổ chức sản xuất kiểu mới liên kết theo chuỗi sản phẩm- hợp tác xã chuyên cây như: HTX Rau an toàn Vĩnh Phúc, HTX sản xuất rau an toàn Thanh Hà, HTX Rau an toàn Visa, góp phần thúc đẩy sản xuất rau an toàn, cung cấp đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế tối đa tình trạng “được mùa mất giá” của nông dân.

Mai Liên

Các tin khác

Ban Kinh tế – Ngân sách, HĐND tỉnh thẩm tra các tờ trình về điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công

(14/10/2019)

Khi “bão” dịch tả lợn châu Phi chưa qua

(11/10/2019)

Nghị quyết số 57 của HĐND tỉnh tạo động lực thu hút đầu tư

(10/10/2019)

Áp dụng sản xuất sạch hơn – lợi ích kép cho doanh nghiệp

(10/10/2019)

Công ty TNHH VIDACO: Nỗ lực khẳng định vị thế của doanh nghiệp hỗ trợ

(09/10/2019)

Các tin đã đưa ngày:

Kỹ Thuật Sản Xuất Rau An Toàn

Rau xanh không thể thiếu được trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi người chúng ta. Không giống như cây lúa, cây rau được gieo trồng với nhiều chủng loại phong phú, có thời gian sinh trưởng ngắn nên đòi hỏi tưới nước bón phân cũng như phun thuốc BVTV nhiều hơn. Từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề như, dư lượng thuốc BVTV (do phun thuốc không đảm bảo thời gian cách ly); Đạm (do bón dư thừa vượt quá nhu cầu của cây); các loại vi trùng và ký sinh trùng (do tưới nguồn nước bẩn bị ô nhiễm vi sinh). Các vấn đề nêu trên tồn dư trong rau vượt quá mức qui định theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942-1995, có khả năng gây ngộ độc cho người tiêu dùng. Đặc biệt, ở các bếp ăn tập thể, các nhà trẻ mẫu giáo hoặc ở các khu vực thành thị đông dân cư. Như vậy, việc sản xuất và cung cấp rau an toàn cho thị trường đảm bảo dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng Nitrat (NO 3) kim loại nặng,... dưới mức cho phép là nhu cầu hết sức cần thiết.

Phương pháp sản xuất

Có nhiều phương pháp sản xuất rau như: trồng trong nhà kín, trong nhà lưới, trồng thủy canh và trồng ngoài đồng. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng của nó. Trong điều kiện trồng rau mà nhu cầu người tiêu dùng chưa đòi hỏi phải có nguồn rau sạch thì có thể áp dụng kỹ thuật sản xuất rau an toàn trong điều kiện ngoài đồng. Đây là phương pháp tương đối đơn giản, ít tốn tiền với biện pháp quản lý theo quy trình IPM. Với hình thức canh tác này mới có thể đáp ứng đủ nguồn rau xanh cho nhu cầu người tiêu dùng. Hơn nữa, phương pháp này vừa đảm bảo được năng suất cao mà giá thành sản phẩm cũng không đội lên so với sản xuất theo tập quán nông dân.

Ở Vĩnh Long Chi Cục BVTV đã ứng dụng quy trình sản xuất rau theo chế độ IPM và INM (Integrated nutrient management) bắt đầu từ năm 1997 đến nay, đặc biệt là việc đưa màn phủ nông nghiệp vào sản xuất đã nâng cao hiệu quả một cách rõ rệt. Với hơn 45 điểm tập huấn nông dân và gần 50 điểm nghiên cứu trên rau màu đã mang lại hiệu quả hết sức thiết thực. Đặc biệt trong 2 năm 2000 và 2001, đã tiến hành thực hiện 2 đề tài “Xây dựng mô hình chuyên canh rau sạch” tại 2 huyện Bình Minh (xã Thuận An) và huyện Long Hồ (xã Phước Hậu). Kết quả đã tổ chức được 5 CLB nông dân tham gia sản xuất rau an toàn, cung cấp một phần nhu cầu rau trong địa bàn tỉnh. Trong năm 2002 và 2003, Chi Cục BVTV đã xây dựng thêm 6 CLB ở những vùng trồng rau trọng điểm như Bình Minh, Vũng Liêm, Tam Bình. Tất cả thành công trên đã mở ra một hướng mới trong sản xuất rau an toàn, đáp ứng phần nào nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm trong dân.

Biện pháp thực hiện

* Ứng dụng những tiến bộ KHKT về giống, thuốc BVTV, kỹ thuật canh tác,… để tạo ra các sản phẩm rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

* Các đối tượng được đưa vào sản xuất là: huyện Bình Minh gồm cà chua, dưa leo, khổ qua, salad son, đậu que; Huyện Long Hồ, TXVL gồm Cà chua, dưa leo, khổ qua và một loại cây gia vị khác. Tất cả đều được tập huấn kỹ thuật sản suất các loại rau an toàn theo quy trình hướng dẫn. Đối với những cây rau chưa có quy trình thì chúng tôi tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy trình huấn luyện.

