Đề Xuất 6/2023 # Phân Chuồng Là Gì? Những Loại Phân Chuồng Nào Tốt Nhất ? # Top 15 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Phân Chuồng Là Gì? Những Loại Phân Chuồng Nào Tốt Nhất ? # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Chuồng Là Gì? Những Loại Phân Chuồng Nào Tốt Nhất ? mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Muốn cây trồng phát triển tươi tốt va đem lại năng suất hiệu quả trước tiên chúng ta cần phải có đủ kiến thức về việc chăm sóc cây trồng. Một trong những kiến thức cần biết và nắm vững đó là việc sử dụng phân bón hợp lý cho cây trồng. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại phân được dùng cho cây trồng, trong đó phân chuồng là nhóm phân bón được sử dụng rộng rãi nhất. Vậy phân chuồng là gì? những loại phân chuồng nào tốt nhất ?

I. Phân chuồng là phân gì?

Phân chuồng là loại phân bón hữu cơ được hình thành từ chất thải động vật: nước tiểu, phân gia súc, gia cầm,… và các loại phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, cỏ, rau), rác thải hữu cơ và phân xanh. Phân chuồng khá quen thuộc với người canh tác và được sử dụng rộng rãi vì có thể tự sản xuất tại nhà bằng phương pháp ủ truyền thống hoặc ủ bằng chế phẩm sinh học. Phân chuồng mang lại nhiều lợi ích đáng kể và ít gây hại đến môi trường, chúng cung cấp các chất dinh dưỡng có giá trị như N (Nitơ), P (Photpho), S (Lưu Huỳnh), K (Kali), các chất dinh dưỡng này đến từ thức ăn của động vật.

Cần kết hợp giữa phân chuồng và npk để đảm bảo năng suất cây trồng và canh tác bền vững cho đất cùng với cây trồng.

II. Các loại phân chuồng phổ biến

1. Phân bò

Phân bò là chất thải của bò, được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích và có giá trị kinh tế cao đặc biệt là cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng. Phân bò vô cùng thân thiện với môi trường được nhiều người sử dụng để cải tạo đất. Phân bò khô giúp giữ độ ẩm cho cây, tăng độ mùn, giúp đất tơi xốp hơn, không bị rời rạc hoặc kết quá chặt, hạn chế việc thối rễ cây, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên bạn cần lưu ý vì phân bò được hình thành từ nguồn thức ăn của bò thải ra nên sẽ có nguồn gốc từ cỏ dại cho nên trong phân bò sẽ chứa các hạt cỏ nếu không xử lý kỹ sẽ vô tình tạo cơ hội cho cỏ dại sinh trưởng.

Cách sử dụng phân bò hợp lý: Dùng phân bò khô để bón lót trước khi trồng. Không nên rải phân bò xay trên mặt đất gần cây rau vì điều này sẽ khiến rau trồng bị nhiễm một số vi sinh vật gây hại cho sức khỏe. Không nên bón nhiều phân bò cho cây con vì có thể khiến cây bị suy dinh dưỡng từ bé. Không lạm dụng và bón quá nhiều chỉ nên bón vừa đủ quanh gốc cây. Phân bò thích hợp cho các loại cây cảnh, cà phê, thanh long,…

2. Phân gà

Phân gà có khả năng cải tạo đất, giảm độ mặn, độ chua và giúp giữ ẩm tốt.

Cung cấp hàm lượng lớn hữu cơ, bổ sung các loại vi sinh vật có lợi cho đất giúp làm tăng độ phì nhiêu.

Dinh dưỡng trong phân gà có thể tăng sức đề kháng cho cây, giảm bệnh gây hại cho cây và rễ cây.

Tăng tỉ lệ thụ phấn, đậu trái thành công và tăng hương vị cho nông sản.

Đặc biệt phân gà có chứa hàm lượng cao Kali và khoáng chất nên rất tốt khi dùng cho các loại cây ăn trái. Phân gà phù hợp với một số loại cây như : ớt (hạn chế sâu bệnh, cho nhiều trái), cây ăn trái (bón trong thời kỳ dưỡng trái)… Không phù hợp với một số loại cây như: cây rau, cây lấy ngọn (bí, bầu).

Cách sử dụng phân gà hợp lý: Dùng phân gà bón cho cây trồng vào thời kỳ phát triển sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất. Dùng phân gà bón lót trước khi gieo hoặc trồng và nên rải đều theo luống rãnh sau đó cào đều trên bề mặt đất để thấm vào đất nhanh hơn và giúp cây hấp thụ nhanh. Khi bón thúc nên kết hợp với các loại phân vô cơ khác và cần phải xới đất kỹ, rải phân đều rồi trộn với đất. Để kích thích lá phát triển, chúng ta có thể kết hợp cùng phân khô – N (Nitơ).

