Đề Xuất 5/2023 # Phân Trùn Quế: Công Dụng, Cách Làm &Amp; Sử Dụng Bón Cây Hiệu Quả # Top 6 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 5/2023 # Phân Trùn Quế: Công Dụng, Cách Làm &Amp; Sử Dụng Bón Cây Hiệu Quả # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Trùn Quế: Công Dụng, Cách Làm &Amp; Sử Dụng Bón Cây Hiệu Quả mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phân trùn quế: Công dụng, cách làm & Sử dụng bón cây hiệu quả

1. Phân trùn quế là gì?

Phần trùn quế là phân của con trùn đỏ. Đây là chất trải của con trùn quế sau khi ăn những loại chất hữu cơ và thải ra. Với phân nguyên chất từ trùn quế thì chúng là hữu cơ hoàn toàn, chứa dinh dưỡng với hàm lượng cực kỳ lớn. Có thể nói trong các loại phân thì phân của con trùn quế có lượng dinh dưỡng cao nhất.

Tại đây cóp các loại sinh vật hoạt tính như là nấm mốc hoặc vi khuẩn giúp cố định đạm tự do hoặc là phân giải những chất xúc tác sinh học. Các chất dinh dưỡng này cũng rất dễ tan khi được hòa vào nước. Đa số chất mùn này có thể tìm được trong mặt đất và dùng để tạo môi trường phát triển cho cây trồng. Nồng độ pH của phân con trùn quế là = 7 độ pH – phù hợp với thực vật.

2. Phân trùn quế có tác dụng gì?

Không phải tự nhiên mà các bà con nông nghiệp hoặc nhiều trang trại tạo phân trùn quế để sử dụng cho thực vật. Vậy thì cụ thể tác dụng của phân con trùn quế này đem lại là những gì?

2.1 Kích thích nảy mầm

Nhờ vào khả năng giữ được độ ẩm lớn, cũng như đầy đủ dinh dưỡng cần thiết thì phân của trùn quế sẽ giúp cho đất trở nên tươi xốt, tạo nên điều kiện để các hạt thực vật nảy mầm với tỷ lệ cao. Đối với các loại hạt hoặc cây đã nảy mầm thì chúng lại có môi trường tốt để phát triển một cách đồng đều cũng như là khỏe mạnh.

2.2 Cung cấp dinh dưỡng

Thức ăn của trùn quế chính là những loại rác thải hữu cơ, phân của gia súc. Trùn quế ăn bao nhiêu thì chúng sẽ thải ra lượng phân tương đương bấy nhiêu, tuy nhiên lúc này thì phân trùn quế đã ở dạng dễ hấp thu đối với thực vật. Nhờ vậy mà thực vật sẽ được hấp thu dinh dưỡng một cách dễ dàng hơn, có được đủ hàm lượng chất cần thiết cho sự phát triển.

2.3 Nâng cao đề kháng

Là một loại sinh vật có lợi nhờ vào việc phân giải chất khó tan ở trong đất, cũng như là khả năng cố định đạm, phân giải xúc tác sinh học thì thực vật sẽ hấp thu dinh dưỡng ở mức tối đa. Việc này hạn chế cho các loại thực vật và đất trồng gặp phải môi trường có hại, thay vào đó thì môi trường lại trở nên phù hợp cho việc tăng cường đề kháng đối với bất cứ thực vật nào.

2.4 Tiết kiệm chi phí

Khi sử dụng một số loại phân bón thì năng suất của cây trồng sẽ được nâng cao, tuy nhiên nếu kết hợp cùng phân của trùn quế thì năng suất sẽ tăng thêm khoảng 30% nữa. Nhờ vào việc này mà chi phí bỏ ra để mua phân, chăm sóc cây trồng sẽ được tiết kiệm lại, không những thế mà năng suất thu hoạch vẫn bảo đảm hoặc thậm chí là tăng cao.

2.5 Tăng cường năng suất

Phân trùn quế có chứa rất nhiều chất điều hòa sinh trưởng với hàm lượng lớn như GA3 hoặc IAA, chúng giúp cho thực vật phát triển mạnh mẽ, tăng cường khả năng trao đổi chất ở trong cây. Lúc này thì năng suất của cây trồng sẽ tăng cao, đây chính là lý do chủ yếu mà nhiều người làm trùn quế để nuôi trồng thực vật nông nghiệp.

