Cập nhật nội dung chi tiết về Quy Trình Tạo Ra Bưởi Hồ Lô Tài Lộc Cho Quả Bưởi Độc Lạ Thu Về Tiền Tỷ mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiện nay, trên thị trường vào những dịp tết luôn trưng bày những loại quả bưởi độc lạ. Những quả bưởi mang hình dáng bắt mắt như hồ lô, thỏi vàng,… trên mỗi quả khắc tên khác nhau Phúc-Lộc-Thọ-Tài. Rất thu hút người mua và sự tò mò về cách tạo ra những hình dáng quả bưởi độc lạ.
Tạo hình bưởi hồ lô tài lộc mang lại may mắn
1. Chuẩn bị dụng cụ tạo bưởi hồ lô
– Khuôn hình làm bưởi: hồ lô, thỏi vàng.
Khuôn tạo hình quả hồ lô có khắc chữ Tài
– Chọn giống bưởi thích hợp để làm như bưởi chu, bưởi phúc trạch, bưởi đoan hùng,…
– Dây thắt nút eo dùng dây nilong hoặc dây rút nhựa
2. Yêu cầu về trái bưởi khi sử dụng khuôn hồ lô tạo hình
– Khi chọn bưởi để tạo hình cần có những kỹ thuật và kinh nghiệm mới thực hiện được. Để có những quả bưởi hồ lô đẹp, khi trái bưởi được khoảng 2 tháng thì tiến hành chọn những quả bưởi to, tròn, những quả được mọc gần thân, dáng thon, không sẹo, da láng bóng, cuống to khỏe mạnh.
– Chọn những quả bưởi to có kích thước nhỏ hơn khuôn 5-7cm như đối với quả 1,2-2kg chọn khuôn 10cm, quả trên 2kg chọn khuôn 12cm.
– Các loại quả bưởi nhỏ như bưởi năm roi, bưởi diễn,… sử dụng tạo hình bưởi hồ lô sẽ không đẹp và không cho kết quả như mong muốn cao.
3. Cách tạo hình quả bưởi hồ lô
– Để tạo được những quả bưởi hồ lô độc đáo người trồng cần bỏ ra rất nhiều công sức và tâm huyết. Tùy thuộc vào từng vùng miền, cách chăm sóc, các giống bưởi khác nhau, mà có những kích thước quả phát triển khác nhau theo từng thời điểm. Chính vì vậy, khi thực hiện bạn cần ghi chép lại toàn bộ quá trình thực hiện tạo hình để rút ra kinh nghiệm cho những vụ sau và cho năng suất đạt chất lượng tốt nhất.
– Bước 1: Chọn những quả bưởi đạt tiêu chuẩn để tạo hình
+ Khi chọn được những quả bưởi như mong muốn có kích thước nhỏ hơn đường kính eo của khuôn tạo hình 0,5-1cm để làm quả thắt eo cho giống hình hồ lô.
Chọn những quả bưởi đạt tiêu chuẩn để làm bưởi hồ lô
+ Quả bưởi được chọn phải đảm bảo nằm ở những cành khỏe, tốt nhất là ở giữa đoạn thân của cành, không nên chọn những quả ở ngọn, yếu dễ bị gãy khi thao tác cho quả vào khuôn và dễ bị cháy nắng khi đã bọc khuôn.
– Bước 2: Tiến hành thắt eo hồ lô cho quả bưởi
+ Sử dụng dây nilong hoặc dây rút nhựa để thắt ngang bụng quả bưởi để tạo phần eo.
Buộc dây thắt eo cho quả bưởi để tạo hình quả hồ lô
+ Để tránh làm trầy xước quả bưởi và dễ dàng nên lót băng keo đã có sẵn ở khuôn hoặc vải bên dưới dây thắt nút. Dưới tác dụng của ngoại lực trái bưởi sẽ bắt đầu hình thành hồ lô cho trái bưởi.
– Bước 3: Ốp khuôn hồ lô cho quả bưởi
+ Sau 3-4 tuần thắt eo cho bưởi, lúc này bưởi đã được thắt eo có hình hồ lô, lúc này nên cắt dây thắt eo cho quả bưởi, dùng khuôn hồ lô ốp cho quả bưởi.
