Đề Xuất 3/2023 # Quy Trình Trồng, Chăm Sóc, Thu Hái Và Bảo Quản Hạt Giống Jatropha # Top 11 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Quy Trình Trồng, Chăm Sóc, Thu Hái Và Bảo Quản Hạt Giống Jatropha # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Quy Trình Trồng, Chăm Sóc, Thu Hái Và Bảo Quản Hạt Giống Jatropha mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Quy trình trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản hạt giống Jatropha

1. Giới thiệu về cây jatropha (Cọc Rào Cọc Giậu)

Có tên khoa học là Jatropha Curcas L., tên Việt Nam là Cọc Rào và Cọc Giậu, thuộc họ Thầu Dầu (Euphor biaceac), chi Jatropha, phân bố rộng khắp ở các nước nhiệt đới, á nhiệt đới như Mianma, Việt Nam, Thái Lan, Philiphin, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, Uganda … có nguồn gốc từ châu Mỹ. Jatropha được cả thế giới đánh giá là cây thân gỗ lâu năm để sản xuất dầu diesel sinh học lý tưởng nhất hiện nay. Toàn bộ thân, lá, vỏ cây, hạt đều có thành phần độc như phytotoxin còn gọi là curcin và nhiều loại hoạt chất khác, có tác dụng kháng virus, kháng AIDS, kháng u bướu, có giá trị sử dụng cao trong bào chế thuốc y học, nông dược sinh học và các lĩnh vực khác. Cây Jatrpha cũng là cây lâm nghiệp giữ đất, chống sói mòn, phục hồi thực bì, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái, có hiệu quả cao. 

Jatropha là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, rụng lá, sống lâu năm (chu kỳ kinh tế 50 năm), cao 3 – 4 m, vỏ trơn nhẵn, màu tro. Cành non màu xanh, vệt gốc lá nhô lên. Phiến lá dạng giấy, hình tròn trứng, dài 7 – 16 cm, rộng 5 – 15cm, đầu nhọn hoặc hơi nhọn, gốc hình tim, có 3 – 5 thuỳ, có 5 – 7 gân chính, 3 – 4 đôi gân nhánh, cuống lá dài 6 – 18cm. Hoa tự dài 6 – 10cm, cuống nụ hoa dài 4 – 8mm, gốc cánh đài hoa đực hơi liền lại, dài khoảng 4mm, cánh hoa tròn dài, phần của dưới liền lại, dài khoảng 6mm, có 10 nhị đực, gồm 5 cái vòng ngoài tách ra, vòng trong hợp lại, hoa cái sau khi nở, cuống vươn dài, cánh đài hoa dài khoảng 6,5mm, cánh hoa dài 5mm, tuyến thể hình vuông, tử vòng có 3 ngăn, quả có 3 hạt hoặc 1 hạt lép, hoa trụ hình mũi tên, dưới tách làm hai. Quả mọng giống hình cầu, đường kính khoảng 2,5 – 3cm, màu vàng, có thể tách 3 mảnh. Hạt hình trứng dài, độ dài khoảng 1,6cm, khi khô có màu đen, trơn nhẵn, trọng lượng 100 hạt khoảng 58g. Jatropha là cây có hoa đơn tính, hoa đực cái cùng một cây, hoa tự mọc từ lách lá hoặc ngọn cây. Ra hoa từ tháng 4 – 9, ra quả từ tháng 6 – 11, quả non hình trứng, màu xanh, về sau chuyển dần sang màu nâu thẫm rồi chuyển sang màu đen.

Trước đây Jatropha thường dùng làm cây dược liệu, là cây ưa sáng, rễ phát triển mạnh, có sức chịu hạn, chịu đất xấu rất tốt, thân, cành, rễ dạng thịt, tổ chức mềm, nhiều nước, nhiều nhựa, có độc, khó cháy, kháng sâu bệnh tốt.

