Cập nhật nội dung chi tiết về Sản Phẩm Đầu Trâu Nericca Cho Cà Phê Mùa Khô mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mùa khô tại Tây Nguyên bắt đầu từ tháng 12 – tháng 4 hàng năm, vào thời gian này khí hậu trong vùng luôn khô, lạnh và gió mạnh; Các cây trồng, nhất là cây cà phê và hồ tiêu buộc phải “ gồng mình” chống chịu với tình trạng cây bị mất nước, tiêu hao nhiều dinh dưỡng, nói chung cây trồng muốn tồn tại và hoàn thành ra hoa với cà phê và nuôi trái với hồ tiêu trong giai đoạn này thì bộ rễ của cây có vai trò rất quan trọng, rễ phải khỏe, hoạt động mạnh hơn để hút dinh dưỡng và nước, muốn vậy rễ phải ra được một hệ thống rễ non mới trong điều kiện khắc nghiệt. Để giúp rễ đạt được những yêu cầu trên một sản phẩm có tên ĐẦU TRÂU NERICCA của Công ty CP Bình Điền – MeKong có tác dụng vừa là dinh dưỡng khoáng vừa là chế phẩm điều tiết sinh trưởng rất phù hợp cho cây cà phê mùa khô.
ĐẦU TRÂU NERICCA – Thành phần:Nts 5%, P2O5hh 13%, CaO 11%, MgO 4, SiO2hh: 6%, phụ gia đặc biệt ngoại nhập. – Công dụng: 1. Phục hồi bộ rễ: – Tạo bộ rễ mới cho cà phê, hồ tiêu. Rễ non ra nhiều và phát triển mạnh – Cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây giai đoạn sau thu hoạch. – Tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tiết kiệm lượng phân NPK bón cho cây. 2. Kích ra hoa: – Thúc đẩy phân hóa mầm hoa mạnh, ra hoa tập trung, tạo trái đồng loạt. – Tăng hiệu suất sử dụng phân vô cơ của cây hồ tiêu và cà phê. – Tăng sức chống chịu cho cà phê với thời tiết khắc nghiệt của mùa khô. 3. Cải tạo đất: – Ngăn ngừa hiện tượng đất chua do Fe, Al gây độc hco cây cà phê và hồ tiêu. – Giảm độ suy kiệt trong đất đặc biệt vào mùa mưa. – Cách dùng: Chuyên cho cà phê và hồ tiêu kinh doanh. Cà phê: dùng 1 – 1,5 kg bón cho 100 cây, bón kết hợp với những lần tưới nước mùa khô, có thê trộn với phân bón NPK hoặc phân đơn. Hồ tiêu: đùng 1 – 1,5 kg bón cho150 trụ, bón kết hợp với những lần tưới nước mùa khô, có thê trộn với phân bón NPK hoặc phân đơn.
Chăm Sóc Cà Phê Tháng Cuối Mùa Khô, Đầu Mùa Mưa
Vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa là giai đoạn cây cà phê phân hóa mầm hoa, hình thành hoa và nở hoa, đậu quả, quả non phát triển, là giai đoạn ảnh hưởng quan trọng đến năng suất, chất lượng của cà phê. Để vườn cà phê sinh trưởng, phát triển tốt, có năng suất – chất lượng cao, Khuyến nông Việt Nam xin giới thiệu đến bà con nông dân một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc đối với vườn cà phê trong những tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa như sau:
Rệp vẩy xanh và rệp sáp thường phát triển rất mạnh trong những tháng mùa khô và sau đó giảm dần trong những tháng mùa mưa khi thiên địch (các loại côn trùng ăn thịt rệp) xuất hiện nhiều. Rệp chích hút nhựa ở trên những đoạn thân, cành non làm cho cây bị suy yếu. Rệp phát triển luôn kèm theo sự có mặt của kiến và bệnh muội đen. Bệnh muội đen bao phủ lên bề mặt lá làm cho cây không quang hợp được.
Trong những tháng mùa khô, bà con nông dân thường xuyên kiểm tra vườn cây để kịp thời có biện pháp phòng trừ rệp. Chỉ phun thuốc cho những cây có rệp trên những vườn bị rệp, không phun thuốc phòng cho những cây không bị rệp và vườn chưa bị rệp để bảo vệ các loài thiên địch. Bà con có thể sử dụng một trong các loại thuốc như Supracide, Sumithion, Ofatox…
Ngoài phun thuốc diệt rệp, cần diệt trừ các ổ kiến để ngăn ngừa sự lây lan của rệp. Kiến không những bảo vệ rệp khỏi sự tấn công của các loài thiên địch mà còn mang rệp đi lây lan sang các cây khác trên vườn. Riêng đối với rệp sáp, để tăng hiệu lực của thuốc nên hòa thêm 1% dầu hỏa vào thuốc trước khi phun.
