Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Bón Tốt Nhất Cho Nhà Nông mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Công ty Cổ phần Thiên Sinh nổi tiếng với thương hiệu KOMIX, là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất phân bón hữu cơ ở Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng hữu cơ bền vững.
Thương hiệu KOMIX ra đời năm 1987 trên cơ sở liên doanh giữa Công ty Ever Rich Development Hong Kong và Công ty Dịch vụ Tổng hợp Khai thác Đồng Tháp Mười cùng nhóm nghiên cứu SAFANUTRO (thuộc Ủy ban Khoa học Kỹ thuật của tỉnh Sông Bé cũ), khởi đầu cho ngành công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ tại Việt Nam. Năm 1994, Công ty Cổ phần Thiên Sinh tiếp nhận, sắp xếp lại tổ chức, thu hút đầu tư đã tạo nên bước phát triển đột phá. Năm 2003, Công ty xây dựng trụ sở và nhà máy trung tâm, mở rộng hoạt động với hệ thống dây chuyền sản xuất tự động đạt công suất 300 ngàn tấn/năm trên diện tích hơn 10 ha, thuận lợi cả giao thông thủy và bộ tại xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
KOMIX hiện có khoảng 40 loại sản phẩm phân bón hữu cơ khác nhau.
KOMIX hiện có khoảng 40 loại sản phẩm phân bón hữu cơ khác nhau.
«…
“Phân bón hữu cơ KOMIX vừa cung cấp dưỡng chất cho cây trồng, vừa có tác dụng tăng độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất và có tác dụng bảo vệ sự bền vững của môi trường”.
Thiên Sinh luôn đầu tư nghiên cứu khoa học – công nghệ để có thể sản xuất ra nhiều loại phân bón chất lượng cao.
Dây chuyền sản xuất được trang bị đồng bộ và hiện đại.
Dây chuyền sản xuất được trang bị đồng bộ và hiện đại.
Kho bảo quản sản phẩm của Công ty CP Thiên Sinh.
Kho bảo quản sản phẩm của Công ty CP Thiên Sinh.
Xuất xưởng sản phẩm phân bón hũu cơ KOMIX.
Xuất xưởng sản phẩm phân bón hũu cơ KOMIX.
Công ty CP Thiên Sinh tổ chức hội thảo hướng dẫn sử dụng phân bón cho nông dân trên mọi miền đất nước.
Hướng dẫn sử dụng phân bón cho bà con nông dân.
Hướng dẫn sử dụng phân bón cho bà con nông dân.
Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển, ông Phạm Ngọc Sinh, Ủy viên Thường vụ Trung ương Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Sinh chia sẻ: “26 năm qua, Công ty chúng tôi giữ vững mục tiêu tạo ra sản phẩm kết hợp cân đối giữa phân bón hữu cơ và phân bón hóa học để vừa đem lại năng suất, sản lượng cao, vừa đảm bảo chất lượng nông sản và môi trường bền vững, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Chúng tôi duy trì chất lượng sản phẩm cao, ổn định, liên tục cải tiến công nghệ, áp dụng các thành tựu khoa học mới nhất vào sản xuất và luôn xem mình là người bạn xứng đáng và tin cậy của người nông dân trong và ngoài nước. Thiên Sinh cam kết tiếp tục tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với môi trường, có trách nhiệm với cộng đồng và phát triển không ngừng để trở thành một tập đoàn đa quốc gia mạnh trong 50 năm tới”./.
Bài: Vân Quý – Ảnh: Nguyễn Luân
Phân Bón Cho Hoa Lan Tốt Nhất?
Phân bón cho lan tốt nhất? – Đây luôn là câu hỏi được rất nhiều người luôn thắc mắc và rất phân vân khi trồng và chăm sóc cho phong lan. Để xác định được một loại phân bón nào đó tốt cho lan, chúng ta cần xem xét nhiều yếu tố chứ không chỉ riêng một yếu tố nào đó mà có thể kết luận được – đây là loại phân tốt cho lan.
Bài viết hôm nay, mình xin được ra một vài điểm theo ý kiến cá nhân và theo quan điểm của rất nhiều người chơi phong lan lâu năm. Bài viết này xoay quanh vấn đề ” Phân bón cho lan tốt nhất là loại nào? “. Bây giờ mình đi vào vấn đề chính.
Phân bón lan là gì?