2.6 Cải tạo cho đất

Có độ pH ở mức độ trung tính thì phân của trùn quế sẽ ổn định lại pH của môi trường đất khi chúng bị thay đổi. Thông qua thời gian sử dụng lâu dài, lạm dụng hóa học, pH của đất đã không còn được đảm bảo, lúc này phân của trùn quế sẽ tạo nên độ tơi xốp cho đất và tăng cường dinh dưỡng đối với đất trồng. Vậy cho nên đây cũng là nguyên liệu cải tạo đất rất tốt.

2.7 Thích hợp cho cây

Phân của trùn quế là loại hữu cơ vi sinh hoàn toàn cho nên có thể đảm bảo được sự phát triển cho hầu hết bất cứ loại cây nào. Thậm chí đối với cây hồ tiêu, thanh long, các loại rau, dưa, hoa hay là hoa kiểng thì phân của trùn quế cũng đem lại tác dụng tương tự như là đối với các cây nông nghiệp thông thường khác.

2.8 Tăng cường chất lượng

Với một số cây trồng như là cam quýt hoặc là các loại dưa thì nếu được chăm sóc bằng phân trùn quế, quả khi thu hoạch được sẽ mang theo hương vị đậm đà hơn. Đối với rau xanh thì hương vị cũng tươi ngon và an toàn hơn bởi đây là nguyên liệu thân thiện với môi trường, tự nhiên hoàn toàn, phù hợp với canh tác hữu cơ.

3. Cách làm phân trùn quế

Để có thể sản xuất ra được phân của trùn quế là công việc không đơn giản một chút nào. Có rất nhiều công việc, giai đoạn cũng như cả thời gian và công sức nữa mới sản xuất ra được 1 kg phân của trùn quế. Chính bởi vì lý do này mà trên thị trường, giá phân của trùn quế không thấp chút nào. Vậy thì làm sao để sản xuất được phân trùn quế?

3.1 Chuẩn bị vật liệu

Đầu tiên, chúng ta sẽ cần phải chuẩn bị một số vật liệu nông nghiệp, những vật liệu này là không thể thiếu trong quá trình sản xuất phân của trùn quế.

Trùng xốp có nắp đậy kín.

Một vùng đất có độ ẩm vừa phải.

Các loại rác hữu cơ:

Cơm canh thừa.

Nước gạo, vỏ giá đỗ.

Bã đậu nành.

Các loại rau bỏ đi.

Vỏ trái cây đã sử dụng.

Nguồn cacbon:

Cơm cháo, đường.

Giấy báo, thùng/bìa giấy.

Bìa cát tông đã ngâm nước.

Con trùn quế.

3.2 Quá trình thực hiện

Để sản xuất được phân trùn quế, đầu tiên các bạn cần phải có 1 lớp rác hữu cơ đã chuẩn bị ở trên. Nếu như có sẵn phân trùn thì có thể cho vào một chút bởi khả năng trong đó vẫn còn chứa trứng của trùn quế. Sau đó các bạn hãy trộn thêm những thành phần chứa cacbon và thả trùn vào. Toàn bộ hoạt động thực hiện ở trong thùng xốp rồi đóng nắp thật kín.

Hàng ngày, các bạn có thể sử dụng phân bò để cho trùn ăn bởi đây là thức ăn tốt nhất cho trùn quế. Nếu như sử dụng phân bò vẫn còn tươi thì cần hòa vào trước với nước rồi với để trùn ăn. Nguyên nhân là bởi trong quá trình ủ, phân tươi có thể ảnh hưởng tới kết quả. Tuy nhiên thì cũng không được dùng phân bò đã trải qua quá trình xử lý.

Bởi vì trùn thường ưa các môi trường ẩm ướt, nếu như quá khô thì trùn sẽ bị chết, thậm chí là chết hàng loạt. Bởi vậy mà hãy luôn đảm bảo giữ ẩm cho hỗn hợp tạo phân trùn quế, thường xuyên quan sát, kiểm tra và tưới nước. Kiên trì khoảng 1 tháng thì bạn sẽ thu lại được phân của trùn quế cùng với rất nhiều trùn con. Lúc này phân có màu nâu và cực kỳ tơi xốp.

4. Cách sử dụng phân

Sau khi đã thu được phân trùn quế, thì cách để sử dụng cũng rất quan trọng. Liều lượng phân cần dùng sẽ phải tùy thuộc vào từng loại thực vật cũng như là mục đích khác nhau.

4.1 Liều lượng sử dụng

Trồng hoa cây cảnh: trộn phân trùn và đất theo tỷ lệ 3:5 hoặc là dựa vào nhu cầu cụ thể của cây hoa cảnh.

