Đề Xuất 3/2023 # Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu Ruột Vàng # Top 4 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu Ruột Vàng # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu Ruột Vàng mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Quy trình kỹ thuật trồng dưa hấu ruột vàng

Ngày đăng: 2016-04-05 07:09:42

Các tỉnh miền Bắc xuất hiện giống dưa hấu ruột vàng được chuyên chở từ các tỉnh phía Nam ra, được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Giống Huỳnh Châu 548 là giống lai F1 ruột vàng chất lượng cao có dạng quả dài màu xanh sáng, sọc mờ, trọng lượng quả trung bình 3 – 3,5 kg, có quả nặng tới 5 – 6kg, rất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng miền Bắc, vỏ mỏng, cứng, dai dễ vận chuyển. Độ đường cao (12 – 140 Brix), ít hạt, ăn rất ngọt, không chảy nước như giống dưa hấu ruột đỏ, có giá trị thương phẩm xuất khẩu. Giống có khả năng kháng bệnh tốt, đặc biệt là bệnh nứt thân, chảy dây, dễ đậu quả ngay cả trong mùa mưa, cho năng suất trung bình 20 – 25 tấn/ha, độ đồng đều quả cao. Là giống có thời gian sinh trưởng ngắn (vụ xuân từ 70 – 75 ngày, vụ hè từ 60 – 65 ngày).

 

Để trồng dưa hấu ruột vàng đạt năng suất cao, chất lượng dưa tốt và hiệu quả kinh tế cao nhất, cần chú ý một số điểm sau đây:

Thời vụ trồng dưa hấu ruột vàng

Đây là giống chịu nhiệt, có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên các tỉnh phía Bắc tốt nhất là vụ xuân (gieo trước hoặc sau tết âm lịch), vụ hè. Có thể trồng thêm vụ trái, tuy năng suất thấp hơn nhưng lại bán được giá (gieo cuối tháng 5, đầu tháng 6 dương lịch để thu vào cuối tháng 8).

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây trồng dưa hấu ruột vàng

Chuẩn bị đất trồng: Nên trồng trên đất luân canh với lúa nước ít nhất 2 – 3 vụ hoặc những cây trồng khác họ bầu bí. Lên luống cao 20 – 40 cm (tùy mùa), rộng 5 – 5,5m để trồng 2 hàng bên mép luống cây cách cây 40 cm. Mỗi sào Bắc bộ trồng 360 cây là vừa (mỗi cây 1 m2). Nên bón vôi bột để xử lý đất trước khi trồng để hạn chế nấm bệnh.

 

Bón lót phân chuồng hoai mục, phủ bạt nông nghiệp trước khi trồng vừa hạn chế được cỏ dại, giữ ẩm và hạn chế được sâu bệnh, đặc biệt là bọ trĩ gây hại.

Lượng hạt giống cần cho 1.000m2 là 40 – 50g. ngâm hạt trong nước sạch khoảng 6 giờ, ủ trong vải hoặc khăn sạch 24 – 36 giờ cho nứt nanh rồi đem gieo trực tiếp hoặc làm bầu để tranh thủ thời vụ. Khi cây có 2 lá thật thì đem trồng ra ruộng.

– Lượng phân bón lót cho 1 sào Bắc bộ (360m2): 500 kg phân chuồng hoai mục + 7-8 kg NPK 16-16-8 hoặc 35 kg phân vi sinh Sông Gianh + 10-15 kg lân, 3,5 kg KCl + 18 kg NPK 16-16-8. Sau khi trồng 20 – 25 ngày thì bón thúc lần 1 với lượng 18 kg NPK 16-16-8 + 8 kg KCl.

Bón thúc lần 2 khi nụ hoa cái thứ 1 nở bằng cách kết hợp tưới rãnh với lượng 3 kg NPK 16-16-8. Bón thúc lần 3 khi quả bằng nắm tay, sau khi đã tuyển quả với lượng 4 – 5 kg NPK + 1,5 KCl. Nếu thấy cần thiết có thể bón thúc thêm lần 4 khi quả có trọng lượng khoảng 1,5 kg với lượng bón như lần 3.

