Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Bón Vụ Lúa Hè Thu: mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Vụ HT 2013, thay vì sử dụng phân chuyên dùng (phân phối trộn sẵn) nhiều nông dân ĐBSCL đã cân nhắc chọn mua các loại phân đơn về tự phối trộn theo công thức riêng bón lúa. Theo bà con, nguồn cung các loại phân đơn (đạm, lân, kali), đặc biệt là đạm trong nước khá dồi dào, giá cả phải chăng nên tiết giảm được chi phí.
Nông dân cân nhắc chọn lựa
chúng tôi – Vụ HT 2013, thay vì sử dụng phân chuyên dùng (phân phối trộn sẵn) nhiều nông dân ĐBSCL đã cân nhắc chọn mua các loại phân đơn về tự phối trộn theo công thức riêng bón lúa. Theo bà con, nguồn cung các loại phân đơn (đạm, lân, kali), đặc biệt là đạm trong nước khá dồi dào, giá cả phải chăng nên tiết giảm được chi phí.
Phối trộn phân đơn
Nông dân Võ Văn Bé ở xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang vừa ra đại lý mua 20 bao phân cho 2,3 ha lúa HT vừa xuống giống, cho biết: “Giá phân vụ này không tăng cao lắm, chúng tôi thấy rất vui. Chứ mấy năm trước đến vụ là tăng lên ào ào chóng mặt. Vụ lúa ĐX vừa qua bán lúa tại ruộng chưa tới 4.200 đồng/kg, giá này chỉ đủ trả tiền nhân công và tiền phân thuốc chứ không có lời.
Sang vụ HT này tôi tính đến chuyện giảm chi phí tối đa bằng cách chọn mua phân đơn của 3 loại N-P-K đem về tự phối trộn lại với nhau. Tuy có cực công một chút nhưng giá rẻ hơn mấy chục ngàn đồng/bao. Vụ này sử dụng gần 1,6 tấn phân các loại đã tiết kiệm được cả triệu đồng”.
Còn nông dân Trương Văn Thống ở xã Đông Bình, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ cho biết: “Trung bình một vụ bón 3 đợt phân, để tiết kiệm chi phí 2 đợt đầu tôi bón phân đơn chứ không mua phân chuyên dùng, đợt bón thứ 3 và bón rước hạt mới chọn mua phân chuyên dùng vì lúc này lúa cần lượng phân để nuôi hạt”.
Ông Thống cho biết thêm, bón phân tự phối trộn nông dân có thể tăng giảm theo ý của mình, tránh tình trạng bón thừa gây lãng phí. Thời buổi giá cả leo thang, nông dân làm “đổ mồ hôi sôi nước mắt” mới có hạt lúa nhưng giá cả đầu ra lại quá bấp bênh nên cần tính toán để tiết giảm chi phí đến mức tối đa mới có lợi nhuận.
Nông dân mua phân đơn về tự phối trộn theo công thức riêng cho ruộng lúa của mình vừa hiệu quả vừa giảm chi phí
Theo chân nông dân các huyện Thới Lai, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) ra đại lý mua phân bón cho vụ lúa HT, đa phần thấy bà con chọn mua các loại phân đơn đem về tự phối trộn. Anh Võ Phúc Cường, chủ cửa hàng VTNN Phúc Cường ở huyê%3ḅn Vĩnh Thạnh cho biết: “Mỗi năm mua bán hơn 3.000 tấn phân bón các loại cho nông dân. Trong đó, riêng phân urê chiếm từ 500 – 700 tấn/vụ. Từ đầu năm đến nay giá phân tương đối ổn định nên đại lý cũng dễ làm ăn, mà nông dân cũng dễ thở”.
“Kỹ thuật ô khuyết”
Theo các nhà quản lý, trong 3 vụ lúa/năm ở ĐBSCL thì lãi cao nhất là vụ TĐ (do giá thời điểm này thường cao nhất trong năm), kế đến là vụ ĐX và cuối cùng là HT. SX vụ HT nông dân tốn chi phí rất nhiều nhưng năng suất lại rất thấp do thời tiết không thuận lợi. Vì vậy, nông dân phải biết tính toán thật kỹ, lựa chọn giống và phân bón thật hợp lý để hạn chế tình trạng cây lúa bị đổ ngã thì mới mong có lời.