3. Phân dê

Phân dê là chất thải của dê, thuộc loại phân hữu cơ tự nhiên, được đánh giá là loại phân chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và cân đối. Theo số liệu cho biết trung bình 1 tấn phân dê chứa đến 22kg nitơ và chứa nhiều chất dinh dưỡng khác cho cây trồng phát triển như: NPK, hệ vi sinh vật có lợi, khoáng trung và vi lượng.

Phân dê giúp tăng thêm độ màu mỡ cho đất đai, tạo môi trường sống tốt để các loài vi sinh vật có lợi phát triển, giúp  nâng cao năng suất cây trồng và giảm đi dư lượng chất hóa học trong cây trồng và đất. Phân dê phù hợp với một số loại cây như hoa hồng (giúp cây bụ bẫm hơn), hoa lan, rau màu.

Cách sử dụng phân dê hợp lý: Có thể bón trực tiếp lên cây trồng, tuy nhiên bạn có thể trộn phân dê hoai mục với đất trước khi gieo trồng sẽ giúp cho đất tơi xốp hơn, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây và giúp rễ hấp thụ dễ dàng hơn. Nên bón phân vào mùa Thu vì các chất dinh dưỡng sẽ ngấm dần vào đất trong mùa Đông và phát huy tác dụng vào mùa Xuân.

III. Những lợi ích khi sử dụng phân chuồng

Giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, đặc biệt cung cấp chất dinh dưỡng để cây nuôi lá và tránh tình trạng lá rụng

Cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng như: chất dinh dưỡng đa lượng (phân lân, đạm,kali), trung (canxi, mg, na) và vi lượng (kẽm, đồng…).

Bổ sung chất hữu cơ, giúp tăng chất mùn để làm tăng độ phì nhiêu của đất, giúp đất giữ ẩm và tăng khả năng giữ lại chất dinh dưỡng.

Kích thích bộ rễ phát triển,giúp tăng khả năng chống chịu cho cây trước thời tiết khắc nghiệt  như nắng hạn hán, xói mòn và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.

Tạo nên môi trường sống tốt để các loài vi sinh vật có lợi phát triển như giun đất, vi sinh vật hữu ích,…

IV. Những mặt hạn chế khi sử dụng phân chuồng

Không thể sử dụng được ngay mà phải trải qua quá trình phân giải của vi sinh vật dẫn đến hàm lượng chất dinh dưỡng sẽ thấp hơn so với các loại phân bón khác.

Phải sử dụng khối lượng phân bón lớn, cần nhân công nhiều trong quá trình bón phân và ủ phân, tốn thêm chi phí vận chuyển.

Nhưng trước khi bón phải được thực hiện ủ theo đúng quy trình nhằm loại bỏ mầm bệnh.

Nếu dùng phân tươi bón trực tiếp cho cây sẽ không đem lại hiệu quả cao, giảm năng suất và còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cây trồng sẽ giảm năng suất.

Sử dụng phân chuồng sẽ làm chua đất vì khi phân lên men có chứa axit hữu cơ, bắt buộc phải bón cùng với vôi, vì vậy sẽ tốn thêm chi phí.

V. Kỹ thuật ủ phân chuồng nhanh nhất và đạt hiệu quả cao

1. Cách ủ nóng

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và địa điểm ủ phân hợp lý Chuẩn bị số lượng phân (phân lợn, phân bò, phân gà, phân dê…) tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Chuẩn bị nước sạch và các công cụ dùng để đảo trộn đều phân. Lựa chọn địa điểm ủ phân hợp lý cách xa khu nhà ở càng tốt để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình và mọi người xung quanh. Sau đó chúng ta chất phân thành lớp và không được nén chặt lại.

Bước 2: Dùng nước sạch tưới sao cho độ ẩm tầm khoảng 60 – 70%

Bước 3: Sử dụng thêm 1 -2% supe lân và 1% vôi bột để trộn thêm (để cân bằng độ PH).

Bước 4: Sau đó trét bùn phủ kín và mỗi ngày tưới lượng nước vừa đủ giữ ẩm. Tầm 30 đến 40 ngày là sử dụng được.

2. Cách ủ nguội

Bước 1: Chuẩn bị đủ số lượng phân tươi cần dùng và xếp thành lớp, mỗi lớp rắc thêm 1 – 2% phân lân và nén chặt lại.

Bước 2: Tiếp theo đó trét bùn phủ kín bên ngoài tránh mưa và sau 5 – 6 tháng có thể sử dụng được. Hoặc có thể trộn thêm một số loại men vi sinh để rút ngắn thời gian ủ.

