Đề Xuất 3/2023 # Phương Pháp Nuôi Họa Mi Thi Đá # Top 10 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Phương Pháp Nuôi Họa Mi Thi Đá # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phương Pháp Nuôi Họa Mi Thi Đá mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chim Họa Mi thi đá, muốn đoạt giải lớn thì nên chọn những con có thể lực tốt, sức chịu đựng cao, và có đủ tài để ra đòn, cử thế sao cho bén nhạy và khôn khéo. Nên coi tập luyện là chính, thiếu xổ mà ăn uống bổ dưỡng cho nhiều – nếu có két quả thực sự, cũng làm cho chim mập bệu ra thôi!

Nội dung trong bài viết

Chúng ta đã biết cách tập luyện chim Họa Mi thi hót, và đã nhận ra được những khó khăn trong công việc phức tạp này. Thế nhưng, nuôi Họa Mi để dự thi đá lại càng kho khăn hơn, đòi hỏi kinh nghiệm nhiều hơn, và sự chịu khó kiên tâm trì chí của người nuôi hơn.

Để giảm bớt cho mình những khó khăn, ta cũng nên làm theo cách chọn lựa như chọn Họa Mi thi hót. Nghĩa là phải cố chọn những chim hội đủ những yếu tố cần và đủ cho một con Họa Mi võ sĩ.

Trước hét phải xem vóc dáng con chim có to lớn, vạm vỡ hay không, và nội lực của nó có thâm hậu hay không. Nếu vóc dáng chim nhỏ, sức khỏe chỉ ở mức bình thường thì dù có tập luyện một thời gian cũng khó đủ sức để mong đấu đá thắng người.

Kế đó phải xét kỹ xem các bộ phận từ đầu đến chân của chim, như đầu, mắt, mỏ, chân, ngón, móng, đuôi có đạt tiêu chuẩn của một con chim Họa Mi đá hay không. Nếu kết quả đúng là đầu xà, vuốt hổ, mắt xanh… thì cứ mạnh dạn chọn nuôi. Ngược lại nếu nó chỉ có vóc đáng bình thường của một chú chim nuôi hót thì nên loại bỏ ngay, đừng tiếc!

Con chim đá là con chim đã có sẵn tính hung bạo, dù chưa lập luyện, khi lâm trận nó cũng biết mọi quyền biến để ra đòn. Do đó ta cần phải xổ thử xem sao. Nếu sau vài lần xổ thử mà thấy chim thuộc dạng lì đòn, có thế đá hiểm hóc thì chọn nuôi. Với những chim nhát, đá tồi thì nên loại bỏ.

Chim thi đá thì phải hơn nhau cho bằng được ở thế đá. Chim nào càng có thế đá hay thì càng nên chọn nuôi. Chưa hề tập luyện mà đã có đòn, thế hiểm hóc là chim khôn. Những chim này nếu được tập luyện thêm, nó sẽ trở thành chim đá có hạng.

Thế đá của Họa Mi thường thấy như sau:

– Dùng chân để khóa cổ, khóa chân, bóp cổ, bấu đầu, bấu cánh chim đối thủ. Mới nhập cuộc mà bị khóa như vậy thì…chỉ có nhừ đòn, vì đâu còn cách nào xoay trở được.

– Dùng mỏ mổ liên tục vào gối, vào ngón, vào đầu để làm cho chim đối thủ bể đầu, đui mắt, lỏng gối, giập ngón chân và sút móng…

– Thường thì con chim khôn biết kết hợp nhiều đòn, thế khi đấu đá: dùng chân để đá, để khóa chặt kẻ thù, rồi dùng mỏ mà mổ vào những chỗ hiểm để chim bị đau mà chịu thua…

Lựa được con Họa Mi đủ tiêu chuẩn nuôi đá là chuyện không đơn giản chút nào, trừ phi người có kinh nghiệm trong nghề, không ai có thể lựa được.

