Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Hữu Cơ Là Gì? Cách Làm Phân Hữu Cơ Bón Cây Ngay Tại Nhà mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiện nay, trên thị trường có vô số loại phân bón hữu có khác nhau. Và mỗi loại khác nhau thường có giá thành, ưu và nhược điểm khác nhau. Vậy trong số đó, bà con nên sử dụng loại phân bón nào. Thực chất, để đưa ra quyết định chính xác nhất, chúng ta phải biết: Phân hữu cơ là gì? Cách làm phân hữu cơ bón cây tại nhà có đơn giản không?
Như chúng ta đã biết, khi tìm hiểu về phân bón hữu cơ, chúng ta cần quan tâm đến rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, điều đầu tiên mà bạn cần nắm được đó là: Phân hữu cơ là gì?
Thực chất, phân bón hữu cơ là một trong những loại phân có chứa hợp chất dinh dưỡng với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ. Hay nói cách khác thì đây chính là một hợp chất hữu cơ. Và phân bón hữu cơ chủ yếu được dùng trong lĩnh vực nông nghiệp. Các loại phân này thường được làm nên từ:
Hợp chất hữu cơ này luôn được các bác nông dân dùng để bón cây, đặc biệt là rau sạch. Phân bón hữu cơ sẽ giúp cho đất màu mỡ hơn, tăng độ tơi xốp bằng việc cung cấp chất mùn và nhiều chất dinh dưỡng khác. Và đó đều là những chất dinh dưỡng mà cây dễ hấp thụ được. Đồng thời cũng rất thân thiện với môi trường. Vậy hiện nay, phân được phân ra thành mấy loại chính.
Phân được là từ: phân gia cầm, phân gia súc, phế phẩm nông nghiệp, rác thải,… được gọi chúng là phân bón hữu cơ truyền thống. Hầu hết, phân bón truyền thống này được làm từ kỹ thuật ủ truyền thống, thủ công. Những loại phân này thường có một đặc điểm chung là: Hiệu lực chậm, chứa ít hàm lượng dinh dưỡng hơn so với các loại khác và thời gian xử lý dài hơn. Cụ thể như sau:
Phân chuồng – loại phân làm từ phân và nước tiểu của động vật, có thể là của gia cầm, gia súc và phân bắc. Tất nhiên, phân chuồng được chế biến từ kỹ thuật ủ phân truyền thống lâu năm. Để biết rằng bạn có nên sử dụng loại phân này không, chúng ta cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của chúng:
Ưu điểm của phân chuồng:
Có nhiều chất dinh dưỡng khoáng: đa lượng, trung lượng và vi lượng
Cung cấp chất mùn để cải tạo đất, đồng thời tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp.
Tạo điều kiện tốt cho rễ cây phát triển
Nhược điểm của phân chuồng:
Hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên cần bón rất nhiều. Cho nên, tốn kém chi phí cho việc vận chuyển và nhân công.
Dễ gây ra nhiều mầm bệnh như: vi khuẩn, virut, hạt cỏ dại, vi khuẩn thổ tả, bào tử nấm bệnh,… nếu không được chế biến kỹ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người.
Tìm hiểu thêm: Phân chuồng là gì? Cách ủ phân chuồng nhanh hoai mục bằng chế phẩm sinh học
Phân xanh là tên gọi chung cho các loại phân hữu cơ làm từ lá cây, cành cây tươi. Phân xanh thường được mọi người chế biến bằng kỹ thuật ủ truyền thống hoặc chôn xuống đất.
Ưu điểm nổi bật của phân xanh là giúp bảo vệ và cải tạo đất. Ngoài ra, chúng cũng có thể hạn chế xói mòn.
Nhược điểm của phân xanh:
Khi chế biến bằng cách vùi dưới đất, quá trình phân hủy các chất hữu cơ có thể tạo nên các chất độc hại. Chẳng hạn như CH4, H2S,… gây hại với cây trồng khi có hiện tượng ngộ độc các chất hữu cơ.
Thường có hiệu quả chậm, chỉ có công dụng khi bón lót.
Đây là loại phân bón hữu cơ truyền thống được làm từ phế phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, lá cây hay thân cây,… Và cũng như các loại phân bón truyền thống khác, phân rác được chế biến từ kỹ thuật ủ truyền thống.