Giống Jatropha có tên “Ưu tuyển số 2” là một giống tốt do Viện Khoa học Lâm nghiệp Trung Quốc trải qua nhiều năm gây tạo từ giống Jatropha số 1 có nhiều dầu được các cơ quan Cục Lâm Nghiệp Trường Giang và Tứ Xuyên phối hợp tuyển chọn. Giống “Ưu tuyển số 2” đã tham gia khảo nghiệm bình chọn giống năng suất cao, nhiều dầu của 160 giống thu thập được từ Tứ Xuyên, Quảng Châu, Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam do Viện khoa học lâm nghiệp chủ trì, với kết quả là giống “Ưu tuyển số 2” đã thể hiện ưu trội nhất, hiện đang là một giống Jatropha tốt được áp dụng rộng rãi ở Tứ Xuyên, Quảng Châu, Quang Tây, Vân Nam, Hải Nam. “Ưu tuyển số 2” đã trở thành giống phổ biến, chiếm trên 90% diện tích trồng các giống phổ cập. Giống này có thể thu hoạch 2 vụ trong năm, sinh trưởng nhanh, ra quả sai, năng suất cao, hàm lượng dầu cao, không có hiện tượng được mùa cách năm, liên tục cho năng suất cao, đầu tư ít, thu lời nhiều, hiệu quả nhanh, không sâu hại, chịu đất nghèo kiệt, chăm sóc đơn giản, gia súc, thú rừng không ăn, có thể sản xuất ra nhiên liệu sinh học không có lưu huỳnh, không ô nhiễm. Năng suất hạt khô đạt trên 10 tấn/ha/năm. Tỷ lệ dầu trong nhân cao tới 64,05%, có biên độ thích nghi rộng.

2. Quy trình kỹ thuật

– Điều kiện sinh thái: Là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu rét tốt và chịu ngập úng kém, ưa nhiệt độ cao, chịu hạn, chịu đất xấu. Phạm vi trồng ở vùng nhiệt đới, Nam Á nhiệt đới có độ cao trên 1000m so với mực nước biển. Yêu cầu lượng mưa năm lớn hơn 600mm, nhiệt độ bình quân năm 18,5°C, nhiệt độ thấp tuyệt đối trên đất O°C, nhiệt độ cao tuyệt đối 40°C, đất không đọng nước.

– Sản xuất giống: Jatropha chỉ có 1 – 2 năm là thời kỳ cây non, hạt nẩy mầm nhanh, cành dễ ra rễ, có thể nhân giống bằng hạt, bằng hom, nuôi cấy mô, nhưng cây thực sinh có sức đề kháng cao hơn, giá thành giống rẻ hơn, vì vậy khi trồng trên diện tích lớn thì nên trồng bằng hạt.

– Thu hái và bảo quản giống: Hạt giống có thể gieo thẳng ngay, cũng có thể ươm vào bầu rồi trồng. Thời vụ gieo hạt vào giữa tháng 3 đến giữa tháng 4. Ở vùng thung lũng khô có thể gieo vào tháng 5 – 6 vào mùa mưa. Nếu ươm trong giàn che có thể ươm quanh năm.

– Cách trồng bằng ươm giống: Ở vùng khô hạn, để nâng cao tỷ lệ sống, nên ươm vào bầu để trồng. Bầu có đường kính 6 – 8cm, cao 10 – 12cm, vỏ bầu làm bằng chất dẻo, trong chứa đất và mùn. Sau khi tra hạt vào bầu, mầm có 3 – 5 lá có thể trồng. Trước khi luyện cây non 5 – 7 ngày.

3. Phương pháp trồng

– Mật độ: Để cho năng suất cao, mật độ đảm bảo 2000 cây/ha, khoảng cách hàng 2,5m, khoảng cách cây 2m. Trên đất dốc, trồng theo đường đồng mức, trồng dầy tạo thành hàng rào đồng mức để tăng khả năng chống sói mòn và cho năng suất cao. Có thể sử dụng Jatropha làm vành đai cản lửa cho rừng, đai cản lửa có thể theo chiều ngang hoặc chiểu thẳng đứng, đai rộng 20 – 25m, khoảng cách cây 1,5 – 2m.

– Phương pháp trồng: Trồng bằng hạt thì một gốc tra 2 hạt. Hốc đào sâu 20 – 25cm, dưới đáy hốc có bón phân nung chảy hoặc NPK 100g/hốc, sau lấp đất dày 15cm, rồi đặt hạt, sau đó phủ 5 – 20 cm đất lên trên.