Bấm kim để cố định cạnh cho quả hồ lô
Ốp khuôn vào quả bưởi để cố định quả hồ lô
+ Chỉnh lại khuôn bưởi sao cho vừa khớp với eo của quả bưởi và chỉnh lại chữ cho khớp rồi lồng tiếng miếng còn lại vào giữa cạnh rồi bấm ghim cố định khuôn (vị trí 4).
Dùng dây rút cố định 2 đầu khuôn quả hồ lô
+ Dùng dây rút cố định 2 đầu khuôn cho chắc chắn (đâm xuyên 2 góc nhỏ ở vị trí số 7 trên khuôn để xỏ dây rút.
5. Những lưu ý khi tạo hình bưởi hồ lô
– Trước khi tạo hình bưởi hồ lô, bà con nên phun thuốc phòng trừ sâu bệnh gây hại như nấm mốc, sâu non hại quả bưởi. Nếu khi đang tạo hình mà quả bưởi bị bệnh hại nên loại bỏ ngay để tránh lây lan sang những quả khác.
– Khi bưởi đã cho vào khuôn tạo hình, lúc này quả đã tăng nhiệt độ, chính vì vậy bà con nên tạo điều kiện cho ánh sáng thấp lại bằng cách sử dụng giấy để che lại tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào cây và giữ được mẫu mã cho quả đẹp.
– Khi quả bưởi đã to đã đầy khuôn nhưng chưa hái quả thu hoạch, thì bà con nên dùng dây rút cố định lại khuôn và sử dụng dây vải để buộc chặt phần eo quả để giữ quả không bị phình và đẹp như ý muốn.
– Ở thời điểm tạo hình cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cũng như nước tưới cho cây như bình thường. Tuy nhiên, nếu quả bưởi đã to thì nên hạn chế dinh dưỡng cho cây.
– Đến tháng 12 khi tiến hành thu hoạch quả, bạn sẽ thấy được kết quả mình đã tốn công sức chăm sóc như mong muốn.
Nguồn: Admin tổng hợp LP
Cách Làm Dưa Hấu Vuông, Bưởi Hồ Lô Ra Sao?
Bí quyết của loại bưởi hồ lô, dưa hấu vuông là tạo khuôn cho quả ngay từ khi còn bé.
Theo chúng tôi Nguyễn Tài Lương, Tổng thư ký Hội các ngành sinh học, bí quyết của loại bưởi hồ lô, dưa hấu vuông là tạo khuôn cho quả ngay từ khi còn bé. Khởi đầu cho phong trào trồng dưa hấu vuông là Nhật Bản. Đất nước này đã rất thành công trong việc thương mại hóa loại quả độc đáo này.
Quy trình tạo dưa hấu vuông như sau: dưa mới hình thành được tạo khuôn cho trái dưa. Vật liệu làm khuôn để tạo ra dưa hấu vuông, tốt nhất là kính (kiếng). Thể tích khuôn thường là từ 2-2,5l để khi thu hoạch, quả dưa có trọng lượng là 2,5 kg.
Khi đó, phần dưới quả dưa có chu vi 12×12 cm, còn các mặt khác có chu vi 12×14 cm. Thời gian trưởng thành của dưa hấu là 60 ngày. Dưa hấu phát triển khoảng 40 ngày thì tiến hành đặt khung. Tùy giống và độ đồng đều của dưa, người ta làm các khung khác nhau.
Quy trình tạo bưởi hình dáng hồ lô cũng tương tự. Chính vì chỉ tác động đến việc tạo hình bên ngoài bằng cách ép khuôn cho nên chất lượng quả bên trong không hề ảnh hưởng mà vẫn đảm bảo hương vị nguyên thủy.
Ngày Tết, những quả lạ, độc thường để đáp ứng nhu cầu nhìn ngắm và là vật trưng bày cho căn phòng. Bên cạnh đó, nó còn chứa đựng yếu tố tâm linh như (màu đỏ, vàng…) để mang lại sự may mắn cho gia chủ.