Với than bùn, chúng ta không thể dùng trực tiếp để bón cho cây được. Mà thay vào đó, than bùn phải qua chế biến rồi mới được dùng cho cây. Và quá trình chế biến than bùn cũng diễn ra khá phức tạp. Không những vậy, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, phải bón với khối lượng lớn. Cho nên, vừa làm tốn chi phí, vừa tốn thời gian và công sức. Tuy nhiên. chúng lại có ưu điểm là: giúp cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất. Chính vì thế, chúng ta cũng có thể sử dụng loại phân này khi cần thiết.
Đây là loại phân bón được rất nhiều người sử dụng. Loại phân này trong thành phấn có rất nhiều loại vi sinh hữu ích khác nhau. Chẳng hạn như vi sinh vật: đối kháng, phân giải hữu cơ, cố định đạm, hay vi sinh vật ký sinh, phân hủy xenlulo,…
Ưu điểm của phân vi sinh là:
Thông thường, phân bón vi sinh vật không cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây. Đồng thời, không cân bằng được các chất dinh dưỡng này.
Mỗi loại phân vi sinh khác nhau dùng cho một nhóm cây khác nhau. Ví dụ như phân bón vi sinh cố định đạm phù hợp với nhóm cây trồng họ đậu.
Tốn kém chi phí
Loại phân này được chế biến ra bởi các chất hữu cơ pha trộn cùng với một hoặc nhiều nhóm vi sinh vật có lợi khác. Phân bón hữu cơ sinh học được chế biến bằng cách lên men. Thông thường, trong phân bón hữu cơ sinh học, các chất hữu cơ chiếm khoảng 22%.
Nhược điểm: Thực tế, nhược điểm lớn nhất của phân sinh học là ở vấn đề giá thành. So với các loại phân hữu cơ khác trên thị trường, phân bón sinh học có giá thành cao hơn.
Thế nhưng, dù giá cao thì loại phân này vẫn được rất nhiều người lựa chọn bởi chất lượng của nó. Như đã nói, ưu điểm của phân bón sinh học là tăng năng suất cây trồng. Do đó, lợi ích kinh tế của người trồng sẽ tăng lên nên họ vẫn sẽ sẵn sàng sử dụng loại phân bón này.
Loại phân hữu cơ này có thành phần chính là các chất hữu cơ và các nguyên tố khoáng vô cơ. Chẳng hạn như nguyên tố: N, P, K. Có thể nói, phân bón hữu cơ khoáng là loại phân được nhiều người ưa thích. Và ưu điểm nổi bật nhất của loại phân này là có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ. Do đó, trong quá trình bón bạn cũng không cần sử dụng khối lượng quá lớn.
Tuy nhiên, khi sử dụng phân bón hữu cơ khoáng, bạn không nên bón lâu ngày. Hay nói cách khác là dùng liên tục trong khoảng thời gian dài. Vì nó có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh vật của đất.
Cách làm phân hữu cơ bón cây đơn giản tại nhà
Để bắt tay vào việc làm phân bón hữu cơ thì điều đầu tiên bạn phải làm là: chuẩn bị thùng chứa phân. Bạn có thể chọn một trong các loại thùng như: Thùng nhựa hình nón, hình vuông hay thùng gỗ hình vuông, thùng gỗ có trục xoay tròn,… Nếu nhà bạn không có sẵn những chiếc thùng này, bạn có thể mua chúng trên thị trường.
Bạn nên để thùng tại nơi có nắng, có vị trí thoát nước tốt. Nơi mà bạn có thể thường xuyên kiểm tra chất lượng phân đang ủ của mình. Ngoài ra, chúng ta nên đặt thùng tại các vị trí có đất trồng. Hạn chế đặt trên nền gạch, nền bê tông. Vì điều này sẽ giúp cho các vi sinh vật có lợi, giun,… trong đất có thể xâm nhập được vào. Tốt nhất, bạn nên đào hố sâu khoảng 10 – 20cm rồi đặt thùng xuống.
