Cập nhật nội dung chi tiết về Quy Trình Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Trên Hành Tím mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hành tím là cây trồng truyền thống của vùng Vĩnh Châu, Sóc Trăng và nay đã phát triển ra các huyện Trần Đề, Cù Lao Dung, Mỹ Xuyên… Cây hành tím có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm nên góp phần đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. Tuy nhiên, để canh tác đạt năng suất cao và chi phí thấp, bà con nông dân cần nắm rõ kỹ thuật để sản xuất thắng lợi.
I. Kỹ Thuật canh tác
1. Thời Vụ
Hành Giống (đất ruộng): khoảng 40 – 45 ngày, trồng tháng 2 – 3 dương lịch thu hoạch tháng 3 – 4 dương lịch.
Hành Sớm (đất rẫy): khoảng 60 – 65 ngày, trồng tháng 10 – 11 dương lịch thu hoạch tháng 12 – 01 dương lịch.
Hành mùa (đất ruộng): khoảng 70 – 90 ngày, trồng tháng 11 – 12 dương lịch, thu hoạch tháng 2 – 3 dương lịch.
2. Giống
Chọn củ giống ngay lúc thu hoạch là tốt nhất.
Củ giống không bị sâu, có màu tím đậm, đáy tròn và không mọc rễ mới.
3. Đất trồng
Xới đất, lên liếp khoảng 2-3 ngày trước khi trồng.
Mặt liếp rộng 0.8m, cao 20-30 cm, dài không quá 20m.
Nên bón lót thêm phân hữu cơ + phân lân một tuần trước khi trồng.
Hình: Liếp trồng hành
4. Mật độ trồng
Tùy theo mùa vụ mà có mật độ trồng khác nhau:
Hành sớm: 20 x 20 cm (5 – 6 hàng/luống).
Hành mùa: 15 x 18 cm (6 – 7 hàng/ luống).
Hành giống: 10 x 15 cm (7 – 8 hàng/ luống).
Hình: Mật độ trồng hành trên 1 liếp của vụ hành sớm
5. Bón phân
Thời điểm bón Phân Bón (1.000m2) Bón lót 50 – 100 kg phân hữu cơ 10 – 15 kg Super Lân 5 – 10 kg NPK (16-16-8-13S) Bón thúc 10 ngày sau trồng Rải 5 -10 kg Urê 20 ngày sau trồng Rải 10-15 kg NPK (16-16-8-13S) 30 ngày sau trồng Rải 10-15 kg NPK (16-16-8-13S) 40 ngày sau trồng Tưới: 10-15 kg NPK (16-16-8-13S) + 5-10 kg Kali
Tùy theo điều kiện đất đai ở từng vùng khác nhau, khả năng sinh trưởng và phát triển của hành ở từng giai đoạn mà có thể gia giảm liều lượng phân bón cho phù hợp.
Kết hợp trộn Hợp Trí Super Humic với phân bón lót hoặc bón thúc để cây ra rễ mạnh, sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt. Liều lượng 1kg Hợp Trí Super Humic cho 1.000 m2.
Phun Hợp Trí CaSi liều lượng 50ml/25l vào thời điểm 15 và 30 ngày sau khi trồng giúp bộ lá dày cứng, hạn chế sâu gây hại.
Phun Hợp Trí HK NPK 7-5-44 + TE liều lượng 80g/25l vào thời điểm dưỡng củ giúp tăng năng suất và chất lượng, củ to lên màu đẹp.
Ngoài phân đa lượng N, P, K, phân trung vi lượng cũng rất cần thiết cho hành tím như: S, Mg, Ca, Zn, Cu…
6. Thu hoạch
Giai đoạn 55 – 60 ngày, khi lá hành chuyển màu hơi đỏ, héo và ngả trên nền luống khoảng 80% thì bắt đầu nhổ, thường thì phơi nắng 2 – 3 ngày cho lá mềm lại để dễ vận chuyển xa.
Đối với hành sản xuất để giữ làm giống thì thu hoạch 40 – 45 ngày sau khi trồng.
Chỉ nên thu hoạch hành vào những ngày khô ráo. Nhổ củ, giũ sạch đất cho vào giỏ và chuyển về nơi bảo quản, tránh gây xây xát hoặc làm dập vỏ ngoài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tồn trữ.
II. Phòng trừ sâu bệnh
1. Sâu xanh da láng: đây là đối tượng rất khó phòng trừ, hàng năm thường gây hại nặng trên hành giống xuống giống muộn.
Hình: Sâu xanh da láng gây hại trên hành tím
Để hạn chế sâu xanh da láng, nên xuống giống sớm trước hoặc ngay sau tết Nguyên Đán để né sâu, kết hợp treo đèn vào buổi tối để hạn chế bướm đẻ trứng vì bướm thích đẻ trứng trong tối hơn.
