Đề Xuất 6/2023 # Quy Trình Sản Xuất # Top 7 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Quy Trình Sản Xuất # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Quy Trình Sản Xuất mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT

I. CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT LÚA HỮU CƠ QUẾ LÂM:

1.1. Đất đai: Đất không ô nhiễm, không bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, các nguồn ô nhiễm khác, ruộng sử dụng phân bón hóa lâu năm phải được xử lý bằng cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm ít nhất 03 vụ liên tiếp.

1.2. Nước tưới: Phải có hê thống mương tuới tiêu tốt, đủ nguồn nuớc tuới để đảm bảo việc chủ động tưới, tiêu thoát nước cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và quan trọng là không bị ô nhiễm do các tác nhân hóa học.

1.3. Giống: Sử dụng giống lúa do Tập Đoàn Quế Lâm chỉ định có chứng nhận Quốc Gia đạt tiêu chuẩn quy định của bộ nông nghiệp.

1.4. Phân bón và chế phẩm sinh học quế lâm: Sử dụng phân hữu cơ QL01, QL05 do Tập Đoàn Quế Lâm sản xuất và chế phẩm sinh học Quế Lâm.

1.5. Nông dân: Có kiến thức về nông nghiệp hữu cơ và được tập huấn kỹ thuật sản xuất Lúa Hữu cơ Quế Lâm.

II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT LÚA HỮU CƠ QUẾ LÂM:

2.1.Thời vụ: Chia làm 02 vụ chính ( Đông xuân và Hè thu).

2.2.Mật độ: Đối với ruộng sạ mật độ thích hợp từ 100-120kg/ha. Nên cấy mạ ở tuổi( 30-35 ngày vụ ĐX, 20- 25 ngày vụ HT).

2.3. Ngâm ủ và sử lý hạt giống: Ngâm hạt giống bằng 3 sôi 3 lạnh, vớt bỏ hạt lửng lép. Sau đó ngâm tiếp 24h rồi vớt ra rửa sạch, đưa đi ủ kỷ cho hạt giống nảy mầm từ 3-4 mm khi đó mới đưa ra đảo đều trước khi đưa ra ruộng gieo. 2.4. Phân bón

Áp dụng quy trình sau để bón chăm sóc lúa hữu cơ Quế Lâm ( cho 500m2):

Loại phân sử dụng

Lượng bón

Thời kỳ bón

(kg)

Bón lót

Thúc 1

Thúc 2

Đón đồng

Phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm 01

25

Toàn bộ

Phân Khoáng hữu cơ Quế Lâm chuyên dùng cho Lúa

40

Toàn bộ

Phân Khoáng hữu cơ Quế Lâm chuyên dùng cho Lúa

10

Toàn bộ

Phân bón lá Quế Lâm

150ml

Toàn bộ

Ghi chú: Có thể tham khảo trên bao bì phân bón Quế Lâm.

Ø Bón lót: Sau khi kết thúc làm đất lần cuối( bón 2-3 tạ phân chuồng nếu có) + 25 phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm QL01.

Ø Thúc 1 :Khi lúa 3-5 lá (10-15 ngày vụ đông xuân , 7-10 ngày vụ hè thu) lượng 40kg khoáng hữu cơ Quế Lâm chuyên dùng cho lúa. Kết hợp dặm tỉa khi cây lúa đẻ nhánh rộ.( từ 15- 20 sau sạ)

Ø Thúc 2 :Trước khi cây đẻ nhánh lượng 10kg khoáng hữu cơ Quế Lâm chuyên dùng cho lúa

Ø Bón đòng: Phun phân bón qua lá khi cây làm đòng có thể phun kết hợp với thuốc BVTV sinh học

2.5. Chăm sóc :

– Quản lý nước :

+ Sau 5 ngày gieo sạ cho nước vào ruộng, mực nước xâm xấp (tráng gốc cây lúa ) giúp ruộng giữ ẩm tốt huặc ngập 2 – 3cm. Quan sát ốc bươu vàng trên ruộng.

+ 7-10 ngày sau sạ tiếp tục cho nước vào ruộng ngập 5-7cm.

+ 28 ngày sau sạ bắt đầu tháo khô ruộng lần thứ nhất (nếu các hàng lúa lá đã giáp tán với nhau).

+ 35-49 ngày sau sạ, vô nước ruộng, giữ mực nước 5cm, (chuẩn bị bón phân đợt 3), sau khi bón phân để nước rút tự nhiên, đến khi xuống dưới mặt đất 15cm, bơm nước vào cao nhất là 5cm.

+ 80-85 ngày sau sạ, tháo khô nước ruộng để lúa chín đều và dễ thu hoạch bằng máy cắt xếp dãy, máy gặt đập liên hợp.

Chú ý: tùy thời gian sinh trưởng của giống lúa mà điều chỉnh thời gian tưới tiêu, không để lúa bị ngập úng suốt vụ.

– Cấy dặm: Lúa khoảng 15- 20 ngày , tiến hành cấy dặm những nơi bị chết; tỉa nhửng nơi mật độ quá dày.