Tất nhiên, để ủ phân bón hữu cơ thì chúng ta không thể không chuẩn bị các nguyên liệu chính. Chủ yếu, làm phân hữu cơ tại nhà, bạn cần có 2 nhóm thành phần chính. Đó là:
Các nguyên liệu như: Lá cây khô, giấy cart tông, cỏ khô, rơm rạ, vỏ trứng hay cành cây khô, mùn cưa, túi lọc trà,…
Các nguyên liệu xanh như: Rau củ quả tươi sống, cỏ tươi, vỏ trái cây tưới, bã cà phê, cày cây, lá cây xanh,…
Chế phẩm men vi sinh ủ phân: EMZEO và Trichoderma Bacillus – Đức Bình
Khi đã chuẩn bị xong tất cả các nguyên liệu, dụng cụ cần thiết, chúng ta bắt đầu ủ phân. Cụ thể, chúng ta cần tiến hành ủ nguyên liệu với nguyên liệu xanh theo từng lớp như sau:
Khi đã hoàn thành, bạn đóng nắp thùng lại. Và khoảng 2 tuần, bạn cần ra kiểm tra và xoay thùng. Thông thường, xoay thùng càng nhiều, phân hữu cơ được ủ càng nhanh phân hủy hơn.
Để nhận biết đâu là phân ủ đã dùng được, bạn có thể vận dụng những đặc điểm sau:
Khi đó, bạn có thể đem phân bón hữu cơ này đi bón cho cây trồng của mình.
About Đức Bình
Phân Bón Hữu Cơ Là Gì? Phân Trùn Quế Có Phải Là Phân Hữu Cơ
Phân bón hữu cơ là gì?
Phân bón hữu cơ là dạng phân bón có nguồn gốc đa dạng, chủ yếu được chia thành 5 nhóm chính: nhóm nguồn gốc từ động vật, nhóm nguồn gốc từ thực vật, nhóm vi sinh vật, nhóm sinh vật biển, nhóm hỗn hợp. Việc sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất hiệu quả, trả lại cho đất lượng lượng hữu cơ đã bị mất. Đây là giải pháp để nền nông nghiệp phát triển bền vững.
1.Phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đầy đủ, cân đối, bền vững.Trong các loại phân bón hữu cơ đều chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng N,P,K cần thiết cho cây trồng. Ngoài ra trong phân bón hữu cơ còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển cân đối. Phân hữu cơ sẽ không bị mất cân bằng dinh dưỡng khi cung cấp cho cây trồng như khi sử dụng phân bón hóa học.Trong phân bón hữu cơ các chất dinh dưỡng sẽ được phân giải từ từ để có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây.Đặc biệt trong các loại phân hữu cơ còn có các loại vi sinh vật hữu ích: vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo… khi sử dụng cho cây trồng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hữu ích phát triển, hạn chế tối đa các vi sinh vật gây hại.
2.Giúp cây trồng phát triển cân đối, ổn định.Khi bón xuống đất phân hữu cơ phân hủy thành các chất mùn chứa các loại axít hữu cơ: axit humic, axit fulvic… kích thích sự phát triển của rễ cây, giúp rễ cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng. Trong trường hợp các chất axit này được phun lên lá cũng sẽ giúp tăng cường quá trình quang hợp của cây trồng.
3.Tăng chất lượng nông sản.Việc sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp cây trồng cho nông sản có chất lượng cao hơn so với việc sử dụng phân bón vô cơ. Đối với phân hữu cơ sau khi được chế biến sẽ loại bỏ được các yếu tố độc hại với con người, không để lại tồn dư hóa chất trong nông sản như sử dụng các loại phân bón vô cơ. Vì trong phân bón hữu cơ đã có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng cùng hệ thống vi sinh vật hữu ích giúp nhà nông hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên sản phẩm luôn an toàn cho người sử dụng, người tiêu dùng.
4.Tăng hàm lượng dinh dưỡng, cung cấp chất mùn cho đất. Cân bằng vi sinh vật trong đất.Dưới tác động của môi trường, các chất hữu cơ trong đất được phân giải và tích lũy dần giúp hàm lượng dinh dưỡng trong đất ngày càng cao.Phân hữu cơ phân giải tạo ra chất mùn, tạo nên sự kết dính của kết cấu đất. Nhờ có kết cấu mà đất trở nên tơi xốp, thông thoáng tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.Phân hữu cơ sẽ cải tạo đất tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống vi sinh vật phát triển, hạn chế các vi sinh vật gây hại cây trồng, điều đó góp phần cải tiến hệ thống vi sinh vật trong đất theo hướng có lợi cho đất và cây trồng.
