Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Bón Hữu Cơ Trước Thách Thức Lớn Về Bản Quyền Và Công Nghệ Vi Sinh mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phân bón hữu cơ trước thách thức lớn về bản quyền và công nghệ vi sinh
Việc mảng phân bón hữu cơ bị lãng quên suốt thời gian dài đã tạo ra cho ngành nông nghiệp Việt Nam những thách thức lớn: Đất đai suy thoái, ngộ độc, nông dân nhiều nơi đã quên hẳn thói quen bón phân hữu cơ.
Thiếu quy chuẩn, tiêu chuẩn Các chuyên gia thổ nhưỡng nông hóa lo lắng, thách thức lớn nhất trong công cuộc vực dậy ngành hữu cơ chính là việc người nông dân đang dần mất đi tập quán sử dụng phân hữu cơ, thay vào đó bà con chỉ sử dụng phân bón vô cơ, đặc biệt là NPK bởi tác dụng nhanh, hiệu quả ngay trước mắt mà chưa chú ý đến tác hại lâu dài. Thói quen canh tác phân hóa học của nông dân và bản quyền chủng vi sinh vật là thách thức lớn với ngành phân bón hữu cơ Bên cạnh đó, tập quán chăn thả gia súc, gia cầm lấy phân dần mai một, trong khi công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ công nghiệp chưa bắt kịp nhu cầu khiến cung cầu ngày một cách xa hơn. Hiện tại, ngoại trừ một số cơ sở đầu tư công nghệ sản xuất phân hữu cơ tiên tiến, đồng bộ từ nhà máy tới men vi sinh thì đa phần các doanh nghiệp khác vẫn sử dụng dây chuyền thiết bị đơn giản, chỉ dừng lại ở việc sử dụng vi sinh vật phổ biến để ủ nguyên liệu hoặc bổ sung một số chất sinh học, chất điều hòa sinh trưởng cơ bản… dẫn đến hiệu suất, hiệu quả sử dụng thấp. Hơn nữa, ngoài Nghị định 108 ban hành tháng 9/2017, từ trước tới nay Việt Nam chưa có bất kỳ cơ chế, chính sách cụ thể nào về tín dụng, đất đai, thuế… khuyến khích sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ. Ngay cả Bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn để kiểm tra, giám sát chất lượng phân bón hữu cơ cũng chưa đầy đủ, thiếu các tiêu chuẩn về phương pháp thử đến từng loài, chủng vi sinh vật nên còn gặp nhiều khó khăn trong quản lý chất lượng và đăng ký lưu hành. Hiện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách nhằm sử dụng tối đa phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Mục tiêu của chính sách này phấn đấu tăng lượng phân bón hữu cơ sản xuất công nghiệp để sử dụng trong nước ít nhất là 3 triệu tấn/năm. Tăng tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ so với tổng số sản phẩm phân bón từ 5% hiện nay lên 10% trong thời gian tới. Khuyến khích, vận động để đảm bảo ít nhất 50% trong tổng số các đơn vị sản xuất phân bón cả nước cam kết đầu tư phát triển sản xuất phân bón hữu cơ, đặc biệt là các đơn vị sản xuất phân bón vô cơ lớn hiện nay. Thiếu chủng vi sinh vật có bản quyền Ông Phạm Anh Cường, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam chia sẻ, ngoài những khó khăn trên, theo quy định của Tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM), để được công nhận là nông sản hữu cơ, nguồn nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ không được sử dụng chất thải từ chăn nuôi công nghiệp, rác thải hữu cơ trong rác sinh hoạt và các nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ hóa thạch như than bùn, quặng phốt pho… Trong khi đó đây lại chính là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng để sản xuất phân hữu cơ tại Việt Nam. Về vướng mắc này, Cục BVTV cho biết, sắp tới sẽ kiến nghị Bộ NN-PTNT có buổi làm việc với IFOAM nhằm trao đổi thống nhất một số nội dung về phân bón hữu cơ. Song song đó, Cục BVTV cùng các chuyên gia, nhà khoa học sẽ sớm thống nhất xây dựng và ban hành quy trình, tiêu chí, chỉ tiêu, quy chuẩn sản xuất phân hữu cơ đối với từng nhóm nguyên liệu nhằm chứng minh tính hiệu quả, an toàn của sản phẩm với các tổ chức chứng nhận, giám định trong và ngoài nước. Theo TS Lê Văn Tri, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón sinh học Việt Nam, thách thức lớn nhất với ngành phân bón hữu cơ Việt Nam chính là bản quyền và công nghệ vi sinh. Trong số hàng trăm doanh nghiệp phân bón tại Việt Nam hiện nay, số lượng doanh nghiệp sử dụng các chủng vi sinh, chế phẩm sinh học có bản quyền chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong khi đó khác với ngành sản xuất phân vô cơ, với phân bón hữu cơ công nghệ vi sinh đóng vai trò quan trọng nhất. Dó đó, TS Lê Văn Tri khẳng định, nếu Việt Nam không đầu tư xây dựng được ngân hàng hay trung tâm lưu trữ các chủng men vi sinh vật có quy mô và tầm cỡ khu vực để cung cấp đại trà cho các doanh nghiệp, nhà máy thì tham vọng mở rộng ngành phân bón hữu cơ khó thành hiện thực chứ chưa nói tới việc xuất khẩu các sản phẩm nông sản hữu cơ ra thị trường thế giới, bởi đối tác nước ngoài họ đặc biệt coi trọng yếu tố bản quyền và sở hữu trí tuệ.