– Khử lẩn: Thường xuyên khử lẩn những cây khác dạng hình và lúa cỏ, thực hiện dứt điểm 15 ngày trước khi thu hoạch. – Quản lý dịch hại: bằng phương pháp tổng hợp IPM ( nguyên tắc chính: cây lúa khỏe, bảo vệ thiên địch, thăm đồng thường xuyên, nông dân trở thành chuyên gia )

– Cỏ dại, ốc bươu vàng : Làm đất kỹ và san bằng mặt ruộng, giữ ngập nước trong giai đoạn đầu để khống chế cỏ dại. Thu gom ốc trước khi gieo sạ, gom ốc xuống nơi trũng để bắt và kiểm soát.

III.THU HOẠCH BẢO QUẢN LÚA HỮU CƠ QUẾ LÂM:

3.1.Yêu cầu vệ sinh an toàn :

a) Chỉ tiêu độc chất :

– Không có dư lượng kim loại nặng và thuốc BVTV

– Hàm lượng nitrate < 50mg/kg.

– Độc tố aflatoxin do vi nấm : không phát hiện bằng kỹ thuật sắc ký lớp mỏng hiện đại

b) Chỉ tiêu côn trùng và nấm mốc

– Tổng số bào tử nấm mốc trong 1kg gạo không lớn hơn 10.000 bào tử. Và không có côn trùng

3.2.Yêu cầu chất lượng gạo trắng: các chỉ tiêu về chất lượng gạo trắng như độ dài hạt, tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ bạc bụng, ẩm độ, tạp chất… phải đảm bảo hạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 5644:1999 chúng tôi hoạch: Trước khi thu hoạch 10-15 ngày tiến hành tháo khô nước ruộng chuẩn bị thu hoạch.

– Gặt: Đúng độ chín ( trên 95% hạt trên bông chuyển qua màu vàng rơm). Nên sử dụng máy gặt đập liên hợp.

– Phơi: Không phơi mớ ngoài đồng, sân phơi phải có lót bên dưới , tuyệt đối không phơi lúa trên lộ giao thông.

– Sấy : Lúa sấy không quá 45oC. Lúa sau khi tuốt xong phải vận chuyển ngay về lò sấy và tiến hành sấy nhiệt độ như trên , trong thời gian từ 18 đến 24 giờ (trong điều kiện không thể sấy kịp có thể chờ sấy không quá 3 ngày sau khi ra hạt tươi ).

3.4.Bảo quản:

Trữ hạt lúa giống bằng túi yếm khí ở độ ẩm không quá 12%, lúa hàng hóa không quá 14% trong kho kín có hệ thống thông gió và chiếu sáng theo tiêu chuẩn.

Quy Trình Sản Xuất Su Hào

A. Giới thiệu về quy trình

Sơ đồ quy trình sản xuất cây su hào

B. Các bước tiến hành

1. Thời vụ trồng (dương lịch)

Thời vụ trồng su hào

– Vụ sớm gieo từ tháng 7 đến tháng 8, chủ yếu dùng loại su hào trứng. Tuổi cây giống 25 ngày.

– Vụ chính: Gieo tháng 9 đến hết tháng 10. Dùng các giống su hào nhỡ và su hào dọc đại để thu hoạch được dài ngày. Tuổi cây giống 30 – 35 ngày.

– Vụ muộn: gieo tháng 11, chủ yêu dùng loại su hào dọc tăm và một phần loại dọc nhỡ để có thể kéo dài thu hoạch tới tận cuoói tháng 4 năm sau.

2. Các giống su hào

2.1. Các giống su hào trồng ở nước ta.

– Su hào dọc tăm (su hào trứng): củ bé, tròn, cọng lá nhỏ, phiến lá nhỏ và mỏng. Tiêu biểu là giống su hào Sa Pa cũ. Thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch 75 – 80 ngày, do đó có thể trồng xen vào mép luống cải bắp, khoai tây.

Su hào dọc tăm

– Su hào dọc trung (hay su hào dọc nhỡ): củ tròn, to, mỏng vỏ, cọng và phiến lá to hơn, dày hơn loại su hào dọc tăm. Điển hình là su hào Hà Giang. Thời gian sinh trưởng 90 – 105 ngày.

Su hào dọc trung

– Su hào dọc đại (su hào bánh xe): củ to hơi dẹt, vỏ rất dày, cọng và phiến lá rất to, dày. Thời gian sinh trưởng 120 – 130 ngày. Đặc trưng là su hào Tiểu Anh Tử (Trung Quốc) hoặc Thiên Anh Tử (Nhật Bản).

3. Tạo cây giống

Su hào dọc đại

3.1. Chọn đất, làm đất và lên luống

a. Chọn đất làn vườn ươm

– Đất thịt nhẹ, thoát nước và giữ ẩm tốt

– Độ PH thích hợp 6 – 6,5

– Đất không trồng các loại cây su hào ít nhất 2 năm

b. Làm đất và lên luống

* Làm tơi đất

– Dùng bừa, máy phay, cào cuốc… làm đất nhỏ, vụn, tơi xốp

– Làm đất nhỏ 1- 5 cm ở trên mặt luống

Chú ý: – Lên luống tạo cho lớp đất trên cùng nhỏ hơn ở lớp đất dưới

– Không nên làm đất nhỏ quá sẽ dẫn đến đóng váng trên bề mặt sau khi tưới nước

– Không làm đất quá to ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bộ rễ