5.Hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đấtCác chất hữu cơ được phân giải sẽ kết hợp với các chất khoáng dinh dưỡng trở thành các phức hệ hữu cơ- khoáng có tác dụng quan trọng trong việc làm giảm sự rửa trôi, xói mòn các chất dinh dưỡng. Ngoài ra với các chất mùn có trong phân hữu cơ sẽ làm tăng tính ổn định của kết cấu đất, chính vì thế bảo vệ được cấu trúc đất, hạn chế tối đa việc xói mòn.
6.Cải tạo đất trồng.Phân bón hữu cơ có công dụng rất tốt trong việc cải tạo đất trồng, đặc biệt đối với đất cát, đất bạc màu. Phân hữu cơ tác động mạnh đến cấu trúc đất, cải thiện các tính chất lý, hóa, sinh học của đất ngày càng trở nên tốt hơn. Chính vì thế tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ là cách quan trọng để cải tạo đất sản xuất nông nghiệp nói chung của nước ta.
7.Không gây ô nhiễm môi trườngKhông giống như phân bón vô cơ chứa các hóa chất độc hại, khó phân hủy ở môi trường tự nhiên thì phân bón hữu cơ có thể phân hủy hết trong điều kiện tự nhiên. Các chất có gốc muối sufat, clor, nitrat… có trong phân hóa học khi kết hợp với các ion tự do trong đất sẽ tạo thành các axit làm đất bị chua, khi các chất độc này ngấm xuống nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Phân bón hữu cơ làm tăng kết cấu cửa đất, giúp đất trở thành một bộ máy lọc thông minh, lọc các chất độc có trong đất, nước rồi từ từ phân hủy hoặc làm giảm tính độc của chúng, giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho con người.
8.Bón phân hữu cơ giúp nhà nông tiết kiệm nước tướiViệc sử dụng phân bón hữu cơ thường xuyên trong thời gian dài sẽ cải tạo đất trồng hiệu quả, giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm. Chính vì thế giúp hạn chế việc phải tưới nước thường xuyên. Giúp nhà nông tiết kiệm chi phí, công sức nhưng cây trồng vẫn phát triển cân đối.
9.Hạn chế việc sử dụng phân bón vô cơTác hại của phân bón vô cơ đối với con ngừoi, môi trường đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp đã quá rõ ràng. Việc sử dụng phân bón hữu cơ giúpgiảm lượng phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, phục hồi đất canh tác, giúp cây trồng phát triển cân đối. Đây là giải pháp tối ưu nhất cho nền nông nghiệp nước ta lúc này.
10.Hương vị ngon, tốt cho con người, vật nuôi.Việc sử dụng phân bón vô cơ trong không đúng quy cách sẽ khiến nông sản bị tồn dư các hóa chất độc hại, làm giảm lượng chất dinh dưỡng có nông nông sản, từ đó nông sản sẽ giá trị thấp. Việc sử dụng phân bón hữu cơ giúp nông sản không bị tồn dư các hóa chất độc hại, tăng hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm. Cho nên việc sử dụng phân bón hữu cơ rất an toàn cho con người.
Phân bón vô cơ chỉ có tác dụng trong một thời gián ngắn, chính vì thế cần phải thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho đất, một số trường hợp phân vô cơ cây không hấp thụ được gây lãng phí, phân tích tụ trong đất gây ô nhiễm môi trường. Lợi ích của phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp đã được minh chứng từ hàng ngàn năm nay. Từ xa xưa cha ông ta đã sử dụng phân bón hữu cơ cho canh tác nông nghiệp. Phân bón hữu cơ không để lại những hậu quả đối với môi trường, sức khỏe như phân bón vô cơ. Việc sử dụng phân bón hữu cơ là con đường giúp nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.
Phân Trùn Quế Có Phải Là Phân Hữu Cơ? Phân Trùn Quế là loại phân bón hữu cơ cao cấp vì nó các thành phần và vi sinh có lợi rất tốt.
