Đề Xuất 4/2023 # Quy Trình Nhân Giống Hoa Địa Lan Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy Mô Tế Bào # Top 6 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 4/2023 # Quy Trình Nhân Giống Hoa Địa Lan Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy Mô Tế Bào # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Quy Trình Nhân Giống Hoa Địa Lan Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy Mô Tế Bào mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô invitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền, cung cấp đúng thời điểm, đồng nhất về phẩm chất, kích thước, màu sắc, sạch bệnh với số lượng lớn. Bài viết này sẽ giới thiệu quy trình cơ bản nhân giống hoa địa Lan bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào

Hoa Lan là loại hoa vương giả, với vẻ đẹp quý phái, nên khắp nơi trên thế giới ngày càng có nhiều người thích chơi hoa lan. Chính vì vậy hoa Lan là sản phẩm trồng trọt luôn có giá trị kinh tế cao bắt nhịp với thị trường hiện nay. Ngày nay đã xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh hoa lan với nhiều chủng loại khác nhau. Do đó việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô invitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền, cung cấp đúng thời điểm, đồng nhất về phẩm chất, kích thước, màu sắc, sạch bệnh với số lượng lớn.

Sau đây tôi xin giới thiệu quy trình cơ bản nhân giống hoa địa Lan bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào:

1. Giai đoạn chọn mẫu.

Mẫu phải lấy từ cây mẹ hoặc cây đầu dòng đã được tuyển chọn.

– Cách chọn mẫu quả: quả to, không bị sâu bệnh, vừa đến độ chín vào tháng 8-9 là tốt nhât.

– Cách chọn mẫu chồi: Mẫu càng nhỏ, càng ngắn càng tốt, song chỉ nhỏ đến mức cho phép.Vì mẫu càng to khả năng nhiễm khuẩn càng lớn.

2. Khử trùng mẫu cấy.

– Cách khử trùng mẫu quả: Quả lấy về cắt bỏ vợi phần cuống sau đó rửa với nước cất 4-5 lần → rửa bằng xà phòng→ rửa bằng nước cất 4-5 lần→ rửa bằng cồn 700.

– Cách khử trùng mẫu chồi: Chồi mang về cắt bỏ bớt phần lá rồi rửa bằng nước cất 4-5 lần→ rửa bằng xà phòng→ rửa nước cất 4-5 lần→ rửa bằng cồn70o. Khử trùng trong tủ cấy

– Khử trùng mẫu quả: Rửa lại với nước cất vô trùng 4-5 lần → ngâm trong HgCl2 0,1% 10-12 phút → rửa nước cất vô trùng 4-5 lần, sau đó gắp vào đĩa petri vô trùng, dùng dao cấy, panh cấy lấy hạt ra đưa vào môi trường nhân giống ban đầu.

– Khử trùng mẫu chồi: Rửa lại với nước cất vô trùng 4-5 lần → ngâm trong HgCl2 0,1% trong vòng 5-7 phút → rửa với nước cất vô trùng 4-5 lần→ gắp mầm ra đĩa petri vô trùng rồi cẩn thận tách hết các lá non → Khử lại bằng HgCl2 0,1% trong vòng 1 phút → rửa với nước cất vô trùng 4-5 lần→ đưa chồi vào môi trường nhân giống ban đầu.

3. Nhân giống (Nhân nhanh)

Môi trường nhân giống hoa địa lan là môi trường MS (Murashigeskoog,1962) và có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng với tỉ lệ phù hợp tùy loài.

– Môi trường vào mẫu hạt:

MS + 100ml nước dừa + 20g đường + 50g khoai tây + 5,2g agar/1 lít.

Sau 6-8 tuần cấy chuyển sang môi trường nhân nhanh.

MS + 100ml nước dừa+ 1mg Kinitin + 20g đường + 5,2g agar/ 1 lít

Sau 8-12 tuần cấy chuyển sang môi trường ra rễ

– Môi trường vào mẫu chồi:

MS + 100ml nước dừa + 10g đường + 1,5mg BA + 4,6g agar/1 lít,

Sau 6-8 tuần chuyển sang môi trường nuôi cấy lát mỏng

MS + 100ml nước dừa + 10g đường + 1mg Kinitin + 4,6g agar/1 lít

Sau 6- 8 tuần chuyển sang môi trường nhân nhanh.