Ông Phù Khí Nguyên, PGĐ Trung tâm KN-KN Kiên Giang cho biết, tùy theo nền đất và tùy theo vụ mà nông dân cần có sự điều chỉnh công thức bón phân cho phù hợp. Đối với đất làm 2, 3 vụ lúa/năm ở ĐBSCL thì trung bình lượng phân cần sử dụng khoảng 150 – 180 kg urê, 50 – 100 kg DAP, 30 kg kali. Nếu nông dân có bón lót phân lân đầu vụ (khoảng 300 kg/ha) thì lượng DAP cần dùng là 50 kg, còn urê thì nên sử dụng bảng so màu lá lúa để cân đối cho phù hợp.
Theo ông Nguyên, nếu là ruộng mới khai hoang thì nên sử dụng loại phân đơn, tự phối trộn để dễ tăng giảm theo nhu cầu. Tuy nhiên, việc sử dụng phân tự phối trộn rất dễ bón thừa, nhất là thừa đạm làm phát sinh sâu bệnh. Còn đối với nền ruộng đã thuần và có điều kiện thì nông dân nên sử dụng phân chuyên dùng vì đã được nghiên cứu tính toán kỹ công thức, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cây lúa.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo nông dân nên áp dụng “kỹ thuật ô khuyết” để xác định từng yếu tố phân bón như đạm, lân, kali có sẵn trong đất để quyết định lượng phân cần bón thêm cho phù hợp. Theo tính toán, để có được 1 tấn lúa, cây lúa cần hấp thụ 15 kg N (đạm), 6 kg P2O5 (lân) và 18 kg K2O (kali).
Như vậy, nếu năng suất lúa đạt 7 tấn/ha thì cây lúa cần 105 kg N, 42 kg P2O5 và 126 kg K2O. Trước khi tiến hành gieo sạ lúa, nông dân nên thiết kế 3 ô liền kề nhau (khoảng 5 x 5 m), mỗi ô sẽ không bón một loại phân (khuyết 1 trong 3 nguyên tố đa lượng nói trên) trong suốt mùa vụ, các khâu còn lại vẫn chăm sóc bình thường.
Đ.T.CHÁNH – LÊ HOÀNG VŨ
Đến khi thu hoạch, lấy năng suất lúa thực tế của từng ô nhân với lượng nguyên tố mà cây lúa cần hấp thụ để tính ra lượng phân đạm, lân, kali mà đất đã cung cấp. Sau cùng lấy tổng lượng nguyên tố mà cây lúa cần hấp thụ để đạt năng suất mà nông dân mong muốn (ví dụ 7 tấn/ha), trừ đi lượng phân mà đất đã cung cấp, còn lại là lượng phân bón cần phải bổ sung thêm. Đây là cách làm đơn giản, rẻ tiền nhưng rất hiệu quả, giúp nông dân có được công thức bón phân hiệu quả nhất.
Bón Phân Giảm Chi Phí Cho Lúa Hè Thu
(Nguồn: NTNN) Trong 3 vụ lúa hàng năm ở ĐBSCL, vụ lúa Hè Thu thường có lợi nhuận thấp nhất do chi phí cao mà năng suất lại thấp. Kết hợp với các điều kiện ngoại cảnh thường không thuận lợi như mưa nhiều, lúa khó bán và giá thấp, lúa Hè Thu sản xuất ngay sau vụ Đông Xuân nên thường bị ngộ độc hữu cơ giai đoạn sớm và đất bị xì phèn làm cho lúa xấu. Vì vậy, để giảm chi phí và tăng năng suất cho lúa thì biện pháp làm đất và bón phân là rất quan trọng.
Về làm đất: Đất được chuẩn bị sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân phải cày, xới (bà con không nên đốt đồng, sạ chay vì nhiều tác hại và lắm cỏ dại, năng suất thấp) và nếu có thể cho đất nghỉ càng lâu càng tốt nhằm hoai mục rơm rạ và giảm ngộ độc hữu cơ cho lúa.
Khi làm đất có thể cày hoặc xới và trục 1 – 2 lượt tùy loại đất. Kết hợp với làm đất bà con tiến hành dọn sạch cỏ dại, gốc rạ, vệ sinh đồng ruộng, diệt chuột, ốc bưu vàng. Dọn sạch kênh mương dẫn nước và đào rãnh, xả phèn xung quanh ruộng. Trước khi làm đất để tăng sự hoại mục của rơm rạ và hạn chế mầm bệnh có thể bón thêm chế phẩm Trichoderma.