– Trong quá trình làm đất thu gom, nhặt sạch cỏ dại, đặc biệt cỏ thân ngầm

* Lên luống trồng

– Vụ mưa làm luống cao

+ Độ cao của luống: 30 cm

+ Mặt luống: 0,9 – 1 m

+ Rãnh: 30 – 35 cm

– Vụ khô lên làm luống vừa phải:

+ Độ cao của luống: 15 – 20 cm

+ Mặt luống: 90 – 100 cm

+ Rãnh: 25 – 30 cm

Kích thước luống ươm su hào

Lưu ý:

– Vườn ươn nên chia làm các ô nhỏ để dễ chăm sóc

– Chiều dài của luống phụ thuộc vào địa hình, không nên làm luống dài quá 100 m

– Chiều cao của luống không nên cao quá 30 cm

* Bón lót phân

– Lượng phân bón trên1m2: 1,5 – 2 kg phân chuồng hoai + 15g supe lân + 8g kali. Trải đều phân lên mặt luống, đảo đều phân với đất, sau đó vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dầy 1,5 – 2cm.

3.2. Xử lý hạt giống

a. Tiêu chuẩn lựa chọn và phương pháp

– Hạt giống phải mang tính đặc trưng của giống

– Hạt không có màu nâu đỏ, vỏ hạt không nhẵn

– Hạt không có mầm mống sâu bệnh

– Không lẫn tạp, cỏ dại

– Lượng hạt gieo 1,5 – 2 gr/m 2

Hạt giống su hào

b. Xử lý hạt giống trước khi gieo

– Có 2 lý do để xử lý hạt giống

+ Trừ bệnh hại có thể bám trên hạt hoặc bên trong hạt

+ Ngăn không cho các bệnh hại trong đất tấn công vào hạt, các rễ mới

– Thời điểm xử lý

+ Trước khi gieo hạt

– Cách xử lý

Bước 1: Ngâm nước nóng nhiệt độ 30 – 35 0 ( 2 sôi + 3 lạnh)

Bước 2: Thời gian ngâm: 15 phút

Bước 3: Vớt hạt rau, đại sạch, loại bỏ hạt lép

Bước 4: Ngâm vào khăn ẩm khoảng 2 ngày

Lưu ý: Những nơi thường xuyên bị khô hạn, không chủ động được nước tưới thì không nên xử lý

3.3. Gieo hạt

Bước 1: Xác định lượng hạt

– Lượng hạt gieo 1,5 – 2 g/m2

Bước 2: Gieo hạt

– Gieo hạt theo hàng

+ Hàng cách hàng 3 cm

+ Cây cách cây 2,5 cm

– Gieo vãi: Vãi hạt giống đều trên luống, rải móng

Bước 3: Lấp hạt

– Hạt được lấp ở độ sâu: 1,5 – 2 cm

– Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt

– Sau khi lấp hạt xong dùng

+ Trấu

+ Rơm rạ băm ngắn 3- 4 cm phủ lên luống

Bước 4: Tưới nước

– Dùng vòi hoa sen tưới nước đủ ẩm

– Tưới vào buổi sáng và buổi chiều mát

– Lấp đất mỏng 1 cm cây mọc lên sẽ bị yếu

– Chia hạt làm 2 lượt để hạt phân bố đều trên mặt luống (khi gieo trộn hạt với đất bột

3.4. Chăm sóc cây giống

a. Làm giàn che

– Chiều cao 0,5 cm làm bằng phên hoặc cót…

– Chỉ che khi trời có mưa to

– Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống

– Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm

– Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh

+ Tưới 2 lần/ngày

+ Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát

– Trời rét tùy độ ẩm đất

+ Tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày

+Tưới vào lúc 10 – 11 giờ sáng hoặc 3- 4 giờ chiều

c. Bỏ rơm rạ ra khỏi luống

– Thời điểm bỏ rơm ra ra:

+ Thời gian mọc mầm ( 1- 2 lá mầm)

+ Gieo khoảng 2 – 3 ngày

Lưu ý:

– Bỏ rơm rạ phải nhẹ nhàng vào lúc lặng gió tránh gió to, sau khi bỏ rơm rạ cần tưới 1 lần để bộ rễ không bị ảnh hưởng

– Trong trường hợp phủ bằng trấu thì không cần giở trấu ra và có thể bổ sung thêm 1 lớp đất mịn để giữ chặt gốc, nếu gieo với mât độ vừa phải cây cứng cáp thì không cần phủ thê m đất.

– Trường hợp có làm mái che thì phải dỡ mái che cho cây đủ ánh sáng (cây khỏe, cứng cáp, mau hồi xanh bén rễ khi cấy ra ruộng). Trong thời gian cây mới mọc 2 lá thật chú ý che mưa cho cây.

– Tiến hành thường xuyên bằng tay

– Một số cỏ thường gặp: Cỏ gấu, cỏ mần trầu, ….

– Nhỏ cỏ phải lấp đất bù vào chổ hổng tránh đọng nước e, Bón phân thúc

– Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc

– Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém:

+ Phân đạm 0,1 % pha với nước sạch

+ Bón thúc tối đa 2 lần ( lần 1 khi cây có 2 -3 lá thật, lần 2 sau lần 1 khoảng 7 – 10 ngày)

Lưu ý: – Trước khi nhỏ đi trồng 10 ngày không được bón thúc

– Không nên bón thúc nhiều lần làm cây con quá tốt, non, khả năng chống chịu kém, khi trồng ra ruộng sản xuất tỷ lệ sống kém

– Lần 1: Khi cây có 1 lá thật

– Lần 2: Khi cây có 3 lá thật để khoảng cách cây cách cây 5- 6 cm

Tỉa cây su hào con

f. Quản lý sâu bệnh hại

* Bệnh hại:

– Ở giai đoạn vườn ươm thường xuất hiện các bệnh sau:

+ Bệnh lở cổ rễ

+ Bệnh sương mai

– Phòng bệnh bằng cách:

+ Mật độ gieo không quá dày

+ Sử dụng phân chuồng hoai mục để bón lót

+ Làm giàn che để tránh mưa, gió nắng..