Người giúp dưa hấu hóa “vàng”
Mùa này, nông dân đang tất bật trồng những sản vật phục vụ cho thị trường Tết. Trong đó, việc biến dưa hấu thành hình thỏi vàng, hình vuông của ông Trần Thanh Liêm ở khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ được xem là hàng hiếm rất ít nông dân làm được.
* Học trồng dưa từ… Nhật
Ông Liêm đã có kinh nghiệm trồng dưa trên 20 năm ở Cần Thơ. Mỗi năm thu hoạch 4 vụ dưa, nhưng giá rất bấp bênh. Tình cờ năm 2004, ông xem trên ti vi thấy nông dân bên Nhật Bản dùng khuôn để tạo hình trái dưa rất đẹp, giá cao. Ông nghĩ, nếu nông dân bên Nhật làm được thì mình cũng làm được nên mày mò, nghiên cứu. Năm 2005, ông tự đúc khuôn bằng kim loại, theo dõi chu kỳ sinh trưởng của trái dưa để bắt đầu trồng thử nghiệm. Vụ dưa tết năm đó, ông bán cho siêu thị Co.opMart và Metro được 22 cặp dưa hình vuông với giá 180.000 đ/cặp. Những năm tiếp theo, ông cải tiến kỹ thuật trong tạo khuôn để có những trái dưa đẹp hơn, trên mặt dưa có hình “tiên đồng, ngọc nữ”, câu chúc tết… Tuy nhiên, tỷ lệ thành công không cao, vì đòi hỏi áp dụng rất nhiều kỹ thuật để có trái dưa vuông cả 6 mặt. Ông Liêm cho biết: “Muốn cho dưa hình vuông 4 hay 5 mặt thì rất dễ dàng, nhưng để dưa vuông cả mặt ở ngay cuốn dưa thì rất khó, kỹ thuật phải cao, phải chăm sóc, theo dõi rất kỹ”.
Theo ông Liêm, khi dưa ra trái được 15 ngày thì tuyển những trái dưa đẹp cho vô khuôn, sau đó kiểm tra mức độ lớn, độ lệch của khuôn dưa, chỉnh sửa cho ngay ngắn, khoảng 15 ngày sau thì thu hoạch. Tuy nhiên, để dưa lớn, ép vô cho đều và vuông thì rất khó. Trong đó, kỹ thuật bón phân và thời tiết cũng quyết định rất lớn. Ông Liêm cho biết thêm: “Khi vô khuôn gặp trời mưa thì dưa dễ bị úng do đọng nước, vỏ mỏng dễ bị thối. Vì vậy, không được bón phân hóa học mà phải bón phân dơi để dưa có vỏ cứng, ít nước. Khi thu hoạch, dưa có hình vuông, da mịn rất đẹp và bảo quản được lâu”. Sau 3 năm liên tục cải tiến kỹ thuật, đến nay tỷ lệ dưa vuông đạt yêu cầu của ông Liêm lên đến 98%. Vụ dưa Tết Canh Dần năm rồi, ông trồng được 200 cặp dưa vuông bán cho thương lái ở TP. Hồ Chí Minh với giá 1 triệu đồng/cặp.
* Cải tiến thành dưa “thỏi vàng”
Nhận thấy nhu cầu thị trường rất lớn, ngoài việc tăng sản lượng dưa trong dịp tết, ông Liêm còn sáng tạo ra hình dáng mới để thu hút khách hàng. Trong đó, dưa hình thỏi vàng ông “sáng tạo” được xem là hàng hiếm mà nông dân trong vùng không làm được. Để tạo hình dưa thỏi vàng, ông chọn giống dưa Kim Hồng vì có màu vàng cho giống với màu vàng thật. Năm 2008, ông trồng được 4 cặp dưa thỏi vàng đầu tiên bán giá 2 triệu đồng/cặp. Theo ông Liêm, tạo ra dưa vuông đã khó, nhưng dưa hình thỏi vàng khó hơn gấp chục lần. Bởi vì, để có được khuôn hình thỏi vàng phải đúc rất công phu, ép dưa sao cho ra được hình thỏi vàng y như thật thì rất khó khăn. Vì vậy, tỷ lệ thành công chỉ khoảng 35%. Năm vừa rồi, ông trồng được 20 cặp dưa hình thỏi vàng bán lên TP. Hồ Chí Minh với giá 3 triệu đồng/cặp. Khi thương lái bán ra ngoài với giá cao ngất ngưởng từ 7 – 8 triệu đồng/cặp, nhưng không có hàng để bán.
