Đề Xuất 6/2023 # Phân Bón Qua Lá N.p.k Mekong Garden 33 # Top 10 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Phân Bón Qua Lá N.p.k Mekong Garden 33 # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Bón Qua Lá N.p.k Mekong Garden 33 mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giới thiệu Phân bón qua lá N.P.K Mekong Garden 33 – 11 – 11+TE Acid Plus Đâm Chồi, Nẩy Tượt (hủ 500gr)

Thành phần (%): NPK: 33.11.11 Các chất trung vi lượng cần thiết cho quá trình đâm chồi, nảy tượt, phát triển thân lá. Công dụng: Sử dụng tốt cho giai đoạn cây non, sau thu hoạch, giúp cây đâm chồi, đẻ nhánh nhanh, khoẻ, kháng được sâu bệnh, giúp cây đạt năng suất cao. Cải tạo đất, hạ phèn, tăng sức đề kháng. Sau thu hoach giúp cây đâm chồi nãy tược nhanh, tăng khả năng kháng được sâu bệnh, Chuẩn bị cho cây dật năng suất cao. Hướng dẫn sử dụng: pha 10gr/8 lít nước phun ướt đều cho cây, định kỳ 7-10 ngày 1 lần.

Thành phần (%): NPK: 33.11.11 Các chất trung vi lượng cần thiết cho quá trình đâm chồi, nảy tượt, phát triển thân lá. Công dụng: Sử dụng tốt cho giai đoạn cây non, sau thu hoạch, giúp cây đâm chồi, đẻ nhánh nhanh, khoẻ, kháng được sâu bệnh, giúp cây đạt năng suất cao. Cải tạo đất, hạ phèn, tăng sức đề kháng. Sau thu hoach giúp cây đâm chồi nãy tược nhanh, tăng khả năng kháng được sâu bệnh, Chuẩn bị cho cây dật năng suất cao. Hướng dẫn sử dụng: pha 10gr/8 lít nước phun ướt đều cho cây, định kỳ 7-10 ngày 1 lần.

Thành phần (%):NPK: 33.11.11Các chất trung vi lượng cần thiết cho quá trình đâm chồi, nảy tượt, phát triển thân lá.Công dụng:Sử dụng tốt cho giai đoạn cây non, sau thu hoạch, giúp cây đâm chồi, đẻ nhánh nhanh, khoẻ, kháng được sâu bệnh, giúp cây đạt năng suất cao.Cải tạo đất, hạ phèn, tăng sức đề kháng. Sau thu hoach giúp cây đâm chồi nãy tược nhanh, tăng khả năng kháng được sâu bệnh, Chuẩn bị cho cây dật năng suất cao.Hướng dẫn sử dụng: pha 10gr/8 lít nước phun ướt đều cho cây, định kỳ 7-10 ngày 1 lần.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …..

Chế Phẩm Phân Bón Lá K

Chế phẩm phân bón lá K-H: “Thần dược” cứu sống cây trồng bị úng, héo

Đây là công trình khoa học “Nghiên cứu khắc phục, giảm thiểu thiên tai cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam bằng phân bón lá hữu cơ sinh học” do tập thể các nhà khoa học thuộc Công ty cổ phần Thanh Hà phối hợp với Viện khoa học công nghệ Việt Nam, Viện thổ nhưỡng nông hóa (Bộ Nông thôn ngày nay) hợp tác nghiên cứu và sản xuất.

Công trình này mới đây đã được Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam trao giải nhất Giải sáng tạo khoa học công nghệ (VIFOTEC) năm 2005 trong lĩnh vực sinh học phục vụ sản xuất và đời sống.

Ngoài cây lúa, cho đến nay, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm chế phẩm K-H trên nhiều loại cây trồng khác nhau như ngô, đậu tương, lạc… để xử lý các loại bệnh khác nhau. Đến nay, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩm với nguồn nguyên liệu chủ yếu lấy từ trong nước.