Nếu trồng cây non ươm trong bầu thì chọn ngày râm mát, hố trồng sâu 20 – 25cm, bón phân lân nung chảy hoặc NPK 100g/hốc, phủ 15cm đất rồi đặt cây con xuống hốc. Nếu có điều kiện thì tưới ẩm. Nếu không có nước tưới thì trồng vào lúc đất ẩm và sau khi trồng nén gốc, có đủ rác để giữ ẩm.

4. Chăm sóc cây non

– Làm cỏ: Sau trồng năm đầu, phải làm cỏ 1 – 2 lần, trong những năm sau chỉ cắt cỏ để che phủ gốc.

– Phòng trừ sâu bệnh: Jatropha rất ít bệnh, nhưng khi cây còn non dễ bị sâu xám và các loại sâu khác cắn rễ và thân cây non, cần dùng thuốc để diệt.

– Bón phân: Trong 1 – 3 năm đầu, hàng năm bón 2 lần vào tháng 4 và tháng 7, mỗi lần bón NPK khoảng 100g/cây, bón vào gốc theo chiều thẳng đứng của tán cây.

– Quản lý nước: Jatropha chịu hạn nhưng không chịu ngập úng. Khi hạn gay gắt nên có tưới nước, nhưng mưa nhiều phải tiêu nước đọng không để thối rễ.

5. Chăm sóc vườn cây trưởng thành

– Tạo tán cây: Sau trồng nửa năm, cây đã ra hoa và cho quả, sau 3-4 năm đã bước vào thời kỳ năng suất cao. Khi cây trưởng thành vào tháng 11 – 12 hàng năm, tỉa bớt cành quá dày, giữ lại những chồi mới ra trong năm đã thành thục. Vào tháng 2 – 4 khi chăm sóc chú ý không gây sát thương cành, cây để đề phòng chảy nhựa.

– Chăm sóc hoa, quả: Hạt vào vụ xuân thu nhiều dầu, phẩm chất tốt nhất, cần tăng cường chăm sóc hoa và quả non ra trước tháng 5. Để tăng tỷ lệ đậu quả, vào vụ ra hoa rộ tháng 3 – 5, cần phun bổ sung vi lượng trên lá.

– Chăm sóc cây trưởng thành: Jatropha chịu đất xấu, ở đất tốt, đủ dinh dưỡng, cây sinh trưởng bình thường, có thể không bón phân. Nhưng ở đất xấu nghèo dinh dưỡng cần bón phân thêm lân, bổ sung N, K để tăng năng suất và chất lượng. Hàng năm có 2 lần bón thúc NPK khoảng 100g/cây.

6. Thu hái và bảo quản

– Thời vụ thu hái: Jatropha ra hoa vào tháng 4 – 9, quả vụ xuân chín vào tháng 7 – 11, chất lượng hạt tốt nhất, quả mùa hè chín vào tháng 9 – 10, chất lượng hạt cũng tốt, còn quả mùa thu rất khó chín. Quả thu vào tháng 5 – 6 năm thứ 2 hàm lượng dầu thấp, nên hạn chế hoa mùa thu để đảm bảo chất lượng hạt. Quả chín phải thu hái kịp thời, tránh rụng xuống đất. Quả sau khi chín, vỏ chuyển màu nâu thẫm, quả nứt. Khi vỏ quả đen tức là quả chín sinh lý hoàn toàn, lúc đó có hàm lượng dầu cao nhất, là lúc thu hái tốt nhất.

– Sau khi hái quả: Quả được phơi khô, tách hạt sau đó phơi hạt rồi bảo quản đưa đi chế biến.

– Hạt Jatropha: Được giữ trong bao đóng kín, để chỗ râm mát, nếu bị ẩm phải phơi lại.

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc, Thu Hái Nấm Sò

​​​​​​​Trồng nấm sò là một trong những mô hình mới, hiệu quả đang được các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh học hỏi trồng và nhân rộng. Để giúp bà con có được những thông tin về nuôi trồng loại nấm này, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH-CN xin giới thiệu quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái nấm sò.