Hình: Treo đèn hạn chế bướm đẻ trứng vào ban đêm
Để phòng trừ đạt hiệu quả cao, nên ngắt ổ trứng và phun thuốc ngay giai đoạn mới phát hiện trứng ở lứa đầu tiên (thường 7-15 ngày sau khi trồng).
Sau đó, nếu phát hiện sâu vẫn còn xuất hiện phun: 10g Actimax 50WG + 20ml Secure 10EC (cho 1 bình 16l).
Phun thuốc vào buổi chiều tối vì lúc này sâu bò ra ngoài cọng hành sẽ có hiệu quả trừ sâu cao. Khi phun thuốc trừ sâu xanh da láng nên pha thêm chất bám dính để tăng hiệu quả diệt sâu.
1. Ruồi hành (Giòi đục thân hành): đây là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên hành từ khi trồng cho đến lúc gần thu hoạch. Ruồi đẻ trứng vào lá, ấu trùng nở ra dạng giòi đục dưới lớp biểu bì lá tạo thành những đường ngoằn ngoèo, lá bị vàng và khô từng mảng, cây không phát triển.
Hình: Sâu non (giòi) đục thân hành
Để quản lý Ruồi hành (giòi đục thân hành) nên:
Vệ sinh đồng ruộng, xới xáo, phơi đất dưới nắng, làm sạch cỏ đặc biệt là những loài cỏ lá rộng (ký chủ phụ của ruồi) trước khi xuống giống khoảng 1 tháng.
Ngắt bớt những lá bị ruồi đục đem chôn để giảm bớt nguồn sâu, nhất là các lá già.
Dùng bẫy dính màu vàng để bẫy ruồi trưởng thành.
Biện pháp hóa học: có thể phòng trị bằng Permecide 50 EC với liều 50ml/25l.
2. Bệnh thối củ do vi khuẩn: thường gây hại trên ruộng bón thừa đạm, bón nhiều DAP trong mùa mưa hoặc nơi đất thấp dư nước.
Để phòng ngừa bệnh:
Chú ý khâu chọn giống, không lấy hành giống từ những ruộng hành bị bệnh.
Sau khi thu hoạch nên dọn dẹp sạch các cây bệnh.
Nên bón lót trước khi trồng bằng phân chuồng hoai mục.
Trồng mật độ vừa phải, không trồng quá dày.
Bón phân cân đối, tránh bón thừa phân.
Hạn chế tưới hành lúc chiều tối.
5 – 7 ngày sau trồng, tưới ngừa bệnh bằng Norshield 86.2WG (50g/25l nước).
Khi phát hiện bệnh:
Thu gom và tiêu hủy các cây bị bệnh nặng.
Tiến hành rải vôi khử trùng đất (tránh để vôi bám lên lá, cuống hành).
Tưới Norshield 86.2WG liều lượng: 50g/25l nước để diệt mầm bệnh, ngừa lây lan. Có thể sử dụng luân phiên sản phẩm Agrilife 100SL liều lượng: 25ml/25l để tăng hiệu quả phòng trị, tránh kháng thuốc.
Cần phun (tưới) thuốc sớm ngay khi bệnh mới chớm xuất hiện, không nên để bệnh phát triển sẽ rất khó trị.
Hình: Thối củ do vi khuẩn trên hành tím
Biện pháp quản lý sâu xanh da láng hại hành tím – Công ty Cổ phần Đầu tư Hợp Trí
Dòi đục thân lá hành tỏi – Cẩm nang cây trồng
Quy trình trồng hành tím của Trạm BVTV Vĩnh Châu, Sóc Trăng
Kỹ sư Nguyễn Thanh Lâm
Nhân viên Kỹ thuật Hợp Trí An Giang 2
Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Trên Cây Lạc (Đậu Phộng)
Lạc (đậu phộng) không chỉ là loại thực phẩm được sử dụng để chế biến món ăn mà nó còn có công dụng hỗ trợ giảm cân, giúp tim khỏe mạnh, kiểm soát cholesterol, ngăn ngừa lão hóa, ngăn ngừa sỏi mật, ngăn ngừa ung thư…
1. Bón phân cho lạc:
Liều lượng phân bón:
– Liều lượng phân bón tính cho 1 ha lạc là: 8-10 tấn phân chuồng + 20-30kg N + 60-90kg P2O5 + 30-60 K2O
– Khi dùng phân đơn thì bón với lượng: 2,5-3,0 kg urê + 20-25 kg supe lân + 3-4 kg kali clorua/sào.
– Đối với cây lạc tốt nhất là dùng dùng phân hỗn hợp NPK loại 3:9:6 bón với lượng : 35- 50kg/sào .
Chú ý: Tuỳ theo độ pH của từng loại đất để bón từ 20-30 kg vôi bột/sào.
Phương pháp bón:
– Đối với lạc có che phủ nilon: Bón lót toàn bộ lượng phân bón. Riêng vôi bột để lại 50% bón khi ra hoa rộ.