– Khi cây dưa đã phát triển khá và bắt đầu phân cành thì cần sửa dây, chọn cành. Mỗi cây dưa chọn 1 thân chính và 2 dây phụ gần gốc, tỉa bỏ hết các dây nách của thân chính và 2 dây phụ. Dây chính nằm giữa, 2 dây phụ nằm 2 bên, có thể dùng các que tre cắm cố định cho cây dưa bò thẳng. Thụ phấn bổ sung cho dưa từ 6 đến 9 giờ sáng bằng cách úp nụ hoa đực vào nhụy hoa cái. Nên lấy quả ở vị trí thứ 4 trên dây chính, hoặc lá thứ 5 – 6 trên nhánh phụ, quả đều, cuống dài, nhiều lông tơ mượt thì sẽ cho quả to, quả dài. Ngược lại nếu lấy quả gần gốc sẽ cho dạng quả tròn, không đẹp và chất lượng không cao. Mỗi dây chỉ nên để 1 quả sẽ cho chất lượng và hiệu quả cao nhất, hái bỏ tất cả quả non còn lại. Sau khi tuyển quả thì bấm ngọn cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả lớn nhanh. Nên dùng rơm rạ, cỏ khô phủ luống vừa có tác dụng hạn chế cỏ dại, giữ độ ẩm cho dưa đồng thời làm chất lót cho quả dưa khi lớn khỏi bị nấm bệnh hoặc rám nắng. Khi dưa đã lớn nên thỉnh thoảng trở quả để dưa có màu sắc đều khi chín dễ bán.

Theo Agriviet

TIN TỨC KHÁC :

Tìm Hiểu Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu Ruột Vàng

Trước khi gieo phơi hạt dưa hấu dưới nắng nhẹ trong 1-2 giờ, sau đó ngâm vào nước ấm 35oC- 387oC ( 2 sôi + 3 lạnh) trong 10 – 12 giờ. Vớt hạt ra rửa sạch, gói lại, ủ ở nhiệt độ ấm 28oC – 30oC. Sau khoảng 24 giờ chọn những hạt đã nẩy mầm đem gieo, những hạt còn lại tiếp tục ủ và gieo sau.

Hạt dưa hấu có thể gieo thẳng vào hốc hoặc gieo vào bầu để trồng cây con. Bầu làm bằng lá chuối, giấy hay bao nilong có lỗ thoát nước, kích thước bầu 4 x 6 cm. Đất trộn bỏ vào bầu gồm : Phân chuồng hoai + tro trấu + đất bột theo tỉ lệ 1:1:1, trộn thêm 1% vôi bột hoặc thuốc nấm Rovral hoặc Viben C ( 20g thuốc cho 20 kg đất trộn). Gieo một hạt dưa hấu đã nẩy mầm vào bầu đất, phủ một lớp tro trấu mỏng lên trên. Khi cây con mọc được 6-7 ngày thì đem trồng trên những hốc đã chuẩn bị sẵn.

Hạt giống dưa hấu trái dài F1

Hạt giống dưa chuột bao tử F1

Hạt giống dưa chuột trái dài 60cm

Hạt giống dưa chuột Shiraz F1

Hạt giống dưa lưới Blondie F1

Cách trồng

Trên ruộng đào mương rộng và sâu 30 – 40 cm cách nhau 3-4m để lấy đất lên luống. Luống rộng 1,0 – 1,2m, cao 20 – 30cm, luống ở giáp 2 bên mép mương. Trên luống đào một hàng hốc cách nhau 60cm, mỗi hốc gieo 2 hạt hoặc trồng 1 cây bầu.