– Tập luyện kỹ năng đá: Nghề võ thì phải năng tập luyện mới tinh thông đòn thế được. Vì vậy, chim cần phải xổ theo chương trình hoạch định thì mới có khả năng thi đá sau này được, xổ có nghĩa là đá thử trong một thời gian ngắn để cho chim có dịp tốt để học hỏi đòn, thế của nhau, học cách quyền biến để thoát hiẩm, để tránh đòn, hoặc tương kế tựu kế mà trả đòn lại…Ngoài ra, càng được xổ nhiều, sức chịu đựng của chim càng giỏi hơn, nó lì đòn hơn.

Lủc đầu nên xổ với những chim vừa sức với nó, và thời gian xổ chỉ năm mười phút rồi can ra. Những lần sau, thời lượng được có tình kéo dài thêm, trước ít sau nhiều, mục đích giúp chim được dai sức hơn. Vì khi đấu đá, nội lực của chim càng thâm hậu chừng nào tốt chừng nấy. Đá dở mà lì đòn, có sức chịu đựng dẻo dai nhiều khi vẫn thắng được kẻ thù hung bạo mà yếu sức.

Chính vì vậy, người nào nuôi Họa Mi đá cũng cố tập cho chim có sức chịu đựng dẻo dai được chừng nào tốt chừng nấy. Phương pháp mà đa số nghệ nhân thường áp dụng là nuôi chim trong lồng tổng lực, còn gọi là lồng phóng.

Lồng tổng lực là loại lòng thật lớn, thật rộng rãi so với lồng nuôi chim bình thường. Đây là loại lồng đặc biệt, có đường kính khoảng năm sáu mươi phân, chiều cao có thể một thước hơn, để cho chim được tự do bay nhảy thỏa thích…

Chim nuôi trong lồng tổng lực (hay lồng phóng) là chim đá đã thay lông xong, đang trong thời kỳ căng lửa. Nuôi trong lồng quá rộng này làm chim chỉ lo bay nhảy mà quên cả việc hót, vốn là sở thích của nó.

Càng bay nhảy thì cơ bắp của chim càng rắn chắc, và càng bớt hót thì nội lực của chim càng tăng lên.

Nhưng, nuôi trong lồng tổng lực càng lâu thì con chim càng nhát, mà lại khó đem đi dượt xổ được, vì vậy, độ bốn năm hôm (tùy theo phương pháp của mỗi người) chim lại được sang qua lồng nhỏ (lồng nuôi bình thường, khoảng năm mươi sáu nan)…Trong thời kỳ tập dượt, nên sang chim qua lại nhiều lần như vậy để chim quen dần với môi trường sống mà bớt đi sự bỡ ngỡ…

Mỗi con chim đá phải nuôi kèm một chim mái. Chim Họa Mi mái phải hợp với chim trống. Đúng ra thì phải nói ngươcj lại là trống phải hợp với mái thì mái mới thúc trống đá đúng lúc cần thiết. Việc chọn con Họa Mi mái hợp với Họa Mi trống đá là một câu chuyện vô cùng khó khăn, nhưng cũng phải cố chọn cho bằng được, vì thiếu mái thì trống giỏi cũng không thi thố được hết tài năng đúng mức mà nó đang có.

Mỗi lần xổ chim phải mang mái theo. Trong khi tập cho trống quen dần với cách đấu đá, thì đồng thời cũng tập cho mái học cách thúc trống lâm trận như thế nào mới được hữu hiệu…

Về việc này giống chim rất khôn ngoan, vì luật sinh tồn trong đời sống hoang dã đã dạy cho chúng mọi sự ứng xử rất tài tinh, có khi còn khôn ngoan..hơn cả chúng ta nữa.

Khi Họa Mi trống lâm trận, mà Họa Mi mái cứ lơ đễnh, thờ ơ, ta đừng vội kết tội là mái dở, mà nên tìm hiểu xem thực sự cặp chim trống mái đó có hợp hay chưa đã.