Phân Hữu Cơ Là Gì? Các Loại Phân Hữu Cơ Hiện Hành
Phân hữu cơ là gì? Hiện nay, trên thị trường hiện nay rất đa dạng với hàng trăm, hàng ngàn nhãn hiệu, công dụng và thành phần,… khác nhau. Để đưa ra lựa chọn thông minh, phù hợp nhất với loại cây trồng và tình trạng đất đai đang canh tác người nông dân cần phải nắm rõ, có hiểu biết về các loại phân bón hữu cơ để đạt hiệu quả cao trong canh tác nông nghiệp
Là những loại phân bón có nguồn gốc hình thành từ chất thải gia súc gia cầm, tàn dư thân lá cây, thụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ thải từ sinh hoạt, nhà bếp, nhà máy sản xuất thủy, hải sản…
Phân hữu cơ có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng dưới dạng những hợp chất hữu cơ và được dùng trong sản xuất nông nghiệp. Khi bón vào đất phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp phì nhiêu cho đất bằng việc bổ sung, cung cấp các loại vi sinh vật, chất mùn, chất hữu cơ cho đất đai và cây trồng.
II. Phân loại phân bón hữu cơ
Dựa vào nguồn phân hữu cơ được thành hai nhóm chính
Phân bón hữu cơ công nghiệp (phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hữu cơ khoáng)
Phân bón hữu cơ truyển thống (phân rác, phân xanh, phân chuồng,…)
Là những loại phân bón được chế biến từ các chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau, sử dụng quy trình công nghiệp để chế biến với khối lượng lớn lên đến hàng ngàn tấn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuất để nâng cao chất lượng, mức dưỡng chất của phân bón so với nguồn nguyên liệu đầu vào và so với các loại phân bón hữu cơ truyền thống.
a. Phân hữu cơ vi sinh
Là loại phân bón hữu cơ trong thành phần có chứa một hay nhiều loại vi sinh vật hữu ích ở nhiều nhóm: vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật phân hủy xenlulo,…
Bổ sung thúc đẩy giúp hệ sinh vật đất phát triển, phân giải các chất cây trồng khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng đa phần là đạm, khống chế các mầm bệnh tồn tại trong đất, gia tăng hiệu quả hấp thu phân bón.
Phân bón vi sinh chỉ cung cấp một lượng vừa đủ hoặc đôi khi không cung cấp các chất dinh dưỡng (từ những vi sinh vật giải lân, vi sinh vật cố định đạm,…) cho cây trồng, không có khả năng cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Mỗi loại phân đều phù hợp với một nhóm cây trồng cụ thể và có hạn sử dụng riêng. Ví dụ: phân vi sinh cố định đạm chỉ phù hợp để bón cho nhóm cây họ đậu,…
Tốn thêm một khoản chi phí để bón phân hữu cơ vì vi sinh vật cũng cần phải chất hữu cơ làm nguồn thức ăn để phát triển nên cần phải bón bổ sung lượng phân bón hữu cơ để làm thức ăn cho chúng.
b. Phân hữu cơ sinh học
Thành phần có trên 22% là các chất hữu cơ. Được chế biến từ các loại nguyên liệu hữu cơ được pha trộn và xử lý bằng cách lên men cộng với một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi để nâng cao và cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng.
Cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây trồng
Dùng được cho mọi giai đoạn của cây trồng
Giúp cải tạo các đặc tính hóa – sinh – lý của đất, bổ sung một lượng lớn Humin, acid Humic, chất mùn,…ngăn chặn rửa trôi các chất dinh dưỡng, phân giải độc tố trong đất và ngăn chặn xói mòn đất.
Cung cấp các vi sinh vật phân giải các chất cây trồng khó hấp thu thành dễ hấp thu, thân thiện với môi trường, an toàn với người và sinh vật có ích. Tăng hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng từ đất.
Cung cấp các chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng tự nhiên, sức chống chịu của cây trồng với sâu bệnh.
So với các loại phân bón khác giá thành thường cao hơn nhưng bù lại chất lượng tốt hơn sẽ làm tăng năng suất và chất lượng nông sản.
c. Phân hữu cơ vi sinh
Hàm lượng các chất hữu cơ đạt trên 15%. Được chế biến với nhiều nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau theo quy trình công nghiệp, được lên men với từ một hay nhiều chủng vi sinh vật có lợi chứa các bào tử sống.
Cải tạo độ phì nhiêu, độ tơi xốp cho đất, bổ sung đủ các yếu tố dinh dưỡng đa trung vi lượng cho cây trồng. Cung cấp một lượng vi sinh vật phân giải các chất khó hấp thu thành dễ hấp thu, ký sinh, vi sinh vật đối kháng,…
Giúp kiềm hãm, ức chế sự phát triển của các mầm bệnh trong đất, nâng cao đề kháng cho cây trồng.