Riêng khâu bón phân cho lúa Hè Thu bà con cần chú ý 3 vấn đề: Phòng tránh ngộ độc hữu cơ, phèn và chọn loại phân có hiệu quả mà giảm chi phí.
Để tránh ngộ độc hữu cơ và phèn, bà con nên bón lót vôi bột và lân. Vôi bón sau lần làm đất đầu tiên. Tùy theo độ chua của đất sẽ tăng hoặc giảm lượng vôi bón cho phù hợp với liều lượng từ 300 – 500 kg/ha trước lúc bón phân lân vài ngày sẽ tăng hiệu quả phân lân.
Nhằm sử dụng phân có hiệu quả bà con nên dùng phân đơn thường có chi phí thấp hơn phân hỗn hợp. Đối với vụ lúa Hè Thu mức bón trung bình được khuyến cáo là từ 60 đến 85 kg N + 24 đến 40 kg P2O5 + 30 kg K2O cho 1 ha. Với công thức này, nếu chúng ta lấy mức cao nhất là 85 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O cho 1 ha rồi quy ra lượng phân thương phẩm để bón dưới hai dạng phân đơn và phân hỗn hợp thì lượng phân như sau:
Phân đơn: 185 kg ure (46%) + 242,4 kg Super lân (16,5%) + 50 kg Kali (KCL 60%)
Phân hỗn hợp khoảng 50 kg DAP (18-46-0) + 100 kg NPK (20-20-15) + 25 kg KCL (60%) + 120 kg ure (46%).
Với giá bán cho từng loại phân hiện nay thì chi phí bón phân đơn như trên là khoảng 3,1 triệu đồng/ha còn phân hỗn hợp là 3,6 triệu đồng/ha. Như vậy nếu bón phân đơn bà con có thể tiết kiệm khoảng 500 ngàn đồng/ha.
Trường hợp bón phân hỗn hợp bà con nên tính toán lượng nguyên chất có trong từng loại phân để khỏi thừa phân, vừa tốn thêm chi phí sản xuất vừa gây ô nhiễm môi trường.
Một Số Lưu Ý Trong Kỹ Thuật Canh Tác Lúa Vụ Hè Thu
GS TS Nguyễn Bảo Vệ
Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa NN & SHUD, Trường Đại Học Cần Thơ
Giảm ngộ độc phèn cho lúa
Vùng đất trồng lúa tỉnh Kiên Giang ở đâu cũng có phèn, nhất là ở Tứ Giác Long Xuyên và Bán Đảo Cà Mau. Mặc dù phèn có khác nhau về mức độ nặng hay nhẹ và tầng phèn hiện diện ở những độ sâu khác nhau trong đất, nhưng nói chung là đất khá chua. Nông dân có thể đo độ chua của đất bằng cách lấy đất phơi khô, đâm nhuyển cho vào chai khoảng 100 g, sau đó thêm vào ¼ lít nước mưa, lắc đều trong khoảng 30 phút rồi để yên, dùng giấy đo pH ở phần nước trong trên mặt. Những vùng đất phèn, sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân lớp đất mặt bị khô sẽ kéo độc chất phèn từ tầng dưới lên tầng mặt gây ngộ độc cho lúa vụ Hè Thu. Để tránh hiện tượng nầy cần có biện pháp sau:
- Cày ải không cho độc chất phèn kéo lên lớp đất mặt. Cày ải còn tạo lớp đất che phủ hạn chế việc tạo thêm phèn của tầng đất bên dưới.
- Nếu pH lớp đất mặt dưới 5 cần bón từ 30-50 kg vôi nung/công lúc làm đất để cung cấp Ca, tăng cường khả năng hoá giải độc chất của cây lúa và bón lót từ 20-30 kg phân lân nung chảy/công để cố định độc chất phèn trong đất.
- Bơm nước rửa phèn trước khi xuống giống. Dùng giấy đo pH kiểm tra nước trong ruộng trước khi sạ, khi pH trên 5,5 là được.
- Sau khi ruộng ngập nước khoảng 2 tuần, cần xả bỏ nước, vì độc chất sắt trong dung dịch đất lúc nầy tăng cao gây độc cho lúa.