Cục trưởng Cục BVTV Hoàng Trung chia sẻ, trong năm 2018 Cục phấn đấu hoàn thiện cơ bản tiêu chuẩn, quy chuẩn về phân bón hữu cơ để phục vụ tốt nhất công tác quản lý nhà nước và xây dựng được ít nhất 3 phòng thử nghiệm kiểm chứng phân bón hữu cơ. Từ đó, Cục sẽ đề xuất Bộ NN-PTNT trình Chính phủ ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất phân hữu cơ.
Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học Vào Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh
Quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng được mở rộng mang lại nhiều giá trị gia tăng thì cũng làm cho chất thải của hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều gây ô nhiễm môi trường. Để nông nghiệp phát triển bền vững, điều tất yếu phải sử dụng các chế phẩm vi sinh xử lý các chất thải trong nông nghiệp thành phân bón hữu cơ, thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, khép kín, hỗ trợ lẫn nhau và bảo vệ môi trường sinh thái. Với mục tiêu này, Sở Khoa học và công nghệ (KH&CN) đã xây dựng và giao nhiệm vụ cho Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN Quảng Trị thực hiện dự án “Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý phế thải trong sản xuất nông nghiệp làm phân bón hữu cơ tại tỉnh Quảng Trị”.
Nhiều năm qua, việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật phổ biến trong sản xuất nông nghiệp đã gây ra nhiều hậu quả khôn lường như: Phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, chai cứng đất sản xuất, làm giảm chất lượng nông sản…
Hằng năm, lượng phế phụ phẩm trong trồng trọt và chất thải trong chăn nuôi trở thành nguồn rác thải rắn gây ô nhiễm môi trường khá trầm trọng ở vùng nông thôn. Rơm rạ, thân cây trồng sau khi thu hoạch người dân đốt ngay tại đồng ruộng vừa làm chai cứng đất, ô nhiễm khói bụi, vừa làm chết các vi sinh vật sống trong đất. Chất thải trong chăn nuôi vương vãi khắp nơi vừa ô nhiễm môi trường, vừa làm mất mỹ quan đường làng ngõ xóm, nhất là hiện nay đang xây dựng nông thôn mới. Ước tính bình quân mỗi năm với quy mô sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thì lượng phân gia súc khoảng 800 ngàn tấn, lượng rơm rạ khoảng 450 ngàn tấn, trong đó khoảng 50% số lượng được sử dụng để làm thức ăn cho cá, làm biogas, sản xuất nấm, làm thức ăn cho gia súc… còn lại thải ra môi trường hoặc nông dân đem đốt.
Hiện nay, tình hình sản xuất nông nghiệp đang dần trở lại hướng sản xuất theo phương pháp hữu cơ để thay thế phương pháp sản xuất vô cơ. Vì vậy, nhu cầu phân bón hữu cơ là rất lớn. Ước tính mỗi năm số lượng phân hữu cơ phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tối thiểu khoảng 1 triệu tấn. Trong khi đó lượng phân chuồng và phế phụ phẩm trong trồng trọt lại rất nhiều sẽ thành nguyên liệu đáp ứng tốt để xử lý thành phân hữu cơ bằng chế phẩm sinh học nhằm tái sử dụng phế phụ phẩm, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và làm sống lại hệ vi sinh vật hữu ích cải tạo đất.
Dự án “Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý phế thải trong sản xuất nông nghiệp làm phân bón hữu cơ tại tỉnh Quảng Trị” do Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN tỉnh chủ trì thực hiện trong thời gian 1 năm nhằm xây dựng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm trong nông nghiệp, từ đó nhân ra diện rộng để nông dân tự sản xuất hoặc doanh nghiệp đầu tư sản xuất thành phân bón hữu cơ vi sinh.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN tỉnh Đào Ngọc Hoàng cho biết: “Dự án đã tiến hành khảo sát, đánh giá nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp và xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý phế phụ phẩm thành phân hữu cơ. Các chế phẩm vi sinh là tập hợp các vi sinh vật hữu ích phân giải nhanh các chất hữu cơ làm phân bón, hạn chế mùi hôi từ đống ủ, đối kháng với một số nấm gây bệnh cho cây trồng”. Trung tâm đã lựa chọn các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng, Cam Lộ và thành phố Đông Hà để xây dựng mô hình. Mỗi nơi chọn 20 hộ làm thí điểm, mỗi hộ xử lý 20 m3 phế phụ phẩm/năm. Các loại phế phụ phẩm như rơm rạ, thân cây lạc, ngô, hoa màu được trộn với phân gia súc, gia cầm rồi ủ với chế phẩm sinh học Compo- QTMIC. Thời gian ủ phân khoảng 25- 30 ngày. Nhờ có chế phẩm sinh học làm phân hủy nhanh các chất hữu cơ nên phân hữu cơ vi sinh sau khi ủ tơi xốp, ít hôi.