Câu hỏi hơi đơn giản nhưng mình cần phải nêu rõ. “Phân bón lan” là loại phân bón được sản xuất chuyên dùng cho tất cả các loại phong lan. Ở đây, mình dùng chữ “chuyên dùng” vì thành phần dinh dưỡng, cũng như tỉ lệ các chất dinh dưỡng có trong sản phẩm rất thích hợp cho nhu cầu của lan.
Ai cũng biết, Phong lan có bộ rễ đặc biệt có khả năng hấp thụ nước qua độ ẩm không khí, bộ rễ này cực kì nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài. Vì thế cho nên, một loại phân bón không được sản xuất đúng hàm lượng và các chất bổ trợ cho lan sẽ rất khó để thích hợp cho phong lan sử dụng để nuôi dưỡng cây.
Thuật ngữ “Phân tan chậm”, cũng từ đây mà có được. Chính vì bộ rễ nhạy cảm nên Lan cần nhu cầu dinh dưỡng ” từ từ” -” đều đặn” và ” chậm rãi“. Phân tan chậm hầu như được dùng hết cho phong lan. Trong đó, có một vài loại phân chuồng cũng dùng để bón cho lan như: Phân dê bón lan, phân trùn quế cho lan,…
Phân bón cho lan có mấy loại?
Nếu hỏi rằng phân bón cho lan có mấy loại thì có nhiều cách để phân loại cho phân bón chuyên cho lan lắm. Cụ thể, một vài cách chia các loại phân bón cho lan như sau:
Chia theo khả năng cung cấp dinh dưỡng: Phân NPK, Phân bón trung vi lượng, Vitamin,..
Chia theo tính tan và bổ sung dinh dưỡng: Phân tan chậm, Phân bón tan chậm có kiểm soát, …
Chia theo vị trí bón của phân bón cho lan: Phân bón lá, Phân bón gốc,..
Chia theo mục đích sử dụng: Phân bón kích rễ, phân bón kích mầm – chồi, phân bón kích hoa – dưỡng hoa,..
Và còn rất và rất nhiều cách chia các loại phân bón lan khác nhau nữa. Bạn có thể tìm hiểu trên mạng, rất nhiều người đã đề cập và nếu rất rõ từng khái niệm cụ thể.
Phân bón cho lan loại nào tốt nhất?
Bây giờ, mình đi thẳng vào vấn đề quan trọng nhất của bài viết này. Đó chính là phân bón cho lan tốt nhất là loại nào?. Bạn có thể thấy ở 02 mục trên mình nêu rõ, Để xác định được một loại phân bón tốt cho lan hay không chúng ta cần xét 05 yếu tố sau:
Phân bón đó có hàm lượng và tỉ lệ các chất dinh dưỡng ra sao?
Phân bón đó có chức năng và công dụng có phù hợp với nhu cầu hiện tại của phong lan không?
Phân bón đó được dùng với dạng nước – dạng bột và được dùng để phun qua lá hay tưới gốc?
Phân bón đó có tan chậm hay không?
Phân bón đó thuộc thương hiệu nào? Có đảm bảo chất lượng hay không?
Mình xét một ví dụ cụ thể cho bạn thấy. Phân bón thông minh tan chậm Rynan hiện đang bán chuyên cho phong lan có 03 loại chính bao gồm:
Rynan 200
Rynan 210
Rynan 220
Nếu bạn xem kĩ thành phần sẽ thấy, 03 loại phân rynan này có tỉ lệ NPK khác nhau hoàn toàn, cụ thể tỉ lệ NPK đi kèm với chức năng và thời gian sử dụng trong chu kì sinh trưởng của lan cũng khác nhau.
Phân bón rynan 200, có tỉ lệ NPK lần lượt là 31-8-8. Với tỉ lệ Nito vượt trội so với 02 thành phần còn lại nên phân tan chậm Rynan 200 được dùng chuyên cho phong lan ở giai đoạn cây con, tức là sự kích thích sinh trưởng và phát triển đồng đều hơn.
Phân bón rynan 210, tỉ lệ NPK là 22-10-10, so với rynan 200 thì Rynan 210 tỉ lệ 03 chỉ số NPK gần nhau hơn và sự chênh lệch không quá lớn. Rynan 210 chính xác được dùng chuyên cho phong lan ở giai đoạn trưởng thành cho đến khi trước giai đoạn phong lan ra hoa.