- Chọn giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 90-100 ngày, cứng cây, kháng rầy nâu, kháng bệnh đạo ôn, chống chịu phèn, mặn, cho năng suất cao, có dạng hình đẹp như: OM 6976, OM 5451, OM 7347, OM 8923, OM 5954 và OM 8232
Tránh gây ngộ độc hữu cơ cho lúa
Khi cày vùi rơm rạ còn tươi vào đất ngập nước, vi sinh vật sẽ phân hủy chất hữu cơ nầy tạo ra nhiều độc chất như: acid hữu cơ, Hydrogene sulphide (H2S), ethylene (C2H4), methane (CH4). Những độc chất nầy gây chết rễ hoặc làm giảm khả năng hô hấp của rễ dẫn đến rễ hấp thu dưỡng chất kém. Để tránh cho lúa bị ngộ độc hữu cơ cần có biện pháp sau:
- Phải có thời gian để cày vùi rơm rạ tươi vào đất ít nhất 3-4 tuần, rơm rạ sẽ phân hủy rồi mới trồng lúa được. Có thể phun thêm nấm Trichoderma để sự phân hủy nầy được nhanh chóng.
- Nếu muốn trồng lúa ngay sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân, phải cắt gốc rạ mang ra khỏi ruộng làm nấm hay ủ làm phân hữu cơ. Đốt đồng là biện pháp được chọn lựa cuối cùng.
- Rút kiệt nước ruộng 2 lần vào lúc 2 tuần và 4 tuần sau khi sạ. Khi rút nước, phơi đất cho đến khi đất nứt chân chim mới bơm nước mới vào.
- Bón vôi (loại vôi nung) lúc làm đất với liều lượng từ 30-50 kg/công.
Tránh nắng nóng đầu vụ lúa
Trong tháng 3 và đầu tháng 4 chưa có mưa, nắng nóng làm nước thoát hơi qua lá rất nhanh, nhưng rễ hút nước lên không kịp làm cây lúa héo tạm thời giữa trưa, lúc đó cây lúa bị stress. Do đó, xuống giống vào thời gian nầy sẽ làm cây lúa hấp thu dinh dưỡng kém, dễ bị sâu bệnh, chậm phát triển. Kết quả nghiên cứu nhiều nơi cho thấy xuống giống lúa vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 cho năng suất cao nhất, và khi thu hoạch thường rơi vào gian đoạn hạn Bà Chằng, nắng ráo nhẹ công phơi lúa.
Hạn chế lúa đổ ngã
Cây lúa đổ ngã ảnh hưởng đến quang hợp của lá, quá trình tạo hột bị đình trệ do sự vận chuyển chất khô bị trở ngại, tỷ lệ hạt bị lép và lửng gia tăng. Khi lúa ngã, bông lúa ngập trong nước làm hạt nẩy mầm, hư thối do bệnh tấn công, giảm chất lượng gạo. Do đó, lúa ngã có năng suất thấp, chất lượng hạt gạo kém và gây khó khăn trong thu hoạch nhất là thu hoạch bằng máy. Nguyên nhân làm cho cây lúa đổ ngã là do lóng vươn dài, thân và bẹ lá yếu không mang nổi bông. Vào vụ Hè Thu nắng ít, mưa gió nhiều cây lúa đổ ngã nghiêm trọng, cần có biện pháp khắc phục như sau:
- Lúa ngã bật rễ là do nền đất mềm nhảo, phải rút nước giữa vụ để đất được nén dẽ.
- Không sạ quá dầy làm lúa cạnh tranh ánh sáng vươn cao, lóng dài, yếu ớt, vách tế bào mỏng dễ bị gảy.
- Không bón dư thừa phân đạm, vì thế làm cho tế bào giãn dài quá độ nên lóng dài, thân yếu dễ đổ ngã.
- Bón phân kali 3-5 kg K2O/công. Kali giúp vận chuyển tinh bột đến hạt, là chất góp phần làm gia tăng độ dày và độ chặt của thân, duy trì sức trương của tế bào, chống lại đổ ngã.
- Chọn giống lúa cứng rạ, lóng ngắn.
Ngăn chận ốc Bưu Vàng tấn công lúa
Ốc Bưu Vàng là dịch hại khá nghiêm trọng trong canh tác lúa. Phải có biện pháp canh tác tổng hợp để hạn chế được sự thiệt hại do ốc bưu vàng gây ra. Chỉ hy vọng hạn chế chứ không thể diệt chúng một cách triệt để được. Biện pháp như sau:
- Đào rãnh thu gom ốc trong ruộng và xung quanh ruộng thường xuyên. Cắm cọc nhử ốc đến đẻ trứng mà diệt. Thả vịt vào ruộng ăn ốc.