– Xuất hiện bệnh nên phun thuốc: Niclosat 4SL, Ridomil Gold 68 WP, …

* Sâu hại

– Giai đoạn vườn ươm thường xuất hiện các loại sâu sau:

+ Dế

+ Kiến

+ Sâu tơ

+ Sâu xanh

– Biện pháp phòng

+ Phơi ải đất, bón vôi trước khi gieo

+ Luân canh cây trồng nước

– Biện pháp trừ: Tungatin 1.8 EC, Vertimec 0,84 SL….

3.5. Tiêu chuẩn cây đem trồng

– Kiểm tra cây con:

+ Kiểm tra số lượng, chất lượng

+ Sâu bệnh hại

+ Sau khi cây gieo được 25 – 35 ngày hay có 5 – 6 lá thật

– Cây đem ra trồng

+ Cây khỏe, to, mập, cứng cáp, rễ thẳng,

+ Không bị sâu bệnh và dập nát

– Huấn luyện cây con trước khi đem trồng

+Tuyệt đối không tưới nước cho cây con 4 – 7 ngày trước khi nhổ đi trồng ra ruộng sản xuất

+ Trước khi nhổ đi 4 – 5 giờ, phải tưới đẫm nước cho đất mềm, nhổ cây không bị đất rễ hoặc hỏng cây.

4. Trồng ra ruộng sản xuất

4.1 Chuẩn bị đất trồng

* Cày đất: – Dùng các dụng cụ làm đất để tách đất, lật đất thành tảng, cục đất to

* Làm đất nhỏ:

+ Đất nhỏ, vụn, tơi xốp,

+ Đường kính viên đất ở lớp đất mặt thích hợp từ 2 – 3 cm,

* Lên luống

– Vụ mưa làm luống cao:

-+ Độ cao của luống: 20- 25 cm

+mMặt luống: 0,8 – 0,9 m

+ Rãnh: 30 – 35 cm

– Vụ khô lên làm luống vừa phải:

+ Độ cao của luống: 15 – 20 cm

+ Mặt luống: 0,8 – 0,9 m

+ Rãnh: 25 – 30 cm

Kích thước luống trồng su hào

* Cuốc hố bón phân lót

– Khoảng cách hố

+ Dọc tăm trồng với khoảng cách 20 x 25 cm

+ Dọc nhỡ với khoảng cách 30 x 35 cm

+ Dọc đại trồng với khoảng cách 35 x 40 cm

Cuốc hố bón phân lót

– Loại phân được dùng để bón lót

Bảng 1.1. Lượng phân bón lót cho cây su hào

Bón phân lót cho cây su hào

– Đất trồng rau tốt nhất phải được để ải 5- 7 ngày

– Cần bón vôi xử lý đất để trừ các nguồn bệnh

4.2. Mật độ, khoảng cách trồng

– Dọc tăm trồng với khoảng cách 20 x 25 cm (5.500 cây/sào).

– Dọc nhỡ với khoảng cách 30 x 35 cm (2.700 – 2.800 cây/sào).

– Dọc đại trồng với khoảng cách 35 x 40 cm (2.000 – 2.100 cây/sào).

– Đảm bảo mật độ từ 55.000 đến 75.000 cây/ha.

4.3. Trồng cây

– Trồng cây ra ruộng lúc chiều muộn hoặc buổi tối

– Sau khi trồng cần tưới nước đẫm nước

– Rễ cái cây giống dài có thể cắt bớt đi cho mau ra rễ mới. Dùng giằm (xén) hay cuốc con bới đất ra, đặt cây giố ng theo chiều tự nhiên của nó, lấy tay hay giằm hoặc cuốc con khẽ nhấn đất vào gốc là được.

Trồng cây su hào

4.4. Phân bón

– Lượng phân bón cho cây su hào

Bảng 1.2. Lượng phân bón thúc cho cây su hào

(đơn vị tính cho 1 sào Bắc bộ = 360 m2)

– Ngừng bón phân đạm ít nhất 21 ngày trước khi thu hoạchChú ý:

4.5. Chăm sóc

– Chăm sóc theo thời kỳ sinh trưởng của cây

a. Chăm sóc thời kỳ trồng – hồi xanh ( sau trồng 7 – 10 ngày)

* Các công việc thực hiện:

-Tưới nước: Tưới ngay và duy trì đến khi cây hồi xanh

– Xới phá váng: Khi xuất hiện trên mặt luống rau thành váng gặp khi trời mưa, tưới nhiều nước cho cây rau

– Dặm cây chết: Sau 3 ngày thấy cây nào bị chết cần bổ xung cây su hào khác

– Xới sâu và giộng để làm tơi xốp và trừ cỏ dại

– Bón thúc phân lần 1

Trồng cây su hào

b. Chăm sóc thời kỳ hồi xanh – trải lá ( 20 – 25 ngày sau trồng)