1. Chuẩn bị nhà trồng nấm:

Nhà trồng nấm không cần cao (vì khó giữ ẩm). Thường 2,2-2,8m. Không nên che rợp nhiều (thiếu ánh sáng nấm dễ bị bệnh). Diện tích vừa đủ để treo một đợt bịch để đảm bảo độ ẩm. Xung quanh nhà trồng nấm có thể bao lưới vừa giữ được độ ẩm, hạn chế côn trùng phá hoại.

Nhà ươm trồng nấm sò.

2. Vệ sinh nhà trồng nấm:

Trước khi đưa nấm vào nuôi trồng ta cần khử trùng nhà trồng nấm bằng vôi bột, cứ 100g vôi bột/1m2 sàn nhà rải đều khu vực nhà trồng nấm. Sau khi nhà trồng nấm đã chuẩn bị xong ta tiến hành đưa bịch phôi nấm vào chăm sóc.

3. Thiết kế giàn treo nấm:

 Làm giàn để treo bịch phôi nấm dưới các thanh ngang, mỗi thanh ngang cách nhau 30 cm. Trên giàn có thiết kế hệ thống phun nước, cách 1m có một van hệ thống phun nước được gắn công tấc khi nào tưới nước chỉ cần bật công tấc nước tự động phun lên khi lượng nước tưới đã phù hợp ta chỉ cần tắt công tấc là xong.

4. Cách treo bịch phôi nấm:

Cách treo bịch phôi nấm.

5. Điều kiện môi trường nhà nuôi nấm

Nấm sò có thể trồng được quanh năm, nhưng thuận lợi nhất là từ tháng 8 đến tháng 4 dương lịch năm sau.

– Nhiệt độ thích hợp: Nấm sò chịu lạnh từ 140C – 200C, chịu nhiệt độ cao hơn từ 240c – 280c.

– Độ ẩm cơ chất: 65-70%.

– Độ pH= 7 trung tính.

– Độ ẩm không khí: 80-90%

– Ánh sáng: Không cần thiết trong giai đoạn nuôi sợi, khi nấm hình thành quả thể cần ánh sáng khuyếch tán (ánh sáng phòng, có thể đọc sách được).

6. Phương pháp rạch bịch:

Dùng dao sắc nhọn, rạch 4 – 6 đường xung quanh bịch phôi, không rạch sâu vào cơ chất, khoảng cách giữa các vết rạch đều và so le nhau, vết rạch có chiều dài từ 2-3cm, sâu 2cm.

7. Phương pháp tưới nước:

Sau rạch bịch từ 5-7 ngày, tuyệt đối không được dùng nước tưới trực tiếp vào bịch phôi nấm mà chỉ tạo ẩm xung quanh khu vực nuôi trồng. Khi phát hiện nấm mọc ra ở các đường rạch, ta tiến hành tưới nước trực tiếp lên bịch phôi nấm. Tuỳ theo lượng nấm ra nhiều hay ít, to hay nhỏ, độ ẩm không khí cao hay thấp để điều chỉnh lượng nước tưới và số lần tưới cho phù hợp. Tưới dưới dạng phun sương, tưới ngửa vòi sao cho nhìn bề mặt mủ nấm lúc nào cũng có lớp nước đọng trên mủ nấm.Trung bình một ngày tưới từ 3-4 lần.Trong giai đoạn này nấm rất cần độ ẩm, nếu thiếu nước nấm ra quả thể nhỏ, nhẹ cân và ăn rất dai, ngược lại nếu tưới quá nhiều, nấm có màu vàng, dễ thối rữa. Sau khi thu hái hết một đợt, ngừng tưới nước, khoảng 5-7 ngày sau nấm lại ra các đợt tiếp theo.

8. Chăm sóc và thu hái nấm:

– Thời kỳ nấm ra quả thể sử dụng nhiều ôxy tự nhiên, nồng độ ôxy trong phòng nuôi trồng tăng lên cao. Tăng cường mở cửa nhiều lần trong ngày để điều hoà không khí.

– Trời nóng nên làm vách hở chân để thông thoáng, trời lạnh cần che kín chân nhất là ban đêm để giữ ấm cho nấm. Nhà trồng nấm có khả năng giữ ẩm, không bị gió lùa nhưng không bí quá làm ngộp nấm.