Chỉ bón phân sau khi đã có một vài trận mưa lớn, đất đủ ẩm.
Đối với phân lân nên bón một lần vào đầu mùa mưa với lượng từ 500 – 800kg/ha, bằng cách rải đều trên mặt đất.
Đối với phân đạm và phân kali có thể trộn chung để bón. Trước khi bón đào rãnh xung quanh mép tán lá rộng khoảng 20 cm, sâu 10cm, sau đó rải phân đều xung quanh rãnh rồi lấp đất trở lại. Ở đợt bón đầu nên sử dụng phân đạm là loại phân SA (sulphate amonium), các lần sau có thể dùng phân đạm là phân urê.
Điều kiện ở Tây Nguyên do mưa lớn và tập trung trong một số tháng nên để hạn chế sự rửa trôi, đồng thời tiết kiệm được công lao động, bà con nên sử dụng các loại phân bón viên tổng hợp chuyên dùng cho cà phê như NPK 16-8-16-13S; NPK 16-8-18 +7S+ B2O3 +TE … với lượng khoảng từ 1.500 – 1.800kg/ha, bón 3- 4 lần trong những tháng mùa mưa.
3. Đánh bỏ chồi vượt và rong tỉa cây che bóng
Sau những đợt tưới nước trong những tháng mùa khô, chồi vượt bắt đầu phát triển rất mạnh, vì vậy phải kịp thời đánh bỏ để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi những cành mang quả.
Khi mùa mưa bắt đầu được khoảng một tháng, tiến hành rong tỉa các cây che bóng trong vườn sao cho cành thấp nhất của cây che bóng cách tán lá cà phê khoảng 3 m, làm cho vườn cây thông thoáng, hạn chế được sâu bệnh hại và tạo điều kiện tốt cho cây quang hợp.
TS. Hoàng Thanh Tiệm – TTKNQG
Bình Luận
Powered by Facebook Comments
Chăm Sóc Cà Phê Vào Mùa Khô
CHĂM SÓC CÀ PHÊ VÀO MÙA KHÔ
Làm sao khắc phục hiện tượng năm được mùa năm mất mùa trên cây cà phê? Cà phê cũng như các cây trồng khác, nếu năm này năng suất cao thì năm tiếp theo năng suất có xu hướng giảm. Điều đấy là bình thường vì vụ trước cây đã huy động tối đa năng lực để cho năng suất cao nên dinh dưỡng không còn đủ cho năng suất cao ở vụ kế tiếp. Cây cà phê bị hiện tượng năm được năm mất trước hết là do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Khách quan là do các điều kiện thời tiết, dịch hại, chủ quan là quy trình chăm sóc không đạt nhu cầu như cây cà phê đòi hỏi. Các điều kiện chủ quan trước hết là có thể do bà con đã không chọn được giống tốt. Các giống do Viện Khoa học Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên phóng thích trong thời gian qua đã khắc phục được hiện tượng năm được năm mất.
Nguyên nhân thứ 2 là không có cây che bóng. Nhiều bà con đã đánh giá không hết tác dụng của cây che bóng nên vườn cà phê bị nắng, nóng, bị mặt trời thiêu đốt quá dữ trong mùa khô khiến cho cây bị ảnh hưởng nặng nề; một nguyên nhân khác là bà con chưa nắm vững quy trình kỹ thuật chăm sóc nên việc tưới nước đúng lúc, đủ và bón phân không kịp thời. Bà con chú ý rằng với dinh dưỡng thì năng suất vụ trước càng cao thì càng phải tăng lượng bón và số lần bón. Tuy nhiên, việc chăm sóc cây khỏe ngay từ đầu, từ năm trước là hết sức quan trọng. Nếu cây không khỏe thì khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng hạn chế cho dù có được bón nhiều phân hơn. Nếu thực hành đúng các quy trình chăm sóc cà phê thì sẽ hạn chế được bất lợi do các yếu tố khách quan, giảm thiểu được hiện tượng năm được năm mất.