- Ngăn ốc vào ruộng bằng cách dùng lưới chắn những chỗ có đường nước chảy vào ruộng.
- Ruộng có nhiều ốc thì phải tăng lượng giống gieo sạ lên từ 5-10% so với những ruộng bình thường khác để trừ hao hụt do ốc gây hại sau nầy.
- Ốc gây hại nhiều lúc cây lúa còn nhỏ, chỉ nên để mực nước ruộng sâu khoảng 2-3 phân.
- Những ruộng đang bị ốc gây hại nhiều, có thể dùng thuốc diệt ốc rải vào những chỗ có nhiều ốc.
Tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất
Độ phì của đất giữ vai trò quan trọng trong duy trì năng suất lúa, nhất là lúa Hè Thu. Sau vụ Đông Xuân, đất đã cạn kiệt dinh dưỡng hữu dụng, cần được phục hồi. Không thể nào chỉ dùng phân bón để thay thế độ phì tự nhiên của đất mà tạo ra năng suất mong muốn được. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy độ phì của đất đóng góp vào năng suất lúa trên 50%, nghĩa là dinh dưỡng mà cây lúa hấp thụ có nguồn gốc từ đất chiếm trên 50%. Do đó, cần phải thực hiện những biện pháp sau đây:
- Cày ải phơi đất tạo điều kiện cho vi sinh vật háo khí trong đất hoạt động. Ông bà ta có câu “một cục đất nỏ bằng một giỏ phân”. Phơi ải đất ít nhất cũng phải được vài tuần. Ở vùng đất phèn, trong thời gian phơi ải phải giữ nước trong mương trên tầng phèn để tránh xì phèn (nhờ cán bộ kỹ thuật địa phương xác định độ sâu tầng phèn).
- Khi đất còn ẩm dùng máy cày cày sâu 15-20 cm. Cày sâu giúp rễ lúa ăn sâu, lấy được nhiều dinh dưỡng từ đất, giảm được phân bón. Cày phải đúng lúc, không cày khi đất còn quá ướt hay để đất quá khô. Hiện nay, phần lớn đất chỉ được xới cạn nên tầng canh tác mỏng chỉ 8-10 cm.
- Nông dân trồng lúa có bón phân kali nhưng còn rất ít, chỉ khoảng một bao KCl/ha (25 kg K/ha), trong khi trung bình để có 1 tấn lúa, cây lúa cần từ 17 – 30 kg kali. Điều nầy dẫn đến sự suy thoái kali trong đất. Phải hoàn trả lại đủ kali cho đất.
Kỹ Thuật Canh Tác Lúa Hè Thu
Chọn giống xác nhận ngâm giống bằng sản phẩm Plastimula 1SL với liều lượng 20ml cho 20 kg giống, ngâm 24 giờ thì vớt ra, đem ủ 12 giờ sau thì thấy lúa ra mầm mập, mạnh sau đó đem đi sạ.
Anh Bùi Văn Lâm.
Lúa 5-7 ngày sau sạ thấy cỏ còn sót tôi phun Push 330EC với liều 40ml cho bình 25 lít, sau khi phun xong một ngày thì cho nước vào ruộng và giữ trong khoảng 5-7 ngày thì thấy cỏ lồng vực và đuôi phụng chết rất đạt trên 95%.
Lúa 20 ngày phun Plastimula 1SL giúp lúa sinh trưởng tốt, đẻ nhánh và cho chồi hữu hiệu phát triển đồng đều, lá thẳng đứng hạn chế được sâu bệnh. Nhờ vậy mà tôi rất yên tâm trong giai đoạn lúa đẻ chồi tích cực (cho chồi hữu hiệu) này.