Phân bón rynan 230, tỉ lệ NPK là 12-12-20. Sự khác biệt ở đây là lân (P) và Kali (K) chiếm tỉ lệ cao so với rynan 200 và rynan 210. Công dụng chính nhất của phân ta chậm Rynan 220 là kích thích ra hoa, giúp phong lan trổ đều và dưỡng hoa cho lan tốt.
Từ ví dụ trên cho thấy, Một loại phân bón cho lan được gọi là tốt thì phải “phù hợp” cho phong lan. Chữ “phù hợp” này được chỉ cho sự phù hợp về tỉ lệ dinh dưỡng, phù hợp vào mục đích sử dụng, phù hợp cho chính loại phong lan bạn đang trồng, phù hợp cho cách bón của bạn cho lan.
Có một điều mình muốn nói với các bạn. Một loại phân bón lan có thể phù hợp với bạn, nhưng với người khác nó lại không phù hợp? Bạn có biết vì sao không? Đó chính là các yếu tố ngoại cảnh và sự tương thích của phân bón với phong lan. Cái này, tùy vào kinh nghiệm sử dung cũng như nắm rõ được nhu cầu thực sự của lan mới sử dụng một loại phân bón tốt được.
Cách bón phân cho lan đúng cách như thế nào?
Mục trên mình cũng đã nói rõ phần quan trọng nhất của bài này rồi. Tuy nhiên, mình muốn nêu thêm 01 điểm này nữa vì nó thật sự quan trọng để có thể nói lên một loại phân bón nào đó tốt cho lan. – Đó là cách bón phân cho lan.
Một phân bón cho lan dù tốt và thích hợp cho lan cỡ nào đi nữa mà bón sai cách thì cũng chẳng có tác dụng gì? Một vài trường hợp còn làm phong lan không phát triển và dễ nhiễm nấm bệnh hơn.
Cách bón phân cho lan đúng cách thì tuỳ vào từng loại phân bón khác nhau sẽ khác nhau. Mình sẽ lấy ví dụ về phân dê bón lan để nêu rõ cho bạn dễ hiểu:
Phân dê để bón được cho lan buộc phải xử lý kĩ mầm bệnh – Có thể xử lý bằng nấm tricoderma hoặc xử lý bằng vôi.
Phân dê phải được phơi khô, có viên tròn và nên chọn phân dê không bị vỡ vụn
Phân dê có thể bỏ vào túi phân tan chậm hoặc không.
Phân dê nếu không xử lý bằng trichoderma hay vôi thì sẽ còn mầm bệnh, hạt cỏ. Nếu bón cho lan chắc chắn sẽ làm vi sinh vật có hại phát triển, lây nhiễm mầm bệnh sang cho phong lan.
Phân dê nếu không phơi khô và bị vụn, rất dễ thu hút côn trùng và khả năng tan rất nhanh. Làm bộ rễ lan bị đen, hỏng và không hút được dinh dưỡng.
Phân dê có thể được bỏ vào túi tan chậm để kết hợp với các loại phân khác bón cho lan, hoặc đơn giản là dễ để đặt lên các giò lan được trồng trên lũa hay các loại dớn bảng trồng lan.
Nên
Bón phân dê dạng viên tròn, không bị vụn sẽ tan chậm hơn và cung cấp dinh dưỡng từ từ cho lan.
Bỏ vào túi tan chậm, để đặt lên chậu trồng lan và nên đặt cách gốc lan ít nhất 5 cm.
Nên bón xa rễ tơ, các rễ mới phát triển để tránh làm đen rễ, hỏng rễ phong lan.
Không nên
Bón phân dê bị ướt vì rất dễ thu hút các loại côn trùng gây hại cho lan.
Bón phân dê chưa xử lý vì còn mầm bệnh và hạt cỏ, không tốt cho lan.
Rãi quá nhiều lên chậu trồng lan sẽ làm ngộp rễ phong lan và gây ngộ độc dinh dưỡng cho lan.
Bón phân dê sát gốc phong lan sẽ làm bệnh ở rễ phát triển mạnh.
Từ các vấn đề trên, để biết được Phân bón lan nào tốt? Thì chỉ có tìm hiểu kĩ từng thành phần của phân bón, bón loại phân thích hợp nhu cầu lúc đó của phong lan và lựa chọn thương hiệu uy tín và đặc biệt là nên chọn nơi cung cấp cấp (bán) phân bón lan chất lượng.