Tuy được bắt đầu nghiên cứu từ năm 1999, nhưng phải sau cơn bão số 7 vào tháng 8-2005 gây thiệt hại nặng cho một số tỉnh phía bắc, chế phẩm K-H mới được nhiều người dân biết đến. Hàng trăm ha lúa màu tưởng như mất trắng sau cơn bão đã được cứu sống nhờ sử dụng chế phẩm này.

Ngay sau cơn bão, các nhà khoa học đã lập tức sử dụng phân bón để phun cho lúa bị ngập nước mặn và ngập lụt ở xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng và lúa bị nhiễm phèn ở xã Nam Cường, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Thật bất ngờ, chỉ 10 ngày sau khi sử dụng chế phẩm K-H, toàn bộ diện tích lúa bị úng ngập, nhiễm mặn đã xanh tốt trở lại trước sự ngạc nhiên của bà con nông dân.

Trước khi xử lý bằng chế phẩm K-H, nhiều ruộng lúa ở Nam Cường đã xuất hiện tình trạng lá lúa bị đỏ, rễ đen, cây kém phát triển. Sau khi được hướng dẫn, bà con nông dân đã tiến hành phun thử nghiệm chế phẩm hai lần; lần 1 sau khi cấy 25-30 ngày, phun 6 gói/sào (mỗi gói khoảng trên 2.000 đồng), chia làm 3 bình 10 lít nước và phun ướt đều trên mặt lá; lần 2, chỉ phun 4 gói/sào và lúa đã xanh tốt trở lại, năng suất cũng đạt ở mức trung bình. Chỉ với chi phí xử lý 30.000-40.000 đồng/sào, chế phẩm sinh học K-H đã cứu sống được hàng nghìn ha lúa và hoa màu từ chỗ mất trắng hay thất thu đã cho thu hoạch với năng suất gần tương đương so với những ruộng lúa bình thường khác.

Không chỉ xử lý được các ruộng lúa bị nhiễm chua phèn hay ngập mặn, các nhà khoa học còn dùng chế phẩm K-H để xử lý cho gần 100 ha lúa bị khô héo do khói lò gạch ở xã Phú Thành, huyện Kim Thành (Hải Dương). Trước khi dùng chế phẩm K-H để xử lý, những diện tích lúa trên tưởng như bị mất trắng do lúa khô héo, không phát triển được. Vậy mà chỉ sau một thời gian phun, cây lúa đã phát triển trở lại và cho năng suất tới 180 kg/sào.

Thực ra, chế phẩm phân bón lá hữu cơ sinh học K-H là một loại phân bón đa vi lượng, trung vi lượng, siêu vi lượng và các thành phần hữu cơ, cùng các hoạt chất sinh học chuyên dùng để “điều trị” các ruộng lúa và hoa màu bị nhiễm mặn, chua phèn, ngập lụt do thiên tai…

Thông thường khi các ruộng lúa bị ngập mặn hay nhiễm chua phèn, bà con nông dân thường sử dụng các biện pháp: dùng vôi bột để thau chua, rửa mặn hay dùng phản ứng hóa học… để xử lý. Cả hai phương pháp trên đều có rất nhiều hạn chế, phương pháp thau bằng vôi chỉ thực hiện được ở những ruộng có kênh mương thuận lợi, còn biện pháp phản ứng hóa học lại có giá thành chi phí rất cao. Chính vì thế, sau nhiều lần nghiên cứu, các nhà khoa học đã thống nhất, cần dùng phương pháp trao đổi i-on để khử muối.

GS Vũ Tuyên Hoàng – Chủ tịch Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam – đã nhận xét: Chất này đã được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phối hợp các chất hữu cơ, sinh học và các thành phần khoáng có tỷ lệ rất phù hợp với nhu cầu của từng loại cây trồng, cân bằng sinh học để phát triển hài hòa, cân đối, vượt qua các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.