* Thành lập tổ, nhóm nông dân tham gia các nghiên cứu đồng ruộng dưới sự hướng dẫn và theo dõi của cán bộ kỹ thuật. Sau đó, tổ chức hội thảo đầu bờ để nông dân tự đánh giá kết quả nghiên cứu và làm mô hình cho các nông dân khác trong khu vực và vùng lân cận học tập làm theo.

* Tuyên truyền rộng rãi mô hình sản xuất với lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể, các cán bộ kỹ thuật và một số đối tượng có nhu cầu sử dụng.

* Bàn bạc với lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể có phương án thành lập CLB sản xuất rau an toàn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển và duy trì

– Cần xác định vùng trồng rau an toàn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và xã hội ở địa phương. Tránh bố trí những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm trong hiện tại và tương lai.

– Cần thành lập các nhóm nghiên cứu là những nông dân đã có tập quán sản xuất rau.

Từ đó chúng ta mới nâng lên thêm một bước trong sự cải tiến biện pháp canh tác của họ.

Ngoài sự hướng dẫn giúp đỡ về kỹ thuật thì việc quan tâm của chính quyền các cấp và các ngành hữu quan là không thể thiếu được. Điều làm được là đã có sự phối hợp giữa nhà khoa học với nhà nông nhưng vẫn chưa có sự phối hợp đồng bộ với nhà quản lý và nhà kinh doanh. Nếu có sự phối hợp giữa bốn nhà mới có thể thúc đẩy tốt hơn việc phát triển và duy trì nguồn cung ứng rau an toàn cho người tiêu dùng.

Th.sĩ Nguyễn Văn Duyệt- Chi cục BVTV Vĩnh Long, Bản tin Nông nghiệp Vĩnh Long, 2003

Có thể tận dụng sân thượng, sân cát… làm nơi trồng rau. Chỉ cần tranh thủ thời gian ngoài giờ làm việc hàng ngày chăm sóc là đủ, tận dụng nước sinh hoạt để tưới, vừa có rau an toàn để sử dụng.

Với những loại cây rau ăn quả, ăn lá có thể trồng theo cây đơn lẻ (cà chua, ớt, rau thơm, xà lách, cải rổ…) thì trồng trong các chậu gốm đất, giỏ tre đan dày, khay gỗ nhỏ, vỏ bao xi măng cắt bớt phần trên, có độ sâu trên 25 cm là được.

Những loại rau như cải, cải củ, mùng tơi, rau dền, rau muống… thì trồng trong những khay tự tạo hình vuông hoặc chữ nhật, đóng bằng gỗ tận dụng, hoặc tận dụng những thùng vỏ bao các vật dụng, nhưng nhất thiết phải có nhiều lỗ ở đáy để thoát nước. Chiều cao lớp giá thể trên khay cần vừa đủ để rễ cây phát triển (tối thiểu 25 cm). Có thể làm khung nhiều tầng để đựng khay.

Giá thể (hỗn hợp đựng trong chậu, khay để gieo trồng cây) có thể là mùn cưa, bã mùn xơ dừa, đất sạch có thành phần cơ giới nhẹ, cát mịn, mùn hữu cơ đã ủ hoai mục, tất cả đều phải sạch. Sử dụng hạt giống, cây giống tốt, sạch bệnh để gieo trồng (nên mua hạt giống tại những địa chỉ tin cậy, đảm bảo chất lượng). Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng cách ngâm hạt vào nước lạnh 3-5 giờ, rồi vớt ra, để cho ráo nước mới gieo.

Gieo hạt hoặc trồng cây vào khay, chậu: giá thể phải được trộn đều, có thêm một ít phân đạm, lân, kali nếu trồng theo những cây đơn lẻ, tưới nước đủ ẩm trước khi cho vào trong chậu, khay. Mật độ gieo tùy thuộc vào từng loại giống rau, nhưng trung bình khoảng 10 gam hạt/40 cm2 bề mặt giá thể là thích hợp. Rắc phủ một lớp giá thể mỏng lên trên lớp hạt giống đã gieo. Khi hạt đã nảy mầm, thỉnh thoảng chuyển khay rau mầm ra ngoài nắng (nếu để khay theo tầng), sau đó lại đặt vào để tăng chất lượng rau mầm.

Duy trì chế độ tưới nước hàng ngày, mỗi ngày 2 lần (vào lúc sáng sớm và chiều mát), chỉ tưới đủ ẩm. Nếu là rau mầm thì không cần bón thúc bất cứ loại phân nào, không phải phun thuốc bảo vệ thực vật. Nếu rau trồng theo cây đơn lẻ thì phải bón thúc, chú ý lượng bón thích hợp, tránh bón thừa phân.