– Nấm Sò mọc tập trung thành cụm, nên khi nấm đủ lớn cần hái sạch cả cụm, không để sót phần gốc, hái nấm đúng độ tuổi sẽ đạt năng suất, chất lượng cao. Tiêu chuẩn là rìa mủ nấm vẫn co vào trong, thịt nấm dày, chắc mập và non. (Nên hái trước khi nấm phát tán bào tử), hái nấm quá già ăn không ngon. Nếu nhìn thấy “làn khói trắng” bay ra từ cụm nấm, đó là các bào tử phát tán (biểu hiện nấm già).Thời gian thu hái nấm từ 40 – 50 ngày kể từ ngày hái đầu tiên. Chăm sóc tốt sau 2 – 3 lứa đầu, ta nén nhẹ bịch nấm cho căng chặt, buộc miệng lại như cũ treo lên và chăm sóc để thu hái lần tiếp theo. Nên thu hái nấm vào buổi sáng, nấm sò nên tiêu thụ trong ngày. Nếu bảo quản lạnh 100c – 150c trong thùng nước đá có thể duy trì được 3 ngày. Ngoài ra có thể chế biến sản phẩm, phơi khô nấm thời gian bảo quản được vài tháng.

Nấm sò trong thời kỳ thu hái.

9. Kết thúc thu hái – dọn vệ sinh:

– Khi bịch phôi nấm đã hết dinh dưỡng trở thành một màu đen, ta tiến hành thu gom chúng lại đập bịch dùng vôi bột rắc từng lớp và ủ đống lại để làm phân bón.

– Sau mỗi đợt nuôi trồng, phải dùng vôi bột hoặc nước vôi rắc, quét kỹ xung quanh, dùng lửa đốt, tạo khói trong nhiều giờ, dùng thuốc phocmon loại HC, Ho pha tỷ lệ 5% phun toàn bộ các khu vực nuôi trồng, để sau từ 3 -5 ngày nhà xưởng khô ráo, tiếp tục nuôi trồng đợt tiếp theo.

Quy Trình Gieo Và Chăm Sóc Hạt Giống Sau Khi Nảy Mầm

Phần 1: Sẵn sàng gieo hạt

1. Hãy bắt đầu với hạt giống tốt

Chúng nên nhỏ hơn 2 năm tuổi, đến từ một nguồn cung có uy tín, và phù hợp với khu vực nuôi trồng của bạn. Sẽ may mắn hơn nếu bạn có được hạt giống từ các cây trồng ở ngay khu vực địa phương mình – chúng sẽ ưa thích môi trường, đất và các điều kiện khác mà bạn có thể cung cấp.

Hãy thử tra cứu xem có ai có nhu cầu trao đổi hạt giống trong khu vực của bạn không. Bạn có thể gặp những người làm vườn khác, lấy hạt giống và học hỏi kinh nghiệm để giúp hạt giống nảy mầm.

2. Lên kế hoạch để bắt đầu gieo hạt vào thời điểm thích hợp

Một số hạt giống cần được nảy mầm trong nhà vài tuần trước khi thời tiết trở nên ấm áp, trong khi những hạt giống khác chỉ cần khoảng thời gian vài ngày.

Kiểm tra mặt sau của gói hạt giống để xem chỉ dẫn về thời điểm chúng nên bắt đầu được gieo. Bao bì hạt giống đi kèm với rất nhiều thông tin quan trọng.

Bạn cũng có thể tìm kiếm trực tuyến để có thêm nhiều thông tin hơn về thời điểm bắt đầu gieo hạt.

3. Lựa chọn chất nền phù hợp

Hạt giống cần được nảy mầm trong một môi trường chất nền thường khác biệt so với đất trồng tiêu chuẩn. Chúng đòi hỏi một kết cấu đất nhất định để có thể nảy mầm, và kết cấu này khác nhau đối với các loại hạt giống khác nhau.

Hãy nghiên cứu nhu cầu của hạt giống mà bạn đang gieo và chọn chất nền thích hợp từ một vườn ươm hoặc một nhà cung cấp trực tuyến.