“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”, muốn cây trồng phát triển tốt hãy sử dụng phân bón hợp lý. Với những thông tin về phân chuồng mà Phân Bón Hà Lan chia sẻ bên trên hi vọng sẽ giúp bạn nắm rõ được các thông tin cần thiết và có thêm nhiều kiến thức trong việc sử dụng phân bón cho cây trồng.

Phân Bón Npk Là Gì? Phân Npk Gồm Những Loại Nào?

08/Aug/2020 Lượt xem:3384

Phân bón NPK là gì?

Phân bón NPK là một phần không thể thiếu với cây trồng, quyết định phần lớn sự sinh trưởng của cây. Cách mạng nông nghiệp vào những năm 1990 đã tạo ra bước đột phát nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Khi dân số thế giới tăng quá nhanh và các nước bắt đầu cạnh tranh với nhau về kinh tế gay gắt hơn. Phân bón vô cơ đã được ra đời và góp phần tăng nhiều lần năng suất nông nghiệp của nhiều quốc gia.

Phân bón NPK tập trung vào các yếu tố đa lượng mà cây cần nhiều nhất để phát triển. Sau khi bón phân NPK người ta thấy cây lớn nhanh hơn, quả to hơn, cây cũng ít bị sâu bệnh tấn công. Từ đó đến nay phân NPK trở thành loại phân bón phổ biến nhất. Chúng ta hãy tạm bỏ qua các mặt hại của phân NPK để biết rằng nó góp một phần lớn để nuôi dưỡng 9 tỷ người hiện nay.

Phân NPK gồm những hoạt chất nào?

phân Đạm

Đạm được hình thành trong quá trình phân hủy lớn tán rừng mục nát. Được các vi khuẩn, vi sinh vật phân hủy và tạo thành đạm. Vì thế khi canh tác lâu ngày hầu hết các lớp đất không còn chứa đủ lượng đạm cần thiết.

Là hoạt chất cây cần nhiều nhất. Cung cấp đủ đạm giúp cây phát triển nhanh, cành lá khỏe mạnh. Trong đất có một lượng đạm nhưng ở dạng khó hấp thu. Vì vậy trong thời khi cây sinh trưởng mạnh cần bổ sung đạm đầy đủ. Là yếu tố cần bón đầu tiên để tạo nền tảng cho cây trước khi bón các loại phân khác.

Dư đạm: đạm cần bón đúng thời điểm và không bón dư thừa mới mang lại hiệu quả cao. Nếu bón nhiều đạm cây sẽ phát triển cành lá nhưng không chắc chắn. Cây cành lá rậm rạp nhưng bộ rễ kém phát triển khiến dễ bị sâu bệnh tấn công.

Bón nhiều đạm vào cuối vụ sẽ khiến cây chậm ra hoa, ra trái dẫn tới thất thu nông sản. Một số biểu hiện của dư đạm là lá úa, bệnh đạo ôn, cháy đầu lá…

Cách bón đạm: bón lót + bón thúc vào thời kỳ cây sinh trưởng mạnh nhất đến khi cây có nhiều lá già thì ngừng lại. Thời kỳ thu hoạch hạn chế bón đạm hoặc sử dụng một lượng nhỏ.

phân Lân

Lân có tác dụng làm cho bộ rễ của cây phát triển mạnh ăn sâu vào tầng lớn dưới. giúp cây hút dinh dưỡng từ đất tốt hơn và hạn chế bật gốc do gió bão. Lân được cho cũng ảnh hưởng tốt đến sự vận chuyển dinh dưỡng trong quá trình phân hóa mầm hoa, tạo quả.

Ngoài ra còn tham gia vào các quá trình vận chuyển dinh dưỡng, quang hợp, hô hấp. Đủ lân sẽ làm cho cây khỏe mạnh hơn để chống chịu lại các bất lợi của môi trường. Chính vì thế lân là nguyên tố cần thiết bổ sung đều đặn cho cây.

Thừa lân: thừa lân sẽ khiến quả chín sớm phẩm chất quả kém. Ngoài ra thừa lân còn dẫn tới ức chế khả năng hấp thụ kẽm và đồng khiến sức đề kháng giảm. Thừa lân thường không có dấu hiệu rõ ràng nên rất khó phát hiện.

phân Kali

Kali thường có sẵn một lượng nhỏ hay lớn tùy loại đất. Lượng kali này hầu như đủ cho cây sử dụng một thời gian khá dài. Vì thế việc bổ sung kali không cấp thiết bằng việc bổ sung đạm và lân cho cây.