Năm nay, khi chưa xuống giống dưa thì thương lái từ TP. Hồ Chí Minh đã xuống tận nhà ông để đặt hàng mua dưa bán tết. Đợt tết này, ông trồng khoảng 300 dây dưa vuông và dưa thỏi vàng để cung ứng cho thị trường tết. Dự kiến, sản lượng thu về khoảng 200 cặp dưa vuông và 30 cặp dưa hình thỏi vàng. Ông Liêm cho biết: “Giai đoạn dưa ra trái được 15 ngày là cực nhất vì vô khuôn, chăm sóc, canh giữ rất cẩn thận mới có được những trái dưa đẹp mắt chưng trong ngày tết”. Theo ông Liêm, thời gian gần đây, nhu cầu thị trường ngày càng khắt khe. Nông sản bây giờ không chỉ cần chất lượng mà phải có hình thức bên ngoài thật đẹp mới bán được. Trong đó, dưa hấu hình thỏi vàng đang được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Nhiều người mua dưa thỏi vàng về chưng trong ngày tết để cầu chúc cho năm mới được nhiều may mắn, làm ăn phát tài. Vì vậy, giá dưa hình thỏi vàng cao gấp mấy chục lần so với dưa bình thường mà vẫn đắt hàng.
Từ những thành công này, ông đã gửi hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ để đăng ký thương hiệu cho dưa hình thỏi vàng. Trong đó, có kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và khuôn tạo hình dưa thỏi vàng. Khi có thương hiệu rồi, ông sẽ mạnh dạn đầu tư sản xuất để mở rộng thị trường tiêu thụ. Với sự tìm tòi, sáng tạo của mình, vụ dưa tết năm nay, ông hy vọng sẽ đem đến cho khách hàng những quả dưa hình lạ mắt. Đặc biệt, những quả dưa được ông biến thành “thỏi vàng” sẽ được đặt trân trọng trên bàn thờ gia tiên trong ngày tết…
Quy Trình Trồng Bưởi Năm Roi
Quy Trình Trồng Bưởi Năm Roi
Đặc điểm nổi bật của cây
Bưởi năm roi là một giống bưởi ngon rất nổi tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long, nhất là loại bưởi năm roi tại huyện Bình Minh ở tỉnh Vĩnh Long, ở vùng đất phù sa ngọt nằm ở ven sông Hậu.
Cây bưởi năm roi trưởng thành có chiều cao tầm 7 – 8m, có gai dài tầm 2,5cm – 4cm. Quả bưởi năm roi có núm, khi chín mang màu vàng, vỏ mỏng, ít hạt, ráo nước, vị chua ngọt và thơm. Mỗi quả có trọng lượng từ 0,9 – 1,1kg.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây
Bưởi năm roi có thể trồng vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Bên cạnh đó có thể trồng ở những tháng khác nhau tuy nhiên tránh vào thời gian khô hạn, lạnh hanh khô.
Cách trồng
Làm đất: Nên trồng ở đất có tầng đất canh tác dày, đất thoát nước tốt, giàu mùn, đất phù sa cổ, thịt nhẹ và đào hố với khoảng cách là 5m x 5m
Bón lót: Phân chuồng hoai mục 30 – 40kg, lân 0,5 – 0,7 kg, Kali 0,2 – 0,3kg, vôi bột 1 – 1,5kg và thuốc sâu bột 0,1kg. Tất cả trộn với nhau với lớp đất mặt, lớp đất giữa.
Trồng cây: Đào ở giữa hố và đặt cây vào trong hố rồi lấp đất vừa bằng cổ rễ hay cao 2 – 3cm tránh làm vỡ bầu, lấp đất quá sâu. Cây giống khi trồng cần đặt thẳng đối với những cây tháp hay cây chiết có nhánh phân bố rất điều. Đối với cây chiết ít nhánh thì nên đặt nghiêng giúp đọt bên mọc lên nhằm tạo tán. Sau khi trồng, bà con nhớ cắm cọc để có thể buộc thân.