Cách bón phân cho cà phê trong mùa khô như thế nào? Trong thực tế, bà con nông dân thường chỉ bón phân urea hay sunphát amôn (SA) trong mùa khô kết hợp với tưới. Đây là những các dạng phân đạm dễ tan và việc bón các loại phân này đã đáp ứng một phần nhu cầu đạm của cây nên cà phê có xanh tốt hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ bón phân đạm như trên thì không đáp ứng được nhu cầu lân, kali và các trung vi lượng của cây cà phê trong giai đoạn phân hóa mầm hoa, nở hoa, đậu quả trong mùa khô. Sở dĩ nông dân thường bón urea hay SA là vì các loại phân bón trong mùa mưa không hoàn toàn thích hợp để bón cho cà phê mùa khô và trong những năm trước đây nông dân không có nhiều sự lựa chọn khác. Tuy nhiên hiện nay bà con nông dân đã có thể yên tâm nhờ phân bón Max One mùa khô, AAA mùa khô hay Max One NPK 20-5-5-10S+TE, 20-5-6+TE, chuyên dùng cho cây cà phê. Với thành phần đạm cao, lân và kali vừa phải và đầy đủ các chất trung và vi lượng, phân bón Max One giúp cà phê hồi phục nhanh sau thu hoạch, thúc đẩy phân hóa mầm hoa tốt, ra nhiều hoa, hoa nở đều và tập trung, tỷ lệ đậu quả cao, chống rụng trái non.
Trong mùa khô có thể bón từ 2-3 lần phân Max One với lượng 20-30kg/1000m2/lần, kết hợp với các đợt tưới. Nếu thu được năng suất cao thì cây mất sức nhiều nên cần phải bón lượng cao. Bón ngay khi tưới nước lần đầu bằng cách xả nước vào bồn cho gần đủ lượng nước cần tưới để nước ngấm xuống tầng đất dưới. Rải phân vào bồn rồi tưới lại để phân tan ra ngấm vào tầng đất mặt, hạn chế thất thoát phân bón. Vào cuối mùa khô, quả cà phê đã vào giai đoạn lớn nhanh, lúc này nhu cầu lân và kali của cà phê tăng cao, mặt khác cũng là thời điểm đất khô kiệt nhất, lân và kali hòa tan trong đất giảm mạnh nên có thể dùng phân NPK 16-16-8, 20-20-15 để bón kết hợp tưới lần cuối giúp cây cà phê tăng trưởng tốt, ra hoa, đậu quả tập trung, nhiều quả, hạn chế rụng quả non, năng suất tăng cao, chất lượng cà phê tốt. Nhiều người cho rằng giai đoạn phục hồi sau thu hoạch rất quan trọng, quyết định năng suất vụ sau. Có đúng không? Đúng. Cũng như người phụ nữ sau mỗi lần sinh nở thì cần có thời gian nghỉ ngơi, bồi dưỡng phục hồi. Hơn thế nữa, sau khi thu hoạch, cây cà phê gặp điều kiện bất lợi ngay, đấy là gặp mưa lạnh ở thời điểm đầu và khô hạn, nóng sau ở thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán. Bởi vậy việc khẩn trương phục hồi cho cây là hết sức quan trọng. Điều cần làm ngay sau thu hoạch là vệ sinh vườn, cắt cành tỉa nhánh, phát hiện sâu bệnh hại, tưới nước và bón phân đúng thời điểm sau khi đã có thời gian khô kiệt vừa đủ.
Trên thị trường hiện có loại phân NPK chuyên dùng cho mùa khô. Tác dụng của chúng như thế nào? Mùa khô thường ít nước nên cần loại phân tan nhanh. Thông thường, các loại phân hóa học đều sử dụng công nghệ chậm tan để tăng hiệu quả sử dụng. Trước đây trên thị trường chỉ có urea và SA là tan nhanh nên bà con thường sử dụng, nhưng nhu cầu của cây cà phê không chỉ có đạm mà cần nhiều yếu tố khác để giúp ra hoa đồng loạt, thụ phấn tốt, đậu quả nhiều và chống rụng trái non. Bởi vậy xu hướng hiện nay bà con chuyển sang dùng NPK có bổ sung các trung vi lượng. Thị trường hiện có nhiều hãng cùng sản xuất phân NPK mùa khô cho cà phê. Đặc điểm chung là chúng đều có hàm lượng NPK gần giống nhau, trong đó hàm lượng đạm cao, lân và kali thấp. Công ty cổ phần phân bón Max One đưa ra thị trường loại phân chuyên dùng cho cà phê mùa khô mang nhãn hiệu AAA, Max One mùa khô, ngoài các yếu tố đa lượng tan nhanh thì các vi lượng, hợp chất đặc chủng chuyên dùng vừa đủ cũng đưa ở dạng dễ tan giúp cây hấp thu nhanh và tốt hơn, nên chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu cho cây cà phê. Ngoài ra, cần tỉa những cành khô, cành sâu bệnh, cành già, cành còi cọc hay cành vô hiệu mọc trong tán sát mặt đất hay những cành thứ cấp quá dày vượt trên tán ngay sau khi thu hoạch. Vào cuối mùa khô, sau khi đã bón phân, cành vươn dài thêm, một số cành mới mọc ra, cần tỉa cành tiếp để sửa tán nhằm có được bộ tán cân đối, hợp lý, tập trung dinh dưỡng nuôi quả để có năng suất cao. Cần chú ý phòng trừ rệp sáp, rệp vẩy, bọ xít trong mùa khô, đặc biệt chú ý đến rệp sáp.
