Cập nhật nội dung chi tiết về Phương Pháp Để Thiên Lý Ra Nhiều Hoa mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phương pháp để thiên lý ra nhiều hoa
Để thiên lý ra nhiều hoa, cần thực hiện các biện pháp sau: chăm sóc, tưới nước, bón phân, đốn tỉa, thắp đèn, phòng trừ sâu bệnh
Hoa Thiên lý được biết đến như là một loại rau trong chế biến món ăn, rau ghém dùng cho món lẩu. Hoa thiên lý cho nguồn lợi kinh tế cao, có thể giúp người trồng rau làm giàu. Thiên lý là cây lưu niên, trồng một lần có thể cho thu hoạch 4 – 5 năm mới phải trồng lại.
1. Chăm sóc:
Khoảng 20 ngày sau trồng, hom sẽ mọc mầm mới, leo theo choái tới mặt giàn. Chia tách các ngọn trải đều trên mặt giàn để tận dụng được nhiều ánh sáng, tránh chồng chéo lên nhau thì cây sẽ ra nhiều hoa.
2. Tưới nước:
Thiên lý có nhu cầu nước rất cao nhưng không chịu được úng ngập do đó cần xẻ mương rãnh để thoát nước. Sau khi trồng có thể tưới nước ngày 1 – 2 lần, sau đó giảm dần nhưng vẫn phải đảm bảo đủ độ ẩm, nhất là thời kỳ cây sắp và đang ra hoa. Có thể tưới theo rãnh dưới gốc và thỉnh thoảng dùng vòi xịt xịt nhẹ lên mặt tán để tăng độ ẩm môi trường kích thích thiên lý ra nhiều hoa.
3. Bón phân:
Bón thúc định kỳ bổ sung: khi cây đã lên giàn, khi cây bắt đầu ra hoa và sau mỗi đợt thu hái hoa. Rễ thiên lý ăn nông (0 – 15 cm) nên không cần xới xáo nhiều, chỉ cần rải đều phân trên mặt đất xung quanh khu vực gốc (đường kính khoảng 1m), phủ một lớp mùn, rơm rạ hoai mục lên và tưới nước.
Dùng phân chuồng đã được ủ hoai mục, phân hữu cơ hoặc hữu cơ vi sinh có bổ sung thêm phân vô cơ tổng hợp NPK loại 20-20-15 hoặc 16-16-8. Bình quân mỗi tháng bổ sung 1 lần khoảng 5 – 7 kg/gốc, bón kết hợp 150 – 200 g NPK cho 1 gốc. Tránh dùng phân tươi hoặc phân chưa hoai hẳn. Khi đã bắt đầu vào thu hoạch không nên bón nhiều đạm nên tăng cường lân và kali.
4. Đốn tỉa:
Thu hái hoa thiên lý nên kết hợp cắt tỉa bớt các lá già, ngọn già, gốc chùm hoa già. Tháng 12, cây ngừng sinh trưởng, tiến hành đốn cách gốc 40 – 50 cm hoặc đốn ngay đầu giàn; dỡ bỏ hết cành nhánh trên giàn; bón nhiều phân chuồng hoai, tủ ẩm bằng rơm rạ, cỏ khô và tưới đủ ẩm thường xuyên.
5. Thắp đèn:
Vào các tháng có ngày ngắn, mắc rải rác một số bóng đèn điện tròn trên mặt giàn nhằm tăng cường thêm thời gian chiếu sáng, kích thích cây thiên lý ra nhiều nụ, nhiều hoa. Thời gian thắp đèn thường mỗi đêm 2 lần: từ 19 – 22 giờ đêm hôm trước và từ 3 – 5 giờ sáng hôm sau.
6. Phòng trừ sâu bệnh:
Thiên lý ít bị sâu hại, chủ yếu là rầy mềm, bọ trĩ thường xuất hiện trong các tháng nắng nóng. Cần theo dõi thường xuyên để phát hiện và phun trừ kịp thời bằng các loại thuốc có nguồn gốc vi sinh hay thảo mộc ngay từ khi mới xuất hiện. Cũng có thể sử dụng các loại bẫy keo dính màu vàng.