– Đối với lạc không che phủ nilon:
Vôi bột: Bón lót 50% khi cày bừa lần cuối, 50% còn lại bón lúc lạc ra hoa rộ.
Phân chuồng: Bón lót 100% sau khi cày bừa làm đất, sạch cỏ dại (trước khi rạch hàng).
Phân NPK: Bón lót 70% sau khi cày rạch hàng và được lấp kín đất rồi mới gieo. Bón thúc 30% lượng phân còn lại khi cây có 3-5 lá.
2. Tỉa dặm, xới xáo, làm cỏ:
– Khi lạc có 2 lá thật nên tỉa dặm để đảm bảo mật độ.
– Khi lạc có 3-5 lá thật: Nhổ cỏ, xới xáo đất, kết hợp bón thúc.
– Khi lạc có 9 lá thật, lạc bắt đầu ra hoa thì cuốc cỏ xới sâu 5-6cm gần gốc.
– Khi lạc ra hoa rộ, bón 50% vôi còn lại và kết hợp vun gốc cho lạc.
3. Tưới nước:
Trong thời kỳ lạc ra hoa nếu trời không mưa thì những nơi có điều kiện tưới nước có thể tiến hành tưới theo 2 cách sau:
– Tưới phun đều ruộng lạc, ướt thấm đất.
– Tháo nước đầy các rãnh, ngập hết mặt luống thì tháo nước ra.
Sâu hại:
– Sâu xám: Là đối tượng gây hại chính ở thời kỳ cây con, sâu thường cắn trụi lá đến cắn đứt ngang cây lạc lúc vừa mới mọc làm đứt khoảng, giảm mật độ lạc trên ruộng.
Phòng trừ : sử dụng 100gr CNX-RS pha 50 lít nước phun đều 1 lượt
– Sâu khoang: Phát sinh gây hại trong suốt qúa trình sinh trưởng của lạc, ở thời kỳ đầu vụ mật độ sâu cao, cắn khuyết đến trụi lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của lạc, sâu hại nặng ở giai đoạn lạc ra hoa bói trở đi, cắn trụi lá.
Phòng trừ: Luân canh cây trồng và vệ sinh đồng ruộng, dùng bả chua ngọt để diệt trừ. Khi mật độ cao dùng thuốc trị sâu sinh học CNX-RS phun để diệt trừ
– Sâu cuốn lá: Sâu cuốn lá lạc gặm ăn hết biểu bì để lại lá non màu trắng, nếu mật độ cao làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lạc.
Phòng trừ: Tổ chức bắt thủ công hoặc có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học CNX-RS phun đều trên mặt lá để diệt trừ
– rệp hại lạc: Rệp tập trung thành đám bám vào phần lá non, đọt non của lạc chích hút dịch cây làm lạc sinh trưởng kém, quăn queo, ra hoa đâm tia kém. Rệp phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết có mưa phùn, ruộng lạc ẩm ướt, rậm rạp.
Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng và bón phân cân đối, dùng thiên địch để diệt trừ. Khi rệp phát triển nhiều dùng CNX-RS + SIÊU ĐỒNG để diệt trừ.
Bệnh hại:
– Bệnh héo xanh vi khuẩn: Do vi khuẩn Pseudomonas Solanacerum gây ra.
Bệnh thường xuất hiện khi lạc có 5-6 lá đến lúc hình thành củ. Lạc chết héo đột ngột cả cây hay một số cành trên cây, nhưng lá vẫn xanh. Chẻ dọc rễ cây bị bệnh có màu nâu đậm hơi khô, khi bị nặng thân rũ xuống, rễ thối đen. Khi cắt một đoạn thân cây bị bệnh nhúng vào cốc nước trong ta sẽ thấy dịch nhầy chảy ra ở vết cắt.
Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, nhổ và tiêu huỷ cây bị bệnh, tăng cường bón phân và vôi bột kết hợp với phun Tricho 50g để ngăn ngừa bệnh lây lan
– Bệnh lở cổ rễ: Do nấm Rhizoctoniak gây hại.
Bệnh gây hại chủ yếu ở thời kỳ cây con, khi mưa nhiều, độ ẩm cao. Bệnh gây hại ở phần cổ rễ, rễ, gốc thân nơi tiếp giáp với mặt đất bị thâm đen, cây héo dần và bị chết.
Phòng trừ: Xử lý đất bằng vôi bột, luân canh sau 2 vụ mới trồng lạc trở lại đối với đất trồng lạc bị nhiễm bệnh nặng. Khi bị nặng sử dụng bộ sản phẩm đặc trị nấm khuẩn ELICITOR + SIÊU ĐỒNG phun theo khuyến cáo nhà sản xuất
– Khi thấy lá trở màu nên nhổ 1 vài bụi để quan sát, nếu thấy 2/3 số củ đã già thì nên thu hoạch ngay. Nếu bán ăn tươi, bà con nên thu hoạch sớm hơn 10-15 ngày.
Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cattleya
Phòng trừ sâu bệnh cho Cattleya tránh khỏi Dán cánh và bọ trĩ (Thrips), Rầy bông (Mealy bugs). Trong trường hợp bị bệnh nặng, nên lấy cây ra khỏi chậu rồi ngâm vào nước thuốc trên, sau đó chuyển sang qua chậu mới.
Phòng trừ sâu bệnh cho Cattleya
Trong việc phòng trị bệnh cho lan không phải luôn luôn sử dụng thuốc mà quan trọng hơn là phải vệ sinh môi trường thật tốt, sử dụng phân bón hợp lý để tăng tính kháng bệnh cho cây và chế độ tưới tiêu hợp lý để hạn chế sự phát triển nguồn bệnh.Vấn đề này rất quan trọng trong phương thức nuôi trồng lan đại trà để kinh doanh ./.
I. Sâu hại
1. Rệp son (Scale insects):
Là loại rệp có vỏ màu nâu che chở cho cơ thể rệp. Các loài này thường bám vào lá, giả hành và ngay cả trên căn hành để hút nhựa. Nguy hiểm hơn là các loài này sẽ bám vào những mắt ngủ hút nhựa làm cho các mắt ngủ bị chết đi.
Các loài này phải phòng trừ thường xuyên nếu không sẽ sinh sản rất nhanh và gây tác hại cho vườn không ít. Phòng trừ bằng cách tiêu diệt bằng tay, dùng các thuốc mạnh như Regent, Lannate, polytrin,… theo nồng độ khuyến cáo.
2. Dán cánh và bọ trĩ (Thrips):
Thường xuất hiện trong các giá thể có cấu tạo bằng xơ dừa, vỏ cây mục, dớn vụn hoặc do sử dụng quá nhiều các loại phân hữu cơ dưới dạng xác như: Bánh dầu, phân bo,… có thể dùng các loại thuốc sát trùng như Bassa, confidor, … sử dụng nồng độ theo khuyến cáo trên bao bì , nên phun ngừa 2lần/ tháng.
3. Ốc sên, nhớt:
Phá hoại rễ non và tiết ra những chất làm thối các chồi mới mọc. Cần rải thuốc diệt sên nhớt vào những khi có thời tiết quá ẩm.
4. Nhện đỏ (red spider mites):
Là côn trùng rất nhỏ, không dài hơn ½ mm, dưới kính lúp quan sát có dạng như con rệp, có 8 chân, nhện khi còn non thường có màu vàng, con trưởng thành chuyển sang màu đỏ.
Xuất hiện nhiều vào mùa khô, ít hơn vào mùa mưa. Sống ẩn nấp dưới lá già thành từng đám, nơi nhện ẩn nấp lá biến thành những chấm trắng nhỏ sau đó nối với nhau biến thành màu đen và héo tàn.
Rệp đỏ sinh sôi và phát triển rất nhanh, khi phát hiện phải diệt trừ ngay nếu không cây sẽ ngừng phát triển. Phải dùng thuốc thường xuyên và liên tục để diệt cả con già và con đẻ trứng, các thuốc thường dùng để phòng trừ nhện đỏ là: Commite, Nissorun … dùng theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì và thời gian xịt tốt nhất vào lúc 8-9 giờ sáng khi có nắng thì hiệu quả tiêu diệt cao.
5. Rầy bông (Mealy bugs):
Có cơ thể mềm nhũn, bên ngoài được bao bọc bằng một lớp màu trắng giống như bông và bóng như sáp. Trong phân của rệp bột này để nhử kiến đến và tha trứng đi khắp nơi và là nguồn thức ăn của nấm bồ hóng (Sacty molds).
Nấm này không làm hại đến cây, trên lá những nơi có nấm mọc thì không nhận được ánh sáng để quang hợp. Khi rệp bột hút nhựa cây lan, chúng thường tiết ra một số chất độc làm cho cây lan ngừng phát triển, xung quanh chỗ nấm mọc có màu vàng và lá sẽ khô héo.
Rệp bột được trị bằng các loại thuốc sâu, rệp nhưng phải pha cùng với chất dính để phun mới có hiệu quả.
II. Bệnh do nấm:
1. Bệnh thối đen (black rot)
Thường gặp vào mùa mưa ở những vườn có độ ẩm cao hoặc tưới nước quá nhiều.
Bệnh này thường gây thiệt hại nghiêm trọng, cây thường chết nhiều và nhanh chóng, nhất là đối với cây con. Bệnh này thường xuất hiện ở gốc và rễ sau đó lan dần lên thân cây.
Ban đầu phát sinh ở chồi non làm chồi non thối và có màu nâu, khi cầm vào thì rời khỏi thân dễ dàng, mềm nhũn và đầy nước. Ở Cattleya đầu tiên bệnh thường phát sinh từ rễ, gốc rồi lan nhanh lên thân.