Kali được tạo ra khi các lớp đá felspat, muscovite, biotit bị vỡ ra rửa trôi và ngấm vào trong đất. Lượng kali có thể mất đi sau mỗi mùa vụ, nhưng tin vui là đất có thể tự phục hồi sau vài tháng khi mưa xuống và lũ lụt đi qua.

Xác các loại cây như rơm rạ, cỏ khô, tro đốt củi… sẽ trả lại 40% lượng kali mà chúng đã lấy từ trong đất. Vì thế người dân thường có tập quán bón tro trấu, đốt rừng để cải tạo đất trước khi trồng trọt.

Cách bón: để tăng năng suất người ta thường bón kali vào cuối vụ. Kết quả sản lượng lúa thường tăng 2,5 – 4 tấn mỗi ha. Lượng bón kali cũng không cần nhiều chỉ khoảng 20 – 30kg/ha cho mỗi mùa vụ.

Nguyên liệu phân NPK nhập ở đâu

phân Đạm: gồm các loại đạm ure (46%), đạm amoni sunphat (SA 21%N, 23%S), đạm amon clorua(25%N), đạm amon nitorat (34%N)

Nguồn gốc đa số từ trung quốc, đạm bắc hà, đạm phú mỹ, đạm ninh bình…

phân Lân: gồm lân nung chảy (15,5% P205hh, 24 – 32% SiO2), lân supe (16,5% P2O5hh), supe lân kép (40%P205hh).

Nguồn nhập đa số từ lân nung chảy văn điển, lân binh bình, lân lâm thao, lân long thành, lân kép trung quốc.

phân Kali: gồm các loại Kali Clorua (60%K20), Kali Sunphat (52%K2O), Kali Cacnonat (56%K2O).

Nguồn nhập đa số là kali cacbonat trung quốc, kali liên xô, kali belarus, kali israel….

Giá rẻ: so với các phân hỗn hợp hữu cơ cao cấp thì phân NPK rẻ hơn. Nếu canh tác trên một diện tích rộng lớn thì bạn sẽ phải tốn một số tiền khổng lồ. Đó là lý do hiện nay phân NPK vẫn là phân bán chạy nhất cho dù có rất nhiều loại phân khác đã được ra đời.

Hiệu quả của phân npk: tập trung vào nhóm chất dinh dưỡng cần nhất để cây phát triển. Vì thế cây trồng của bạn sẽ phát triển rất nhanh. Phần vi lượng, trung lượng còn lại cây có thể tìm thấy trong đất. Theo thống kê phân NPK sẽ giúp bạn tăng được 3 lần sản lượng nếu bạn sử dụng đúng cách.

Không gây nấm bệnh: phân NPK không chứa các mầm bệnh và các loại nấm gây hại như trên phân hữu cơ. Đồng ý là phân hữu cơ rất tốt nhưng cũng có thể khiến cây của bạn bị các loại nhện, nấm, rệp sáp, bọ trĩ… tấn công.

Phân NPK có thực sự gây hại ?

Nếu bón phân NPK đúng lượng cần thiết của cây hầu như không gây hại. Chỉ khi sử dụng quá liều lượng mới gây ra tác hại.

Điển hình bón 360kg đạm sẽ làm tăng lượng nitrat trong nông sản từ 20 ppm lên đến 600ppm. Tích lũy nitrat quá cao dẫn đến nhiều đột biến ở con người. Dư đạm còn khiến nông sản bị nhạt, đôi khi có vị đắng, ở sắn người ăn dễ say, ở thuốc lá sẽ khó cháy.

Tuy nhiên nếu thiếu đạm cũng sẽ làm giảm phẩm chất nông sản. Rau sẽ dai mà không vị ngọt, quả sẽ bị nhỏ, màu sắc quả kém hấp dẫn.

Thiếu lân sẽ khiến bộ rễ cây kém phát triển và hoạt động chuyển hóa đường vào quả kém đi.

Thiếu kali sẽ khiến cây khó đậu trái làm mất năng suất mùa vụ.

Cẩm Nang Phân Bón: Phân Chuồng

1. Khái niệm về phân chuồng

– Phân chuồng là hỗn hợp phân và nước giải do gia súc bài tiết ra (phân chuồng không độn) cùng với chất độn chuồng và thức ăn thừa của gia súc.

– Đây là loại phân hữu cơ khá phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới, mang đầy đủ tác dụng của phân hữu cơ, khác nhau về thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng có chứa trong phân.

– Sử dụng phân chuồng tốt còn là 1 biện pháp xử lý nguồn phế thải gây ôi nhiễm môi trường từ chăn nuôi rất hiệu quả. Vì trung bình lượng phân do gia súc thải ra trong suốt quá trình sinh trưởng thường gấp 20 lần trọng lượng của nó. Khối lượng các chất thải rất lớn này là nguồn gây ôi nhiễm môi trường rất lớn nếu không được xử lý tốt. Đồng thời phân chuồng sau khi được xử lý bón cho cây trồng lại tạo ra sản phẩm phục vụ cho con người.