– Chếđộ nuôi dưỡng chim thi đá: Theo chúng tôi, nuôi chim thi đá cũng cho ăn như cách nuôi chim hót. Nếu có tăng thì tăng lượng cào cào lên nhiều hơn, nhưng vẫn phải để cóng tấm gạo trộn trứng thường trực trong lồng để chim ăn no đủ.

Việc nuôi chim Họa Mi thi đá bằng những thức ăn cầu kỳ như một số nghệ nhân từ trước đến nay thường áp dụng như cho chim ăn thêm thịt chim Ó, thịt chim cắt, thịt rắn hổ, trứng dái gà trống tơ, dái dê…Chúng tôi nghĩ rằng hiệu quả của nó không quá lớn như họ tưởng! Trong việc nuôi gà nòi, nhiều người cũng có cách nuôi cầu kỳ, lo từ lúc còn là cái trứng nằm trong bụng gà mẹ, nhưng rồi kết quả cũng không đi đến đâu. Con gà đá hay là do thể lực nó tốt, đòn thếnó hay, chứ đâu phải là ấp bằng hơi rắn hổ, hoặc cho ăn những thứ mà chỉ nhằm vào việc…hành xác người nuôi! Chim Họa Mi thi đá, muốn đoạt giải lớn thì nên chọn những con có thể lực tốt, sức chịu đựng cao, và có đủ tài để ra đòn, cử thế sao cho bén nhạy và khôn khéo. Nên coi tập luyện là chính, thiếu xổ mà ăn uống bổ dưỡng cho nhiều – nếu có két quả thực sự, cũng làm cho chim mập bệu ra thôi!

Thi Hót Họa Mi Và Cách Chấm Điểm

Để giúp phong trào nuôi chim hót rừng tăng thêm phân hào hứng, hằng năm, trong các ngày lễ lớn, và ngay cả ngày chủ nhật hàng tuần, nhiều câu lạc hộ chơi chim và các tụ điểm chơi chim thường tổ chức các cuộc thi hót Họa Mi, và được đông đảo người xem nhiệt liệt hửng ứng.

Những buổi thi hót Họa Mi, đều được Ban tổ chức cẩn thận thông báo ngày giờ, địa điểm và điều lệ để các nghệ nhân nuôi chim biết trước hàng tháng mà lo chuẩn bị con ”chim nòi” chu đáo hơn. Những tin vui này không những chỉ trong giới chơi chim mà người ngoài nghề cũng nô nức tiếp đón.

Với những ai dự định đem chim đăng ký, thì bắt đầu luyện tập thêm cho con chim quý của mình có giọng hót hay hơn để hy vọng chiếm được giải cao. Trong việc tập luyện này, chủ chim phải chạy đua với thời gian để gấp gấp lo lắng cho chim từng miếng ăn giấc ngủ, đến những buổi tập dượt theo đúng lịch trình đã vạch sẵn…

Con chim dự thi phải là chim đang thực sự căng lửa. Chim căng lửa thì ra trường ít bị chim khác hót đè. Nếu có thua thì thua ở giọng hót không hay, hoặc ở các phần vóc dáng và điệu bộ…Ra trường mà để bị đè, đến nỗi sợ hãi nhảy lồng tứ tung thì thật… buồn lòng cho chủ nuôi không ít.

Trước giờ thi hót, thường là buổi sáng, chủ chim phải đem chim vào đăng ký với Ban tổ ch ức cuộc thi để lấy số báo danh, số báo danh này được viết lên phiếu giấy trắng và dán vào lồng của chim thí sinh. chim Họa Mi

Số chim đăng ký thi hót thường không do Ban tổ chức hạn định trước là bao nhiêu, nhưng thường là con số đó cũng không quá cao ngoài mức dự định của Ban tổ chức: có thể là vài chục đến bốn năm chục là nhiều.