Trồng rau tại nhà: trộn phân trùn và đất theo tỷ lệ 1:1, không cần thiết phải bổ sung bất cứ phân bón nào khác.

Trồng các rau mầm: cho 1kg phân trùn quế vào hộp nhựa dài x rộng khoảng hơn 1 gang tay, sau đó thả hạt giống vào để thu hoạch rau mầm.

Trồng cây đại trà: sử dụng khoảng 250kg cho tới 300kg phân của trùn quế cho mỗi 1000 mét vuông đất.

Trồng cây ăn quả: mỗi cây trồng bón 1/2kg hoặc 1kg phân của trùn quế. Mỗi năm bón phần 1-2 lần mà thôi.

Trồng cây hồ tiêu: 1 năm bón phần 1-2 lần, mỗi lần bón 1kg hoặc 2kg cho các nọc tiêu.

4.2 Mục đích sử dụng

Dựa theo từng mục đích sử dụng khác nhau thì phân trùn quế cũng được pha trộn theo các tỷ lệ tương ứng, có như vậy mới cung cấp được lượng dưỡng chất phù hợp đối với cây trồng.

Làm phân bón lỏng: sử dụng 10 lít nước để pha vào với 1kg phân của trùn quế, sau đó sục khí bằng máy bơm oxy trong khoảng 24h. Lúc này thì nước pha với phân của trùn quế có thể được dùng bình xịt để làm phân bón lỏng cho cây giống như là tưới nước cho lá vậy. Phần bã còn lại thì được dùng để bón cây, giúp phòng ngừa các loại sâu bệnh.

Tăng cường nảy mầm: sử dụng phân trùn quế trộn với đất theo tỷ lệ 1:4 và bón cho cây mà không cần thiết phải bổ sung thêm thức ăn nào khác. Lúc này thì cây và hạt sẽ có tỷ lệ nảy mầm và sống rất cao, cây con thì phát triển nhanh. Phương pháp này có thể áp dụng duy trì liên tục trong khoảng 3 tháng liên tiếp.

Điều hòa dinh dưỡng: sau một thời gian sử dụng thì đất trồng sẽ bị mất đi lượng lớn dinh dưỡng, và lúc này phân của trùn quế sẽ mang lại dinh dưỡng cho vùng đất đó. Bạn chỉ cần hòa phân của trùn quế với nước và tưới lên vùng đất đã được xới lên, trung bình thì khoảng 3000kg phân sẽ được dùng cho 1ha đất trồng cần điều hòa dinh dưỡng.

Dùng làm phân bón: Các bạn cũng có thể dùng trực tiếp phân của trùn quế để bón vào gốc cây, hình thức này sẽ giúp cho cây phát triển và không bị hại dù có lặp đi lặp lại liên tiếp nhiều lần. Qua đó các loại thực phẩm khi thu hoạch không những có số lượng lớn mà chất lượng cũng tốt hơn, hương vị đậm đà đặc trưng.

About Đức Bình

Xin chào tôi là Đức Bình , chúng tôi chuyên nghiên cứu, sản xuất và phân phối chế phẩm vi sinh – chế phẩm sinh học xử lý môi trường, xử lý nước thải và rác thải … Các nhãn hiệu độc quyền hiện nay: Chế phẩm EMZEO, trichoderma, chế phẩm vi sinh EMGRO, EMGOC – EM1

Phân Bón Lá Làm Từ Trùn Quế Tươi (Bio Trùn Quế)

– Office: 97 Le Quoc Hung St, 12 Ward, 4 Dist. HCMC

– Tel: 0903.865035

– Email: greenfarmjsc.hcm@gmail.com – www.greenfarmjsc.com

Nếu sử dụng phân bón này để thay thế phân hóa học thì sẽ cho ra sản phẩm an toàn với năng suất cao

Đây là sản phẩm được nghiên cứu, chiết xuất từ dung dịch thủy phân thịt trùn quế tươi, do trung tâm thực hiện theo chỉ đạo của Sở NN-PTNT TPHCM về “Chương trình mục tiêu, phát triển rau an toàn năm 2010”.