Thời gian thu hoạch rau mầm trong khoảng từ 5-12 ngày sau gieo tùy từng loại rau. Nên thu hoạch đúng lúc và bảo quản tốt để rau có chất lượng cao; thu hoạch gọn trong khoảng thời gian nhất định để quay vòng lượt khác. Với những loại cây rau trồng theo cây đơn lẻ thì thu hoạch nhiều lần mỗi khi quả chín, tỉa những lá gốc hoặc nhổ cả cây.

Trần Duy Khả (Trung tâm KNKN Bình Định) – Báo Bình Định, 8/3/2011

Thời gian qua, ngộ độc thực phẩm trong đó có rau, củ ngày càng gia tăng. Để giảm các vụ ngộ độc do rau, củ, không có cách nào khác là nông dân phải sản xuất rau theo quy trình an toàn. Thực tế, sản xuất rau an toàn không khó, trong khi hiệu quả đem lại rất cao.

Kỹ sư Nguyễn Công Tú, Phó chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật Đồng Nai, cho hay: Nói đến sản xuất rau an toàn nhiều nông dân cứ nghĩ là rất khó thực hiện, song nhiều công đoạn trong sản xuất rau an toàn hiện nông dân đã và đang làm. Theo đó, đất trồng rau an toàn phải được cày bừa kỹ, phơi ải, bón vôi bột với số lượng từ 60-100kg/sào để diệt một số mầm bệnh gây hại trong đất. Sau đó, khoảng 10-15 ngày có thể làm luống để gieo trồng các loại rau. Tuy nhiên, với đất chuyên trồng rau, đất có tiền sử dịch bệnh nặng, trước khi gieo trồng nên xử lý đất bằng một số loại thuốc như: Hidrocop 77WP, Coc 85WP.

Sản xuất rau an toàn ở huyện Xuân Lộc.

– Đối với rau ăn lá, nông dân đánh luống cao khoảng 15-20cm và rộng 80-100cm; còn các loại rau ăn quả dài ngày như: khổ qua, dưa leo, đậu, mướp… bố trí hàng cách hàng 120-140cm và luống cao 20-25cm, riêng mùa mưa đánh luống cao 30cm.

– Nước tưới cho rau chỉ dùng nước giếng khoan, giếng đào, nước từ sông, suối, hồ không bị ô nhiễm các hóa chất và sinh vật độc hại. Tuyệt đối không dùng nước thải chăn nuôi, nước thải công nghiệp, nước ao mương tù đọng… chưa qua xử lý để tưới cho rau.

– Phân bón cho rau nên dùng nhiều phân hữu cơ ủ hoại để tăng độ mùn, độ phì nhiêu của đất. Nông dân có thể tận dụng phân gia súc, cây xanh, phế phẩm nông nghiệp ủ với EM hoặc nấm Trichoderma làm phân hữu cơ. Trường hợp không tự làm được phân hữu cơ, bà con có thể dùng phân hữu cơ vi sinh Humix, Komix. Lượng phân hữu cơ cần bón cho rau ăn lá 1-2 tấn/lứa/sào và rau ăn quả 2-3 tấn/lứa/sào, chủ yếu bón lót, bón thúc giai đoạn đầu. Riêng với phân hóa học nên sử dụng hợp lý và cân đối giữa các loại phân đạm – kali – lân; liều lượng bón dựa trên nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của từng loại rau. Không lạm dụng phân đạm để tăng năng suất (nhất là rau ăn lá), không bón lượng đạm vượt quá nhu cầu của cây. Kết thúc bón đạm hoặc phun lên lá trước khi thu hoạch từ 7-10 ngày với rau ăn lá và 10-15 ngày với rau ăn củ, quả.

Khi bón phân hóa học, bà con nông dân nên theo phương pháp sau để tránh tồn dư chất gây hại trong rau:

* Phân đạm: Dùng bón thúc, bón lót hoặc pha loãng phun lên lá có thể bón rải nhiều lần trong vụ. Tránh bón phân đạm lúc trời nắng gắt, trời mưa, còn sương đọng.

* Phân lân: Là loại phân khó tan, tác dụng chậm nên chủ yếu dùng bón lót, bón thúc sớm.

Bên cạnh đó, nông dân phòng trừ sâu bệnh cho rau bằng cách áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại (IPM). Cụ thể, chọn giống tốt có khả năng kháng sâu bệnh, gieo trồng mật độ thích hợp, bảo vệ nguồn thiên địch, làm nhà lưới, dùng màng phủ ny-lông… và chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết. Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học có độ độc thấp và phải dùng theo phương pháp “4 đúng”: đúng thuốc, đúng nồng độ, đúng lúc và đúng cách.