MS + 100ml nước dừa + 1mg Kinitin + 20g đường + 5,2g agar/ 1lít

Lưu ý: Nhiệt độ thích hợp để nhân giống địa lan là 22 – 26°C, pH thích hợp 5,5 – 6.

4. Tái sinh cây hoàn chỉnh in vitro

– Khi số cây giống đạt tiêu chuẩn cần thiết, chúng ta cấy chuyển sang môi trường ra rễ (MS + 10g đường+ 0,3mg NAA + 1g than hoạt tính + 5,2g agar/1 lít)

5. Chuyển cây ra vườn ươm

Khi cây đạt tiêu chuẩn cao 5-7cm, 3-4 lá, có rễ thật dài 3-4cm chúng ta tiến hành ra cây với giá thể dớn, dinh dưỡng. N:P:K + vi lượng + Vi ta min sau 3-4 tháng đưa ra vườn sản suất.

Quy Trình Nhân Giống Chuối Tiêu Hồng Bắng Phương Pháp Nuôi Cấy Mô Tế Bào

Quy trình nhân giống chuối tiêu hồng bắng phương pháp nuôi cấy mô tế bào

Giống chuối Tiêu Hồng là giống cây ăn quả đặc sản của nước ta, có giá trị kinh tế rất cao, có chất lượng quả thơm ngon, mẫu mã đẹp nên khắp nơi trên cả nước ngày càng có nhiều người thích trồng giống chuối này. Do đó việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô invitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền, cung cấp đúng thời điểm, đồng nhất về phẩm chất, kích thước, sạch bệnh với số lượng lớn.

1. Giai đoạn chọn mẫu.

Chọn mẫu từ vườn cây mẹ tốt, sạch bệnh.

– Cách chọn mẫu : Chọn cây con có chiều cao từ 0,5 – 1m, đường kính thân gần củ 15< D< 20cm cây to, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, thân và củ không bị tổn thương.

2. Cách vào mẫu cấy.

– Giai đoạn 1: Cây mẫu lấy về dùng dao cắt bỏ vợi phần thân lá→ gọt bỏ phần rễ và củ chuối → bóc bớt 2 lớp vỏ ngoài cùng phần bệ lá.

– Giai đoạn 2: Đưa mẫu vào phòng cấy tiến hành gọt bớt một phần bẹ lá → Đưa mẫu vào tủ cấy.

– Giai đoạn 3: Khử trùng trong tủ cấy

+ Tủ cấy được bật đèn cực tím trong vòng 30 phút→ Lau sạch tủ cấy bằng cồn 90o→ Lấy giấy được khử trùng dải hết ra phần tủ cấy→ Đưa mẫu vào tủ dùng dao bóc tiếp phần bẹ lá→ dùng dao chuyên dụng bóc đến gần đỉnh sinh trưởng→ dùng dao cấy, panh cấy lấy đỉnh sinh trưởng đưa vào môi trường nhân giống ban đầu.

3. Nhân giống (Nhân nhanh)

Môi trường nhân giống chuối Tiêu Hồng là môi trường MS (Murashigeskoog,1962) và có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng với tỉ lệ phù.

Môi trường vào mẫu chồi:

MS+ 100ml nước dừa + 20g đường + 4,3g a gar/ 1 lít

Sau 3 – 4 tuần ta tiến hành bổ mẫu lần 1 ( bổ đôi ).

MS + 100ml nước dừa + 20g đường + 0,1g Kinitin + 4,3g agar/ 1 lít.

Sau 3 – 4 tuần tiến hành bổ mẫu lần 2.

MS + 100ml nước dừa + 20g đường + 0,1g Kinitin + 4,3g agar/ 1 lít.

Sau 3 – 4 tuần tiến hành bổ mẫu lần n.

MS + 100ml nước dừa + 20g đường + 0,1g Kinitin + 4,3g agar/ 1 lít.

Sau 6 – 8 tuần cấy chuyển sang môi trường nhân nhanh.

MS + 100ml nước dừa + 20g đường + 0,1g Kinitin + 0,1g BA + 4,3g agar/ 1 lít.

Sau 8- 10 tuần cấy chuyển sang môi trường ra rễ.