Cây sẽ không thối hay rời ra như ở Dendrobium Pompadour nhưng chúng sẽ khô và chết ngay trên chậu, cây bị bệnh sẽ lan nhanh sang cây khác. Nguyên nhân là do nấm Collectotrichum sp và Phytophthora sp, nhưng phần lớn là do nấm Phytophthora sp. gây ra.
Việc bón phân hoà tan không hết khi tưới cho cây sẽ làm cây bầm ngọn và làm nấm bệnh dễ gây hại. Ngoài ra trong mùa mưa, nếu tưới phân có hàm lượng đạm cao cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Biện pháp phòng trị:
Ở cây con thường dễ bị bệnh hơn, nên tách cây bị bệnh ra riêng và sử dụng thuốc ngừa cho những cây còn lại bằng cách phun hay nhúng cả cây vào dung dịch thuốc nấm. Ở cây lớn thì cắt bỏ phần bị thối, nếu thối đọt thì rút bỏ đọt và phun thuốc nấm vào.
Các thuốc diệt nấm có thể sử dụng la: Kasumin, TopsinM, CuzateM8, Score, super Tilt,… theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.
2. Bệnh đốm vòng (Anthracnse)
Lá có chấm tròn màu nâu đỏ, nâu cháy rồi lan rộng ra thành nhiều vòng tròn đồng tâm, sau cùng sẽ khô cháy. Dấu vết to nhỏ tuỳ theo từng loại lan và tuỳ theo từng môi trường mà nấm phát triển, nếu mưa nhiều thì lá sẽ bị thối ngay. Nguyên nhân là do nấm Glocosporium sp. và Collectotrichum sp gây ra.
Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa nên phải phòng ngừa trước, thường xử lý bằng cách cắt bỏ lá bị bệnh và phun các loại thuốc như: Mancozep, Dithal, Vicaben,… theo nồng độ khuyến cáo.
3. Bệnh khô lá (Leaf blight):
Bệnh này thường gặp nhiều như bệnh đốm vòng, hai bệnh này thường phát sinh cùng một lúc nên bệnh này càng trầm trọng hơn. Lúc đầu bệnh làm cho lá bị khô và biến thành màu nâu nhạt, thường khởi đầu bằng một chấm đen ở trên lá, có thể từ đầu lá khô dần vào hay từ gốc lá lan nhanh lên rồi khô hết cả lá. Nguyên nhân là do nấm thuộc giống Phylostica, thường phát triển do bào tử và phát tán trong không khí nhờ gió. Biện pháp phòng trị: Phun thuốc Score hay Super Tilt, phun 5ngày/lần cho đến khi cây hết bệnh.
4. Bệnh héo rễ (Wilt):
Bệnh héo rễ là bệnh thông thường nhưng không kém phần quan trọng. Có thể nói rằng trừ Địa lan không bị bệnh này và nó là trở ngại lớn cho những người trồng phong lan.
Hiện tượng:
Rễ khô dần, cây còn nhỏ gặp bệnh này có hiện tượng lá úa vàng từ dưới lên và chết cả cây. Đối với cây đã phát triển tốt thì cây không chết nhưng rễ bị khô mục và sẽ làm cho cây chậm phát triển, nếu rễ khô nhiều thì cây càng yếu nhiều.
Nguyên nhân:
Do nấm Selectrotium rolfsii gây nên, còn gọi là nấm hạch, những hạch này có thể tồn tại trong môi trường rất lâu, khi có điều kiện ẩm độ và nhiệt độ cao những hạch này phát triển thành sợi nấm và gây bệnh rất nhanh, nếu không chữa trị ngay thì có thể làm hư hết cả vườn.
Biện pháp phòng trị:
Có thể dùng các loại thuốc như Anvil, Sumi eight, … phun vào phần gốc rễ, phun 2 lần/ tuần khi bắt đầu chớm bệnh.
III. Bệnh do vi khuẩn
1. Bệnh thối mềm(Soft rot):
Hiện tượng:
Từ một chấm nhỏ bắt nguồn từ một dấu bầm trên ngọn lá do giọt nước mưa quá mạnh gây ra rồi lan nhanh thành màu nâu như bị phỏng nước sôi, chỉ cần sờ tay vào một tí đã thấy dính tay, sau đó sẽ thối hết cả chồi.
Nguyên nhân:
Do vi khuẩn Erwinia Carotovora gây nên, thường gặp ở những vườn có độ ẩm cao, chăm sóc không đầy đủ và phát triển mạnh vào mùa mưa. Thường vi khuẩn này xâm hại đến cây qua các vết thương hoặc qua vết cắn của sâu bọ và lây lan rất mạnh, cây có thể chết sau 2-3 ngày nhiễm bệnh. Biện pháp phòng trị:
Cắt phần bị thối rồi đem cả cây ngâm vào dung dịch Kasumin 5g/lit trong vòng 15 phút hoặc dùng Agrimycin. Ngưng tưới nước 2-3 ngày sau khi xịt thuốc. Trong trường hợp bị bệnh nặng, nên lấy cây ra khỏi chậu rồi ngâm vào nước thuốc trên, sau đó chuyển sang qua chậu mới.