Không nên dùng phân hữu cơ tươi bón hoặc tưới cho rau. Phân hữu cơ cần ủ thật hoai mới được bón, hoặc dùng phân hữu cơ vi sinh vật để bón. Không nên dùng nước thải sinh hoạt chưa xử lý để tưới cho rau và dùng phân chế biến từ rác thải thành phố, vì trong loại rác thải này có chứa nhiều kim loại nặng. Phân hữu cơ nên trộn với phân lân, vôi và kali bón lót (bón trước khi gieo hay trồng) cho ruộng rau, bón xong rồi cày đất, bón theo hốc hoặc theo luống, hàng.

Bón theo hốc: trộn đều phân bón vào từng hốc, lấp đất rồi trồng, nhằm tập trung phân bón (tiết kiệm được phân), thường áp dụng cho cây có khối lượng thân lá lớn, thời gian sinh trưởng dài. Bón theo hàng (rãnh) lấp phân rồi trồng theo hàng. Bón rải đều trên mặt luống, trộn đều vào đất trước khi gieo hoặc trồng.

Một năm bón cho 1ha khoảng 20 tấn phân chuồng hoai mục, hoặc phân hữu cơ vi sinh (đã được chế biến từ phế phụ phẩm nông nghiệp), 500kg phân supe lân hoặc lân nung chảy, 250-300kg phân kali. Bón một lần hoặc chia làm hai lần trong năm vào lúc thuận tiện thời tiết, làm như vậy đất sẽ tơi xốp và có dự trữ lân, kali, lưu huỳnh, magiê và các chất dinh dưỡng khác

Đối với rau ăn lá: chúng ta phải định kỳ theo đặc điểm của loại rau ăn lá đang trồng mà tưới phân đạm càng pha loãng càng tốt và tưới vào gốc, tránh tưới trên lá. Nồng độ bón thúc tăng theo thời gian sinh trưởng: cây con 1% và cây trưởng thành 3%. Trước lúc thu hoạch rau 15-20 ngày nên ngưng tưới phân đạm để lượng Nitrat trong rau không quá cao.

Cây rau có thể hút các chất điều hòa sinh trưởng và chất dinh dưỡng qua lá, nếu dùng biện pháp này có thể tăng năng suất rau, song các chất điều hoà sinh trưởng là các chất có thể gây độc cho người và gia súc. Các chất này khi thu hoạch có khi vẫn còn bám trên mặt lá, nếu người tiêu dùng không rửa kỹ sẽ rất có hại. Người trồng rau không nên dùng bất kỳ loại phân phun lá nào cho các loại rau.

Các hỗn hợp hoá chất chỉ pha chế vừa đủ dùng. Nếu dùng không hết cần phải xử lý không gây ô nhiễm môi trường. Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải được vệ sinh sạch sẽ và phải thường xuyên bảo dưỡng. Lập nhật ký và hồ sơ theo dõi việc sử dụng hoá chất cho rau (ghi ngày tháng, liều lượng, tên hoá chất…).

Phan Văn (Trung tâm ƯDTBKH&CN) – Báo Nghệ An, 28/04/2009

Sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm và xây dựng nhiều mô hình trên diện rộng thành công, mới đây Trung tâm nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng trực thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đưa ra khuyến cáo bà con nông dân và các hộ gia đình ở thành phố áp dụng kỹ thuật trồng rau an toàn trên nền giá thể GT 05.

GT 05 là giá thể sinh học không đất, có hàm lượng chất hữu cơ (OM) và dinh dưỡng cao: 44% chất hữu cơ (OM), 1,2% đạm (N), 0,8% lân (P2O5), 0,7% kali (K2O) và các dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết khác cho cây trồng. Giá thể GT 05 cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, có độ tơi xốp, thoáng khí, nhẹ, sạch nguồn bệnh, không có tuyến trùng, hút và giữ ẩm tốt. Trong sản xuất rau an toàn, GT 05 được sử dụng làm bầu gieo ươm cây rau giống, sản xuất rau mầm, rau thương phẩm như các loại rau ăn lá, rau ăn quả rất hiệu quả và tiện lợi.

Kỹ thuật sản xuất rau mầm

Cho giá thể vào khay (khay nhựa, hộp xốp, chậu thưa, rổ, rá…) có độ dày từ 2-3cm rồi dùng tay ấn nhẹ cho bề mặt phẳng. Hạt giống sản xuất rau mầm (cải củ, rau muống, đậu Hà Lan, đỗ xanh…) được ngâm trong nước ấm 30-45oC (2 phần nước sôi + 1 phần nước lạnh) từ 1 đến 2 giờ rồi vớt ra để ráo. Rắc đều hạt giống đã ngâm no nước lên bề mặt giá thể với mật độ dày, khoảng 20g hạt giống cho 1 khay có kích thước 50 x 60cm. Dùng tay ấn nhẹ cho hạt tiếp xúc với giá thể. Đem các khay hạt đã gieo xếp vào chỗ tối, nếu không có điều kiện thì che bớt 50% ánh sáng trong 1-2 ngày đầu. Thường xuyên giữ đủ ẩm cho rau mầm bằng cách tưới nhẹ 2 lần/ngày. Sau 5-10 ngày cho thu hoạch 1 lứa rau mầm tùy theo loại rau. Dùng dao, kéo cắt sát gốc hoặc nhổ cả rễ. Sau mỗi lần thu hoạch, phơi khô giá thể để tái sử dụng bằng cách bổ sung thêm dinh dưỡng, tỷ lệ cho rau ăn lá: N:P:K=1:1:1 và rau ăn quả 8:4:8.