Công trình khoa học trên đang được các nhà khoa học và người nông dân đánh giá cao. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong việc ứng dụng rộng rãi các loại chế phẩm sinh học nói trên vào thực tế sản xuất là do không có đủ kinh phí đầu tư sản xuất. Chính vì vậy, công trình cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, các nhà khoa học cam kết sẽ sẵn sàng sản xuất ra một lượng lớn chế phẩm để phục vụ cho bà con nông dân, tại tất cả các vùng đất canh tác khác nhau.

Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam; nhandan. org.vn   12/5/2006

Bón Phân Qua Lá Phần 2

Hôm nay, ngọc điểm tết sẽ tiếp tục chia sẻ đến các bạn cách bón phân qua lá. Trong các điều kiện khi sự hấp thụ dinh dưỡng qua bộ rễ và chuyển dịch chúng bên trong cây không thể thực hiện hoặc bị hạn chế, phương pháp bón phân qua lá có thể là một giải pháp. 3. Tại sao xử dụng phương pháp BPQL

Trong phần này, những sự kiện chính dẫn đến tình trạng hạn chế hấp thu dinh dưỡng từ bộ rễ và chuyển vận chúng bên trong cây được đề cập, và những giải pháp để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng cũng sẽ được trình bày. Đó là cách trả lời cho những câu hỏi “Tại sao”, “Khi nào” thì áp dụng BPQL.

Rễ bị tổn thương

Do bị bệnh (tuyến trùng chẳng hạn).

Tổn thương cơ học (do xới xáo khi chăm bón làm đứt rễ).

Những điều kiện của đất không hữu hảo cho bộ rễ hấp thu dinh dưỡng

Chất dinh dưỡng bị bất động hoá do các vi sinh vật.

Bị cố định do môi trường đất và các chất hữu cơ.

Sự nhiễm mặn (độ EC quá cao sẽ giới hạn khả năng hấp thụ nước của rễ cây).

Sự bất động liên hệ tới độ pH (sự oxy hoá gây ra cho các kim loại ở độ pH cao hoặc sự bất động của Mo ở pH thấp).

Sự bất cân đối dinh dưỡng trong đất (sự đối kháng giữa các ion như K và Ca).

Thiếu oxy (đất quá ướt).

Sự hoạt động của rễ thấp (nhiệt độ thấp quanh vùng rễ trong thời kỳ ra hoa và đậu trái).

Thiếu nước để các chất dinh dưỡng ngấm vào (quá khô).

Bón phân qua lá cũng có thể được chỉ định khi nhu cầu tập trung dinh dưỡng vào các vị trí chuyên biệt bên trong cây vượt quá khả năng phối trí dinh dưỡng bên trong cây.

Khả năng cơ động các nguyên tố bên trong cây cũng có thể bị hạn chế nếu hoa phát triển trước lá và do đó dẫn đến tình trạng hạn chế sự chuyển dịch dinh dưỡng trong các mô mao dẫn.

Trong các thời kỳ hạn hán hoặc ẩm độ không khí cao cũng có thể hạn chế sự chuyển vận trong các mạch mao dẫn và ngăn cản sự phân phối các dưỡng chất bất động bởi các mô libe.

Trong các điều kiện này khi sự hấp thụ dinh dưỡng qua bộ rễ và chuyển dịch chúng bên trong cây không thể thực hiện hoặc bị hạn chế, phương pháp bón phân qua lá có thể là một giải pháp.

– Áp dụng phương pháp BPQL Những lý do chính cho việc áp dụng BPQL gồm có:

Hiệu chỉnh hiện tượng thiếu dinh dưỡng

BPQL có thể nhanh chóng hiệu chỉnh hiện tượng thiếu dinh dưỡng vì phân bón được phun ngay vào chỗ đang thiếu. Thí dụ hiện tượng thiếu sắt có thể xảy ra khi cây trồng trên nền đất sét (độ pH cao). Phun hợp chất Fe-chelate (Fe-EDTA) có thể giải quyết vấn đề.