Nông dân xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi – TPHCM được hướng dẫn sử dụng phân bón lá sinh học từ chế phẩm trùn quế trên ruộng thử nghiệm

Dinh dưỡng rất cao

Trùn quế được nuôi nhiều tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn (TPHCM) và các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh…, có thành phần vi lượng cao (B: 200 ppm, Ca: 120 ppm, Fe: 100 ppm, Mg: 120 ppm, Zn: 200 ppm…) và chứa nhiều acid amine nên được ứng dụng làm thức ăn cho tôm, cá, gia súc, gia cầm, thậm chí còn được tách đạm để sản xuất nước mắm.

Từ thực tế trên, trung tâm quyết định chọn trùn quế tươi nguyên con đưa vào nồi thủy phân với dung dịch enzym, thủy phân để tạo ra thành phần dinh dưỡng dễ tiêu.

Theo tiến sĩ Dương Hoa Xô, với nguồn nguyên liệu phong phú, giá thành rẻ (khoảng 30.000 đồng/kg trùn quế tươi), phương pháp sản xuất đơn giản nên việc sử dụng phân bón này trên đồng ruộng sẽ mang lại hiệu quả cao, bảo vệ được môi trường và sức khỏe người tiêu dùng không bị ảnh hưởng như khi sử dụng phân bón hóa học. Nếu sử dụng để thay thế phân hóa học thì sẽ cho ra sản phẩm an toàn, không bị nhiễm các chất độc hại.

Đó chính là ưu thế thấy rõ, chưa kể công dụng cũng vượt trội khi cần kích thích cây đâm lộc, nảy chồi mới, phát triển bộ lá; thích hợp cả cho các loại rau củ, cây kiểng, cây ăn trái. Đối với hoa kiểng, loại phân này sẽ giúp nuôi dưỡng hoa đẹp, lâu tàn.

Kiểm chứng tại đồng ruộng

Hơn một năm qua, phân bón sinh học từ trùn quế đã được Trung tâm Công nghệ Sinh học TPHCM thử nghiệm thực tế tại nhiều vùng trồng rau của TPHCM. Tại các hộ trồng rau ở tổ 50, khu phố 5, phường Hiệp Thành – quận 12, khi ứng dụng loại phân bón này đối với rau cải xanh đã cho năng suất hơn 58 tấn/ha, trước đó năng suất chỉ khoảng 20 tấn/ha nông dân lãi từ 25 triệu – 51 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí. Đối với đậu côve thì cho lãi gần 120 triệu đồng/ha (chi phí phân bón lá là 80 triệu đồng).

Ngoài ra, loại chế phẩm này còn giúp cải xanh và đậu côve sinh trưởng khỏe, ra lá nhanh, tăng trưởng về kích thước lá và quả, màu sắc xanh tươi, quả căng bóng và chắc.

Sản phẩm phân bón lá sinh học từ chế phẩm trùn quế vừa được Trung tâm Công nghệ Sinh học TPHCM sản xuất, đóng gói và bán ra thị trường giá rất kinh tế, rẻ hơn 50% so với giá thành phân bón lá sinh học nhập ngoại.

Trung tâm cũng vừa kết hợp với Trạm Khuyến nông xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi – TPHCM, tổ chức hội thảo “đầu bờ” cho 40 hộ chuyên sản xuất rau. Những hộ dân này được hướng dẫn phương pháp trồng rau an toàn và thực hành tại mô hình thử nghiệm. Trung tâm cũng đang triển khai tiếp một số mô hình thử nghiệm sử dụng phân bón này trên cây bắp và lúa.

Bài và ảnh: NGUYỄN HẢI – nld.com.vn

Hướng Dẫn Sử Dụng Phân Trùn Quế Cơ Bản

phân trùn quế dạng viên nén

Phân trùn quế cơ bản được hiểu là phân trùn quế tự nhiên dạng thô chưa qua chế biến. Ngoài phân trùn cơ bản còn có, trùn quế dạng dịch…

Rau ăn lá

a. Trồng trong khay: Trộn phân trùn quế với giá thể khác với tỷ lệ 1:3 để làm giá thể trồng rau. Bổ sung định kỳ sau mỗi đợt thu hoạch.

b. Trồng ngoài đất: Bón 0,3kg trùn quế trên m2 trước khi trồng để cải tạo đất. Xới đất trước khi bón. Có thể giảm dần lượng phân hóa học từ 10-50% khi sử dụng.

a. Trồng trong chậu: Trộn với giá thể khác với tỷ lệ 1:3 để làm giá thể trồng. Bổ sung định kỳ sau mỗi tháng.

b. Trồng ngoài đất: bón lót với liều lượng 500 gam/cây. Bón bổ sung 200 gam/cây/tháng. Giảm dần lượng phân hóa học từ 10-50% khi sử dụng kết hợp.