Kỹ thuật trồng rau ăn lá và rau ăn quả

Cách làm tương tự như đối với trồng rau mầm nhưng mật độ gieo thưa hơn, lượng giống chỉ bằng khoảng 1/5 so với trồng rau mầm (4-5g/khay). Độ dày của giá thể cần đạt ít nhất 5-7cm, trong đó: với các loại rau ăn lá như rau muống, các loại cải, mồng tơi, rau dền… giá thể dày từ 5-10cm; các loại rau ăn quả như cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, mướp… có độ dày từ 20-25cm. Sau khi đã gieo, khay hạt giống được đặt nơi có nhiều ánh sáng như ngoài sân, lan can, sân thượng và hàng ngày tưới đủ ẩm cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Với rau ăn lá 25-30 ngày sẽ cho thu hoạch (rau muống, rau dền, các loại cải, mồng tơi…) thì nên ngắt ngọn từ lá thứ 3 để kích thích cây phát triển nhiều nhánh phụ. Sau khi thu hoạch được 3-4 lứa cần bổ sung phân bón hữu cơ (khoảng 2 nắm/khay) sau mỗi lần thu hoạch. Sau mỗi đợt trồng, giá thể có thể được tái sử dụng bằng cách phơi khô (để diệt nấm bệnh, côn trùng) và trộn thêm 50% giá thể mới rồi trồng lại như cũ.

Kỹ thuật trồng rau mầm, rau ăn lá hoặc rau ăn quả

Cách làm tương tự như trồng rau ăn lá và rau ăn quả nhưng mật độ hạt được gieo dày hơn (10-20g/khay). Sau khi gieo từ 5-10 ngày, tức hạt đã nhú 2 lá thật, tiến hành tỉa thưa dùng làm rau mầm, chỗ còn lại (khoảng 1/5 số cây ở khay) tiếp tục chăm sóc để lớn thành rau ăn lá hoặc rau ăn quả. Thường xuyên tưới đủ ẩm, bổ sung thêm dinh dưỡng bằng các loại phân hữu cơ vi sinh, phân bón hữu cơ qua lá… nhằm đảm bảo có đủ dinh dưỡng tốt nhất sẽ cho năng suất cao, chất lượng rau, quả cao nhất.

Nguyên Khê – NNVN, 21/10/2008

Hội đồng Khoa học Công nghệ (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa nghiệm thu và cho phép áp dụng vào sản xuất đề tài nghiên cứu sản xuất rau ăn lá (cải xanh, cải ngọt) an toàn, chất lượng cao của Viện Bảo vệ thực vật. Kinh tế nông thôn xin giới thiệu cùng bà con.

Chọn và làm đất: chọn đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát, đất phù sa ven sông có độ pH từ 5, 5 đến 6,8; đất giữ được độ ẩm, thoát nước tốt, không bị nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen. Làm đất tơi xốp, phơi ải. Lên luống đủ cao để thoát nước tốt. Trước khi trồng lứa khác cần xử lý đất để hạn chế sâu bệnh bằng cách rắc vôi bột (300kg/ha).

Thời vụ: Thích hợp nhất là vụ đông xuân. Với vụ hè và hè thu nên làm lưới để che nắng và mưa lớn.

Phân bón: Lượng phân bón lót cho 1ha gồm 10 – 15 tấn phân chuồng hoai mục, 140 – 150kg supe lân, 50 – 60kg kali. Bón thúc 55 – 60kg đạm urê hoặc 2 -3 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh. Ngừng bón phân trước khi thu hoạch 10 – 12 ngày.

Trồng và chăm sóc: Chỉ sử dụng các giống khỏe mạnh, có độ nảy mầm cao. Cải xanh, cải ngọt có thể gieo trực tiếp; cải làn, cải bẹ, cải chíp nên gieo thành cây con rồi nhổ trồng. Trồng với khoảng cách:10 x 10 -12cm (cải xanh), 10 x 20cm (cải ngọt). Sử dụng nguồn nước tưới sạch, tưới đủ ẩm, không để đọng nước.

Có thể trồng xen cải xanh, cải ngọt với các cây trồng khác như thìa là, cà chua.