Mua phân bón cho lan ở đâu tại TPHCM?
Hiện có rất nhiều nhà bán hàng cả offline và online đang bán các loại phân bón cho lan. Bạn có thể liên hệ theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nhằm giúp bạn lựa chọn loại phân bón cho lan thích hợp – chất lượng và giá tốt nhất.
Cửa Hàng Xanh Bất Tận – Phân Bón Và Dụng Cụ Làm Vườn
Hotline: 0972158146 – 0932657564 (Zalo)
Website: chúng tôi
Địa chỉ: 74/39A Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, TPHCM.
Shop gửi hàng ship COD toàn quốc – Nhận hàng – kiểm tra hàng và thanh toán dễ dàng.
Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Cà Phê Tốt Nhất.
Để giúp cây cà phê đạt năng suất cao hơn bà con nên để ý tới cách bón phân và thời điểm bón thích hợp tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Đặc biệt là cho năng suất cao nhất.
Để cây có thể hấp thụ tối đa lượng phân bón bà con cần xác định được liều lượng và số lần bón thích hợp để cây cà phê được sinh trưởng và phát triển, bà con cũng cần phải ý đến kỹ thuật bón phân như thế nào Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng cây cà phê cũng cần có cách bón khác nhau thì khi đó hiệu suất phân bón mới đạt được hiệu quả cao nhất.
Bón phân thúc cho cà phê
Phân vô cơ:
Tuổi cây Lượng phân nguyên chất/ha/Năm Phân đơn/ha/Năm
(Đạm)N (Lân)P2O5 (Kali)K2O Urê Super Lân Kali(KCl)
Năm 1 180 100 100 400 600 165
Năm 2 250 160 250 550 1000 400
Năm 3 KD 500 330 600 1100 2000 1000
Vì sao lại có lượng chia ra như trên bởi vì: 1kg Urê = 0,46kg N(Đạm) 1kg Super Lân = 0.20kg P2O5(Lân) có thể 0,16kg P2O5hh 1kg Kali(KCl) = 0,61kg K2O(Kali)
Tương đương với lượng NPK cà phê cần là: Năm 1: 380Kg/Năm Năm 2: 660Kg/Năm Năm 3 : 1.430Kg/Năm
Phân hữu cơ
Mỗi năm bón cho cà phê 1 lần phân hữu cơ sau khi thu hoạch (nếu là phân chuồng thì phải xử lý, ủ hoai để tránh bệnh tật). Liều lượng 5-10kg/cây kết hợp với phân lân và phân vô cơ bón lần cuối cùng trong năm (tháng 11-12). Cách bón: Đào rãnh sâu 20cm, rộng 20cm xung quanh mép tán, rải đều phân hữu cơ và các tàn dư thực vật xung quanh, sau đó lấp lại.
Bón phân cho Cà phê trong năm đầu trồng mới.
Cách bón: Đầu tiên cần đào một rãnh nhỏ cách gốc từ 15 đến 20 cm sau đó bón hỗn hợp phân đã trộn hoặc phân NPK vào rãnh sâu từ 3 đến 5 cm, lấp đất lại và tưới nước vừa đủ để phân tan vào đất(Ps: Nói thì nói thế thôi làm ít làm thế được chứ làm nhiều ai làm như hướng dẫn được chết luôn hehe chủ yếu căn thời tiết rồi bón đều quanh gốc nếu không mưa thì tiếc phân mới đi lấp thôi đúng không).
Đối với năm đầu tiên chúng ta nên chia làm nhiều lần để bón phân. Có thể bón 6 lần/năm vào tháng 1-2, 3-4 bón chủ yếu là đạm có thể kết hợp thêm Lân, tháng 5-6, 7-8, 9-10 bón Đạm và kali tuy nhiên lượng Kali phải ít hơn Đạm để tránh hiện tượng cây bị đứng và vàng lá, Tháng 11-12 Lần bón phân cuối cùng trong năm cần kết hợp với phân chuồng và phân lân để bón. Trước khi bón phân cần làm cỏ sạch, trộn các loại phân với nhau, rải đều xung quanh tán lá và lấp lại bằng lớp đất mặt để tránh bốc hơi hoặc phân bị rửa trôi khi gặp mưa.
Riêng năm trồng mới, sau khi trồng 1-2 tháng, bón 40 – 50g phân Urê và 40 – 50g phân kali cho một hố(khoảng tháng 5-6 trong năm) để cây pháp triển cứng cáp.