Giá đựng chậu lan bị bệnh dùng dung dịch formol tỉ lệ 1:50 pha với nước và rửa sạch. Sau đó cần phun xịt lại toàn bộ vườn lan để vườn lan hoàn toàn hết bệnh. 2. Bệnh thối nâu (Brown rot)
Hiện tượng:
Ở giống lan Cattleya xuất hiện những chấm màu xanh đậm trên lá, vết bệnh hình tròn, lan rộng rất nhanh. Tế bào ở nơi vết bệnh biến thành màu nâu hay đen, mềm nhũn và chứa đầy nước.
Nếu để lâu các vết bệnh này sẽ lan ra cả cây rất nhanh. Ở Cattleya thì dấu hiệu bình thường gặp ở lá và khó lan xuống thân cây hơn.
Nguyên nhân:
Do vi khuẩn Phytomonas gây ra cộng với sự tổn thương cơ học trong mùa mưa.
Biện pháp phòng trị:
Hạn chế các nguyên nhân gây tổn thương cơ học cho cây trong mùa mưa, giữ cho vườn lan không bị quá ẩm. Dùng kháng sinh trong nông nghiệp như Agrimycin phun cho cả vườn và ngưng tưới nước 2-3 ngày. Có thể dùng 1gram Streptomycin+2viên Tetracylin 500 hoà tan vào 1,5 lít nước để trị bệnh cho cây.
IV. Bệnh do virus
Các biểu hiện của vườn lan bị virus thường thấy như lá có đốm trong, màu xanh không đều, có chỗ xanh nhạt, có chỗ xanh đậm. Hoa có màu không đều xen lẫn những vệt trắng, hoa nhỏ, cành ngắn.
Cây thường cằn cỗi, không phát triển được. Ở Cattleya thường gặp virus gây nên bệnh sọc trắng ở hoa. Bệnh virus rất dễ lây lan qua dụng cụ tách chiết, qua các côn trùng châm hút gây hại.
Biện pháp phòng trị:
Không có cách chữa trị nào khác ngoài việc phải đốt bỏ cây bị bệnh, khử trùng dụng cụ tách chiết và vệ sinh vườn lan.
Tóm lại
Trong việc phòng trị bệnh cho lan không phải luôn luôn sử dụng thuốc mà quan trọng hơn là phải vệ sinh môi trường thật tốt, sử dụng phân bón hợp lý để tăng tính kháng bệnh cho cây và chế độ tưới tiêu hợp lý để hạn chế sự phát triển nguồn bệnh.Vấn đề này rất quan trọng trong phương thức nuôi trồng lan đại trà để kinh doanh ./.
Ks. Nguyễn Trung Ái
Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Lan Cattleya
I. Sâu hại
1. Rệp son (Scale insects): Là loại rệp có vỏ màu nâu che chở cho cơ thể rệp. Các loài này thường bám vào lá, giả hành và ngay cả trên căn hành để hút nhựa. Nguy hiểm hơn là các loài này sẽ bám vào những mắt ngủ hút nhựa làm cho các mắt ngủ bị chết đi. Các loài này phải phòng trừ thường xuyên nếu không sẽ sinh sản rất nhanh và gây tác hại cho vườn không ít. Phòng trừ bằng cách tiêu diệt bằng tay, dùng các thuốc mạnh như Regent, Lannate, polytrin,… theo nồng độ khuyến cáo.
2. Dán cánh và bọ trĩ (Thrips): Thường xuất hiện trong các giá thể có cấu tạo bằng xơ dừa, vỏ cây mục, dớn vụn hoặc do sử dụng quá nhiều các loại phân hữu cơ dưới dạng xác như: Bánh dầu, phân bo,… có thể dùng các loại thuốc sát trùng như Bassa, confidor, … sử dụng nồng độ theo khuyến cáo trên bao bì , nên phun ngừa 2lần/ tháng.
3. Ốc sên, nhớt: Phá hoại rễ non và tiết ra những chất làm thối các chồi mới mọc. Cần rải thuốc diệt sên nhớt vào những khi có thời tiết quá ẩm.