Chim dự thi hót được lệnh treo lên những cây sào đài giăng ngang trước bàn chấm thi của Ban giảm khảo (còn gọi là Ban trọng tài) lồng này cách khoảng lồng kia. khoảng bốn năm tấc, và không theo thứ tự nào cả. Một nghệ nhân có ba chim dự thí, có quyền lựa chỗ mà treo lồng ba nơi khác nhau…

Khi Ban giám khảo ngồi vào bàn làm việc thì mọi người đã ổn định xong xuôi. Các vị chủ chim có chim dự thi và đông đảo khán giả đã tự ổn định chỗ ngồi thành vòng phía trước để tiện quan sát các chim thi hót.

Ban giám khảo thường có ba vị: Một chánh giám khảo, một phó giám khảo và một thư ký.

Mở đầu chánh giám khảo tuyên bố điều lệ cuộc thi và sau đó ra lệnh cho cuộc thi đó bắt đầu.

Mọi cặp mắt đều trực hướng lên những cây sào dài và lắng nghe cả rừng Họa Mi cất cao giọng hót.

Ai cũng biết chim dự thi đều là những con chim căng lửa, là những chim xuất sắc của địa phương, thế nhưng ra trường không phải con nào cũng chứng tỏ được tài năng của mình trước đối thủ cả. Thường thì vào cuộc thi độ bốn năm phút đã có một số chim bị loại ra khỏi cuộc thi vì chúng lù rù sợ hãi, đứng lơ lơ láo láo trên cầu hoặc nhảy lồng như chim bổi… Những chim bị loại là do lệnh của Ban giám khảo, mà cũng có khi là do chủ chim tự động “rút lui”. Những chim này được đưa ngay ra ngoài khu vực thi. Và mọi người lại hưởng mắt vào những chim sừng sỏ còn lại…

Chim thi hót thường kéo dài nửa giờ hoặc lâu hơn, tùy theo qui định của Ban tổ chức.

Ban giám khảo căn cứ vào ba điểm chuẩn mà điều lệ thi hót Họa Mi đã đề cập đến để chấm điểm:

-Chấm điểm giọng hót: (Cho từ 0 điểm đến 10 điểm) Chim siêng hót, hót được nhiều giọng lại hay thì được điểm cao. Nếu chim siêng hót, nhưng hót ít giọng, luyến láy không có gì nổi bật thì được chấm điểm ít hơn.

-Chấm điểm vóc dáng: Điểm cao dành cho chim có vóc dáng đẹp; các bộ phận trên mình như đầu, mỏ, thân mình, đuôi, chân mình đồng thanh đồng thủ; Lại có bộ lông mượt mà thì được điểm cao. Những chim vóc dáng tầm thường thì nhận được điểm thấp.

-Chấm điểm điệu bộ: Chim hót mà đứng cao trên câu đầy vẻ tự tin, nếu có dáng múa như rung cánh chẳng hạn thì được Ban giám khảo chấm điểm cao. Còn những chim vừa hót vừa nhảy lồng, hoặc khi hót vừa đứng trên cầu vừa nhảy xuống bố… sẽ nhận được điểm thấp.

Khi chấm điểm, Ban giám khảo sẽ hội ý với nhau. Cuối cùng, viên thư ký cộng ba số điểm trên lại để lấy điểm trung bình cho mỗi con. Và sau đó căn cứ vào số điểm cao thấp mà sắp hạng cho những chim trúng giải.

Thường thì có ba giải Nhất, Nhì và Ba. Nhưng, nhiều khi cũng có trao những giải khuyến khích khác.

Chim được trúng giải, sẽ được Chánh giám khảo công bố ngay sau khi cộng điểm xong. Và tiếp đó là việc trao giải của Ban tổ chức.