Các loại bệnh do nấm gây ra như thối gốc, thối rễ, thối hoa do môi trường dưới mặt giàn và mặt đất vừa thiếu ánh sáng, vừa có độ ẩm quá cao hoặc bị đọng nước, nhất là các tháng mùa mưa. Thường xuyên cắt tỉa bớt các lá già, các cành, nhánh vô hiệu, giãn bớt cành, lá cho mặt giàn thông thoáng nhằm hạn chế độ ẩm. Khơi thông mương rãnh để thoát nước nhanh trong các tháng mùa mưa. Sử dụng các loại thuốc trừ nấm như Benlat C, Ridomil, Aliette… để phun trừ khi cây bị bệnh nặng với nồng độ 0,2 – 0,3% (pha 20 – 30g/bình 10 lít phun đều trên mặt tán và tưới vào gốc vùng bị bệnh nặng).
96951-ntm.001420_phuong_phap_de_thien_ly_ra_nhieu_hoa.pdf
Phương Pháp Chăm Sóc Hoa Dạ Yến Thảo Ra Nhiều Hoa
Sự đơn giản và tinh tế của hoa dạ yến thảo đã tạo nên sức hút đặc biệt loại hoa này. Các cành hoa nhẹ nhàng buông trên ban công đẹp và giàu chất thơ
Hoa dạ yến thảo là gì ? Hầu như mọi người đều bị thu hút khi nhìn những giỏ dạ yến thảo xinh xắn. Dạ yến thảo rũ còn tạo nên sự mềm mại cho những ngôi nhà với sức hút rất đặc biệt. Có lẽ, bất kì ai đến cửa hàng cây kiểng nhìn thấy dạ yến thảo cũng phải mua đến vài ba chậu hoa mang về nhà trồng.
Hoa dạ yến thảo có 3 loại chính
Loại 1: Dạ yến thảo kép với vẻ đẹp ấn tượng bởi những cánh đơn xếp chồng huyền bí kiêu sa. Loại 2: Dạ yến thảo đơn với vẻ đẹp mong manh yểu điệu. Loại 3:Ý nghĩa phong thủy hoa dạ yến thảo biển sóng với rất nhiều hoa dày đặc tựa như những cơn sóng lay động lòng người.
Cách trồng hoa dạ yến thảo
Tuy không yêu cầu kỹ thuật trồng cây quá phức tạp, nhưng bạn cần chăm sóc cẩn thận cây quà tặng ngày lễ dạ yến thảo : Nước: Kỵ úng nước, tuy nhiên không khô thì bạn không được tưới nước, và tưới cần tưới thấm. Vào mùa hè, tốt nhất nên tưới nước vào mỗi sáng và tối, giữ cho đất trong chậu lúc nào cũng ẩm ướt. Tuy nhiên, quá nhiều nước thì hoacây phong thủy sẽ rất dễ bị nhạt màu hoặc úng thối, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, trời mưa nên chuyển cây vào trong nhà.
Ánh sáng: đặt trồng cây xanh cho nhà biệt thự ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển là trong khoảng từ 13 – 180C, thông thường khi nhiệt độ thấp dưới 40C hoặc cao hơn 350C thì câysân vườn nhà hàng hoa sẽ ngừng phát triển. Đất: chọn loại đất cát hơi chua, màu mỡ, tơi xốp, và thấm hút tốt Phân bón: Có thể dùng nhộng tằm xay thành bột, trộn với phân lợn đã qua xử lý bón sẽ cho hiệu quả tương đối cao. Mùa hè là mùa trước khi chồi non sinh trưởng nên cần chăm bón mỏng, chọn phân có hàm lượng đạm, kali cao, hàm lượng lân ít.
Lưu ý khi trồng hoa dạ yến thảo
Tưới nước thường xuyên, vừa đủ Tránh đặt chậu cây nơi gió lớn, cây hoa dễ bị tổn thương Ngắt ngọn khi cây còn nhỏ giúp gia tăng số lượng mầm Không trồng cây trong chậu quá nhỏ, đất thịt, đất mịn
Chăm sóc hoa dạ yến thảo khi cây quá già chúng ta cắt bớt thân ngọn, giữ gìn các phần thân, và bổ sung chất dinh dưỡng cây sẽ bật mầm lộc dày và trong thời gian ngắn lại tiếp tục cho hoa nhiều vì cây được trẻ hóa. Khi cây già cỗi có biểu hiện lá nhỏ, cành gầy, sắc hoa không thắm, bạn cần bổ sung thêm phân giàu đạm.