Ngăn ngừa hiện tượng thiếu dinh dưỡng: Khi phân bón xuống đất không phát huy được hiệu quả đối với một vài nguyên tố nào đó, thí dụ Mn trong vùng đất có độ pH cao, áp dụng PBQL (với Mn) có thể ngăn ngừa được hiện tượng thiếu Mn.

Thay thế hoặc bổ sung cho phương pháp bón phân qua rễ

Việc bón phân qua lá có thể phần nào thay thế phân bón qua rễ nhưng không bao giờ có thể thay thế hoàn toàn được. BPQL giúp duy trì sự phát triển và mạnh khỏe của cây trồng và làm gia tăng chất lượng của nông sản vì có thể áp dụng đúng lúc và đúng nơi, hoàn toàn độc lập với các điều kiện về đất đai và nhất là khả năng tác động nhanh của nó.

Sự gia tăng năng suất ngoài mong đợi sau khi áp dụng BPQL là do sự liên hợp dẫn đến hậu qủa gia tăng sự hấp thu dinh dưỡng từ bộ rễ. Sự gia tăng này là do việc BPQL đã tạo nên sự cân bằng các chất dinh dưỡng bị thiếu mà đó lại là yếu tố giới hạn sự quang hợp và sự sản xuất sinh học (Baier và Baierova, 1999). Những nhà nghiên cứu này đã thử phun qua lá một lượng 2.69kg N/ha và 0.96kg Mg/ha trên cây bắp và thấy rằng khả năng hấp thu gia tăng theo thứ tự là 55 kg N/ha và 6Kg Mg/ha so với đối chứng.

Gia tăng khả năng chống chịu sự phá hoại của sâu bọ và bệnh

Điều này dễ hiểu vì một cây trồng khỏe mạnh thì ít mẫn cảm với các loài sâu bọ và các loại bịnh hơn.

Một công thức phân bón kết hợp giữa P và K (PK 50-30 và chất phụ gia) đã được khám phá là có các tác dụng làm cho cây cứng cáp và khỏe mạnh hơn, giúp cho cây trồng tạo được khả năng chống lại sự phá hoại của loài nấm mốc sương trên cây bông hồng, cây cà tím và cà chua.

Gia tăng khả năng chống lại tuyết lạnh

BPQL có thể làm gia tăng sự tập trung các muối khoáng vào bên trong tế bào, làm hạ điểm đông của tế bào chất.

Các nông gia trồng cây ăn trái ở Bỉ thường lấy lá để phân tích dinh dưỡng hai lần mỗi năm:

Khi kết thúc đợt nở hoa, lấy lá vào tháng 5 để phân tích N, P, K, Ca, Mg.

Cuối mùa của những mầm đầu năm khi lá đã phát triển trưởng thành, lấy lá để phân tích N, P, K Ca, Mg, Fe, Mn, Zn, Cu.

Hoàn thành kết quả của cả hai lần phân tích và đưa ra quy trình phân bón cho từng trường hợp cá thể vào cuối tháng 10.

5. Những đặc điểm của một sản phẩm PBQL tốt

Một sản phẩm PBQL tốt phải có các đặc tính sau:

Tan hoàn toàn trong nước.

Độ tinh khiết cao, không chứa các hợp chất độc.

Hàm lượng ammonia và sulphate thấp.

Không chứa Clor.

Khả năng kết tinh dạng kim cương trong ure thấp dưới 0.35%.

Các kim loại dưới dạng chelate.

Hàm lượng các gốc muối thấp.

Có thể dùng chung với thuốc BVTV.

Nhãn mác phải ghi rõ ràng hàm lượng các chất kết thành.