Lưu ý: Nhiệt độ thích hợp để nhân giống chuối Tiêu Hồng là 25- 28oC, pH thích hợp 5,2- 5,4.

4. Tạo cây hoàn chỉnh invitro.

– Khi số cây giống đạt tiêu chuẩn cần thiết, chúng ta cấy chuyển sang môi trường ra rễ (MS+ 10g đường+ 0,3mg NAA+ 1g than hoạt tính+ 4,3g agar/1 lít).

5. Chuyển cây ra vườn ươm

Khi cây đạt tiêu chuẩn cao 6-10cm, 3-4 lá, có rễ thật dài 3-4cm chúng ta tiến hành ra cây với giá thể bầu đất.

N:P:K+ vi lượng+ Vitamin sau 4 – 5 tuần đưa ra vườn sản suất.

Theo laocai.gov.vn

Quy Trình Nhân Giống Lan Rừng Giả Hạc Dendrobium Anosmum Lindl. Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy Mô Tế Bào Thực Vật Ứng Dụng Hệ Thống Ngập Chìm Tạm Thời Rita®

I. QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LAN RỪNG GIẢ HẠC DENDROBIUM ANOSMUM BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT ỨNG DỤNG HỆ THỐNG NGẬP CHÌM TẠM THỜI RITA ®

Quy trình công nhân giống lan rừng giả hạc Dendrobium anosmum linds. của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao đã được Cục trồng trọt của Bộ NN&PTNT công nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật (Quyết định số 121/QĐ-TT-VPPN ngày 23/4/2019)

2. Đặc điểm giống, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác theo quy trình

Lan rừng Giả hạc hiện nay rất phong phú về chủng loại, màu sắc, vùng miền, có phổ thích nghi rộng. Trong một vài năm trở lại đây, mô hình trồng lan rừng Giả hạc mang lại hiệu quả kinh tế cao, được thị trường ưa chuông.

Điều kiện áp dụng quy trình: được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ nuôi cấy mô tế bào thực vật.

3. Hiệu quả về kinh tế: Công suất: 500.000 cây/năm, tổng thu: 2.500.000.000 đồng/năm, lợi nhuận ròng: 500.000.000 đồng/năm.

4. Khuyến cáo các tổ chức, cá nhân áp dụng: Quy trình sản xuất áp dụng tối ưu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ có phòng thí nghiệm nuôi cấy mô quy mô từ 5-7 tủ cấy; vốn đầu tư tối thiểu khoảng 1 tỷ đồng; thời gian hoàn vốn 3 năm.

– Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao. Địa điểm: Ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, Tp. HCM; Quy mô sản xuất: 500.000 cây giống/năm; Điện thoại: 028.38862726.

– Địa chỉ chuyển giao cây giống: Trang trại của chị Nguyễn Thị Tường Vi (Bình Dương); ông Âu Quốc Minh (Tp HCM).

II. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG MOKARA CẮT CÀNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT

1. Đặc điểm giống hoa lan Mokara

Lan Mokara là loài lan đơn thân, thân hình trụ dài, không có giả hành. Lan Mokara là cây có thể ra hoa quanh năm, do đó thích hợp với việc sản xuất hoa cắt cành, cây lan có thể đạt đến 6 – 8 phát hoa/năm.

Khử trùng mẫu: Chọn những mẫu phát hoa non khoảng 2 tuần tuổi, có chiều dài 5 – 7 cm, sử dụng dung dịch Javel Mỹ Hảo thương mại (5% NaClO) với tỷ lệ Javel: nước là 1:1 để khử trùng mẫu trong thời gian từ 20-25 phút. Mẫu được cắt bỏ những phần tổn thương và cấy vào môi trường tái sinh.

Tạo PLBs: Mẫu được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 2 mg/l BA, 1 mg/l NAA, 25 g/l sucrose và 8 g/l agar để tạo PLBs.

Tái sinh chồi: PLBs cấy vào môi trường MS bổ sung BA 0,5 mg/l, 100ml nước dừa, đường 25 g/l, agar 8g/l.

Tăng trưởng cây: gồm MS bổ sung NAA 0,5 mg/l, chuối 25 g/l, agar 8 g/l, đường 20 g/l.