4. Nhện đỏ (red spider mites): Là côn trùng rất nhỏ, không dài hơn 1/2 mm, dưới kính lúp quan sát có dạng như con rệp, có 8 chân, nhện khi còn non thường có màu vàng, con trưởng thành chuyển sang màu đỏ. Xuất hiện nhiều vào mùa khô, ít hơn vào mùa mưa. Sống ẩn nấp dưới lá già thành từng đám, nơi nhện ẩn nấp lá biến thành những chấm trắng nhỏ sau đó nối với nhau biến thành màu đen và héo tàn. Rệp đỏ sinh sôi và phát triển rất nhanh, khi phát hiện phải diệt trừ ngay nếu không cây sẽ ngừng phát triển. Phải dùng thuốc thường xuyên và liên tục để diệt cả con già và con đẻ trứng, các thuốc thường dùng để phòng trừ nhện đỏ là: Commite, Nissorun … dùng theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì và thời gian xịt tốt nhất vào lúc 8-9 giờ sáng khi có nắng thì hiệu quả tiêu diệt cao.
5. Rầy bông (Mealy bugs): Có cơ thể mềm nhũn, bên ngoài được bao bọc bằng một lớp màu trắng giống như bông và bóng như sáp. Trong phân của rệp bột này để nhử kiến đến và tha trứng đi khắp nơi và là nguồn thức ăn của nấm bồ hóng (Sacty molds). Nấm này không làm hại đến cây, trên lá những nơi có nấm mọc thì không nhận được ánh sáng để quang hợp. Khi rệp bột hút nhựa cây lan, chúng thường tiết ra một số chất độc làm cho cây lan ngừng phát triển, xung quanh chỗ nấm mọc có màu vàng và lá sẽ khô héo. Rệp bột được trị bằng các loại thuốc sâu, rệp nhưng phải pha cùng với chất dính để phun mới có hiệu quả.
II. Bệnh do nấm:
1. Bệnh thối đen (black rot)
Thường gặp vào mùa mưa ở những vườn có độ ẩm cao hoặc tưới nước quá nhiều. Bệnh này thường gây thiệt hại nghiêm trọng, cây thường chết nhiều và nhanh chóng, nhất là đối với cây con. Bệnh này thường xuất hiện ở gốc và rễ sau đó lan dần lên thân cây. Ban đầu phát sinh ở chồi non làm chồi non thối và có màu nâu, khi cầm vào thì rời khỏi thân dễ dàng, mềm nhũn và đầy nước. Ở Cattleya đầu tiên bệnh thường phát sinh từ rễ, gốc rồi lan nhanh lên thân. Cây sẽ không thối hay rời ra như ở Dendrobium Pompadour nhưng chúng sẽ khô và chết ngay trên chậu, cây bị bệnh sẽ lan nhanh sang cây khác. Nguyên nhân là do nấm Collectotrichum sp và Phytophthora sp, nhưng phần lớn là do nấm Phytophthora sp. gây ra. Việc bón phân hoà tan không hết khi tưới cho cây sẽ làm cây bầm ngọn và làm nấm bệnh dễ gây hại. Ngoài ra trong mùa mưa, nếu tưới phân có hàm lượng đạm cao cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Biện pháp phòng trị: Ở cây con thường dễ bị bệnh hơn, nên tách cây bị bệnh ra riêng và sử dụng thuốc ngừa cho những cây còn lại bằng cách phun hay nhúng cả cây vào dung dịch thuốc nấm. Ở cây lớn thì cắt bỏ phần bị thối, nếu thối đọt thì rút bỏ đọt và phun thuốc nấm vào. Các thuốc diệt nấm có thể sử dụng la: Kasumin, TopsinM, CuzateM8, Score, super Tilt,… theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.
2. Bệnh đốm vòng (Anthracnse)
Lá có chấm tròn màu nâu đỏ, nâu cháy rồi lan rộng ra thành nhiều vòng tròn đồng tâm, sau cùng sẽ khô cháy. Dấu vết to nhỏ tuỳ theo từng loại lan và tuỳ theo từng môi trường mà nấm phát triển, nếu mưa nhiều thì lá sẽ bị thối ngay. Nguyên nhân là do nấm Glocosporium sp. và Collectotrichum sp. gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa nên phải phòng ngừa trước, thường xử lý bằng cách cắt bỏ lá bị bệnh và phun các loại thuốc như: Mancozep, Dithal, Vicaben,… theo nồng độ khuyến cáo.
3. Bệnh khô lá (Leaf blight):
Bệnh này thường gặp nhiều như bệnh đốm vòng, hai bệnh này thường phát sinh cùng một lúc nên bệnh này càng trầm trọng hơn. Lúc đầu bệnh làm cho lá bị khô và biến thành màu nâu nhạt, thường khởi đầu bằng một chấm đen ở trên lá, có thể từ đầu lá khô dần vào hay từ gốc lá lan nhanh lên rồi khô hết cả lá.
Nguyên nhân là do nấm thuộc giống Phylostica, thường phát triển do bào tử và phát tán trong không khí nhờ gió.
Biện pháp phòng trị: Phun thuốc Score hay Super Tilt, phun 5ngày/lần cho đến khi cây hết bệnh.
4. Bệnh héo rễ (Wilt):
Bệnh héo rễ là bệnh thông thường nhưng không kém phần quan trọng. Có thể nói rằng trừ Địa lan không bị bệnh này và nó là trở ngại lớn cho những người trồng phong lan.