Rau ăn củ

a. Trồng trong chậu: Trộn trùn quế với giá thể khác với tỷ lệ 1:3 để làm giá thể trồng. Bổ sung định kỳ sau mỗi tháng.

b. Trồng ngoài đất: bón lót với liều lượng 500 gam/cây. Bón bổ sung 200 gam/cây/tháng. Giảm dần lượng phân hóa học từ 10-50% khi sử dụng kết hợp.

Hoa kiểng

a. Trồng trong chậu: Trộn với giá thể khác với tỷ lệ 1:3 để làm giá thể trồng. Bổ sung định kỳ sau mỗi tháng.

b. Trồng ngoài đất: bón lót với liều lượng 500 gam/cây. Bón bổ sung 200 gam/cây/tháng. Giảm dần lượng phân hóa học từ 10-50% khi sử dụng kết hợp.

Cây ăn trái/cây công nghiệp

a. Trồng trong chậu: Trộn với giá thể khác với tỷ lệ 1:3 để làm giá thể trồng. Bổ sung định kỳ 200-1000 gam/cây sau mỗi tháng.

b. Trồng ngoài đất: bón lót với liều lượng 2000 gam/cây. Bón bổ sung 200-2000 gam/cây/tháng. Giảm dần lượng phân hóa học từ 10-50% khi sử dụng kết hợp.

Lưu ý:

_Đối với đất thoái hóa, đất bạc màu cần sử dụng 0,5kg phân trùn quế để bón lót trước khi trồng, sau 2-3 vụ có thể giảm liều lượng còn 0,3kg/m2 và giảm dần lượng phân hóa học từ 10-50%. Vì khi đất được cải tạo tốt sẽ giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng được cung cấp.

_ Cần tưới nước sau khi bón để giúp hệ vi sinh vật hoạt động và phát triển.

_ Cần kết hợp các loại phân bón khác để phù hợp với các giai đoạn khác nhau.

_ Giữ mát và độ ẩm tốt để phát huy tốt vi sinh vật trong phân.

_ Kết hợp tưới gốc vi sinh định kỳ để duy trì lượng vi sinh vật có lợi trong đất.

Rộ Trào Lưu Trồng Rau Ban Công Với Phân Trùn Quế

Lo lắng về độ an toàn của các loại rau đang được bày bán trên thị trường, tận dụng mọi khoảnh đất trống, không gian ban công, nhiều gia đình Hà thành đã sử dụng để trồng rau xanh. Thế là rất nhiều chị em, ngày là nhân viên công sở, tối về lại xắn tay làm “nông dân” chính hiệu.

“Trồng rau tại nhà nói thì đơn giản, bắt tay vào làm rồi mới thấy động đến cái gì cũng phải học. Sau một vụ rau là đất cằn, mà bón phân hóa học thì còn gọi gì là rau sạch nữa. Chưa kể các loại sâu bệnh đục thân, làm hỏng rễ… tôi phải lên mạng, mày mò tìm hiểu hết”, chị Nga (phường Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội) kể.

Với suy nghĩ rau hữu cơ phải sử dụng phân bón hữu cơ, nghe kể về công dụng của phân trùn quế sản xuất từ phân heo, chị Nguyễn Quỳnh Nga đã đi tìm và thử nghiệm trên mảnh vườn nhỏ của gia đình. Kết quả là các loại rau cải, rau ngót… lên rất xanh tốt. Chị thử áp dụng với trồng rau mầm cũng cho kết quả khả quan.

Theo tìm hiểu của PV, phân trùn quế là loại phân hữu cơ 100%. Phân heo sau khi được giun quế xử lý, trở thành loại phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng, thân thiện với môi trường. Mặc dù được sản xuất từ phân heo nhưng qua bộ máy tiêu hóa của trùn quế, phân bón hoàn toàn không có mùi hôi, đồng thời không còn các vi khuẩn có hại như E Coli.

Trao đổi với chúng tôi Trần Duy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam, ông cho biết, ông là một trong những người đầu tiên ở Hà Nội ứng dụng bón phân trùn quế NPH cho hoa địa lan và rau sạch tại nhà, kết quả ứng dụng rất tốt.

Phân trùn quế có thể làm chất điều hòa đất, làm phân bón (cho rau mầm, rau ăn lá, hoa lan, cây cảnh), làm phân bón lỏng (pha trộn với nước theo tỷ lệ 1/5 để làm phân bón và kiểm soát sâu bọ khi phun trực tiếp vào thân, lá), làm giá thể (trộn với đất, xơ dừa,…). Không giống như phân động vật, phân trùn có thể được cây trồng hấp thụ ngay mà không cần ủ.