So với phân bón hữu cơ sinh học có hàm lượng thành phần các chất hữu cơ thấp hơn.
d. Phân hữu cơ khoáng
Là loại phân bón hữu cơ phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N, P, K. Có chứa từ 8-18% tổng các chất vô cơ (hóa học N,P,K), chứa ít nhất 15% thành phần là các chất hữu cơ.
Hàm lượng dưỡng chất khoáng cao.
Bón thời gian lâu sẽ không tốt cho đất và hệ sinh vật đất.
Có nguồn gốc từ phân gia súc gia cầm, rác thải, phân xanh, thụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản,… được chế biến bằng các kỹ thuật ủ truyền thống.
Nhìn chung, các loại phân bón hữu cơ truyền thống thường có thời gian xử lý dài, hiệu lực chậm và hàm lượng chất dinh dưỡng khá thấp.
a. Phân xanh
Có nguồn gốc từ lá cây tươi và thân cây được chế biến bằng phương pháp ủ hoặc vùi trong đất để bón cho đất và cây trồng.
Phân xanh có tác dụng hạn chế xói mòn, bảo vệ, cải tạo đất đai.
Hiệu quả của phân xanh khá chậm, chỉ có thể dùng để bón lót. Gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ khi vùi thân và lá cây trong đất nhằm phân hủy các chất hữu cơ dễ dẫn đến phát sinh ra các chất độc hại như CH4, H2S,…
b. Phân rác
Có nguồn gốc từ rơm, rạ, thân cây, lá cây từ sản xuất nông nghiệp,…được chế biến bằng biện pháp ủ truyền thống.
Chống hạn cho cây, hạn chế xói mòn, giúp tăng độ tơi xốp và ổn định kết cấu đất.
Quá trình chế biến phức tạp, mất thời gian dài nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng mang lại thấp. Có thể mang mầm bệnh hoặc hạt cỏ dại cho cây (tàn dư cây trồng ủ để làm phân rác) nếu không chế biến kỹ lưỡng.
c. Phân chuồng
Có nguồn từ phân, nước tiểu đông vật như gia súc, gia cầm, phân bắc,… được chế biến bằng phương pháp ủ truyền thống.
Có chứa các chất dinh dưỡng khoáng đa trung vi lượng, cung cấp chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất, ổn định kết cấu tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, hạn chế hạn hán, xói mòn.
Phải bón với lượng lớn phân bón do chỉ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, chi phí vận chuyển cao, tốn nhiều nhân công.
Trong trường hợp chế biến không kỹ hoặc sử dụng phân chuồng tươi sẽ mang nhiều mầm bệnh cho cây trồng như vi khuẩn, vi rút, các bào tử nấm bệnh, hạt giống cỏ dại, nhộng kén côn trùng… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
d. Than bùn
Phải qua chế biến mới sử dụng được cho cây trồng. Không thể bón than bùn trực tiếp
Cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu và độ hữu cơ trong đất.
Tốn chi phí và công sức vì than bùn có hàm lượng dinh dưỡng thấp, cách chế biến phức tạp nên phải cần dùng một lượng lớn phân bón.
Với những chia sẻ trên hy vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm của các loại phân bón hữu cơ, giúp người dân dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại phân bón nào cho phù hợp.
Ngoài ra, công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com.
Phân Hữu Cơ Là Gì? Cách Sử Dụng Phân Hữu Cơ Hiệu Quả. – Buoikhanhvinh.com
Hầu hết người làm vườn đều biết phân hữu cơ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sinh trường và phát triển của cây trồng. Tuy nhiên không phải ai cũng am hiểu và sử dụng phân hữu cơ một cách hiệu quả. Thực trạng này có thể gây lãng phí, thậm chí ảnh hưởng đến phát triển bền vững của các vườn cây. Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ một số lợi ích khi sử dụng phân hữu cơ và kinh nghiệm về cách sử dụng phân hữu cơ sao cho hiệu quả, đạt năng suất cao nhất.
Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng ta cần tìm hiểu phân hữu cơ là gì và các loại phân hữu hữu cơ.
1. Phân hữu cơ là gì
Phân hữu cơ là phân được hình thành từ các hợp chất hữu; và từ sự sống và có chứa các vi sinh vật sống.