Sau khi lên luống và bón phân lót thì phủ bạt kín luống. Dùng lon sữa bò đường kính 8cm mài sắc miệng để khoét lỗ bạt và đào lỗ trồng theo khoảng cách cây, lỗ trồng có đường kính 4-5cm, sâu 7-8cm. Bỏ vào lỗ 1 muỗng phân cá xay, phủ tro trấu cho đầy lỗ, xịt dung dịch thuốc gốc Đồng ( Đồng oxyclorua,COC 85, Viben C..) cho đủ ướt tro rồi gieo hạt hoặc trồng cây con. Sau khi trồng phủ một lớp rơm mỏng lên mặt luống.

Tưới nước và chăm sóc:

Trời nắng cần tưới cho dưa hấu mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều. Sauk hi trồng 3-5 ngày tỉa bớt hoặc trồng dặm để đảm bảo mỗi hốc 1 cây dưa hấu ( mật độ 800 – 1.000 dây/ 1.000m2).

Thường xuyên sửa dây dưa hấu cho bò song song thẳng về phía trước. Bấm ngọn khi dây dưa hấu dài 1,0m – 1,5m tỉa bớt các dây chèo. Mỗi dây chỉ để lại 1 dây chính và 2 dây chèo dài nhất ở 2 bên.

Khi hoa dưa hấu nở rộ, lấy hoa đực của dây này úp lên núm hoa cái mới nở của dây khác. Thời gian thụ phấn khoảng 8 – 10 giờ sáng, trong vòng 1-3 ngày.

Mỗi dây chính hoặc dây chèo chỉ để lại 1 trái to và đều, nếu dây chính thì chọn để trái ở nách lá từ 15 – 20, dây chèo từ lá 8-10. Bấm ngọn dưa ở vị trí cách trái 6-7 lá. Dùng rơm rạ, lá chuối khô lót trái để tránh tiếp xúc với đất.

Thường xuyên nhổ cỏ trên mô luống dưa hấu

Chúc bà con thành công!

Nguồn: https://nongnghiepvui.com/ky-thuat-trong-dua-hau-ruot-vang#ixzz5hRm0h9Tl

Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu Ruột Vàng Cho Năng Suất Cao

Gần đây dưa hấu ruột vàng được chuyên chở từ các tỉnh phía Nam ra thị trường Bắc và được rất nhiều bà nội trợ ưa chuộng. Hôm nay Hạt giống ba miền sẽ giới thiệu Kỹ thuật trồng dưa hấu ruột vàng cho năng suất

Để kỹ thuật trồng cây dưa hấu ruột vàng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất người trồng cần phải chuẩn bị kỹ từ giống, đất trồng, và cách chăm sóc sao cho cây luôn xanh tốt, hoa nở và đậu nhiều q uả.

THỜI VỤ TRỒNG DƯA HẤU RUỘT VÀNG

Dưa hấu ruột vàng là loại cây có thể chịu nhiệt tốt, kháng bệnh cực mạnh nên dù ở thời điểm nào thì cây cũng đều sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Trồng cây dưa hấu có đạt hiệu quả như mong muốn hay không thì chọn vị trí đất trồng cực kỳ quan trọng. Do đó, để muốn quả to, sai và không sâu bệnh nên trồng trên đất luân canh với lúa nước ít nhất 2 – 3 vụ hoặc những cây trồng khác họ bầu bí. Đất cũng luôn được giữ ẩm thoát nước tốt , giàu dinh dưỡng.

Kỹ thuật trồng cây dưa hấu ruột vàng bằng phương pháp gieo HẠT GIỐNG. Để hạt nảy mầm cao trước khi đem gieo cần phơi nắng nhẹ trong vòng vài tiếng sau đó ngâm vào nước ấm trong khoảng gần 1 ngày. Khi đã đủ thời gian ngâm bạn nên vớt hạt ra lau khô rồi lại ủ ở nhiệt độ ấm từ 28 đến 30 độ C. Sau khoảng một ngày bạn chọn những hạt đã nảy mầm rồi đem gieo.