Với các loại rau mầm chỉ cần lớp phân trùn quế mỏng từ 2-3cm là có thể gieo hạt. 0,5kg phân trùn quế cho vào khay nhựa 30cmx45cm và 30g hạt giống, sau 5 ngày sẽ thu được 600gr rau mầm. Với rau ăn lá, trộn thêm đất phù sa với tỉ lệ: phân trùn = 2:1 để giúp đất trồng tơi xốp và thoát nước. Đổ lớp đất trộn dầy từ 5-10cm tùy vào các loại rau (rau muống, rau thơm cần 10cm đất trồng, rau cải các loại chỉ cần 5-7cm). Đổ xô tìm mua phân trùn quế

Gian hàng giới thiệu sản phẩm phân trùn quế và các sản phẩn nông nghiệp hữu cơ được trồng bằng phân trùn quế NPH của Công ty Cổ phần NPH tại Triển làm Nông nghiệp quốc tế (Agro Viet) lần thứ 15 tại Trung tâm hội chợ triển lãm Nông nghiệp Hoàng Quốc Việt đầu tháng 11/2015 vừa qua có rất đông người đến tham quan và mua hàng.

Trong triển lãm, nhiều đối tác là các doanh nghiệp từ Hàn Quốc và Nhật Bản cũng bày tỏ sự quan tâm muốn đặt mua sản phẩm phân trùn và các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ sử dụng phân trùn mà không dùng thêm bất cứ loại sản phẩm hóa học khác .

Tương tự như chị Nga, gia đình anh Hoài Nam (phường Bách Khoa, Hà Nội) trồng rau bằng hộp xốp trên tầng thượng. Tại Triển lãm, anh rất phấn khởi khi tìm được loại phân bón hữu cơ phù hợp. Theo anh Nam, lãng phí nhất là cứ sau một vụ trồng rau là đất cằn. Anh đã thử xới đất, bỏ thêm phân trùn quế thì thấy lớp đất được cải tạo đáng kể. “Tôi nghe nói phân trùn quế còn ngăn ngừa các bệnh về rễ cây, tôi đang dùng thêm một thời gian nữa, hi vọng cho kết quả tốt”, anh Nam nói.

Sau khi thấy nhà anh Nam sử dụng phân trùn quế NPH, nhiều hộ gia đình trong khu cũng đặt mua dùng thử. Phân trùn quế NPH đang được bán với giá thành khá rẻ 10.000đ/kg và 200.000đ/bao 25kg và đơn vị duy nhất phân phối sản phẩm này tại Hà Nội là Công ty Cổ phần NPH.

Dẫn chúng tôi đi thăm cơ sở trưng bày sản phẩm phân trùn quế và các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, trang trại nuôi trùn quế của Công ty cổ phần NPH, bà Lê Ngọc Hoan – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cho biết, gần đây, Công ty liên tiếp nhận được các đơn hàng đặt mua phân trùn quế do công ty sản xuất, trong đó chủ yếu là từ các hộ gia đình và trang trại, đơn vị có nhu cầu trồng rau sạch, hoa, cây cảnh.

Ngoài ra phân trùn còn đang được dùng để trồng lúa tím hữu cơ trong chương trình hợp tác của Công ty với khoa Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, và từ đó sản xuất ra các sản phẩm chế biến từ gạo hữu cơ theo chuỗi liên kết kinh tế từ đồng ruộng đến bàn ăn.

Từ mong muốn các gia đình Việt được sử dụng rau hữu cơ 100%, Công ty đã nghiên cứu đưa đến tay người tiêu dùng một sản phẩm phân bón hữu cơ hoàn toàn tự nhiên, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Bà Hoan cho biết, quy mô chuồng trại sản xuất phân trùn quế từ heo rất đơn giản, không gây ô nhiễm môi trường, không có mùi hôi như nhiều người vẫn nghĩ. Đây là mô hình mà nhiều trang trại nuôi lợn và các hộ nông dân có thể áp dụng để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi, tạo ra nguồn phân bón hữu cơ, góp phần cải tạo môi trường đất, nước và để tạo mô hình khép kín trong sản xuất nông nghiệp.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Trùn Quế: Công Dụng, Cách Làm &Amp; Sử Dụng Bón Cây Hiệu Quả trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!