Cũng khá tiết kiệm chi phí nếu bạn tự tạo chất nền từ đá vermiculite, đá trân châu, và dớn trắng đã được nghiền nát (dớn trắng là một loại rêu thuỷ tiễn, thường mọc ở các vùng đầm lầy ẩm ướt, vùng lạnh hoặc núi cao), tất cả đều có sẵn tại các cửa hàng dụng cụ làm vườn. Tỷ lệ 1: 1: 1 thường đem lại hiệu quả.

Đừng cố gieo hạt trong đất thông thường. Hạt giống đã chứa trong mình tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để nảy mầm.

4. Chọn một dụng cụ chứa hạt giống

Bạn sẽ cần một dụng cụ chứa có chiều sâu 2 hoặc 3 inch (5,1 hoặc 7,6 cm) với các lỗ thoát nước ở dưới đáy. Nó có thể có hình dáng như một chiếc khay mở hoặc có các phân đoạn riêng biệt cho các loại hạt giống khác nhau.

Chiều rộng của dụng cụ chứa này phụ thuộc vào số lượng hạt bạn đang gieo; hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp nhiều không gian cho hạt giống nảy mầm.

Khi hạt nảy mầm và đâm chồi, các cây con sẽ cần phải được chuyển đến các thùng chứa lớn hơn hoặc trồng trong đất. Vì lý do này, tính thẩm mỹ của các dụng cụ chứa hạt giống nảy mầm không quan trọng bằng tiện ích của chúng.

Phần 2: Gieo hạt

1. Chuẩn bị sẵn các dụng cụ chứa

Đưa chất nền vào các khay chứa. Hãy làm đầy khay chứa đến mức nửa inch miệng khay, chứ không phải là đầy ắp lên đến tận miệng.

Rưới nước lên chất nền để làm ẩm chúng từ trên xuống tận dưới đáy khay. Đừng ngâm chúng trong nước; chúng chỉ nên trong trạng thái hơi ẩm để cung cấp một môi trường tốt cho các hạt giống.

2. Xác định xem có cần ngâm hạt giống không

Một số loại hạt cần được ngâm vài giờ trước khi gieo, trong khi những loại hạt khác có thể được trồng luôn vào môi trường chất nền mà không cần ngâm. Hãy xác định xem hạt giống của bạn có cần phải qua bất kỳ quá trình nào trước khi gieo không. Hãy quan sát trên gói hạt giống hoặc tra cứu trực tuyến.

Nếu bạn ngâm hạt giống, hãy có kế hoạch để gieo chúng ngay sau đó. Đừng để chúng lại bị khô trước khi bạn tiến hành gieo.

Rải đều hạt giống trên chất nền và dùng ngón tay để ấn nhẹ chúng vào. Bao phủ lên hạt bằng một lớp chất nền có độ dày gấp ba lần độ dày của hạt. Làm ẩm chất nền một lần nữa sau khi gieo hạt.

Đừng gieo quá nhiều hạt giống với nhau; đảm bảo chúng không bị quá dày. Hãy kiểm tra bao bì của từng loại hạt giống bạn đang trồng để có được khuyến nghị cụ thể cho khoảng cách giữa các hạt giống.

Hầu hết các hạt giống đều phát triển tốt được với một lớp che phủ mỏng của chất nền như đã mô tả ở trên, nhưng bạn nên kiểm tra để chắc chắn rằng những hạt giống mình trồng không cần những cách xử lý đặc biệt.

4. Đặt các khay chứa hạt giống trong môi trường thích hợp.

Hầu hết các hạt giống có thể nảy mầm mà không cần ánh sáng mặt trời, nhưng một số khác thì không như vậy, vì vậy bạn sẽ cần phải kiểm tra để đảm bảo rằng mình cung cấp cho các hạt giống điều kiện thích hợp.

Đặt hạt giống trong một căn phòng với nhiệt độ từ 60 đến 80 độ F là một lựa chọn an toàn, nhưng một lần nữa, có những hạt giống cần đến phương pháp xử lý đặc biệt và đòi hỏi mức nhiệt độ rất lạnh hoặc nóng mới có thể phát triển tốt.

Khi các cây con đã đâm chồi, hãy duy trì chúng trong một khu vực có nhiệt độ trên 70 ° F (21 ° C) cho đến khi chúng sẵn sàng được chuyển ra ngoài.