Kỹ thuật chăm sóc
Tưới nước là sau trồng 2 ngày tưới 1 lần và khi cây xanh tốt thì tầm 5 – 7 ngày tưới 1 lần. Vào thời kỳ khô hạn và ít mưa thì nên tưới cách 3 – 5 ngày 1 lần. Bà con nên tưới dặm nếu trời nắng gắt, tuy nhiên cần chú ý tới việc nước bị ngập úng.
Bón thúc: Rải 0,5kg phân 16-16-8 cộng 0,5kg ure/cây/năm. Và các năm sau thì sẽ tăng lượng phân và ure để bón cho cây.
Tỉa mầm: Khi trồng cần tỉa bớt lá, cũng như tỉa cành sâu bệnh để cây phát triển tốt.
Phòng trừ bệnh, sâu hại
Cây bưởi năm roi cũng thường mắc những bệnh, sâu hại như
– Bệnh chảy mủ, thối gốc: Gây chảy mủ ở trên thân, gốc, cành. Do đó, đừng để cây úng nước và phun Ridomil 2%, Aliette 2,5
– Bệnh loét: Biểu hiện là có vết lõm sâu và lan nhanh. Phòng trừ bằng việc vệ sinh vườn, khi cây đậu trái, bà con nên sử dụng vôi 1%, làm 3 lần và cách nhau tầm 15 ngày để phun diệt trừ bệnh loét.
– Sâu ăn lá: Sử dụng Bi58 nồng độ là 0,05 – 0,1%.
– Bọ xít xanh: Chích hút nước quả và làm quả chai sần, rụng. Phòng từ bằng việc cấy ổ kiến vàng trong thân cây, dùng Trebon, Applau – Mip.
Công dụng của cây
– Bưởi năm roi mang lại giá trị kênh tế cao cho bà con nông dân. Ngoài ra, trong bưởi năm roi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người như giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa sỏi thận, phòng chống ung thư, làm đẹp da, tốt cho hệ tiêuhóa, giảm cân hiệu quả …
Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Chi Nhánh Công Ty TNHH MTV Đại Lợi Phát
Địa chỉ: 245A, Kp. Bình Khởi, P.6, TP. Bến Tre
Email: trungtamgiongbentre@gmail.com
Điện thoại: 0968 568 068
Quy Trình Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Bưởi
– Bưởi thường trồng vào đầu và cuối mùa mưa, khi đất đủ ẩm thì tỷ lệ sống sót sẽ cao hơn. Tuy nhiên, nếu có đủ nước tưới thì có thể trồng quanh năm miễn là tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm (nếu trồng trong mùa nắng mà đủ nước tưới, cây sẽ phát triển tốt hơn và ít bị sâu bệnh tấn công).
Sau khi đào hố, dùng 30g VD. TINH VÔI/hố hoặc rải 500g vôi bột/hố và phơi hố khoảng 10-15 ngày để tăng pH trong đất, cũng như ngăn ngừa nấm bệnh.
– Bón lót (phân bón cho 1 hố/1 gốc): Trộn đều lớp đất mặt với 5-10 kg phân chuồng đã ủ hoai với VD. TRICHODERMA (hoặc 1kg MASTER GREEN) + 30g VD. ĐÁNG ĐỒNG TIỀN + 300g Super Lân + 50g Vibasu lấp bằng miệng hố.
– Việc trộn phân lấp hố và xử lý côn trùng (kiến, mối,..) được thực hiện trước khi trồng ít nhất 15 ngày. Sau khi trồng, cần che mát cho cây nếu thời tiết nắng gắt. Tuy nhiên không nên che quá 50% ánh sáng và thường xuyên giữ ẩm liên tục cho cây khoảng 2 ngày/lần trong tháng đầu tiên. Từ tháng thứ 2 trở đi, tưới định kỳ 3-4 ngày/lần sẽ giúp cây nhanh bén rễ và phục hồi.