Cách Bón Phân Hiệu Quả Cho Cây Cà Phê Mùa Khô
Việc bón phân vào mùa khô rất quan trọng, giúp cây cà phê có đủ chất dinh dưỡng để kích thích quá trình phân hóa mầm hoa nhanh, không bị sượng hoa, ra hoa đậu quả tập trung và nuôi dưỡng trái non.
Bón phân đúng cách cho cà phê năng suất cao chất lượng tốt.
Cây cà phê có khả năng cho năng suất rất cao nếu thỏa mãn các điều kiện sinh thái, đất đai và nguồn phân bón đúng cách hợp lý, hệ thống tưới tiêu tốt. Nếu trong cùng điều kiện sinh thái như nhau, những vườn được cung cấp phân bón đầy đủ, hợp lý sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt hơn.
Phương pháp bón phân khoa học hiệu quả
Bón phân trực tiếp vào đất, quanh gốc cây cà phê, trước khi bón phân cần phải làm sạch cỏ dại.
Tạo rãnh để bón phân cho cây cà phê
Đối với loại cây cà phê mới trồng khoảng 1 năm tuổi, bón lót hỗn hợp phân chuồng cùng với phân NPK theo phương pháp rạch rãnh quanh tán cây, cách gốc khoảng 15 – 20cm, bón phân vào rãnh sau đó lấp đất sâu từ 3 – 5cm.
Đối với loại cây cà phê trồng năm thứ 2 trở đi, áp dụng phương pháp bón phân rải đều theo hình vành khăn hoặc hai bên rộng khoảng 15 – 20cm theo mép tán lá, sau đó xới trộn đều với lớp đất mặt và lấp đất quanh gốc cây.
Rải đều phân bón quanh gốc cây cà phê
Lưu ý bón phân cho cây cà phê:
Để bảo toàn được lượng phân bón không bị ảnh hưởng bới các yếu tố bên ngoài môi trường như: bay hơi khi gặp nắng, không bị xói mòn khi gặp mưa to, đất đồi dốc và cây cà phê không bị cháy lá (do phân bốc hơi lên lá) bên cạnh đó cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng cho cà phê. Ngoài ra, cần bón phân đúng vào thời kỳ khi đất đã đủ ẩm bằng cách rạch rãnh, bón phân, lấp đất, chú ý không nên chờ để bón theo mưa.
Cần bón phân cho cây cà phê một lần trong mùa khô, kết hợp với việc tưới nước đợt 1 hoặc đợt 2, bón phân đến đâu tưới đẫm nước đến đó để cây có thể hấp thu nhanh chất dinh dưỡng nuôi cây sinh trưởng phát triển tốt nhất.
Loại phân bón: Dinh dưỡng Tiến Nông Cà phê số 1 – Mùa khô của công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông là sản phẩm dinh dưỡng chuyên dùng cho loại cây cà phê. Nhằm phục hồi tính chất lý hóa của đất, cải thiện đặc tính sinh học cho đất, kết hợp với cân đối 13 chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây cà phê và phù hợp với quá trình ra hoa, đậu quả và nuôi trái non phát triển tốt nhất đạt hiệu quả cao cả về năng suất cùng với chất lượng hạt cà phê cho thu hoạch.
Lượng dùng: sử dụng lượng phân bón 400 – 500 g/cây/lần và khoảng từ 500 – 600 kg/ha đất trồng cây cà phê
Cách dùng: Rải đều phân bón quanh tán cây, sau khi rải tưới nhiều nước để cây hấp thu chất dinh dưỡng nhanh.
TIẾN NÔNG khuyên dùng gói giải pháp đồng bộ dinh dưỡng cho canh tác cà phê Tây Nguyên, cải tạo đất bằng “Chất điều hòa pH đất Tiến Nông” và cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho cây cà phê bằng bộ sản phẩm Tiến Nông – Dinh dưỡng cây trồng “Cà phê số 1 – Mùa Khô ; Cà phê số 2 – Mùa Mưa ; Cà phê số 3 – Giữa và cuối mùa Mưa” . Gói giải pháp đồng bộ dinh dưỡng canh tác cây cà phê đã được khẳng định qua các mùa vụ và trở thành quy trình áp dụng rộng rãi tại các nông hộ, trang trại, các nông lâm trường, công ty lớn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
Tổng hợp: Duyên Hoàng
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sản Phẩm Đầu Trâu Nericca Cho Cà Phê Mùa Khô trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!