Giải thưởng của các cuộc thi chim hót Họa Mi, nếu tính về giá trị, vật chất…thường không nhiều. Đó có thể là tiền mặt và hiện vật, do các “Mạnh Thường Quân”, đóng góp để khích lệ phong trào nuôi chim của địa phương có đà tiến mạnh hơn. Cũng có thể là do Ban tổ chức trích từ ngân quỹ sẵn có… Tuy vậy, về mặt tinh thần thì giải thưởng lại có âm vang sâu rộng. Những con chim đoạt giải đã đem lại sự vinh quang cho chủ nuôi, đến nỗi nhiều khi đến năm bảy năm sau vẫn có người khác nhắc tới và than phục! Con chim thắng giải tự nó khẳng định giá tri của nó. Nhưng chủ nuôi, người đóng góp rất nhiều công sức, trong đó có kinh nghiệm nghề nghiệp để đưa con chim quý lên…đài vinh quang, cũng được anh em bè bạn vây quanh tỏ ý ngợi khen. Chính cái phần thưởng tinh thần này mới đáng kể, nó đủ sức bù lại những công khó phải bỏ ra để tập luyện cho con chim rừng vô danh trở thành con chim hót nổi tiếng.

Kỹ Thuật Nuôi Chim Họa Mi Khỏe

Phương pháp tuyển chọn chim họa mi trống

Họa mi trống và mái có cùng màu sắc, dáng vóc tương tự nên phân biệt rất khó. Cho nên trong giới nghệ nhân có câu nói: “Họa mi không hót, thần tiên cũng khó biết được!”. Để phân biệt họa mi trống, mái thông thường chỉ có cách “quan sát” tiếng hót của chúng. Một số người cho rằng chim có lông màu đen, hoa văn sọc rằn sáng rõ ở trên lưng và trước ức là con trống, nếu không có màu rõ ràng là con mái. Và còn có một số nhận định, như sau:

Con trống thân hình to và dài hơn con mái

Đầu con trống lớn rộng, đầu con mái hẹp ở hai bên, tròn, nhỏ.

Cặp giò của con trống cứng cáp, to.

Cục thịt u của ngón chân sau của con trống lớn hơn.

Như vậy, một con họa mi xuất sắc phải đạt những tiêu chuẩn sau:

Mỏ vót dài hơi cong.

“Mày” như sợi chỉ suốt dài đôi xứng.

Hai mắt và mỏ tỏe nhau cùng trên một đường.

Chóp của cọng lông khít sát mà mỏng (nhuyễn).

Đường sọc của lông phải xuôi.

Tròng mắt sâu mà sáng.

Khổ đầu lớn hình dài.

Mỏ dài, chân cao, tiếng hót lanh lảnh.

Trong lồng, từ cầu (bắc lưng chừng lồng) chim nhảy phóng lên và xuống, dáng vóc của chim luôn giữ thẳng (bụng không được áp sát đáy lồng), thân không bị chạm vào cầu.

Phương pháp chăm sóc chim họa mi

Khi bắt chim con khỏi ổ thường là thời điểm sau khi chim nở khoảng 15 ngày, thì chim mới cứng cáp. Cần phải chú ý, vào buổi sáng cần cho chim ăn với lượng thức ăn dồi dào, chim con được no đủ, thân thể khỏe mạnh. Nếu qua đêm, khi trời thay đổi lạnh, thức ăn hoang dã thiếu, chim cha mẹ tìm mồi khó nên chim con dễ yếu sức, tiều tụy, ảnh hưởng đến việc thuần dưỡng, Vì vậy người nuôi cần theo dõi ổ chim con, bằng cách nhìn hướng tha mồi vẽ của chim cha mẹ. Ngoài ra, có thể nhìn các tàn cây, bụi rậm có rải rác phân chim để tìm thấy các ổ chim.