Trong giai đoạn kiến thiết, nhà vườn có thể tận dụng phần đất trống để xen cây trồng khác, nhưng phải hết sức lưu ý là trồng loại cây gì và mật độ bao nhiêu để cây bưởi không bị cạnh tranh dinh dưỡng, không bị sâu bệnh xâm hại và thiếu ánh sáng để quang hợp. Có như thế việc “lấy ngắn nuôi dài” mới phát huy tác dụng.
Dùng 1kg CAN SIÊU XANH + 500g VD. ĐÁNG ĐỒNG TIỀN hòa nước tưới cho 100-120 gốc cần tưới nước giữ ẩm để phân hòa tan nhanh, bộ rễ dễ dàng hấp thu dinh dưỡng một cách trọn vẹn và cơi đọt 1 bung đồng loạt, phát triển tối đa.
Trộn 100g NPK 20-20-15 + 30g VD. ĐÁNG ĐỒNG TIỀN bón vào 1 gốc. Giai đoạn này không nên bổ sung nhiều phân NPK, tránh trường hợp bộ rễ quen phân ngay từ đầu sẽ kém phát triển về sau.
Sau khi tưới phân khoảng 3 – 5 ngày, dùng 50ml 250ml VD. PHÂN TÍM + AMINO.1 /220 lít nước, phun ướt đều 2 mặt lá để thúc cây nhú đọt mới.
Pha 250ml 250g250g VD. SIÊU NHÚ ĐỌT + SUPER NUTRI + SUPER VI LƯỢNG (hoặc 250g MAGIÊ-KẼM) trong 220 lít nước và phun ướt đều 2 mặt lá định kỳ vào mỗi lần cây ra đọt non sẽ giúp cung cấp đa-trung-vi lượng, giúp cây đi đọt nhanh, đọt mập khỏe ; chống hiện tượng vàng đọt, teo tóp đọt, bộ lá phát triển xanh dày, đồng đều hơn.Ccó thể kết hợp với các loại sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật khác để phòng ngừa sâu bệnh cho vườn Bưởi.
+ Xen kẽ giữa các lần bón phân, sau khi bón phân 7-10 ngày thì tiến hành pha 800g CaCu-Zn trong 300 lít nước và tưới đều 5-7 lít/gốc để phòng ngừa bệnh vàng lá thối rễ, tăng pH và cải thiện cấu trúc đất. sử dụng 3 lần/năm ( đầu, giữa và cuối màu mưa).
để ngăn ngừa nấm bệnh tấn công trong vườn nên dùng 500ml VD. ĐỒNG ĐỎ pha vào 440 lít nước và phun đều trên tán lá khi cơi đọt khoảng 15-20 ngày tuổi (hoặc 1kg VD. ĐỒNG Chelate rải 120-150 gốc), sử dụng định kỳ ít nhất 3-4 lần/năm.
Đầu mùa mưa bón vôi bột cho vườn Bưởi với liều lượng 300g/gốc hoặc 30g VD. TINH VÔI/gốc, bón rải đều quanh gốc sẽ giúp ổn định pH đất.
Vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5-6 DL) tiến hành bón phân chuồng đã ủ hoai với VD. TRICHODERMA với liều lượng 7-10kg/gốc (sử dụng VD. TRICHODERMA để ủ: 1kg/2-3 khối phân chuồng). Nếu không có nguồn phân chuồng, có thể thay thế 1kg MASTER GREEN + 30g VD. TRICHODERMA bón cho 1 gốc.
Mục tiêu kích thích cây cho ra 1-2 cơi đọt giúp cho cây nhanh phục hồi.
– Sát khuẩn đất, khử chua: Tiến hành bón vôi bột với liều 200g/gốc hoặc 50g rải cho 1 gốc. Sau một thời gian nuôi trái dài, bộ rễ đã hấp thu một lượng lớn dinh dưỡng trong đất, một phần khoáng chất bị rửa trôi và làm thay đổi cân bằng pH đất nên việc sử dụng vôi bột hoặc VD. TINH VÔI sẽ giúp nâng pH nhanh chóng . Đối với những vườn bưởi suy, kiệt sức do nuôi trái, sau khi bón vôi khoảng 10 ngày, cần bổ sung một lượng dinh dưỡng nhất định để giúp cây phục hồi, tạo điều kiện cho quá trình làm bông vụ tiếp theo.