5. Duy trì độ ẩm của chất nền.

Nhẹ nhàng che phủ các khay hạt giống bằng một tấm nhựa để duy trì độ ẩm trong khay và điều chỉnh nhiệt độ. Mở tấm bao bọc bằng nhựa ra mỗi ngày để nhẹ nhàng tưới cho hạt giống. Hãy chắc chắn rằng chúng không bao giờ bị khô, nếu không chúng sẽ không nảy mầm được đúng cách.

Đừng tưới quá nhiều nước cho hạt giống. Nếu bị ngập nước, chúng sẽ không phát triển.

Bạn có thể sử dụng báo thay vì tấm bọc nhựa. Hãy sử dụng bình xịt để giữ cho tờ báo ẩm trong khi hạt nảy mầm.

Phần 3: Chăm sóc hạt giống sau khi nảy mầm

1. Di chuyển các cây con đến một nơi có nắng

Khi bạn thấy những chồi xanh đầu tiên xuất hiện, hãy di chuyển các cây con đến một khu vực có nắng. Hãy cung cấp một không gian sáng để chúng có thể phát triển nhanh và khỏe mạnh

Nếu bạn đã che phủ cho các cây con bằng một tấm nhựa hoặc báo, hãy tháo chúng xuống và duy trì độ ẩm cho các cây con bằng cách tưới nước cho chúng vài lần mỗi ngày.

Hãy tưới vào buổi sáng và đầu buổi chiều, nhưng tránh tưới nước muộn hơn trong ngày. Nước được giữ trong chất nền cả đêm có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm mốc.

3. Cung cấp dưỡng chất cho các cây con sau vài tuần

Vì môi trường chất nền không chứa các chất dinh dưỡng nên bạn sẽ cần phải bón dinh dưỡng thực vật cho các cây con sau khi chúng cao vài inch. Hãy tìm hiểu loại dinh dưỡng nào thích hợp cho các cây con bạn đang trồng. Sử dụng phân bón hữu cơ nếu có thể.

4. Lược bớt các cây con

Nếu có nhiều hạt giống nảy mầm và đâm chồi, việc lược bỏ bớt một số cây con yếu hơn là cần thiết để các cây vốn khoẻ mạnh thậm chí còn có thể phát triển khoẻ mạnh hơn.

5. Chuyển các cây con vào hệ thống nuôi trồng khi đến lúc

Khi mùa sinh trưởng bắt đầu, đó sẽ là lúc di chuyển cây con đến các thùng chứa lớn hơn hoặc tới khu vườn ngoài trời của bạn.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã lựa chọn được loại đất phù hợp cho cây của mình, và trồng chúng trong một khu vực có lượng ánh sáng mặt trời và hệ thống thoát nước thích hợp.

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Hoa Cúc Thu Hoạch Làm Trà

Người ta còn chơi cúc trong những dịp lễ tết, bởi nó là biểu hiện cao quý cho sự sống, thịnh vượng, tình cảm hiếu thảo của con người,…

Hoa cúc có vị đắng, tác dụng an thần, dưỡng tâm hiệu quả. Đồng thời, trà hoa cúc giúp thanh nhiệt giải độc, chữ các bệnh về đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và cao huyết áp.

Mùi hương hoa cúc ngào ngạt, ấn tượng và vương lâu. Những bông hoa cúc nhỏ bé chỉ bằng cúc áo nhưng lại khiến cho người thưởng thức vấn vương.

Để cây hoa cúc phát triển tốt và cho ra nhiều bông thì người trồng hoa cúc cần nắm bắt được thời điểm thích hợp, chọn giống tốt và chăm sóc đất kĩ lưỡng. Từ đó mới mang đến được những bông hoa cúc đẹp, chất lượng tốt, mùi hương thơm lâu và dùng chế biến thành trà hoa cúc ngon hấp dẫn.

Khâu đầu tiên trong quy trình trồng và chăm sóc hoa cúc làm trà chính là chọn những cây giống khỏe, đều cây và đạt tiêu chuẩn. Phải chăm sóc đúng kỹ thuật để cây được sinh trưởng tốt. Đồng thời, kết hợp với việc chăm sóc tốt là điều chỉnh hoa nở. Giống để làm trà tốt nhất là giống cúc chi (Chrysanthemum indicum)

– Phải chọn cây giống cao 4-5cm, rễ dài từ 1-2 cm, cây to khỏe và lá không bị sâu bệnh.