Sau khi tìm được ổ chim, thì người nuôi cần chọn ra con trống trong ổ và để yên ổ của chúng. Nên chọn con có thể hình lớn, mỏ lộ hình gồ lên, lỗ mũi rộng, sóng mũi nhô cao. Các con còn lại thì để yên, không nên khuấy động ổ hoặc làm động các nhánh cây bụi rậm chung quanh ổ, phải cẩn thận giữ gìn nguyên trạng ban đầu, đợi vài ngày sau thì trở lại bắt.

Trước khi bắt chim khỏi ổ thì người nuôi nên chuẩn bị thực phẩm ngon cho chim con, bắt xong nên đặt chim con trên cỏ khô lót đáy lồng. Hãy giữ nhiệt độ ấm, trên đường về cần tránh mưa làm ướt con chim con.

Sau khi chọn ra con trống trong ổ chim con, cho chúng ăn thức ăn hỗn hợp, thời kỳ chim đang nhú mọc lông nhung, lông tơ cần phôi hợp thực phẩm như sau:

Bột đậu hoặc đậu nành: 2g.

Lòng đỏ trứng gà luộc: 3g.

Rau cỏ xanh: 2g.

Thịt cá tươi tán nhuyễn (bột cá, thịt nạc): 3g.

Cả 4 thứ trộn chung với lượng nước vừa đủ thành dạng hồ nhão.

Đến giai đoạn chim đã mọc “lông đủ” phải đến năm thứ hai thì chim mới có thể trạng và sức lực tăng trưởng. Thời kỳ này phải cho tăng thêm chất khoáng cho chim từ vỏ trứng gà xay nhuyễn hoặc bột xương.

Ngoài ra cần cho ăn thêm các loại côn trùng như: Sâu keo (loại sâu hay ăn hại lúa), cào cào, châu chấu…

Kỹ thuật chăm sóc chim họa mi trong mùa thay lông

Họa mi trong thời kỳ thay lông có dáng điệu yếu, đuôi thiếu linh hoạt, không thích hót, lông rụng xù, thần sắc đờ đẫn. Tiếp theo đến thời điểm họa mi sau thời gian thay lông, tinh thần trở nên hưng phấn, phủ láp áo lông mới sáng bóng đẹp, chúng cất tiếng hót sang sảng. Do đó, người nuôi có thể so sánh sự cách biệt của hai thời kỳ phát triển, theo quy luật tồn sinh của chúng.

Họa mi trước khi thay lông biểu lộ bản tính hiếu thắng hoặc yếu đuối, thiếu dinh dưỡng, không thích hót…nên sau khi thay lông thì những điểm yếu cố hữu đó của chúng tạm thời tiềm ẩn. Do đó, người nuôi nên tuyển chọn họa mi trước mùa thay lông để dễ đánh giá đúng bản chất thực của chúng. Các loại chim khác cũng có chung sự phát triển ưu, nhược điểm giống như họa mi. Một số chim bắt đầu mùa hạ rời khỏi ổ gọi là “chim mùa xuân”, thân to lớn khỏe mạnh rất rõ. Nhưng khi chúng rời ổ sau mùa thu, gọi là “chim mùa thu” nhỏ con ốm yếu, so sánh có sự khác biệt nhau.

Họạ mi nuôi trong lồng thì có con thay lông sớm và có con thay muộn. Đối với con thay sớm thường thì từ tháng 7 âm là bắt đầu thay, còn con muộn thì cuối năm.

Họa mi thuần thì thay lông sớm và ổn định hơn họa mi mộc (bổi). Để chăm chim họa mi thay lông có rất nhiều cách ví dụ như của một số người kinh nghiệm nuôi hiện tại cần biết:

Dấu hiệu nhận biết chim sắp thay lông là: Họa mi sắp thay lông thì lông bắt đầu xác, quản và gọi, nhiều con còn có cảm giác như lông cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, khi đó chúng ta cần phải chăm chim cẩn thận hơn (có người thì lại ngược lại khi chim thay lông xong mới chăm tốt, làm như thể con chim sẽ lâu nổi và quá trình thay lông sẽ lâu và không đều).