Bón phân phục hồi sau thu hoạch:
– Bón phân lần thứ nhất (giúp phục hồi và tạo cơi đọt 1):
Dùng 1kg XÔ DÙ XANH + 500g VD. ĐÁNG ĐỒNG TIỀN pha trong 300 lít nước, tưới 5 lít/m đường kính tán, định kỳ thúc mỗi cơi đọt, giúp cây ra rễ mạnh, tái tạo bộ rễ mới, nhú đọt nhanh, đọt mập.
Sau khi tưới phân 5 ngày, như công thức trên 250ml VD chúng tôi + 250ml VD. SIÊU NHÚ ĐỌT + 250g VD. NUTRI trong 220 lít nước và phun đều mặt lá giúp bộ lá xanh dày, quang hợp mạnh (có thể kết hợp thêm thuốc trừ sâu vẽ bùa, rầy mềm, rầy chổng cánh, nhện,..). Khi cơi đọt 1 chuẩn bị già, dùng 300g trong 220 lít nước giúp lá già đồng loạt, lá xanh dày, hạn chế hiện tượng rụng lá khi nuôi trái sau này.
Sau khi tưới phân hoặc rải phân 20 ngày nên dùng 800g VD. CACU-Zn/220 lít nước, tưới 30-35 gốc giúp ngăn ngừa bệnh vàng lá thối rễ, phục hồi và tái sinh rễ non nhanh chóng.
Tùy thuộc vào độ tuổi, độ sung của cây và điều kiện thời tiết mà cây bưởi sẽ cho 1-2 cơi đọt trước khi ra hoa. Do đó khi chăm sóc cơi đọt 2, tiến hành tưới (hoặc bón phân) và phun kích thích cây bung đọt với liều lượng tương tự như khi áp dụng cho cơi đọt 1.
– Khi cơi đọt cuối chuyển sang lụa (khoảng 15-20 ngày tuổi), quý nhà vườn nên sử dụng phân có hàm lượng Lân và Kali cao (theo tỷ lệ 3:1) nhằm giúp cây chuyển nhanh từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn sinh sản. Dùng 300-500g Super Lân + 200g KCl + 200g VD. LÂN 86 rải cho 1 gốc, tưới nước giữ ẩm liên tục trong 5-7 ngày giúp phân nhanh hòa tan cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, sau đó ngưng tưới nước hoàn toàn (bưởi là cây cảm ứng điều kiện khô hạn để ra , đồng thời dùng 1kg PACLO SPEED 20 + 500g VD. LÂN 86 + 1kg VD. MKP pha trong 220 lít nước và phun qua lá sẽ giúp lá nhanh thành thục và phân hóa mầm hoa hiệu quả
– Sau 25-30 ngày cắt nước tùy vào độ sung hay suy của cây,nếu thấy cây có dấu hiệu xào lá hay cuốn kèn (2 mép lá úp vào nhau, lá hơi héo vào buổi chiều nhưng sáng mai không tươi lại hoàn toàn) thì tiến hành tưới nước mồi, trong 3 ngày đầu (ngày tưới hai lần), sau đó ngày thứ 4 trở đi tưới đẫm lại mỗi ngày một lần.
– Sau khi tưới đẫm, cây sẽ cảm ứng sinh trưởng và bắt đầu phát triển rễ tơ. Vào thời điểm này, nên kết hợp bổ sung dinh dưỡng để kích thích bộ rễ non phát triển
+ Lần 1
Trên tán lá pha 500g VD. RA HOA CCM pha vào 220 lít nước và phun sẽ giúp kích ra hoa đồng loạt, sau 5-7 ngày, phun lá công thức: 500g VD. RA HOA CCM + 50ml VD. PHÂN TÍM/220 lít nước giúp vọt hoa nhanh, sáng hoa. Sau 15 ngày trở đi, thường xuyên theo dõi khi thấy chồi già có hiện tượng ướm chồi non ra hoa là đạt yêu cầu.