Phòng trừ sâu hại:

Bẫy cây trồng: Trồng xen cây trồng khác không thu hoạch trên diện tích nhỏ để tập trung phun thuốc như cải dại, cải mù tạt. Khi thu hoạch để lại từng đám nhỏ (khoảng 1m2) dẫn dụ bọ nhảy rồi phun thuốc tiêu diệt.

Giống: Sử dụng giống có khả năng chống chịu bệnh.

Biện pháp thủ công: Ngắt ổ trứng chưa hoặc mới nở của sâu khoang, sâu róm. Sử dụng bẫy dính màu vàng, bẫy Pheromone để dẫn dụ và tiêu diệt sâu bọ.

Biện pháp sinh học: Bảo vệ thiên địch của sâu hại rau, điển hình như ong ký sinh sâu tơ, dòi ăn rệp, bọ cánh cứng, cánh ngắn… Sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học và thảo mộc ở thời kỳ đầu như Azadirachtin 9, Retonone…

Biện pháp hóa học: Xử lý cây con, hạt giống trước khi gieo trồng để hạn chế sâu bệnh (Oxolinic acid + metalaxyl + Fipronil + phụ gia hoặc nhúng phần thân lá cây con trong dung dịch Bt + Fipronil trong 5 giây, để khô trước khi trồng). Tăng cường sử dụng các loại thuốc sinh học, thảo mộc. Sử dụng thuốc đúng nồng độ, liều lượng và tuân thủ thời gian cách ly.

PV – KTNT, 09/06/2008

Công Nghệ Sản Xuất Rau Sạch Không Dùng Đất

(KHCN)-Chỉ với bọt biển, hộp xốp, nước dung dịch, mùn cưa và trấu – những nguyên liệu rẻ tiền có thể tìm thấy ở bất cứ đâu – và một động tác chăm sóc duy nhất: cung cấp dung dịch cho cây, bạn hoàn toàn đã có một vườn rau sạch trong vòng… 1 tháng. Siêu tưởng. Không! Hoàn toàn là sự thật bởi ý tưởng này đã được thực hành trong thực tế và bước đầu thu được những kết quả khá khả quan.

Những ngày này, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang được đặt ra bức thiết hơn lúc nào hết. Nhiều bà nội trợ đã phải chọn rau có nhiều sâu để tránh thuốc trừ sâu, chọn củ quả còi cọc để tránh thuốc tăng trưởng. Rau sạch đang là khao khát của của mọi gia đình.

Vì thế, ý tưởng về một vườn trồng rau sạch không cần đất của chúng tôi Hồ Hữu An, Khoa Nông học Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, đã ngay lập tức gây được sự chú ý của dư luận. Không chỉ đáp ứng nhu cầu sạch, rẻ, vườn rau không cần đất của chúng tôi An còn rất dễ dàng tiện lợi khi trồng trọt.

Những ưu điểm nổi trội của công nghệ trồng không dùng đất là rau không bị ô nhiễm các kim loại nặng vốn có trong đất hay các hóa chất độc hại, vi sinh vật có hại như khi phải trồng rau bằng đất. Nguồn phân bón được dễ dàng quản lý, giúp cho rau không bị nhiễm các độc tố như nitrat. Người trồng rau cũng luôn chủ động được về thời vụ, điều chỉnh chính xác độ pH và EC.

Các chuyên gia đánh giá công nghệ trồng rau không dùng đất có phạm vi ứng dụng khá linh hoạt. Nó có thể được áp dụng cho những cơ sở trồng rau quả có quy mô lớn, có mái che hay ngoài trời, cũng có thể áp dụng ở quy mô nhỏ cho từng hộ gia đình, thậm chí là ngay trên ban công, sân thượng của các khu nhà cao tầng. Công nghệ này cũng phù hợp với những nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vùng hải đảo, khu vực khô cằn, thiếu đất và nước canh tác.

Mở Rộng Sản Xuất Rau An Toàn Ở Nghệ An: Còn Nhiều Bất Cập

Rau an toàn ở Nghệ An vẫn chưa có được thị trường tiêu thụ ổn định.

Khó ở khâu tiêu thụ

TP. Vinh có 8 xã có đất chuyên trồng rau và được coi là địa phương có những bước đi khá mạnh dạn trong gây dựng các vùng trồng RAT, với hy vọng sẽ có một thương hiệu riêng cho sản phẩm rau thành phố. Thế nhưng, sau bao nỗ lực đầu tư, trong  8 xã chuyên trồng rau của chúng tôi mới chỉ có rau ở xã Nghi Ân được cấp giấy chứng nhận RAT VietGAP. Tuy nhiên, ngay tại Nghi Ân, việc mở rộng diện tích sản xuất RAT vẫn còn nhiều khó khăn.