Về thức ăn cho chim thông thường thì người nuôi họa mi hót bằng cám có trứng hoặc ngô trứng, chỉ cần cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3 – 4 lòng đỏ trứng gà/1 lạng cám cò (hoặc ngô), có thể lấy thêm lòng trắng. Lúc này cần tăng cường mồi tươi châu chấu hay dế, tăng cường ở đây tôi chỉ lưu ý là thường xuyên và đều đặn.

Khi nuôi chim họa mi bạn nên tập cho con chim của mình ăn mồi tươi, nếu con nào không ăn thì người nuôi có thể tháo cóng đựng cám ra và cho vào lồng một ít mồi tươi, chim sẽ phải ăn, sau đó lắp lại cóng đựng cám. Không nên cho chim họa mi ăn sâu quy vì chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn.

Nếu có điều kiện các bạn nên cho chim tắm buổi chiều để trước khi phủ áo lồng cho đi ngủ chim chưa khô hẳn lông, nhiều người cho là cách này làm cho chim bị yếu nhưng chim họa mi thân nhiệt cao nên không bị ảnh hưởng. Thực hiện như vậy chim họa mi tuột lông rất mau. Chim họa mi thường thay lông theo trình tự từ lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông sau cánh, sau mỗi một đợt trút lông chím nuôi lông măng ra hẳn rồi mới trút tiếp đợt mới.

Hơn nữa, khi nuôi chim họa mi thì người nuôi có thể thường xuyên cho chim ăn thêm lạc sống, ngày 1 – 2 hạt cũng được ăn lạc giúp cho chim có đường ruột tốt và sắc lông mượt mà. Khi họa mi đã có bộ lông mới hoàn chỉnh vần cần khoảng 1 tháng để lông mới ráo hẳn, lúc này chim bắt đầu sung và hót nhiều, nên cho chim tắm nắng.

Chim Họa Mi: Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Hót Hay

Chim hoạ mi là một loài chim hoang dã, với bản tính nhút nhát nên nếu không biết cách thuần thì rất khó để chúng cất lên những âm thanh tuyệt vời. Vậy làm cách nào để nuôi chim họa mi lên lửa và luôn căng lửa. Và nên cho họa mi ăn gì để hót nhiều?

Cách nuôi chim Họa Mi hót hay

Họa Mi tập trung nhiều nhất ở Trung Quốc nơi có nhiều khu rừng núi rậm rạp, nhiệt độ trung bình thấp, luôn mát mẻ. Họa Mi có mặt ở Việt Nam cũng từ rất lâu và phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc.

Ít có loài chim nào được đi vào thơ ca nhiều như chim Họa Mi, điều này cho thấy chúng có nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người Việt mặc dù ngoại hình của chúng không có gì quá đặc biệt.

Nuôi Họa Mi không khó, cái khó là làm thế nào để thuần dưỡng chúng “làm bạn” với chủ nuôi, cất giọng lảnh lót như khi chúng còn ở bên ngoài tự nhiên. Muốn được như vậy, các bạn chú ý những điểm sau:

Khi chọn mua một chú chim Họa Mi bạn cần quan tâm đến các yếu tố sau:

Đầu: theo từ chuyên môn của giới chơi chim là “đầu rắn”, có nghĩa là khi chọn chim bạn hãy nhìn vào phần đầu, nếu thấy phần mỏ phía trên so với đỉnh đầu nhìn ngang như 1 đường thẳng là đúng chuẩn.

Mắt: nên chọn con có đồng tử (phần đen trong con ngươi) nhỏ, nhưng những tia xung quanh phải càng to càng tốt.

Bộ lông: luôn mềm, mượt, không xơ, không xù

Chân: rắn, khỏe, viền của vảy màu tối, ngòn chân không quá dài, bộ vuốt tương tự như vuốt mèo

Chọn lồng nuôi

Lồng là “nhà” của chim do đó phải lựa chọn sao cho có thể mang lại cho chúng một cuộc sống thoải mái nhất.