Hiện tượng: Rễ khô dần, cây còn nhỏ gặp bệnh này có hiện tượng lá úa vàng từ dưới lên và chết cả cây. Đối với cây đã phát triển tốt thì cây không chết nhưng rễ bị khô mục và sẽ làm cho cây chậm phát triển, nếu rễ khô nhiều thì cây càng yếu nhiều.
Nguyên nhân: Do nấm Selectrotium rolfsii gây nên, còn gọi là nấm hạch, những hạch này có thể tồn tại trong môi trường rất lâu, khi có điều kiện ẩm độ và nhiệt độ cao những hạch này phát triển thành sợi nấm và gây bệnh rất nhanh, nếu không chữa trị ngay thì có thể làm hư hết cả vườn.
Biện pháp phòng trị: Có thể dùng các loại thuốc như Anvil, Sumi eight, … phun vào phần gốc rễ, phun 2 lần/ tuần khi bắt đầu chớm bệnh.
III. Bệnh do vi khuẩn
1. Bệnh thối mềm(Soft rot):
Hiện tượng: Từ một chấm nhỏ bắt nguồn từ một dấu bầm trên ngọn lá do giọt nước mưa quá mạnh gây ra rồi lan nhanh thành màu nâu như bị phỏng nước sôi, chỉ cần sờ tay vào một tí đã thấy dính tay, sau đó sẽ thối hết cả chồi.
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Erwinia Carotovora gây nên, thường gặp ở những vườn có độ ẩm cao, chăm sóc không đầy đủ và phát triển mạnh vào mùa mưa. Thường vi khuẩn này xâm hại đến cây qua các vết thương hoặc qua vết cắn của sâu bọ và lây lan rất mạnh, cây có thể chết sau 2-3 ngày nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng trị: Cắt phần bị thối rồi đem cả cây ngâm vào dung dịch Kasumin 5g/lit trong vòng 15 phút hoặc dùng Agrimycin. Ngưng tưới nước 2-3 ngày sau khi xịt thuốc. Trong trường hợp bị bệnh nặng, nên lấy cây ra khỏi chậu rồi ngâm vào nước thuốc trên, sau đó chuyển sang qua chậu mới. Giá đựng chậu lan bị bệnh dùng dung dịch formol tỉ lệ 1:50 pha với nước và rửa sạch. Sau đó cần phun xịt lại toàn bộ vườn lan để vườn lan hoàn toàn hết bệnh.
2. Bệnh thối nâu (Brown rot)
Hiện tượng: Ở giống lan Cattleya xuất hiện những chấm màu xanh đậm trên lá, vết bệnh hình tròn, lan rộng rất nhanh. Tế bào ở nơi vết bệnh biến thành màu nâu hay đen, mềm nhũn và chứa đầy nước. Nếu để lâu các vết bệnh này sẽ lan ra cả cây rất nhanh. Ở Cattleya thì dấu hiệu bình thường gặp ở lá và khó lan xuống thân cây hơn.
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Phytomonas gây ra cộng với sự tổn thương cơ học trong mùa mưa.
Biện pháp phòng trị: Hạn chế các nguyên nhân gây tổn thương cơ học cho cây trong mùa mưa, giữ cho vườn lan không bị quá ẩm. Dùng kháng sinh trong nông nghiệp như Agrimycin phun cho cả vườn và ngưng tưới nước 2-3 ngày. Có thể dùng 1gram Streptomycin+2viên Tetracylin 500 hoà tan vào 1,5 lít nước để trị bệnh cho cây.
IV. Bệnh do virus
Các biểu hiện của vườn lan bị virus thường thấy như lá có đốm trong, màu xanh không đều, có chỗ xanh nhạt, có chỗ xanh đậm. Hoa có màu không đều xen lẫn những vệt trắng, hoa nhỏ, cành ngắn. Cây thường cằn cỗi, không phát triển được. Ở Cattleya thường gặp virus gây nên bệnh sọc trắng ở hoa.
Bệnh virus rất dễ lây lan qua dụng cụ tách chiết, qua các côn trùng châm hút gây hại.
Biện pháp phòng trị: Không có cách chữa trị nào khác ngoài việc phải đốt bỏ cây bị bệnh, khử trùng dụng cụ tách chiết và vệ sinh vườn lan.
: Trong việc phòng trị bệnh cho lan không phải luôn luôn sử dụng thuốc mà quan trọng hơn là phải vệ sinh môi trường thật tốt, sử dụng phân bón hợp lý để tăng tính kháng bệnh cho cây và chế độ tưới tiêu hợp lý để hạn chế sự phát triển nguồn bệnh.Vấn đề này rất quan trọng trong phương thức nuôi trồng lan đại trà để kinh doanh ./.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Quy Trình Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Trên Hành Tím trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!