Ngoài ra, hướng dẫn sử dụng phải ghi rõ ràng trên nhãn về các vấn đề:

Liều lượng sử dụng (Kg hoặc lít/ha)

Số lần sử dụng.

Thời kỳ sử dụng trong chu kỳ sinh trưởng của cây trồng.

Những hạn chế khi sử dụng (nhiệt độ cao, không dùng ban ngày, cách pha chế…).

Địa chỉ liên lạc nếu muốn biết thêm thông tin.

Ni tơ

Áp dụng trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng để gia tăng hàm lượng N trong lá cây và các phần khác của cây.

Ure hoạt động như một chất kích hoạt. Lớp cutin bao phủ bề mặt lá sẽ phồng lên sau khi ure được phun vào, điều này làm cho các loại PBQL khác xâm nhập dễ dàng.

Nitrate hoạt động như chất khơi mào cho sự hình thành hoa (cây xoài)

Photpho

Hoạt động như dưỡng chất khởi đầu cho cây từ giai đoạn mới ươm, kích thích sự phát triển bộ rễ khi chuyển ra trồng.

Sử dụng trước khi ra hoa cho cây đâm chồi và ra hoa mạnh mẽ.

Trong giai đoạn hình thành trái sẽ giúp cho trái cứng rắn và kéo dài thời gian trưng bày sau thu hoạch.

Áp dụng sau thu hoạch đối với các mô hoạt động để bồi hoàn dinh dưỡng cho cây.

Kali

Áp dụng trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng để gia tăng sự cứng cáp của cây.

Áp dụng sau khi thu hoạch vào các mô năng động để bồi hoàn dinh dưỡng cho cây.

Chất phụ ích (làm ướt, kết dính, phân bố đều, chất phụ thấm …).

Chất kích thích và điều hoà tăng trưởng.

Acid Humic.

Các amino acid.

Chất kích thích sinh học.

Chất chiết xuất từ rong biển, tảo.

Chất thay thế các hợp chất chelate (phức hợp hoặc hữu cơ).

Dạng thức vật lý (tinh thể, huyền phù…).

Phân Bón Qua Lá Cho Cây Cảnh

Phân bón qua lá cho cây cảnh giúp lá mọc xanh tốt, kích thích rễ phát triển và nhanh nảy mầm, chồi. Chúng còn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để cây sinh trưởng khỏe mạnh.

Không chỉ các loại cây lương thực, rau màu, cây ăn quả hay cây công nghiệp mới cần đến phân bón lá mà cây cảnh cũng không ngoại lệ. Mỗi chậu cây cảnh cần xanh tốt, lá ra khỏe, hoa ra đều, sai bông đều cần được bổ sung phân đúng thời điểm, đúng lượng. Tuy nhiên, thị trường hiện nay có không ít các loại phân bón qua lá cho cây cảnh rất khó để người trồng lựa chọn. Đó là lý do qua bài viết này chúng tôi muốn tư vấn cho bạn cách chọn và sử dụng phân bón lá chất lượng cho cây cảnh.

Đặc điểm sinh trưởng và nhu cầu dinh dưỡng của cây cảnh

Trên thực tế, mỗi loại cây cảnh đều sẽ có đặc điểm sinh trưởng và nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt. Chúng ta có thể phân loại cây cảnh như sau:

Các loại cây cảnh nuôi thân và lá cần nhu cầu đạm cao để kích thích hình thành rễ ăn sâu, bám chắc, nảy mầm chồi lá nhiều cho cây xanh tốt, xum xuê

Các loại cây cảnh nuôi ra hoa cần nhu cầu đạm cao vào thời kỳ cây trưởng thành để ra đủ mầm, chồi, lá, thời kỳ cây ra nụ cần bổ sung thêm kali để hoa nở đều, dưỡng hoa lâu tàn

Các loại cây cảnh chủ yếu nuôi lá thì cần nhu cầu lân cao để dưỡng lá xanh, dày, bóng mượt

Do đó, tùy vào giống cây cảnh bạn trồng mà nhu cầu bổ sung dinh dưỡng sẽ khác nhau.