Chúng ta có thể bón thúc bằng NPK 30-9-9 + TE. Nhớ bón thêm Zn, Mg, Mn, Cu, Fe…. vì trong đất hiện nay luôn thiếu các nguyên tố Trung vi lượng cần thiết cho cây cà phê
Bón phân năm thứ 2.
Tùy vào khả năng sinh trưởng và địa hình của cây cà phê bà con nên tạo bồn để dễ dàng tưới nước và bón phân hợp lý. Đối với phân vô cơ cần rải phân vào hố theo đường tròn hoặc hai bên mép bồn.
Bón phân hữu cơ.
Bà con có thể tạo rãnh hai bên mép tán cà phê. Để bón phân hữu cơ tránh làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây(phân chuồng cần ủ hoai để tránh bị kiến, bệnh tật tấn công) giúp cây có thời gian chuyển hóa các chất dinh dưỡng, vi sinh vật có ích cải thiện độ phì sang cho đất. Kích thước của rãnh thường có độ sâu từ 30- 40 cm, chiều rộng khoảng 30 cm và có chiều dài từ 1- 1,5 m theo chiều rộng của tán.
Phân vô cơ
Cũng tương tự như năm thứ nhất tuy nhiên tới năm thứ 2 cây cần lượng phân lớn hơn đặc biệt là Đạm và Kali, tháng 5-6 cần bón lượng Đạm lớn để cây phát triển vì vậy trong những lần bón vào tháng 7-8, 9-10 cần bổ sung thêm Kali nhất là tháng 9-10.
Bón thêm Zn, Mg, Mn, Cu, Fe, Bo….=150kg/ha/năm hoặc dùng NPK 30-9-9 + TE để bón thúc cho cà phê.
Bón phân cho cà phê kinh doanh
Đối với Cà phê kinh doanh cần lượng Kali rất lớn. Vì hầu hết trời gian trong năm cây đều mang theo quả mà quả thì cần lượng Kali để tổng hợp.
Hiện nay Cà phê tốt nhất nên bón 5 đợt phân/Năm và cách bỏ như sau:
Vẫn kết hợp Phân hữu cơ 1 năm 1 lần như giai đoạn cây con tuy nhiên số lượng lớn hơn tương đương khoảng 15kg phân chuồng/cây. và nên bón vào đầu năm để hữu cơ có thời gian phân hủy giúp cây có thời gian chuyển hóa các chất dinh dưỡng.
Phân vô cơ
Sau thu hoạch: Nên bón Vôi hoặc Lân vôi(Lân canxi) để cải tạo đất cân bằng độ pH sau 1 năm bón phân hóa học nếu như chúng ta ít áp dụng giải pháp hữu cơ.
Mùa khô: Bà con bón phân URE + SA trong khi tưới(tháng 1-4) để cây phục hồi có sức chịu đụng tới tháng 4. Vì sao bà con nên bón thêm SA bởi vì trong SA có 24% Lưu Huỳnh giúp cây phân hóa mầm hoa và quá trình ra hoa đậu quả tốt hơn. Hoặc bà con bón NPK thông số 20-5-6+TE, 22-5-5+TE… khoảng 200-300kg/ha.
Giữa mùa mưa: Bà con nên bón phân NPK 20-20-15+TE, 15-15-15+TE, 16-16-16+TE… và cũng bón 300-500kg/ha. Nên bón 2 lần các thông số này.
Cuối mùa mưa: Bà con nên bón các loại NPK có thông số Kali cao bởi vì đây là giai đoạn vào nhân của hạt Cà phê. Nó quyết định chất lượng hạt cà phê để tránh khi làm cà phê bị rụng, xay ra nhân bị hao. Các thông số NPK nên dùng là 17-7-17+TE, 18-8-18+TE, 17-7-21+TE…
Bà con nên tuân thủ theo quy trình để đạt năng suất cao nhất vào đỡ hao hụt nhất.
Để nâng cao hiệu quả bón phân.
Bà con nên tận dụng các chất hữu cơ có trong vườn để vùi lại cho đất nhằm tăng thêm chất hữu cơ cho đất như phát cỏ, phun thuốc phân hủy cành lá sau thu hoạch.
Trồng thêm các loại cây trồng chắn gió, cây che bóng lâu dài để tạo tiểu khí hậu tốt nhất. Trồng xen các cây họ đậu để cải thiện đất.