Ông Sơn ở xóm 8, xã Kim Bình, nông dân có thâm niên trồng rau, cho biết, ngay từ năm 2007, ông bắt đầu tiếp cận phương thức sản xuất RAT. “Bây giờ tôi chỉ trồng RAT vì ngoài việc đảm bảo cho người tiêu dùng, ngay cả người sản xuất cũng an toàn hơn vì ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), khi thu hoạch cũng đủ thời gian cách ly nên không gây độc hại cho người hái. Thế nhưng, vấn đề tiêu thụ vẫn còn khó khăn. Chỉ khi rau khan hiếm mới có người đến lấy tận ruộng, còn lại gia đình tự đưa lên chợ Vinh, chợ Nghi Phú, chợ Cọi bán. RAT có giá không khác gì rau sản xuất bình thường, thậm chí còn khó bán hơn vì hình thức không đẹp bằng”, ông Sơn chia sẻ. 

Năm 2013, chúng tôi phối hợp cùng người dân đầu tư xây dựng hệ thống nhà lưới để sản xuất RAT nhưng thất bại vì không phù hợp, vào mùa hè thì nóng quá mà mùa đông hay bị úng ngập nên hiện tại bà con đã dỡ lưới, trồng một số loại rau bình thường hoặc ớt cay. Hiện, toàn xã Nghi Ân có khoảng 5ha RAT ở hai xóm Kim Bình và Kim Trung. Theo Phó chủ tịch UBND xã Nghi An, ông Nguyễn Đình Trúc, qua mấy năm triển khai, được tập huấn thường xuyên, bà con đã thành thạo về kỹ thuật, quy trình chăm sóc, chỉ khó khăn ở khâu tiêu thụ. “Mỗi khi triển khai đưa một loại cây trồng mới, một kỹ thuật mới, điều chúng tôi lo lắng nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm, bởi nếu không làm tốt khâu này thì coi như nắm chắc phần thất bại. Tuy thành phố đã có nhiều biện pháp như tạo điều kiện cho doanh nghiệp vào đầu tư, giúp xã tiếp cận các nhà hàng, siêu thị lớn nhưng kết quả không mấy khả quan. Trong hai năm 2013 và 2014, một phần sản phẩm RAT được các công ty Phú Tứ, Á Châu bao tiêu sản phẩm, dù khối lượng không đáng kể. Còn hiện nay, bà con hoàn toàn tự đem đi bán ở các chợ, giá bán không có gì phân biệt với các loại rau sản xuất theo phương pháp thông thường, thậm chí không bằng và khó bán hơn vì rau xấu hơn do thời gian cách ly dài”.

Cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp vào cuộc

Với hơn 1.800ha rau vụ đông, Quỳnh Lưu  được xem là  vùng trọng điểm rau lớn nhất của Nghệ An. Những năm qua, cùng với các chương trình của tỉnh, huyện đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng và mở rộng các vùng sản xuất RAT. Như trong hai năm 2009 – 2010, địa phương được Viện Khoa học Bắc Trung Bộ hỗ trợ xây dựng chương trình sản xuất RAT theo tiêu chuẩn GAP; năm 2015, Chi cục Quản lý chất lượng nông – lâm sản và thủy sản tư vấn quy trình thực hành nông nghiệp tốt; dự án trồng RAT theo quy trình VietGAP tại các xã Quỳnh Minh, Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng,… Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Dinh, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, thì dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng vấn đề sản xuất RAT ở Quỳnh Lưu vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Trong đó, bất cập nhất vẫn là vấn đề cấp giấy chứng nhận RAT và đầu ra sản phẩm. RAT của Quỳnh Lưu chưa “vào” được nhiều siêu thị do nhiều lý do như lượng sản phẩm các siêu thị ký kết không nhiều so với khối lượng rau sản xuất hàng ngày của địa phương; sau khi kết thúc các mô hình, việc cấp giấy chứng nhận RAT không thực hiện được, cũng chưa có hệ thống bán RAT riêng nên dễ gây tâm lý chán nản cho người trồng.

Để có sản phẩm rau an toàn cần tuân thủ nghiêm mọi quy trình, đặc biệt là khâu làm đất, sử dụng phân bón…

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã hình thành nhiều vùng sản xuất rau tập trung ở Quỳnh Lưu, Diễn Châu, TP.Vinh, Nam Đàn; việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) cũng được tập trung đẩy mạnh. Đã có những mô hình tổ chức sản xuất, sơ chế, kinh doanh và tiêu thụ RAT ở các địa phương khá thành công. Những năm gần đây,  nhiều đơn vị, tổ chức đã hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất RAT như Trạm khuyến nông các địa phương,  Sở Khoa học và Công nghệ, Tổ chức JICA (Nhật Bản)… Nhiều mô hình đã thành công như: mô hình 10ha RAT ở Diễn Thành (Diễn Châu), Nghi Ân (TP.Vinh); năm 2014 Tổ chức JICA đã triển khai 4 điểm sản xuất rau GAP ở Nghi Liên, Nghi Ân (TP.Vinh), Hưng Phú (Hưng Nguyên) và Vân Diên (Nam Đàn);…