2. Các loại phân hữu cơ
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân hữu cơ với nhiều thành phần, tên gọi khác nhau. Chia theo cách hình thành phân thì được chia làm 2 loại:
2.1. Phân hữu cơ truyền thống:
Là các loại phân hữu cơ có nguyên liệu là chất thải của vật nuôi, là phế phẩm trong nông nghiệp… mà bạn có thể tự ủ tại nhà bằng cách phương pháp truyền thống.
2.2. Phân hữu cơ công nghiệp:
sử dụng phân hữu cơ công nghiệp
Là loại phân hữu cơ được sản xuất theo quy trình công nghiệp. Phân hữu cơ công nghiệp được chia thành 3 loại chính gồm:
Phân hữu cơ khoáng: Là phân được trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ.
Phân hữu cơ vi sinh: Được sản xuất từ nguồn liệu hữu cơ, áp dụng công nghệ sinh học trong quá trình sản xuất.
Phân vi sinh: Là phân bón trong thành phần có chứa các vi sinh vật có lợi.
Trong đó các nhà khoa học khuyến khích tại Việt Nam nên sử phân hữu cơ khoáng. Đặc biệt tận dụng các nguồn hữu cơ đang có như phân chuồng; xác bà thực vật để tiết kiệm chi phí.
Chia theo hình dạng của phân hữu cơ được chia thành 2 loại:
Phân hữu cơ khô
phân hữu cơ lỏng.
3. Những lợi ích khi sử dụng phân hữu cơ
– Phân hữu cơ là nền tảng của sự sống cây trồng:
Sử dụng phân hữu cơ sẽ giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất: đa, trung, vi lượng ở dạng dễ hấp thu cho cây trồng phát triển cân đối; Ngoài ra phân hữu cơ chứa các chất được phân giải từ từ để cung cấp dinh dưỡng cho cây trong thời gian dài.
Phân hữu cơ là thức ăn của vi sinh vật; nhờ vậy, các vi sinh vật có lợi có sẵn trong đất có điều kiện nhân đôi mật số. Các vi sinh vật có lợi này giúp phân giải các chất hữu cơ, giúp cây dễ dàng hấp thụ và phát triển; góp phần hạn chế một số bệnh có nguồn gốc từ rễ như vàng lá thối rễ trên cây có múi.
– Sử dụng phân hữu cơ giúp phát triển hệ vi sinh vật có lợi.
Theo các nhà khoa học trong đất luôn tồn tại 2 loại vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại. Nhưng tùy môi trường đất mà 1 trong 2 loại vi sinh vật tăng hay giảm mật số.
Nếu trong thời gian dài đất không được bổ sung hữu cơ thì đất chai cứng; kém thoáng khí. Độ chua trong đất tăng lên, điều kiện này thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển mạnh; gây hại bộ rễ cây trồng. Trong khi đó vi sinh vật có ích không có chất hữu cơ để phân giải giảm dần mật số. Vì thế nếu bổ sung hữu cơ vào đất sẽ tạo chất đệm làm đất thông thoáng; giúp vi sinh vật có lợi phát triển. Chúng sẽ phân giải những hợp chất mà cây khó hấp thụ thành dạng dễ hấp thụ; từ đó cây lấy được nhiều dinh dưỡng mà có sức đề kháng tốt hơn.
– Sử dụng phân hữu cơ cung cấp chất mùn cho đất.
Phân hữu cơ bổ sung chất mùn vào trong đất, giúp cải thiện kết cấu của đất; cho phép đất giư ẩm, giữ phân, giữ nước lâu hơn; tăng hoạt động của vi khuẩn và nấm trong đất.
Một loại đất chết khi nó cứng như xi măng, không giữ được nước, độ ẩm.
– Sử dụng phân hữu cơ giúp tăng chất lượng nông sản.
Một cây bưởi sẽ cần 13 chất khác nhau để phát triển tốt nhất. Bạn không thể tìm đủ các chất trung, vi lượng để bón cho cây vì bạn không thể biết cây cần gì mọi lúc và tốn kém.
Vì vậy sử dụng các chất có sẵn trong đất và nhờ các vi sinh vật hoạt hóa chúng lên; để cung cấp cho cây trồng. Hoặc sử dụng phân hữu cơ để cung cấp trực tiếp; và cung cấp thức ăn cho vi sinh vật là biện pháp bền vững và rẻ tiền. Nhờ được cung cấp đầy đủ các chất đa, trung, vi lượng nên cây trồng phát triển một cách cân đối; có sức chống trọi với sâu bệnh tốt hơn, từ những đều đó giúp tăng chất lượng nông sản cây trồng.