2. Thành phần của phân chuồng

2.1. Thành phần

– Thành phần của phân chuồng không ổn định, phụ thuộc vào thành phần của các phần cấu thành, trong đó phần có ảnh hưởng lớn nhất là phân và nước giải do gia súc bài tiết ra.

– Thành phần các chất có trong phân gia súc (phân chuồng không độn) cũng không ổn định do phụ thuộc vào: Loại gia súc, tình trạng sức khỏe, tuổi gia súc, chế độ cho ăn, hình thức chăn nuôi.

Vậy: Thành phần chính của phân gồm khoảng 65 – 68% nước, 15 – 28% các hợp chất hữu cơ của thức ăn mà gia súc tiêu hóa chưa triệt để.

– Nước chiếm tỷ lệ lớn nhất trong phân gia súc. Trong nước phân của gia súc có đa dạng các chất hữu cơ dễ phân hủy: Ure, axit ureic, axit benzoic, các muối hòa tan: Axetat, cacbonat, oxalat, photphat, sulfat và 1 số chất kích thích sự phát triển của bộ rễ. Trong nước phân, nước giải gia súc thường có 0,2 – 0,25%N, 0,01%P2O5, 0,4 – 0,5%K2O.

– Phân gia súc luôn chứa nhiều các hợp chất hữu cơ như: Các hợp chất xenlulo, gluxit, hemixenlululo, linhin, chất béo, chất sáp, các hợp chất đạm hữu cơ, lân hữu cơ, lưu huỳnh hữu cơ, và nhiều chủng loại axit hữu cơ. Các chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cây này luôn khá đầy đủ về chủng loại nhưng có tỷ lệ rất thấp đối với mỗi yếu tố.

– Ngoài ra trong phân gia súc còn có rất nhiều chủng loại và số lượng các vi sinh vật, trong đó VSV phân giải xenlulo chiếm đa số và khá nhiều chủng VSV phản nitrat hóa.

– Các chất độn chuồng thường dùng là các chất có khả năng hút nước cao, thành phần dinh dưỡng thấp. VD: Rơm rạ, than bùn, lá xong tử diệp, mạt cưa.

– Trung bình trong phân chuồng (bao gồm đủ các phần cấu thành) có chứa 0,35%N, 0,22%P2O5, 0,6%K2O, 0,2 – 0,6%CaO, 0,05 – 0,45%MgO, 0,05%S. Ngoài ra, trong 1 tấn phân chuồng còn có trung bình: 2g Cu, 4g B, 30 – 50gMnO, 82 – 96g Zn.

2.2. Các yếu tố có thể ảnh hưởng tới thành phần và chất lượng của phân chuồng

– Gia súc: Mỗi loại gia súc có đặc điểm dinh dưỡng khác nhau nên thành phần phân do chúng bài tiết ra cũng khác nhau. Tình trạng sức khỏe, tuổi gia súc và cách nuôi dưỡng gia súc cũng ảnh hưởng đến thành phần, chất lượng phân. Trong số các loại phân gia súc thì phân trâu bò thường nghèo dinh dưỡng hơn cả.

– Chất độn chuồng: Có tác dụng làm tăng khối lượng và chất lượng của phân chuồng do khối lượng và khả năng hấp thụ của chất độn làm giảm việc mất đạm và các chất dinh dưỡng khác. Chất độn còn làm cho chuồng trại được vệ sinh hơn, tạo cho đống phân tơi xốp, ẩm để hoạt động phân giải của VSV được thuận lợi.

– Lượng chất độn chuồng càng nhiều, càng làm tăng khối lượng phân chuồng và giảm việc mất đạm, nhưng nếu quá nhiều lại làm cho phân trở nên khó phân giải. Lượng chất độn chuồng hợp lý cho mỗi đầu gia súc trong 1 ngày đêm đối với: lợn 1 – 2kg, bò: 4 – 5kg, trâu: 5 – 7 kg.

– Phương pháp chế biến, bảo quản phân: Phương pháp bảo quản chế biến cũng ảnh hưởng rõ đến thành phần, chất lượng của phân chuồng. Các phương pháp chế biến phân để nhanh có phân chuồng sử dụng thường dẫn đến mất nhiều chất hữu cơ và đạm hơn.

3. Tính chất của phân chuồng

Phân chuồng là loại phân hữu cơ điển hình, rất phổ biến, có đầy đủ tác dụng của phân hữu cơ (cải tạo tính chất đất, cũng cấp dinh dưỡng, tham gia vào vòng tuần hoàn tự nhiên và bảo vệ môi trường).