Hoa Thiên Lý – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Thiên Lý
THÔNG TIN CHI TIẾT
Tên khoa học: Telosma cordata (Burm. F) Merr
Họ: thiên lý (Asclepiadaceae)
Nguồn gốc: cây được trồng nhiều ở những nước có khí hậu nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam.
Đặc điểm nổi bật của cây hoa thiên lý
Hoa thiên lý thuộc loại cây thân mềm hóa gỗ, cây được trồng leo dàn, thân cây trơn, có màu nâu ở cành già, cành non có màu xanh đậm. Lá cây có hình trái tim, màu xanh đậm, phiến lá không quá dày có đường kình trung bình từ 5-10cm, gân mọc nổi lên trên.
Hoa thiên lý thường mọc thành từng chùm, hoa mọc từ những nách lá , mỗi bông hoa có màu xanh lục hay màu vàng, gồm 5 cánh nở rộng. Bông hoa nhỏ có đường kình khoảng 1cm nhưng vì mọc thành chùm nên trông chúng khá lớn. Hoa có mùi hương dịu nhẹ thu hút người đối diện. Hoa tập trung nở nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm.
Cây sinh trưởng mạnh mẽ vào mùa xuân hoặc khi nhiệt độ rơi vào khoảng từ 20-35 độ C. Nếu được trồng trong điều kiện khí hậu thích hợp cây sẽ phát triển nhanh chóng và cho nhiều hoa. Cây hoa thiên lý là cây thích vươn cao lên phía trên và thích nơi có nhiều nắng, nhiều gió.
Tác dụng của cây hoa thiên lý
Cây thiên lý leo giàn vì thế nếu làm giàn ta nên làm ở sân vườn hay ban công, cây vừa có tác dụng làm cây bóng mát vừa giúp làm đẹp cảnh quan cho ngôi nhà.
Hoa thiên lý nở rộ rất đẹp mắt chính vì thế câu được trồng để trang trí khá nhiều.
Bên cạnh đó, hoa thiên lý và những lá non còn được sử dụng như một loại rau, được chế biến trong những món ăn hàng ngày như món hoa thiên lý xào thịt bò, nấu canh cua cùng hoa thiên lý…
Trong đông y hoa thiên lý còn được sử dụng như một loại thuốc để chữa bệnh như chữa chứng mất ngủ bằng hoa thiên lý, chữa trị ngoại, chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, chữa chứng đau người, nhức xương, phòng rôm xảy mùa hè hay trị giun kim.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa thiên lý
Cây thiên lý được trồng chủ yếu bằng cách giâm cành chính vì thế ta nên chọn những cành không quá già cũng không quá non, có đủ mắt. Cắt đoạn ngắn khoảng 30cm sau đó giâm cành vào cát ẩm, tưới nước dinh dưỡng. Sau một thời gian cây ra rễ, đâm chồi sẽ trồng ra đất.
Đất trồng thiên lý cũng phải là loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và đặc biệt phải thoát nước tốt vì cây thiên lý không chịu được ngập úng, dễ chết và thối gốc.
Hoa thiên lý – cách trồng và chăm sóc cây hoa thiên lý
4.7
(93.33%)
3
vote[s]
(93.33%)vote[s]
Để Cây Huỳnh Đệ Ra Nhiều Hoa?
Giới thiệu chung về cây hoa Huỳnh đệ – Hoa leo Hoàng Thảo
Tên : Huỳnh đệ, Pentalion luteum, Urichites lutea
Tên Khoa Học : Pentalion luteum hoặc Urichites lutea
Đặc điểm hình thái của cây hoa huỳnh đệ – hoàng thảo
Thân, Tán, Lá: Cây gỗ, cành nhánh dài mềm leo, có nhựa mủ màu trắng. Lá đơn, mọc đối, màu xanh bóng, mềm, mỏng,
Hoa, Quả, Hạt: Hoa lớn hồng mọc thành xim ngắn ở ngọn cành. Cánh tràng hợp thành ống, mềm, mịn. Nhị và nhuỵ nằm sâu trong ống tràng (kiểu cấu tạo thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ). Quả nang có gai, ít hạt.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây hoa huỳnh đệ
Tốc độ sinh trưởng: Nhanh
Phù hợp với: Cây ưa sáng, nhu cầu nước trung bình, nhân giống từ hạt hoặc giâm cành.