– Sử dụng phân hữu cơ giúp cải tạo đất.
Sử dụng phân hữu góp phần trong việc cải tạo đất trồng, nhất là đất bạc màu, đất cát. Cơ chế tác động mạnh mẽ đến cấu trúc đất giúp cải thiện tính sinh, hóa lý của đất trở nên tốt hôn.
Phân hữu cơ có thể cải thiện PH đất giúp rễ cây phát triển tốt hơn; phân hữu cơ tạo rất quan trọng tạo nên tính đệm trong hệ rễ của cây; giúp cây thích nghi tốt hơn với điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, PH…
4. Cách sử dụng phân hữu cơ hiệu quả:
Thứ nhất: Phải “trông trời, trông đất, trông cây” trước khi bón.
Cũng không nên bón phân khi vào mùa mưa vì đất ẩm ướt dẫn đến đất bị bão hòa nước; lượng oxy trong đất thấp làm hệ rễ của cây phát triển kém; rễ non dễ bị rụng cũng làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng. Ngoài ra phân có thể sẽ bị thất thoát do rửa trôi nếu gặp mưa lớn, nên bón vào buổi sáng để tránh mưa vào buổi chiều.
+ Trông đất: Tức là tùy từng loại đất ta bón các loại phân phù hợp hoặc phải biết đất thiếu gì, thừa gì để ta khắc phục trước khi bón. Chẳng hạn đất có độ pH quá thấp hoặc quá cao đều ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng. Vì vậy cần kiểm tra pH đất trước và sau khi bón bất kì loại phân bón nào. Với việc xác định được pH, bạn có thể quyết định lượng và loại phân bón phù hợp.
Bên cạnh đó, đất quá khô hoặc quá ướt cũng đều ảnh hưởng đến việc hấp thụ phân bón của cây trồng.
+ Trông cây: Tức là xem xét cây trồng của bạn có biểu hiện thiếu phân hay không; hoặc thiếu chất gì để ta có điều chỉnh phù hợp trước khi bón để cây có thể hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất.
– Thứ hai: Giữ độ ẩm cho phân
Để phân hữu cơ phát huy hết hiệu quả thì cần phải luôn tạo độ ẩm cho phân; bằng cách dùng cách loại cỏ, lá khô, lấp đất lên trên phân hoặc tưới nước. Độ ẩm sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi có trong phân hữu cơ có điều kiện phát triển.
Thứ ba: Bón vào vùng rễ của cây
Cần bón phân hữu cơ vào vùng rễ của cây; để cây có thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng ngay. Đối với cây bưởi có thể xới đất theo chiều tán của cây rồi bón phân; sau đó lấp đất lại.
– Thứ tư:
Tuyệt đối không sử dụng các loại phân chưa được ủ hoai mục; các nhà khoa học cho rằng do chưa được chuyển hóa thành các chất hữu cơ mà cây trồng có thể hấp thụ được; nên khi bón vào đất, quá trình phân hủy phân chuồng sẽ sinh ra nhiều chất độc ảnh hưởng đến bộ rễ của cây; cũng như môi trường đất mà cây trồng không thể hấp thụ được dưỡng chất cần thiết.
Thứ năm.
Nên sử dụng kèm theo với các sản phẩm axit humic, humat để tăng cường hiệu quả sử dụng phân bón; humic, humat giúp tăng cường sự phát triển của hệ rễ, tăng cường sự hấp thu dinh dưỡng và nước của cây trồng; từ đó tăng năng suất, chất lượng của nông sản.
Vậy bón bao nhiêu phân hữu cơ là đủ? Theo các nhà khoa học càng bón phân hữu cơ càng tốt mà không hạn chế số lượng bón như bón phân hóa học.
Lời kết.
Để ổn định và nâng cao năng suất cho cây trồng, trong canh tác ngày nay không thể thiếu phân hữu cơ. Với một số chia sẻ về cách sử dụng phân hữu cơ đã nêu trên, hi vọng các bạn có cái nhìn đúng để sử dụng phân hữu cơ hiệu quả cho vườn cây của mình.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Hữu Cơ Là Gì? Cách Làm Phân Hữu Cơ Bón Cây Ngay Tại Nhà trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!