Trước khi bón phân cần chú ý tạo hình, tỉa cành vô hiệu, cắt bỏ những chồi vượt để chỉ để lại những cành hữu hiệu tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
Chú ý lấp đất sau khi bón để tránh phân bị bốc hơi(nếu trời không mưa).
Đối với phân bón lá cần phun đúng nồng độ và chú ý phun kỹ mặt dưới lá, cần phun khi vườn cây ở trạng thái đủ ẩm, không phun khi trời nắng gắt sẽ làm phân bốc hơi hết.
Chúc bà con nhà nông gặp mùa bội thu!
Gocnongnghiep.com
Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Mía Và Loại Phân Bón Mía Tốt Nhất?
Tìm hiểu về kỹ thuật bón phân cho cây mía sẽ giúp cho người nông dân biết được lượng phân, thời điểm bón phân cũng như loại phân phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây mía. Và đây chính là bí quyết quan trọng mang đến năng suất cao cho bà con trong quá trình trồng mía.
– Vôi: Chúng ta cần phải cung cấp với trọng lượng từ 0.8 đến 1.5 tấn.
– Phân hóa học: Lúc này thì tùy theo loại đất cũng như tùy theo điều kiện canh tác ở mỗi vùng mà người nông dân cần phải điều chỉnh lượng phân phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn phải tuân thủ liều lượng trung bình về cách bón phân cho cây mía như là:
1. Nếu là xám cát và đất xám bạc màu:
Đồng thời thì người dân cũng cần phải tuân thủ theo quy trình bón phân đạt chuẩn như sau:
– Cần phải bón lót cho mỗi ha từ khoảng 1 đến 1.5 tấn vôi bột trước khi làm đất và 20 đến 30 tấn phân hữu cơ khi trồng nếu đó là mía tơ.
– Cần phải bón từ 20 đến 30 tấn phân hữu cơ/ha và bón vào rãnh sát hàng mía rồi vùi phân lại nếu đó là mía gốc.
– Bón lót vào rãnh cây mía sau khi trồng đối với mía tơ.
– Bón ngay sau khi đốn với mía gốc có tưới.
– Nên bón thúc lần 1 khi kết thúc đợt nảy mầm và cây mía bắt đầu đẻ nhánh tức là vào khoảng từ 30 đến 40 ngày sau khi trồng ở dòng mía tơ và từ 35 đến 40 ngày đối với dòng mía gốc.
– Trường hợp mía trồng vụ 2 thông thường lúc này sẽ là cuối mùa mưa thì chúng ta cần phải bón thúc lần 1 vào đầu mùa mưa năm sau và bón thúc lần 2 cách lần 1 từ 35 đến 40 ngày.
Với câu hỏi bón phân gì cho cây mía thì chúng ta có thể dùng những loại phân như là NPK Phượng Hoàng 20.20.15+TE, NPK Amino 16-16-8-6S+TE hoặc NPK Amino 20.15.7+TE cho giai đoạn bón lót và thúc đẻ nhánh, NPK Amino 15-5-20+TE hoặc NPK Amino 16-7-18+TE cho giai đoạn thúc vươn lóng…
Đây đều là những loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghệ bọc áo Nano, cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cực kỳ cao và có công dụng quan trọng trong việc kích thích để rễ phát triển nhanh, mạnh và dài, đồng thời còn giúp cây nảy chồi mạnh, ra lá nhanh, tăng trưởng tốt hơn. Từ đó giúp tăng trưởng năng suất cho cây mía để giúp bà con có được vụ mùa tốt nhất.
Và theo như thống kê thì đây chính là những loại phân được rất nhiều bà con áp dụng và đều cảm thấy hài lòng bởi hiệu quả mà nó mang đến, bởi việc sử dụng phân bón ứng dụng công nghệ nano vào sản phẩm mang đến nhiều những ưu điểm vượt trội như là:
– Tăng độ xanh và bền màu của cây, giúp cây đâm chồi đẻ nhánh khỏe hơn.
– Tránh tình trạng thất thoát lượng phân NPK ra bên ngoài.
– Có thể giảm đến từ 20 đến 30% lượng phân bón hóa học do đó giảm thiểu chi phí nông dược hiệu quả.
– Kích thích tăng năng suất cây mía từ 10 đến 20%.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Bón Tốt Nhất Cho Nhà Nông trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!