Năng suất: 100.0000 cây/ năm

Tổng thu: 500 triệu đồng/ năm

Lợi nhuận ròng: 200 triệu đồng/năm

4. Khuyến cáo các tổ chức, cá nhân áp dụng

Quy trình sản xuất áp dụng tối ưu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ có quy mô từ 4-5 tủ cấy; vốn đầu tư tối thiểu 500 triệu; thời gian hoàn vốn 3 năm.

5. Địa chỉ áp dụng thành công

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao. Địa điểm: Ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, Tp. HCM; Quy mô sản xuất: 2 ha; Điện thoại: 028.38862726.

Địa chỉ chuyển giao cây giống: Ông Trần Công Điện (Tây Ninh)

ĐƠN VỊ SOẠN THẢO NỘI DUNG:

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao

Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao

Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố

Khóa Tập Huấn Quốc Tế “Nhân Giống Hoa Lan Đai Châu (Rhynchostylis) Bằng Công Nghệ Nuôi Cấy Mô Tế Bào”

Lan Đai châu ( Rhynchostylis) là một loài lan bản địa của Việt Nam rất được ưa chuộng và được trồng phổ biến hiện nay. Lan Đai châu có đặc điểm như: nở hoa vào đúng dịp Tết nguyên đán, hương thơm nhẹ nhàng, năng suất chất lượng hoa cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nên có thị trường tiêu thụ rộng và đem lại giá trị kinh tế cao cho các nhà trồng lan. Tuy nhiên, việc nhân giống lan Đai châu tại Việt Nam bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào còn gặp nhiều khó khăn do kỹ thuật nhân giống còn chưa hoàn thiện dẫn đến hệ số nhân còn thấp, chất lượng cây giống chưa cao.

Để nâng cao kỹ thuật nhân giống lan Đai châu bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào và góp phần phát triển cây hoa lan này tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh đã tổ chức khóa tập huấn ngắn hạn “Nhân giống hoa lan Đai Châu (Rhynchostylis) bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào” (Techniques and application of Rhynchostylis orchid micropropagation) cho các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm, từ ngày 11 đến ngày 23 tháng 9 năm 2017. Khóa học được giảng dạy bởi chúng tôi Aphichat Chidburee, thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp, Đại học Công nghệ Lanna, Thái Lan – đất nước đi đầu trong việc nhân giống lan Đai châu trên thế giới.

PGS.TS Đặng Văn Đông – Giám đốc Trung tâm NC&PT Hoa, cây cảnh giới thiệu Phòng nuôi cấy mô của Trung tâm

PGS.TS Aphichat Chidburee đã có những bài giảng chia sẻ về kỹ thuật, phương pháp nuôi cấy mô cây trồng nói chung và lan Đai châu nói riêng đang được áp dụng tại Thái Lan, cũng như những tiến bộ kỹ thuật mới nhất trong nuôi cấy mô tế bào đang được nghiên cứu và áp dụng thành công trên thế giới.

PGS.TS Aphichat Chidburee hướng dẫn các cán bộ nghiên cứu Trung tâm NC&PT Hoa, Cây cảnh phương pháp lấy mẫu

PGS.TS Aphichat Chidburee cùng cán bộ nghiên cứu của Trung tâm NC&PT Hoa, Cây cảnh chuẩn bị môi trường

PGS.TS Aphichat Chidburee hướng dẫn cán bộ nghiên cứu kỹ thuật khử trùng mẫu

Ngoài ra, chúng tôi Aphichat Chidburee cùng các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm NC&PT Hoa, cây cảnh đã đi tham quan thực tế một số phòng thí nghiệm nuôi cấy mô đang tiến hành nhân giống lan Đai châu tại tỉnh Hưng Yên, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Dưới sự giảng dạy và hướng dẫn tận tình của chúng tôi Aphichat Chidburee, các cán bộ nghiên cứu tại Trung tâm NC &PT Hoa, cây cảnh đã tiếp nhận được kỹ thuật nhân giống lan Đai châu bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào nói riêng cũng như nâng cao trình độ hiểu biết và kĩ thuật nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào nói chung.

Các cán bộ Trung tâm chụp ảnh kỷ niệm với chúng tôi Aphichat Chidburee

(Trung tâm NC&PT Hoa, Cây cảnh)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Quy Trình Nhân Giống Hoa Địa Lan Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy Mô Tế Bào trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!