Tôi gieo sạ giống lúa OM 6932 có thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày, nên khoảng 42 – 45 ngày tôi tiến hành xé đòng để quan sát sự hình thành đòng. Khi đòng đòng được 1 – 1,5 mm thì tôi tiến hành bón đón đòng 5 kg Kali/ha vì dàn lúa tôi lúc này vẫn còn xanh nên tôi quyết định cắt bỏ lượng phân đạm thay vào đó tôi chỉ bón Kali để rước đòng tuy nhiên trước khi bón phân rước đòng khoảng 2 – 3 ngày trước tôi tiến hành tháo nước ra và phun 2 sản phẩm Plastimula 1 SL + Lash super 250 SC với mục đích tạo điều kiện môi trường thông thoáng thuận lợi cho bộ rễ phát triển kết hợp với việc phun sản phẩm Plastimula 1 SL để kích thích khả năng phân hóa đòng từ trước của cây lúa và kích thích sự phát triển bên trong cây lúa mà đặc biệt là sự phát triển bộ rễ của cây lúa giúp hấp thu tối đa lượng phân tôi bón vào đất, vì ai cũng biết vụ Hè Thu thường nắng nóng nên sự thất thoát phân mà chúng ta bón vào đất là khá lớn do: bốc hơi, thấm lậu…
Phun Plasti lúa đẻ nhánh tốt.
Phun Plasti lúa đẻ nhánh tốt.
Tôi gieo sạ giống lúa OM 6932 có thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày, nên khoảng 42 – 45 ngày tôi tiến hành xé đòng để quan sát sự hình thành đòng. Khi đòng đòng được 1 – 1,5 mm thì tôi tiến hành bón đón đòng 5 kg Kali/ha vì dàn lúa tôi lúc này vẫn còn xanh nên tôi quyết định cắt bỏ lượng phân đạm thay vào đó tôi chỉ bón Kali để rước đòng tuy nhiên trước khi bón phân rước đòng khoảng 2 – 3 ngày trước tôi tiến hành tháo nước ra và phun 2 sản phẩm Plastimula 1 SL + Lash super 250 SC với mục đích tạo điều kiện môi trường thông thoáng thuận lợi cho bộ rễ phát triển kết hợp với việc phun sản phẩm Plastimula 1 SL để kích thích khả năng phân hóa đòng từ trước của cây lúa và kích thích sự phát triển bên trong cây lúa mà đặc biệt là sự phát triển bộ rễ của cây lúa giúp hấp thu tối đa lượng phân tôi bón vào đất, vì ai cũng biết vụ Hè Thu thường nắng nóng nên sự thất thoát phân mà chúng ta bón vào đất là khá lớn do: bốc hơi, thấm lậu… Khi các ruộng xung quanh có xuất hiện bệnh cháy bìa lá nặng nên lúc lúa trổ lác đác tôi phun 3 sản phẩm Plastimula 1SL + Chubeca 1.8SL + TT Basu 250WP giúp lúa trổ nhanh trong 7 ngày và lúa trổ thoát an toàn, sạch bệnh. Giai đoạn lúa trổ đều tôi phun Chubeca 1.8 SL giúp chủng ngừa hiệu quả 4 loại bệnh: khô vằn, lem lép hạt, đạo ôn cổ bông, cháy bìa lá ở giai đoạn sau. Sau khi lúa trổ đều khoảng 10 ngày tôi phun sản phẩm Lacasoto 4SP giúp tăng cường khả năng quang hợp và tuổi thọ 3 lá trên cùng để giúp lúa tạo tinh bột tối đa, vào gạo nhanh, hạt lúa no tròn sáng chắc, chắc tới cậy, chất lượng gạo trắng sáng và bán được giá hơn.
Lúa trổ an toàn và sạch bệnh sau khi phun thuốc.
Lúa trổ an toàn và sạch bệnh sau khi phun thuốc.
Tôi rất an tâm khi sử dụng các sản phẩm của công ty Tân Thành!
Chúc Công ty Tân Thành làm ăn phát triển, có nhiều sản phẩm mới chất lượng để giúp bà con nông dân giảm chi phí và tăng lợi nhuận trên ruộng lúa của mình.
Hậu Giang, ngày 25 tháng 9 năm 2013
Nông dân TTF dự bị. SĐT: 01649253636
Địa chỉ: ấp Thạnh Phú, xã Hỏa Lựu, Thành Phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
BÙI VĂN LÂM
Lúa 10-12 ngày thì bón thúc đợt 1: 5 kg Urê+5 kg DAP+5kg Kali/ha và trộn với thuốc ốc dạng bã mồi Helix 10GB. Lúa 18- 20 ngày bón thúc đợt 2: 5 kg Urê+5 kg DAP/ha.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Bón Vụ Lúa Hè Thu: trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!