– Thời kỳ này cây cần nhiều nước, dinh dưỡng,

* Các công việc cần phải làm:

– Tưới nước:

+ Tưới rãnh: 7 – 10 ngày tưới 1 lần

+ Tưới phun mưa: 2 lần/ngày vào mùa khô, 1 lần/ngày vào mùa mưa

Lưu ý:

– Việc tưới n ước phụ thuộc vào thời tiết nếu trời mưa nhiều không cần phải tưới nước

– Bón phân: Bón phân kai cho cây, hòa tan với nước, tưới vào gốc cây

– Xới đất: Xới hẹp, xới nông, vun nhẹ đất vào gốc

Cây su hào ở thời kỳ trải lá

c. Chăm sóc thời kỳ trải lá – hình thành củ

– Đây là thời kỳ quan trọng cây su hào yêu cầu cao về

+ Nước

+ Phân bón

* Công việc phải thực hiện:

– Tưới nước: tưới thường xuyên luôn duy trì độ ẩm cho đất, có 2 hình thức tưới phổ biến thường được áp dụng

+ Tưới rãnh: Những nơi trồng chủ động được nước tưới

+ Tưới phun mưa: bằng hệ thống máy bơm

– Vun gốc: Vun cao để tạo diện tích dinh dưỡng, chống cỏ dại cạnh tranh

– Phủ ni long chống côn trùng gây hại rau

– Bón phân thúc lần 3: chủ yếu là phân kaly lượng bón 3 -5 kg/sào

– Kiểm tra theo dõi tình hình sâu bệnh

Cây su hào vào thời kỳ hình thành củ

d. Chăm sóc thời kỳ hình thành củ – Thu hoạch

* Công việc phải làm:

– Tưới nước

– Tưới phân thúc bằng phân đạm 1,5 kg/sào Bắc bộ hòa với nước rồi tưới vào gốc

– Vun gốc kết hợp với làm cỏ

Cây su hào vào thời kỳ thu hoạch

5. Thu hoạch su hào

5.1. Giai đoạn thu hoạch thích hợp

– Thu hoạch khi su hào hình thành củ to

+ Giống sớm sau trồng 50 – 60 ngày,

+ Giống trung 65 – 80 ngày

+ Giống muộn sau 85 – 90 ngày thì thu hoạch.

– Đối với su hào nên thu hoạch non hơn một chút sẽ đảm bảo chất lượng.

Thu hoạch su hào

5.2. Phương pháp thu hoạch

– Nhổ củ khỏi mặt đất

– Dùng dao sắc cắt bỏ gốc, loại bỏ các lá bị sâu bệnh, là già

– Xếp vào thùng, sọt sạch đưa về nơi râm mát, sạch sẽ để sơ chế, đóng gói trước khi đưa đi tiêu thụ.

– Không được ngâm nước, không làm giập nát dễ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập, gây thối

Vận chuyển su hào đến nơi sơ chế

5.3. Tiêu chuẩn chất lượng su hào

– Củ tươi, màu trắng nhạt đến đậm,

– Không có bệnh, côn trùng và những chất không tốt trên bề mặt củ.

Su hào đạt tiêu chuẩn thu hoạch

Nguồn: Giáo trình mô đun – Trồng rau nhóm ăn củ (Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn)

Trồng rau công nghệ cao ra sao, cách lắp đặt các hệ thống trồng rau đơn giản như: nhà mái che, hệ thống trồng rau thủy canh, hệ thống tưới tiêu…

Chúng ta có thể tìm hiểu cách trồng rau không cần đất bằng cách trồng trên giá thể, trồng rau thủy canh và trồng rau khí canh

Hệ thống sản xuất rau thuỷ canh có thể sản xuất được tất cả các loại rau ăn lá. Những giống rau cho sản xuất trái vụ là các giống chịu nhiệt, có thể sử dụng

Các kỹ thuật làm đất vườn ươm, vườn sản xuất, tạo cây giống đạt tiêu chuẩn, chăm sóc vườn ươm, vườn sản xuất có hiệu quả đối với nhóm rau ăn củ

Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây củ cải, lựa chọn đúng dụng cụ, trang thiết bị và thực hiện các bước trong quy trình trồng chăm sóc cây củ cải đúng kỹ thuật

Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Nấm Bào Ngư

1. Đặc tính sinh học

Ẩm độ nguyên liệu (cơ chất) 65-70%, ẩm độ không khí 85-90%, ánh sáng vừa phải (đọc sách được), độ thông thoáng vừa phải, pH=7.

Nấm sò sử dụng xenlulo trực tiếp, nấm mọc thành cụm dạng hình phễu gồm mũ nấm, cuống nấm và rễ nấm. Có loại nấm sò trắng, sò tím, sò nâu.

2. Thời vụ

Có thể trồng quanh năm, nhưng thuận lợi nhất là từ tháng 9 đến tháng 4 dương lịch.