Do ảnh hưởng của khô hạn, Bưởi ra hoa vào tháng 4-5 khi bắt đầu mùa mưa và thu hoạch vào tháng 11-12. Tuy nhiên, nếu kích thích ra hoa vào đầu mùa mưa để thu hoạch vào dịp tết thì giá bán sẻ cao, nhưng khả năng tượng hoa của cây bưởi sẽ gặp nhiều trở ngại do thời gian khô hạn chưa đủ để hình thành mầm hoa. Chính vì vậy mà biện pháp kích thích ra hoa mùa nghịch bằng cách “xiết nước” hoặc lợi dụng sự khô hạn giữa mùa sẽ cho kết quả không ổn định, sự ra hoa không tập trung. Sau đợt ra hoa đầu tiên nếu được bón phân và tưới nước thì cây bưởi sẽ tiếp tục ra hoa đợt hai và có thể ra hoa 4-5 đợt hoa/năm, ra hoa nhiều đợt và kéo dài hay cây Bưởi ra hoa quanh năm.
– Trường hợp cây Bưởi đang nuôi trái chuyền. Nếu thấy trên cây lá lụa không có bông và trái non thì sử dụng 1kg VD. LÂN 86/440 lít nước, tưới 5-6 lít/m đường kính tán 2 lần cách nhau khoảng 7-10 ngày thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa hiệu quả.
* Nguyên nhân rụng trái non:
(1) Mất cân đối về dinh dưỡng
+ Sau một thời gian dài tập trung dinh dưỡng để nuôi trái, cây bị kiệt sức. Do vậy, khi cây ra hoa và đậu trái, cây không đủ dinh dưỡng để nuôi toàn bộ lượng trái dẫn đến rụng trái.
+ Bón phân NPK nhiều làm cho cây bị sốc dinh dưỡng dễ dẫn đến rụng hoa và trái non.
(2) Sử dụng chất ức chế sinh trưởng khi xử lý ra hoa nghịch vụ.
(3) Sâu bệnh hại: Bệnh ghẻ nhám, bệnh loét, bọ trĩ, sâu vẽ bùa, rầy rệp, nhện đỏ gây hại.
Để hạn chế tình trạng rụng hoa, trái non ngoài việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cân đối cần cung cấp thêm nguyên tố Bo trên lá để làm tăng thụ phấn, đậu trái:
Sau khi đậu trái 1-1,5 tháng, tiến hành dùng: – Tưới gốc:
300g NPK 20-20-15 + 30g VD. ĐỒNG TIỀN VÀNG/gốc, rải định kỳ 1 tháng/lần.
– Phun qua lá:
+ Công thức 2: Phun 50ml VD. PHÂN VÀNG + 250ml VD. FULVIC PLUS vào 220 lít nước, phun đều mặt lá.
– Sử dụng luân phiên công thức 1 và 2, phun cách nhau 10 ngày/lần đến trước khi thu hoạch 7 ngày giúp trái lớn nhanh, bóng trái, sáng da, con tép mọng nước, tăng năng suất.
– Trước thu hoạch 1 tháng pha 250g VD. KALI ĐEN/220 lít nước phun đều mặt lá sẽ giúp trái ngọt, nặng ký.
– Hàng năm, kết hợp với các lần bón phân sau 7-10 ngày nên dùng 1kg VD. CaCu-Zn/ 220 lít nước tưới quanh gốc 5-7 lít để hạn chế các mầm bệnh xâm hại cây trồng.
Bưởi là loại cây ăn trái lâu năm, nếu được chăm sóc tốt có thể khai thác lên tới 20-25 năm, vì thế việc đầu tư chăm sóc cây bưởi là vô cùng quan trọng giúp vườn bưởi bền, sung sức, trái bưởi to đẹp, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Nguồn: Công Ty Vì Dân
Bạn đang đọc nội dung bài viết Quy Trình Tạo Ra Bưởi Hồ Lô Tài Lộc Cho Quả Bưởi Độc Lạ Thu Về Tiền Tỷ trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!