Tuy nhiên, trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu thụ rau vẫn còn nhiều bất cập cần được tháo gỡ. Một trong những vấn đề nổi cộm là sản xuất chủ yếu còn phân tán, nhỏ lẻ, canh tác theo truyền thống; quy trình sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất rau quả đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, việc tổ chức quản lý, giám sát, xác nhận triển khai còn chậm và thiếu đồng bộ; tổ chức liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Điều dễ nhận thấy nhất là Nhà nước đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ đắc lực, nông dân sẵn sàng tham gia và thực tế đã chứng minh là người dân có thể đảm bảo sản xuất theo đúng quy trình, nhưng yếu nhất vẫn là khâu doanh nghiệp “vào” với nông dân, đảm trách khâu tiêu thụ sản phẩm.

Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Văn Lập, cho biết: Trong kế hoạch, Nghệ An phấn đấu đến năm 2020  có 6.000ha RAT trong tổng số 1.600ha rau của tỉnh, cho hiệu quả sản xuất tăng 15 -20% so với sản xuất thông thường. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay vẫn là làm sao tạo được mối liên kết chặt chẽ và thực sự hiệu quả giữa sản xuất và tiêu thụ. Nếu cứ để tình trạng như hiện nay, RAT không có hệ thống cửa hàng tiêu thụ riêng, nông dân trồng rau xong vẫn phải tự đem ra bán ở chợ, hầu như chưa có nhãn mác chứng nhận để phân biệt với rau thông thường trong khi sản xuất RAT đòi hỏi quy trình chăm sóc riêng, đầu tư cao hơn nhưng năng suất thường thấp hơn và mẫu mã không đẹp bằng, thì rất dễ gây tâm lý chán nản cho người trồng rau. Trong khi đó, dù công tác tuyên truyền đã được quan tâm, nhưng thực tế nhận thức của người trồng rau cũng như người tiêu dùng vẫn còn hạn chế, chưa có thói quen tìm RAT để sử dụng và còn ham rau rẻ.

Để có thể đạt được mục tiêu trong sản xuất RAT, cần có những chính sách phù hợp để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất RAT, hỗ trợ để doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, mặt bằng xây dựng các quầy hàng, điểm sơ chế, làm sao để các doanh nghiệp thực sự là “đầu tàu” liên kết sản xuất, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, đầu tư các dự án sản xuất RAT, rau công nghệ cao. Đặc biệt, cần tiếp tục củng cố, đổi mới, phát triển các HTX, tổ hợp tác theo Luật HTX năm 2012 để liên kết với doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất RAT. Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ người sản xuất, ít nhất là trong khâu phân tích điều kiện đất đai, cơ sở hạ tầng, cấp giấy chứng nhận RAT… Các mô hình điểm về sản xuất RAT phải được xây dựng khép kín theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Đồng thời tăng cường kiểm soát sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát quy trình kỹ thuật và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Thường xuyên lấy mẫu sản phẩm trước khi thu hoạch nhằm kiểm tra chất lượng để đảm bảo sản phẩm RAT đạt các chỉ tiêu chất lượng theo quy định; khi mang đi tiêu thụ tại các cửa hàng, trên bao bì phải có phiếu bảo hành ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như tạo lòng tin cho người tiêu dùng. Cùng với đó, tăng cường quảng bá, tuyên truyền cho người dân từ sản xuất, lưu thông và sử dụng, tạo thói quen sản xuất, sử dụng RAT trong nhân dân.

Từ 1 chuỗi cửa hàng liên kết sản xuất BibiGreen (BBG) thành lập cuối năm 2016, đến nay, Hội Làm vườn Nghệ An đã cho ra đời thêm 6 cửa hàng. Dự kiến, đến cuối năm 2017, nâng lên thành 10 chuỗi liên kết.

Ông Trần Văn Phúc, cán bộ phụ trách chuỗi, cho biết, từ 1 cửa hàng đầu tiên tại chung cư Tân Phát, sau gần 1 năm, BBG đã trở thành hệ thống chuỗi liên kết hàng đầu tại TP.Vinh, với 6 chi nhánh, chiếm giữ những vị trí quan trọng, nhiều người qua lại tại những trục đường chính của thành phố. Từ chỗ nhân sự chỉ có 4 người nay đã nâng lên 36 người. Nếu như lúc đầu hàng hoá còn ít thì nay đã mở ra nhiều đơn vị như: Rau an toàn Nghi Liên (được hỗ trợ bởi tổ chức JICA Nhật Bản), tạo thêm việc làm cho 20 hộ nông dân; gà đồi Thanh Chương, vừa mới xây dựng thương hiệu tháng 6/2017; giò Nam Đàn; cam, ổi Nghĩa Đàn…

Hoàng Thành – Hoàng Thăng

Bạn đang đọc nội dung bài viết Sản Xuất Rau An Toàn Không Lo Thiếu Thị Trường trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!