3. Nguyên liệu và xử lý nguyên liệu:

Có thể làm nấm sò từ nguyên liệu rơm rạ, bông phế liệu, mùn cưa, bã mía, vỏ hạt cà phê…

a. Cách xử lý nguyên liệu bằng ủ (không phải hấp):

Nguyên tắc chung: Rơm rạ khô được làm ướt trong nước sạch, sau đó xử lý nước vôi (tỷ lệ 1 tấn nguyên liệu cần 20-30kg vôi tôi) theo những cách sau:

+ Đổ nước vôi đã gạn vào bể ngâm rơm 15-30 phút, sau vớt rơm rạ ủ đống

+ Ngâm rơm rạ khô xuống ao hồ, kênh rạch…sạch vớt lên bờ ủ đống, cứ một lớp rơm rạ 20-30cm tưới một lớp nước vôi (ít làm vì nước ao hồ thường bẩn).

+ Trải ra sân, bãi sạch phun nuớc cho đến khi rơm rạ ngấm đủ nước có màu nâu sẫm, lấy nước sôi tưới lên lượt cuối và ủ đống.

+ Lợi dụng trời mưa tung ra sân, sau tưới lại bằng nước vôi đợt cuối và ủ đống. Rơm rạ sau khi xử lý bằng nước vôi có màu sáng, thơm, hơi có mùi vôi nhẹ là được. Cách phổ biến là xử lý rơm trong bể nước có vôi.

Chú ý: Trong khi đảo, chỉnh độ ẩm thật chuẩn đạt 65% (văt chặt chỉ có nước ước vân tay), nếu quá ẩm hoặc quá khô cần phải chỉnh lại bằng cách phơi hay bổ sung thêm nước ủ lại 1-2 ngày sau mới trồng. Băm rơm thành từng đoạn 7-10cm.

Quá trình xử lý nguyên liệu theo sơ đồ sau:

Đối với ủ nguyên liệu bông phế thải: Ngâm bông trong nước vôi (hòa 4kg vôi tôi với 1m3 nước), vớt ủ đống có kệ kê ở đáy đống ủ. Đống ủ rộng 1,2-1,5m, cao 1,5-1,8m, dài tối thiểu 1,5m; quây nilon chung quanh, để hở đỉnh. Sau 3-4 ngày, xé tơi bông và ủ lại 3-4 ngày nữa rồi đảo đều trước khi cấy giống.

b. Cách xử lý nguyên liệu bằng hấp khử trùng:

Rơm rạ chặt ngắn 10-15cm ngâm trong nước vôi 15-20 phút để ráo nước rồi ủ 2-3 ngày. Bông phế loại làm ướt như trên, ủ 3-4 ngày, xé tơi đảo đều, nếu quá ẩm phải phơi lại. Mùn cưa tạo độ ẩm rồi ủ 4-6 ngày. Các nguyên liệu này sau kiểm tra đủ độ ẩm trộn thêm 5-10% cám gạo hoặc cám ngô. Đóng nguyên liệu vào túi nilon chịu nhiệt kích thước 25-35cm, trọng lượng 1,5-2kg/túi, cổ túi nút ống nhựa và bông không thấm nước. Sau đó đưa vào hấp khử trùng trong nồi áp suất (1,3-1.4 atmotphe, nhiệt độ121-125oC thời gian 180-240 phút). Ngoài cách trên có thể hấp trong thùng phuy (cách thủy) ở nhiệt độ 100oC, thời gian 10-20 giờ. Sau khi hấp lấy bịch ra để nơi sạch sẽ cấy giống trong hộp cấy và phòng vô trùng. Cách hấp này rất tốt, hạn chế nhiễm bệnh, dùng ít giống, năng suất cao.

4. Cấy giống nấm sò

Nguyên liệu sau khi ủ, đóng vào túi nilon kích cỡ 30 x 40cm (mùa hèo) hoặc 35 x 50cm (mùa đông). Bông phế liệu dùng túi 25 x 35cm. Khu vực cấy giống và ươm cần sạch sẽ để tránh các loại n bệnh khác. Băm nguyên liệu thành đoạn ngắn 5-7cm.

Cho nguyên liệu vào túi đã hàn thành lớp cao 5-7cm, dùng tay nén chặt tạo khối tròn đều phẳng, rắc một lớp giống xung quanh lớp rơm rạ sát phía ngoài thành túi (tránh rơi vào trong làm giống chết và sinh bệnh), cứ làm như vậy đủ 3 lớp, lớp trên cùng rắc giống đều trên bề mặt. Sau đó dùng một cục bống bằng miệng chén uống nước đặt trên miệng túi lấy dây cao su buộc nút bông (bông không thấm nước tạo cho thoát nước).

Chú ý: Khi nén rơm phải sát mặt túi rắc giống nấm sát túi và nhìn thấy được. Rơm hơi ướt nén vừa phải, trọng lượng túi đạt 2,5-3,0kg, túi n này gọi là bịch nấm, 1 tấn nguyên liệu được 700 túi. Đối với bông phế thải trọng lượng bich 1,5-1,6kg.

Ươm và rạch bịch

*Ươm giống: Bịch nấm được cấy chuyển vào nơi ươm, đặt trên giá hoặc dưới đất khoảng cách các bịch 5-7cm, nhà ươm cần thoáng mát, sạch sẽ và không cần ánh sáng, thời gian ươm 20-25 ngày.

Bịch nấm nếu tốt, sau trồng 2 ngày từ hạt nấm có sợi trắng ra ăn dần vào nguyên liệu tạo màu trắng đồng nhất, rơm chuyển sang màu vàng, bịch rắn chắc. Nếu bịch n không phát triển tốt sợi sẽ co lại hoặc tạo vùng xanh, đen do nấm mốc dại, nên loại riêng ra và để xa nơi nuôi trồng.