– Về mặt dinh dưỡng phân chuồng có các đặc điểm sau:

Là loại phân hỗn hợp, có chứa hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng từ đa lượng đến trung lượng, vi lượng và cả các chất kích thích sinh trưởng. Trong ba nguyên tố dinh dưỡng đa lượng thì: Kali chiếm tỷ lệ cao nhất, và chủ yếu ở dạng dễ tiêu đối vói cây trồng, lân có hệ số sử dụng khá, đạm chủ yếu ở dạng hữu cơ nhưng cũng có một phần dễ tiêu mà cây trồng có thể sử dụng ngay (NH4+, NO3-). Do vậy, bón phân chuồng với liều lượng thích đáng sẽ cung cấp từ từ dinh dưỡng cho cây trồng, bón nhiều cũng không sợ gây ảnh hưởng xấu tới cây như trường hợp bón nhiều phân khoáng cho các cây trồng mẫn cảm với nồng độ muối cao.

– Tuy nhiên phân chuồng cũng có nhiều nhược điểm, cụ thể như sau:

+ Tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng (kể cả đa lượng) có trong phân chuồng đều ở mức thấp (<1%), hiệu quả chậm hơn nhiều so với phân hóa học. Do vậy để đáp ứng tốt yêu cầu dinh dưỡng của cây trồng, khi bón phân chuồng rất cần phải kết hợp bón với phân hóa học.

+ Sử dụng phân chuồng có chi phí vận chuyển, bảo quản và bón phân lớn so với phân hóa học.

– Phân chuồng là loại phân hữu cơ cần thiết phải bảo quản, chế biến do các lí do sau:

+ Phân thải ra không được bón ngay vì sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ, chất lượng phân sẽ bị giảm đi nhiều nếu không được bảo quản tốt. Trong phân chuồng còn có thể có: Mầm mống bệnh, hạt cỏ dại cần được xử lý trước khi dùng.

– Trong quá trình chế biến phân chuồng, khối lượng phân và tỉ lệ chất hữu cơ giảm đi đáng kể so với ban đầu nhưng tỷ lệ N, P2O5, K2O tăng lên. Tùy theo mức độ phân giải của phân người ta phân biệt: phân chuồng tươi ít biến đổi, phân nửa hoai mục, phân hoai mục và mùn.

– Phân chuồng phản ánh khá trung thực thành phần hóa học của đất ở địa phương, do đất nghèo hay giàu chất dinh dưỡng nào đó thì trong phân chuồng cũng sẽ nghèo hay giàu chất dinh dưỡng đó.

– Nước giải gia súc, nước phân chuồng có thể coi là loại phân hỗn hợp NPK (có 0,2 – 0,25% N, 0,01% P2P5, 0,4 – 0,5% K2O) ở dạng hòa tan mà cây trồng có thể sử dụng ngay được, nhưng cũng rất dễ mất N dưới dạng NH3).

4. Kỹ thuật sử dụng phân chuồng

– Phân chuồng sau khi được ủ phải được ủ vận chuyển sớm ra ngoài đồng và vùi ngay vào trong đất để tránh mất đạm ở dạng dễ tiêu (35 – 40%).

– Nên dùng phân chuồng nửa hoai mục trong trồng trọt vừa có lợi về mặt cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa có lợi về mặt cải tạo đất. Do loại phân này chứa nhiều đạm hơn và tác động đến việc hình thành kết cấu, cải tạo đất tốt hơn mùn.

– Chỉ dùng phân chuồng được ủ hoai mục hoàn toàn khi bón cho ruộng mạ, vườn ươm cây con, và các loại rau ngắn ngày.

– Không nên bón phân chuồng tươi, nhất là khi phân có độn nhiều rơm rạ vì quá trình phân giải rơm rạ trong đất làm hàm lượng đạm và lân dễ tiêu trong đất giảm đi dù là tạm thời cũng làm cho cây gặp khó khăn.

– Hiệu lực của phân chuồng kéo dài qua nhiều năm, do hệ số sử dụng các chất đinh dưỡng N, P, K của phân chuồng kéo dài qua nhiều năm.

– Về mặt cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng có thể coi bón phân chuồng trước hết nhằm đảm bảo cung cấp dinh dưỡng Kali vì so với N, P phân có hàm lượng kali thương cao hơn cả, mà hiệu lực của kali trong phân như kali trong phân hóa học.

– Hiệu lực của phân chuồng phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng của phân đem dùng, điều kiện khí hậu thời tiết và đất đai nơi bón phân, đặc tính sinh học của cây được bón phân.