Tùy theo điều kiện hay phương pháp áp dụng công nghệ trồng khác nhau mà lựa chọn trồng vào bầu hay gieo thẳng. Nếu gieo thẳng dù bỏ qua một giai đoạn nhất định nhưng tỷ lệ sống sót thấp hơn khi trồng vào bầu. Bầu làm bằng lá chuối, giấy hay bao nilong có lỗ thoát nước. Sau khi đã chuẩn bị hết bạn gieo một hạt dưa hấu đã nẩy mầm vào bầu đất, phủ một lớp tro trấu mỏng lên trên. Khi cây con mọc được 6-7 ngày thì đem trồng trên những hốc đã chuẩn bị sẵn.

Vì là cây sinh trưởng mạnh, sâu bệnh hại ít nên chăm sóc cây dưa hấu ruột vàng cũng không đòi hỏi quá cầu kỳ, mệt nhọc. Bạn chỉ cần tuân thủ tưới cho dưa hấu mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều tối. Để đảm bảo khoảng cách dưa hấu đều nhau và có khoảng trống để chúng sinh trưởng mạnh thì người trồng nên tỉa bớt ngọn hay lá ngay từ giai đoạn mới trồng.

Cách giúp hoa dưa hấu thụ phấn nhiều và hiệu quả

Ngoài ra, để giúp cây luôn phát triển thẳng đứng bạn phải luôn sửa, uốn nắn cho cây. Nhất là ở giai đoạn khi hoa dưa hấu nở rộ, để giúp chúng thụ phấn nhiều cần lấy hoa đực của dây này úp lên núm hoa cái mới nở của dây khác. Thời gian thụ phấn khoảng 8 – 10 giờ sáng, trong vòng 1-3 ngày. Bạn cũng cần phải bón phân theo định kỳ để tăng chất dinh dưỡng cho cây ra hoa đậu quả nhiều nhất có thể.

Tăng độ ngọt cho dưa bằng cách không tưới nước một tuần trước khi thu hoạch. Tuy nhiên, đừng làm vậy nếu thấy các dây leo bị héo. Một khi đã thu hoạch quả, hãy quay trở về lượng nước tưới ban đầu để có được mùa vụ thứ hai thuận lợi.

Vòng đời của dưa hấu ruột vàng cũng rất ngắn chỉ khoảng hơn tháng là cho thu hoạch. Quả dưa hấu ngoài việc giải nhiệt mùa hè nó còn mang giá trị kinh tế cao.

Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu Sãi Quả Ruột Đỏ Tại Nhà

Thời tiết nước ta có thể trồng dưa hấu hầu như quanh năm. Thời điểm này, có thể trồng Dưa hấu vào vụ sớm, tức là tháng 9-10 dương lịch và thu hoạch vào dịp Noel.

Nếu không có đất vườn rộng rãi để trồng, các chị em hoàn toàn có thể trồng dưa hấu trong chậu tại nhà với cách trồng vô cùng đơn giản.

Hạt giống dưa hấu phải phơi dưới nắng nhẹ khoảng 2-3 tiếng. Sau đó ngâm trong nước ấm (pha 2 sôi, 3 lạnh) trong 10-12 giờ. Vớt ra rửa sạch, ủ trong khăn ấm ở mức nhiệt 28-30 độ C trong vòng khoảng 2 ngày để hạt nứt nanh.

Để trồng dưa hấu trong chậu thành công và thu hoạch được trái to, bạn phải chọn chậu trồng đủ lớn, chứa được nhiều đất giúp cây phát triển mạnh. Loại quả này lớn rất nhanh và cần nhiều nước, vì vậy bạn cần chậu to với thể tích 18 lít và lỗ thoát nước phía dưới. Đổ đầy đất trồng tơi xốp và nhiều dinh dưỡng vào trong chậu.

Đất cát và đất phèn phù hợp cho việc trồng dưa hấu. PH đất lý tưởng khoảng 6 – 6,8. Đất có độ mùn cao thì cây sẽ phát triển rễ nhanh và thu hoạch sớm hơn. Tránh đất nhỏ và đất sét. Ngoài ra, bạn cũng nên chăm chỉ bón thêm phân để cải thiện kết cấu đất và cung cấp chất dinh dưỡng liên tục.