Chú ý: Phòng ngừa chuột hại.

* Rạch bịch: Bịch nấm đã phát triển tốt sau 20-25 ngày kể từ khi cấy giống, quan sát thấy sợi nấm ăn cách đáy 1cm có thể rạch bịch. Dùng dao nhọn, sắc rạch 4-6 đường xung quanh, khoảng cách các đường rạch đều nhau, chiều dài vết rạch 3-4 cm theo chiều dọc bịch nấm. Sau đó bỏ bông nút và nén bịch, dùng dây nilon buộc miệng túi (nếu bịch nguyên liệu bông không cần phải nén).

6. Chăm sóc và thu hái nấm

* Treo bịch nấm bằng dây nilon tạo thành cây lên phía trên lán. Các bịch nấm cách nhau 10-15cm để khi nấm ra không chạm vào nhau và dễ thu hái. Khoảng 2-3 hàng nấm tạo lối đi rộng 40cm để đi lại, chăm sóc.

* Tưới nước: Sau khi rạch bịch chỉ tưới nước tạo ẩm nền nhà. Khi bịch đã rạch 4-6 ngày sau nấm bắt đầu lên, tiến hàng tưới nước bên ngoài túi. Nguyên tắc là tưới nước dạng sương mù, lượng ít nhưng thời gian tưới kéo dài trong một lần tưới đảm bảo bề mặt mũ nấm lúc nào cũng có lớp nước đọng ở trên.

Tùy theo lượng nấm ra nhiều hay ít, độ lớn của nấm, độ ẩm không khí cao hay thấp để đảm bảo số lần tưới và lượng tưới trong ngày, trung bình 4-6 lần tưới. Nếu thiếu nước, nấm cằn cỗi, nhẹ cân, ăn dai; nếu thừa nước, nấm bị vàng, thối rữa. Khi thu hái hết một đợt ngưng tưới vào bịch (xung quanh vẫn giữ ẩm), khoảng 4-6 ngày sau nấm ra tiếp các đợt 2, 3, 4, 5…việc chăm sóc tương tự.

Chú ý: Giai đoạn nấm phát triển cần ánh sáng vừa phải, trong phòng mở cửa có thể đọc được sách, độ ẩm cao, không có ánh sáng trực tiếp chiếu vào, thoáng khí nhưng không được thổi trực tiếp vào bịch nấm (làm các nấm đinh ghim bị teo, cây n bị vàng sẽ làm kém chất lượng và giảm năng suất).

*Thu hái nấm: Nấm sò mọc thành cụm nên khi nấm lớn cần thu hái cả cụm. Hái nấm đúng độ tuổi sẽ đạt năng suất, chất lượng cao nhất (quan sát mũ nấm phía ngoài đã căng nhưng giữa mũ và nấm còn hơi lõm, gốc ngắn mgập màu trắng) là đúng tuổi, hái nấm 1-2 lần/ngày (sáng sớm, chiều tối).

Khi thấy mũ nấm đã căng hết, mép mũ nấm có răng cưa nếu thấy làn khói trắng bay ra là nấm đã già, chất lượng kém. Hái nấm không được để sót lại phần gốc nấm trên bịch, nếu sót phải cấu bỏ sạch để lần sau nấm ra tốt hơn. Tổng thời gian thu hái nấm kéo dài 40-50 ngày kể từ ngày hái nấm đầu tiên. Khi thu hái sau một thời gian túi nấm bị xẹp cần nén lại và chăm sóc như trước. Nắng suất n tươi đạt 600-700kg/1 tấn nguyên liệu.

7. Chế biến nấm

* Nấm tươi: Hái nấm xong dùng dao sắt cắt sạch phần gốc, tách những cụm nấm lớn thành cụm nhỏ cho vào túi PE buộc kín để trong rổ nhựa, vận chuyển nhẹ nhàng đến nơi tiêu thụ. Nếu bảo quản ở 5-8C, thời gian để được 24h vẫn đảm bảo chất lượng.

* Phơi hoặc sấy khô: Dùng tay xé nhỏ cây nấm theo chiều dọc từ cuống đến mũ nấm, phơi sấy ở nhiệt độ 40-45oC nấm sẽ có màu trắng vàng, thơm. Sau khi phơi, sấy nấm phải khô, giòn (ẩm độ dưới 12%) cần cho vào túi PE không thủng, cho 2 lần túi buộc chặt miệng túi để nơi khô ráo. Khi sấy nếu nấm già có màu nâu sẫm, nếu quá lửa nấm bị đen đầu làm giảm chất lượng. Làm giàn sấy đơn giản bằng bếp than để sấy nấm.

* Nấm muối: Nấm hái xong cắt cuống, thả vào chậu nước lạnh rửa sạch. Đun sôi nước và chần nấm 5-7 phút, nhấn nấm chìm liên tục trong nước sôi (nếu không nấm có màu đen, loang lổ) vớt ra thả ngay vào nước lạnh. Vớt nấm đã chần đó vào túi, vại (chum): cứ 1kg nấm cho 0,2 lít dung dịch muối bão hòa + 0,3kg muối khô + 3 gam axit citric.