Thời điểm vàng nên bổ sung phân bón qua lá cho cây cảnh

Chắc hẳn ai cũng đều đã biết, cây cảnh là tên gọi chung của những loại cây kiểng được trồng để làm cảnh, thường trồng trong chậu. Do đó, môi trường đất trồng của chúng thường bị thu hẹp ở một kích thước nhất định, đôi khi không có đủ dinh dưỡng cung cấp cho cây.

Đợt 1: giai đoạn cây con sau khoảng 10 – 15 ngày trồng cần bổ sung dinh dưỡng kích thích cây hình thành rễ nhanh, phát triển mầm, thân lá mới. Lúc này, người trồng nên chọn loại phân bón lá chứa hàm lượng đạm cao ví dụ như phân bón lá siêu vọt đọt

Đợt 2: giai đoạn cây chuẩn bị ra nụ cần bổ sung dinh dưỡng giúp cây dưỡng sức, ra nụ nhiều, hạn chế rụng nụ non tăng tỷ lệ nở hoa. Thời điểm này, người trồng cây cảnh nên bổ sung các loại phân bón lá siêu lân

Đợt 3: giai đoạn cây nở hoa cần bổ sung dinh dưỡng giúp nuôi hoa bền màu, lâu tàn nên chọn phân bón lá chứa kali và các nguyên tố vi lượng cần thiết như đồng, kẽm, mangan,…

Đợt 4: sau mỗi lứa hoa cây cảnh cần được bổ sung phân bón lá để phục hồi lại sức chuẩn bị cho lứa hoa kế tiếp nở đồng đều

Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên theo dõi mức độ sinh trưởng và phát triển của cây cảnh để phát hiện sớm các dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng của cây. Ví dụ như khi cây xuất hiện tình trạng vàng lá, khô lá, sinh trưởng chậm, kém ra hoa,… cũng cần bổ sung phân bón lá kịp thời để cho hiệu quả nhanh chóng.

Giới thiệu một số loại phân bón lá cao cấp cho cây cảnh

Thành phần: lân dưới dạng P2O5, các nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, mangan, bo, sắt,…

Công dụng: Kích thích cây đẻ nhánh, nảy mầm mới, ra nụ và nở hoa đồng đều, tăng khả năng kháng bệnh và chống chịu thời tiết của cây

Hướng dẫn sử dụng: hòa tan với nước theo tỷ lệ thích hợp có trên bao bì phun trực tiếp lên cây vào thời kỳ cây bắt đầu hình thành rễ và thời kỳ ra nụ

Phân bón lá Grow More Orchid

Thành phần: Chứa hàm lượng đạm nito, lân P2O5 và kali dưới dạng K2O theo tỷ lệ 19%-31%-17%, các nguyên tố trung lượng và vi lượng

Công dụng: cân đối dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng, phát triển nhanh, kháng bệnh tốt, ra hoa đều

Hướng dẫn sử dụng: Pha theo tỷ lệ 2 – 3g với 1 lít nước phun trực tiếp cho cây cảnh định kỳ 7 – 10 ngày/ lần

Phân bón lá cao cấp Bio Rose Care

Thành phần: là bộ sản phẩm phân bón lá vi sinh cao cấp chứa đến 18 loại acid amin, vitamin và khoáng chất thiết yếu giành cho cây cảnh và hoa

Công dụng: kích thích cây ra mầm chồi mới, dưỡng lá to khỏe, sai nụ và dưỡng hoa bền

Hướng dẫn sử dụng: Pha loãng dung dịch với nước theo tỷ lệ đã hướng dẫn trên bao bì rồi phun trực tiếp lên tán cây

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Bón Qua Lá N.p.k Mekong Garden 33 trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!