Theo kinh nghiệm, hiện nay có 2 loại đất tốt cho việc trồng rau màu là đất Better và đất Miền Tây.

Gieo trồng: Gieo hạt trực tiếp xuống đất ẩm, sâu khoảng 1 đốt ngón tay. Bạn có thể lựa chọn gieo hạt trực tiếp vào chậu hoặc ươm vào bầu đất cho đến khi cây ra 2-3 lá thật thì có thể cho vào chậu trồng.

Dưa hấu là loại cây ưa nắng, thích hợp trồng ở ban công, vườn mái hoặc trên vách tường nhà cũng là lựa chọn không tồi. Nhưng nhất thiết không gian phải có độ cao tối thiểu khoảng hơn 1 mét đảm bảo để cây phát triển, sinh sôi.

Nhiệt độ tăng trưởng tối ưu của dưa hấu là khoảng 19-30 độ C. Thông thường hạt sẽ nảy mầm trong vòng 6 đến 10 ngày.

Dưa hấu đòi hỏi nhiều nước. Bạn cần tưới nước đều 2 lần 1 ngày, tuy nhiên chú ý lượng nước tưới để không đọng nước dưới chậu bởi cây dưa hấu không chịu được nước đọng

Một khi trái cây bắt đầu hình thành, bạn giảm lượng nước tưới. Trong giai đoạn này, tưới nước cần cẩn thận và vừa phải.

Bổ sung các loại phân trùn quế vào thời gian đầu cho cây phát triển, lúc đậu hoa và ra trái nên mua phân hữu cơ có thêm các thành phần trung và vi lượng để giúp hoa đậu nhiều hơn và quả được to, ngon, ngọt hơn.

Cụ thể, các bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:

– Bón gốc phân lân 3 lần: khi bắt đầu trồng; 25 ngày sau khi trồng; và 50 ngày sau khi trồng.

– Bón thúc: Phân bón sinh học rất có hiệu quả trên cây dưa hấu, có thể sử dụng các loại như: Super hume, Super NPK 10-8-8, Super NPK 6-14-6, Super NPK 3-18-18, Micro Boost…để thay thế phân bón hóa học cho các lần bón thúc.

Dưa hấu trồng tại nhà trong chậu rất dễ dàng chăm sóc và ít gặp các loại bệnh. Tuy nhiên, cần cẩn thận chú ý khi cây tiếp xúc với thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, hoặc do đất ngập nước. Côn trùng vườn thông thường như rầy mềm, bọ cánh cứng hay chuột cũng có thể phá hoại cây dưa hấu của bạn.

Thông thường, bạn có thể thu hoạch khoảng từ 80-90 ngày sau khi gieo hạt và giữa 30 đến 50 ngày sau khi ra hoa. Sự ra hoa và trái tiếp tục kéo dài vài tuần cho đến khi thời tiết vẫn thuận lợi và bạn sẽ thu hoạch được nhiều lần.

Quả khi đã chín không có đặc điểm đặc biệt. Để xem trái cây đã chín chưa, bạn nên gõ ngón tay lên bề mặt của dưa hấu. Nếu bạn nghe thấy tiếng “bộp bộp”, điều đó có nghĩa là quả đã chín.

MỘT SỐ MẸO HỮU ÍCH KHI TRỒNG DƯA HẤU

– Nếu trồng dưa hấu vào mùa hè, có thể bao bọc cho cây bằng một lớp kính mỏng.

– Hạn chế việc thay đổi nhiệt độ, sâu bệnh, ngập nước hoặc thiếu nước vào giai đoạn cây trưởng thành. Nếu không quả dưa hấu sẽ không còn hương vị ngọt nữa.

– Có thể giăng thêm lưới quanh chậu để mở rộng không gian trồng dưa hấu.

– Không nên gieo quá nhiều hạt trong chậu. Mỗi chậu chỉ nên để thu hoạch 2-3 quả lớn và 4-5 quả nhỏ là đủ.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu Ruột Vàng trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!