– Nên phối hợp bón phân chuồng đồng thời với phân hóa học do tác động tương hỗ mà làm tăng hiệu lực chung của việc bón phân.

– Phân chuồng chỉ nên bón lót, bón xong cần được vùi ngay vào đất để tránh N. Bón phân chuồng ở vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, khí hậu khô cần vùi sâu hơn. Khi buộc phải bón thúc bằng phân chuồng thì phải dùng loại phân được ủ hoai mục hay nước phân.

– Phân chuồng có hàm lượng dinh dưỡng thấp lại hạn chế về N, phản ánh trung thực tính chất hóa học đất ở địa phương. Vì vậy trong thâm canh cây trồng không thể chỉ dựa vào phân chuồng, mà phải căn cứ vào năng suất kế hoạch để bổ sung thêm phân hóa học mới có thể đạt năng suất cây trồng cao, phẩm chất tốt. Cũng không thể chỉ dựa vào phân chuồng mà cải tạo hiệu quả tính chất hóa học đất và đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng vi lượng cho cây trồng.

Nguồn: Giáo trình phân bón

Phân Lân Là Gì? Có Những Loại Nào Phổ Biến Trên Thị Trường?

Phân lân là gì?

Phân lân là những phân bón có chứa nguyên tố dinh dưỡng phôtpho, dùng bón cho cây trồng. Phân lân có nhiều loại, có thể được phân ra phân lân thiên nhiên và phân lân chế biến.

Lân tham gia và thành phần Protein cấu tạo nên tế bào, vì vậy nó là chất không thể thiếu cho sự sống của cây trồng. Cây trồng hấp thụ phân lân dưới dạng ion photphat (PO4)3-.

Phân lân rất cần thiết cho cây đặc biệt là ở thời kì sinh trưởng. Phân lân thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật. Phân lân có tác dụng làm cho cành lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to. Cụ thể là:

– Tham gia vào quá trình phát triển bộ rễ, quá trình quang hợp và hô hấp.

– Lân tạo nên nhân tế bào nên rất cần cho sự hình thành bộ phận mới của cây. Kiến tạo nên hoạt chất hình thành mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả.

– Lân là yếu tố chính quyết định sự ra hoa, đậu quả và quá trình chín của quả và hạt, giúp hoa, quả to, hạt thì chắc.

– Lân ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường, bột tích lũy về hạt và các bộ phận của chất nguyên sinh. Giúp cây trồng chống được lạnh, chống được nóng. Đồng thời tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận khác như hạn, úng, sâu bệnh.

– Lân có tác dụng hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm.

– Lân còn có tác dụng đệm, làm cho cây chịu được chua, kiềm.

Khi bón đủ lân cho cây trồng sẽ giúp cây trồng tăng trưởng, sinh trưởng tốt. Cây ra nụ và hoa sớm, cho năng suất và chất lượng cao.

Biểu hiện cây trồng khi thiếu lân

Lân rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng của cây trồng. Thiếu lân, cây trồng cho năng suất thấp, chất lượng kém và một số ảnh hưởng khác.

– Làm cây giảm khả năng tổng hợp chất bột, hoa khó nở. Quả ít, chín chậm, quả thường có vỏ dày, xốp và dễ bị thối, nấm bệnh dễ tấn công,

– Thiếu lân gây ảnh hưởng đến chất lượng hoa, quả, củ.

– Cành lá sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, lá ban đầu xanh đậm sau đó chuyển vàng và chuyển màu tím đỏ (bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong).

– Rễ sinh trưởng chậm, cây thấp bé, ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng.

– Quá trình tổng hợp protein bị ngưng trệ, lá bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và có xu hướng dựng đứng.

– Thiếu lân dẫn đến tích lũy đạm dạng Nitrat gây trở ngại cho việc tổng hợp Protein.

– Hạn chế quá trình quang hợp và hô hấp, ảnh hưởng đến quá trình đậu quả, giảm tính chống chịu ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng.

Biểu hiện cây trồng khi thừa lân

Nếu thiếu lân làm cây chậm phát triển năng suất thấp, dễ nhận biết thì thừa lân lại rất khó phát hiện. Tuy nhiên, thừa lân dễ kéo theo việc cây thiếu kẽm và đồng.

– Thừa Lân sẽ làm cho cây chín quá sớm, không kịp tích lũy được vụ mùa năng suất cao.

– Lân thuộc loại nguyên tố linh động, nên nó có khả năng vận chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non và nhất là ở các bộ phận sinh trưởng, gây ức chế cây sinh trưởng.