Buộc chặt túi hoặc đậy nắp, phía trên dùng vỉ tre ấn chìm nấm trong dung dịch muối. Sau 15 ngày ổn định nồng độ muối (22%), nấm có màu vàng nhạt, mùi thơm, pH=4, dung dịch trong suốt là đạt yêu cầu.

(Nguồn: Hỏi đáp kỹ thuật trồng nấm ở hộ gia đình / Trương Quốc Tùng . – H.: Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2009. – 103tr.; 19cm. Đăng ký cá biệt: VB20102984)

Quy Trình Sản Xuất Phân Hữu Cơ Vi Sinh

Nắm bắt kỹ thuật quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh đang được các chuyên gia nông nghiệp đánh giá rất cao. Khi đem đến tác dụng tuyệt vời trong lĩnh vực trồng trọt. Hình thành hướng phát triển mới bền vững, đa lợi ích và an toàn. Chính vì thế, bạn đừng bỏ qua cơ hội nắm bắt kỹ thuật quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh được bài viết bật mí.

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh là gì?

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh thực chất là việc sử dụng nguồn nguyên liệu xanh (phụ phẩm nông nghiệp) và phân chuồng. Đem ủ cùng chế phẩm sinh học sẽ tạo ra loại phân bón hữu ích đối với cây trồng.

Từ việc bổ sung nguồn dinh dưỡng vượt trội, kích thích hoạt động vi sinh vật có lợi, triệt tiêu vi sinh vật gây hại. Sản xuất phân hữu cơ bằng chế phẩm sinh học sẽ tạo ra nguồn phân bón đặc biệt giúp cây trồng dễ hấp thu.

Phân hữu cơ vi sinh được sản xuất qua sự tận dụng nguyên liệu sẵn có

Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh đúng kỹ thuật

Quy trình ứng dụng các chế phẩm vi sinh vào sản xuất phân bón hữu cơ khá đơn giản. Bạn chỉ cần áp dụng hướng dẫn các bước đúng kỹ thuật sau đây chắc chắn sẽ thành công.

Chuẩn bị nguyên liệu

Đối với 1000kg phân hữu cơ vi sinh thành phẩm, bà con cần:

+ Phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, thân lá cây khô…): 500kg (chặt ngắn và tưới nước để đạt độ ẩm mức 30%).

+ Phân chuồng: 500kg.

+ Đạm sunphat hoặc urê: 2kg.

+ Phân lân (NPK): 5kg.

+ Chế phẩm EM: Dạng bột 3kg hoặc dạng nước 3 lít.

+ Mật rỉ đường: 5 lít (pha cùng khoảng 40-50 lít nước).

Kỹ thuật sản xuất

Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh cần được thực hiện ở vị trí nền bằng phẳng. Ưu tiên dưới bóng cây hoặc mái che, tránh nơi bị ngập, dễ đọng nước.

Tham khảo kỹ thuật quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh

+ Bước 1: Trộn phối nguyên liệu:

Bà con tiến hành trộn đều các nguyên liệu với nhau. Đầu tiên là lớp phụ phẩm nông nghiệp, đến lớp phân chuồng, độ dày 5-10cm. Tiếp đến, rải đều các loại phân (urê, NPK) trên bề mặt đống ủ.

Dùng bình tưới có vòi sen tưới đều nước pha mật rỉ đường. Sau đó rải đều chế phẩm EM lên đống ủ.

Làm lần lượt các lớp nguyên liệu cho đến khi hết khối lượng đã chuẩn bị.

+ Bước 2: Che phủ đống ủ

Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại nhà dùng bạt (bao tải, bao nilon) đậy kín đống ủ.

Qua 2-3 ngày, kiểm tra nếu thấy đống phân đã có nhiệt độ nóng hơn bên ngoài là đạt yêu cầu.

Lưu ý thường xuyên bổ sung nước để cấp ẩm. Quy trình sản xuất vi sinh nếu đống ủ không nóng cần đảo đều. Trường hợp thấy quá ướt nên mở bạt giúp thoát hơi nước rồi đậy lại.

+ Bước 3: Đảo trộn đống ủ thường xuyên

Thời gian sau ủ phân vi sinh cứ 7-10 ngày, bà con lại đảo đống ủ để sự phân hủy được kích thích diễn ra nhanh chóng. Nguyên tắc đảo từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.

+ Bước 4: Sử dụng phân hữu cơ vi sinh

Chờ khoảng 25-40 ngày, phân vi sinh đã hoai mục, không còn mùi hôi thối khó chịu. Bà con có thể đem đi bón cho mọi loại cây trồng với liều lượng và thời điểm thích hợp.

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng tự hào là đơn vị chuyên về nghiên cứu, ứng dụng sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. VBio luôn đưa ra giải pháp hữu ích nhất đến bà con.

Hiện VBio có cung cấp các loại chế phẩm sinh học như: Can chế phẩm EM1 dạng nước , Chế phẩm EM1 dạng bột, Mật rỉ đường, Dung dịch Nano Bạc diệt khuẩn, Chế phẩm PROTEASE (PAPAIN), Nấm đối kháng, Men ủ vi sinh BTV,….

Chế phẩm EM gốc dạng bột 

Chế phẩm EM1 nước

Nấm đối kháng trichoderma do VBio sản xuất

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng

Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869 Website: https://vbio.vn/ Email: vbiovn1@gmail.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Quy Trình Sản Xuất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!