Câu hỏi: Cách nay khoảng 2 năm tôi có mua được hai cây huỳnh đệ có hoa vàng rất đẹp. Tôi đã trồng chúng vào hai chậu lớn chứa rất nhiều đất tốt và phân chuồng hoai mục, để cây mau lớn và cho nhiều hoa, tôi đã thường xuyên tưới phân urê và nước cho cây. Vài tháng sau, cây phát triển rất xanh tốt, mượt mà, ngày càng cành nhánh vàng vươn dài, chằng chịt, xum xuê, gốc lớn gần bằng ngón tay. Thế nhưng không hiểu sao cây lại ra hoa rất ít, có khi cả tháng mới thấy lai rai vài bông hoa. Xin cho biết cách nào làm cây thấp xuống vào cho nhiều hoa?
Cây huỳnh đệ có nơi còn gọi là cây hoàng đệ là một loại hoa kiểng mới được nhập từ Thái Lan vào nước ta cách nay khoảng 5 năm, cho hoa màu vàng tươi, mỏng manh như cánh bướm nhìn rất đẹp và dễ thương, được nhiều người chơi cây kiểng ưu thích
Tuy theo cách chăm sóc, cắt tỉa… mà cành nhánh của cây huỳnh đệ có thể phát triển ngắn hay vươn dài. Nếu gặp đất tốt, lại được chăm sóc tốt thì cành nhánh của chúng có thể phát triển vươn dài nhiều mét và quấn bám vào giá thể (giàn leo)
Cũng giống như nhiều loại cây trồng khác, cây huỳnh đệ nếu được chăm sóc quá mức (bón nhiều phân, nhất là phân đạm, luôn tưới đủ nước…) thì cây sẽ sinh trưởng rất mạnh, chủ yếu phát triển thân lá, cây trong tình trạng tốt lốp, sinh trưởng dinh dưỡng sẽ lấn át sinh trưởng thực (ra hoa kết trái) từ đó dẫn đến tình trạng cây ra ít hoặc không ra hoa
Như thư bạn viết, theo chúng tôi có lẽ do bạn đã bón quá nhiều phân chuồng, phân đạm (ure) và đặc biệt là không thấy bón phân lân, kali làm cho cây tốt lốp nên chúng đã quên mất chức năng sinh sản (ra hoa, kết trái).
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần ngưng bón phân urê, bón bổ sung phân kali, nhất là phân lân, hạn chế nước tưới để đất hơi bị hạn một chút. Sau một thời gian cành nhánh sẽ bớt xanh mướt vươn dài, cây sẽ hơi “khằn” lại, lá dày cứng hơn…. tỷ lệ C/N trong cây sẽ tăng cao, cây sẽ phân hóa mầm hoa và ra hoa trở lại.
Một khi cành lá đã vươn dài, muốn làm cho cây “thấp” xuống là điều không thể thực hiện được. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thì cũng có thể chữa bằng cách cắt bỏ toàn bộ cành nhánh đang có của cây, chỉ để lại phần gốc dài 20 – 30 cm(có nghĩa là cắt cách gốc 20 – 30 cm). Cắt xong tiếp tục chăm sóc, tưới nước đủ ẩm thường xuyên, bón thêm ít phân lân và kali. Vài tuần sau cây sẽ tược mới, những tược này sẽ phát triển thay thế những cành nhánh cũ mà bạn đã cắt bỏ. Đến lúc này muốn cây “thấp lùn” cành nhánh chậm vươn dài bạn nên giảm bớt phân đạm, tăng cường thêm phân lân và kali, canh chỉnh việc tưới nước sao cho cây hơi bị “khát nước” một chút, tạo cho cây luôn đủ ánh sáng. Khi các tược mới ra phá triển cao khoảng 5,7 tấc thì cây ra hoa. Lúc đó bạn sẽ có một cây huỳnh đệ vừa lùn, vừa ra hoa rất đẹp
Nguồn tin: Sách Hỏi đáp về hoa kiểngBạn đang đọc nội dung bài viết Phương Pháp Để Thiên Lý Ra Nhiều Hoa trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!