Các loại phân lân phổ biến trên thị trường

Phân lân được chia thành 2 loại: Phân lân tự nhiên và phân lân chế biến. Mỗi loại phân đều có những ưu nhược điểm riêng và đều thường dùng để bón thúc. Hàm lượng phân lân thường được tính theo khối lượng của P2O5 có trong phân.

1. Phân lân tự nhiên

Đây là loại phân thường có sẵn trong tự nhiên, chưa được qua chế biến. Nó thường được sử dụng để bón lót sớm vì nó khá khó tiêu.

Phân lân tự nhiên được chia thành 2 loại:

– Apatit: Có chứa 30 – 32% P2O5, Canxi và nhiều khoáng chất khác. Apatit thường được dùng để bón cho đất chua, đất phèn, đất úng trũng nghèo lân.

– Phophorit: chứa 8 – 12% P2O5. Đây là loại phân khá khô và rời. Phân có dạng bột, thường dùng cho đất chua, phèn, úng, trũng, rất thích hợp với các giống họ đậu.

Phân lân tự nhiên thường nên bón lót sớm chính xác là vì nó khó tiêu.

2. Phân lân chế biến

Đây là loại phân bón được chế biến theo quy trình công nghiệp thường có hàm lượng P2O5 cao và được người dân sử dụng khá nhiều.

Phân lân chế biến được chia thành 2 loại là phân lân nung chảy và phân Supe Lân

Phân lân nung chảy có thành phần chính là Ca3(PO4)2. Loại phân này chứa hàm lượng 18 – 20% P2O5, 28 – 30% Ca, 17 – 20% Mg, 24 – 30% Si, ngoài ra còn chứa vi lượng sắt, đồng, molipden, mangan, coban.

– Phân bón lân nung chảy dạng bột màu xanh xám.

– Phân lân nung chảy có tính kiềm và thích hợp với đất chua và các loại cây ngô đậu.

– Lân nung chảy ít tan trong nước, tan trong axit nhẹ, nên có tác dụng chậm nhưng lâu dài.

– Bổ sung thêm Ca2+ và Mg2+ cho cây trồng.

Phân lân nung chảy sử dụng thích hợp cho đất phèn ở ĐBSCL, đất đồi núi Đông Nam Bộ và miền Trung, và đất bạc màu. Đất càng chua phèn thì hiệu quả của phân lân nung chảy càng cao.

b. Super lân

Super lân hay còn gọi là supephotphat là loại phân được bà con ưa dùng nhất hiện nay. Supe lân có công thức hóa học là Ca(H2PO4)2.

Supe lân được chia thành 2 loại nhỏ là super lân đơn (chứa 17 – 18% P2O5) và super lân kép (chứa 37 – 47% P2O5)

Đặc điểm của super lân:

– Có tính axit, không thích hợp cho đất chua. Nếu bón trên đất chua phèn nên bón phối hợp với vôi và các loại phân lân khác (như lân nung chảy).

– Super lân dễ tiêu, dễ tan trong đất, cây trồng hấp thu được, hiệu quả nhanh, thích hợp với nhiều loại cây.

– Bón Super Lân giúp bổ sung Canxi cho cây Ca2+ cho cây trồng

Phân super lân thường được sử dụng để bón thúc cho cây trồng. Đặc biệt, super lân dùng ủ với phân chuồng rất tốt cho cây.

Một số lưu ý khi sử dụng các loại phân lân

– Phân bón lân chủ yếu dùng bón lót, phân dễ tiêu như Super lân có thể dùng bón thúc.

– Bón quá nhiều lân có thể làm cho cây bị thiếu một số nguyên tố vi lượng nên thường bón phân lân kết hợp với bón bổ sung các nguyên tố vi lượng thiết yếu.

– Tùy loại đất chua ít hay nhiều mà chọn loại phân lân thích hợp.

– Nên bón lân kết hợp với phân chuồng. Tốt nhất super lân nên ủ cùng phân chuồng sẽ làm tăng hiệu suất của lân, hạn chế sự cố định của đất.

– Cần lưu ý khi bón lân phải giữ đủ độ ẩm cho đất, không để đất khô. Mặt khác, khi bón nên trộn vào đất để phân càng gần rễ càng tốt.

Địa chỉ cung cấp phân bón lân uy tín

là một trong những địa chỉ phân phối phân lân cũng như các phân bón khác uy tín nhất cả nước. Giá thành ưu đãi, chất lượng chính hãng uy tín luôn là thế mạnh của hóa chất VNT.

với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành cùng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, luôn đem đến sự hài lòng cho khách hàng. Đặc biệt khi mua hàng tại hóa chất VNT, khách hàng sẽ luôn nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Cần phân bón hãy đến ngay với !!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Chuồng Là Gì? Những Loại Phân Chuồng Nào Tốt Nhất ? trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!