Vật liệu có thể là mây, tre, không cần thiết phải là lồng sắt

Số lượng nan lồng chỉ là cỡ 60 chiếc

Đường kính phù hợp nhất là 30 – 40 phân

Treo đầy đủ dụng cụ ăn, uống và thanh ngang bên trong lồng

Phải vệ sinh lồng hàng ngày sau khi tắm cho chim (thường vào buổi sáng), không cho chim tắm nắng nhiều và nên đặt lồng ở vị trí tránh gió.

Để thuần dưỡng được một chú Họa Mi dạn dĩ hót nhiều, căng lửa bạn cần phải kiên nhẫn.

Trước tiên, bạn cần phủ kín lồng, treo ở nơi yên tĩnh trong khoảng 1 tuần. Trong quá trình này bạn cần cung cấp đủ thức ăn nước uống cho chim và ít chạm vào lồng chim.

Sau khi chim đã dần quen với môi trường mới thì bạn có thể mở dần vải che để chim có thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Và cũng tăng sự “gần gũi” của bạn với chú chim của mình bằng cách cho chúng ăn uống, tắm rửa, vệ sinh để chúng hiểu rằng mình không làm hại nó.

Thời gian khi hé mở vải che lồng chim vẫn sẽ còn sợ, hay bay nhảy khắp lồng vì thế mọi cử chỉ, hành động của bạn phải thật nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh dùng lực mạnh mỗi khi cầm, giữ chim.

Cách tốt nhất để chim nhanh dạn, hót nhiều là đặt một chú Họa Mi mái ở gần (nhưng không cho con trống thấy mặt). Tiếng hót của con mái sẽ kích thích con trống sung lên và hót nhiều hơn và nhanh thuần hơn.

Trường hợp bạn không có chim mái, có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các audio về giọng chim Họa Mi mái trên internet, tuy có thể không hiệu quả bằng nhưng cũng có tác động ít nhiều đến chim trống.

Thức ăn cho chim Họa Mi

Khi vừa mới mang chim về, đây là giai đoạn “nhạy cảm” nhất đối với chim, bạn cần cho chim ăn những thức ăn giống như tự nhiên mà chúng vẫn hay ăn như cào cào, trứng kiến, …

Sau khi chim đã dạn hơn bạn cho chim ăn dần dần cám tự pha trộn. Lúc này giảm khẩu phần thức ăn tươi, tăng khẩu phần thức ăn trộn sẵn. Có nhiều công thức trộn cám cho Họa Mi, bạn có thể tham khảo công thức sau:

+ 0,25kg tấm gạo

+ 4 hoặc 5 trứng gà/vịt (lấy cả lòng đỏ và lòng trắng)

+ 1 thìa nhỏ đường trắng

+ 2 thìa nhỏ bột xương

Cho tấm vào rang trên một chảo nóng, nhìn đến khi hạt gạo màu vàng là được, không để quá cháy, tắt bếp, cho trứng, đường và bột vào đảo cho gạo thấm đều rồi mang đi phơi nắng (trường hợp trời âm u có thể bắt lên bếp đảo tiếp cho đến khi hạt tấm không bết lại là được).

Những lưu ý khi cho Họa Mi ăn:

Không được đột ngột thay thế nguồn thức ăn vì rất dễ gây ra hiện tượng chim bỏ ăn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chim.

Thức ăn phải luôn đảm bảo là không bị ẩm mốc, hư hỏng.

Nước uống phải luôn đảm bảo sạch, không đục, bẩn.

Thức ăn không được bị mặn.

Trong khẩu phần ăn nên bổ sung các loài côn trùng tươi sống.

Câu Hỏi Thường Gặp

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phương Pháp Nuôi Họa Mi Thi Đá trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!