– Đất trồng cần được bón phân lót trước ngày trồng cây từ 15-20 ngày để cây được đảm bảo cung cấp tốt các chất dinh dưỡng, bền lâu và cho năng suất hoa tốt nhất.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa cúc

– Chăm sóc hoa cúc – cúc Tiến vua là vô cùng quan trọng để đảm bảo cho cây phát triển tốt nhất. Để cây ra nhiều hoa cần tiến hành bấm ngọn cho cây: Ngắt 1-2 đúp trên ngọn của thân chính một lần. Lưu ý bấm ngọn chỉ để 3-4 cành, mỗi cành một bông rồi tỉa hết các nụ.

– Nước tưới cho hoa cúc cần phải là nước ấm, tưới vừa đủ và không tưới quá nhiều nước. Tưới nhiều nước dễ khiến cho hoa bé và xấu, đất bị rửa trôi dẫn tới bệnh lá vàng.

– Phải xới đất thường xuyên. Làm cỏ phát quang cho sạch để cây phát triển, ra rễ.

– Khi cây đạt đến độ tăng trưởng nhất định thì cần làm cọc đỡ cho cây khỏi đổ. Việc tỉa cành và nụ bớt giúp hoa to đẹp và không ảnh hưởng đến sức cây.

– Dùng giấy trắng mờ dai, không thấm nước để làm bao che cho hoa được bọc kín. Đặt bao che phù hợp kích thước hoa và sau khi nụ vừa hé mở, không chạm vào mặt hoa và cuống hoa. Chỉ che lên những bông hoa khô ráo, không bập bênh và nấm bệnh.

– Giữa các luống cây trồng hoa cúc làm trà nên có khung giàn che ô và khung chắn gió để cây phát triển đều, hoa mọc thẳng tắp và đẹp.

– Hoa cúc thường dễ bị nấm bệnh, nên người trống cần thường xuyên loại bỏ những lá thối, úa vàng và đảm bảo sự thông thoáng trong các luống hoa.

– Không tưới hoa nước bẩn và quá nhiều.

– Nhận biết cây bệnh: Những cây ngọn xoăn, lá co rúm, bị lốm đốm vàng. Hay xuất hiện sâu rệp. Người dân cần phun thuốc phòng trừ để tránh lây lan sang các cây lành khác.

– Khi cây bị ngập nước hay đối dinh dưỡng cần tỉa bỏ lá, xới nhẹ gốc và tưới phân loãng.

– Đặc biệt, hoa cúc có bệnh đặc trưng là bệnh rỉ sắt. Do vậy, cây cần được thường xuyên theo dõi và điều trị kịp thời.

Trồng hoa cúc làm trà trong khoảng 6 tháng thì có thể thu hoạch. Mang hoa cúc về phơi khô hoặc sấy lạnh để sản xuất làm trà pha uống.

Thức trà ngon bổ dưỡng rất được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Nhâm nhi ly trà hoa cúc nóng, vị đắng nhè nhẹ hòa quyện trong mùi hương thoang thoảng nơi sống mũi, sẽ làm cho bất kỳ ai vấn vương. Đây quả là một thức uống tốt cho sức khỏe, thanh đạm lại là thứ “mở đầu câu chuyện” vô cùng hợp lý và thanh tao.

Econashine là địa chỉ cung cấp trà hoa cúc sấy lạnh chất lượng hàng đầu Việt Nam. Những bông hoa cúc được lựa chọn kỹ càng, thu hoạch từ ruộng và chế biến theo công nghệ tiên tiến. Liên hệ đặt mua trà hoa sấy lạnh tại địa chỉ:

Hotline bán sỉ: (+84) 936 488 420

Hotline bán lẻ: (+84) 868 937 118

MUA TRÀ HOA CÚC HÀ NỘI VÀ TOÀN QUỐC – Trà hoa cúc khô nguyên bông tự nhiên

Bạn đang đọc nội dung bài viết Quy Trình Trồng, Chăm Sóc, Thu Hái Và Bảo Quản Hạt Giống Jatropha trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!