Trước khi thực hiện dự án này, Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN tỉnh cũng đã tiến hành thử nghiệm trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ “Ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê tại xã Hướng Phùng”, “Hoàn thiện công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng các chế phẩm vi sinh vật xử lý các phế phụ phẩm nông nghiệp và môi trường nuôi trồng thủy sản”. Kết quả thử nghiệm các nhiệm vụ này được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp nhà nước và cấp tỉnh thẩm định nghiệm thu.
Kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh khá đơn giản, không cần vốn đầu tư nhiều nên người dân có thể tự làm để phục vụ nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình hoặc trang trại. Chỉ cần có hố ủ, đưa phụ phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, phân gia súc trộn đều với chế phẩm vi sinh rồi ủ thành đống đủ số ngày quy định là thành phân hữu cơ. Phân hữu cơ vi sinh rất tốt cho cây trồng. Theo tính toán của Hiệp hội phân bón sinh học Việt Nam thì 1 tấn phân hữu cơ từ rơm rạ có 10 kg đạm, 9,5 kg lân và 21 kg kali. Đặc biệt là trong phân hữu cơ vi sinh có vô số tỉ vi sinh vật cải tạo hệ sinh thái trong đất. Bón phân hữu cơ vi sinh giúp cây trồng phát triển bền, năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, an toàn thực phẩm. Đặc biệt, bón phân vi sinh giúp cải tạo đất, cân bằng hệ sinh thái trên đồng ruộng.
Với việc sử dụng chế phẩm sinh học xử lý phụ phẩm nông nghiệp sẽ góp phần giải quyết tốt vấn đề môi trường, đồng thời tạo thêm nguồn phân bón hữu cơ tái đầu tư trở lại cho cây trồng, hướng tới phát triển nông nghiệp sạch, bền vững.
(Nguồn: Báo Quảng Trị)
Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Và Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học
Việc bà con lạm dụng phân bón hóa học đã làm dư thừa phân bón ngoài việc đầu độc đất, ô nhiễm nước, không khí, năng suất chất lượng cây trồng giảm sút thì còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người và động vật.
Trước những ảnh hưởng xấu của phân bón hóa học mạng lại, con người đã nhận thức được và đã tìm kiếm một phương pháp mới canh tác có hiệu quả hơn thay thế phân bón hóa học. Và phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh được các nhà khoa học phát hiện và ứng dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp.
Đây là một giải pháp tuyệt vời, không những đảm bảo được năng suất mà còn nâng cao chất lượng đảm bào an toàn với sức khỏe con người, động vật và thân thiện với môi trường.
Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học và nhà nông bởi những lợi ích mà nó mang lại như cải tạo, duy trì, nâng cao độ phì cho đất canh tác, không gây ô nhiễm môi trường, giảm lượng phân bón hóa học, cung cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng phát triển bền vững và năng suất cao, nhất là đối với định hướng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững nói không với phân bón hóa học của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
I.Vậy phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh là gì?
Phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh là những sản phẩm phân bón hữu cơ có chứa từ một hoặc nhiều các loại vi sinh vật có ích, được chế biến bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ bằng cách lên men với các loại vi sinh vật đó, với mục đích tiêu diệt các mầm bệnh có trong nguyên liệu và nâng cao hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong phân bón đê cung cấp cho cây trồng.
II.Cách thức hoạt động của phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh như thế nào?
Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh có hiệu quả cao trong việc cung cấp các dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây trồng, cho đất theo nhiều cách khác nhau nhưng ổn định và thân thiện với môi trường.
Ngoài việc cung cấp trực tiếp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh còn cung cấp thúc đẩy hệ vi sinh vật đất hoạt động giúp phân giải những chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu, chuyển đổi nitơ trong không khí thành dạng cây trồng hấp thu được, sản sinh ra một số chất có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây trồng, phân hủy chất hữu cơ hay các độc tố trong đất,…
Nó còn giúp duy trì độ phì của đất, cung cấp một lượng lớn mùn cho đất và làm thức ăn cho hệ vi sinh vật đất, tiêu diệt hay ức chế các mầm bệnh tồn tại trong đất, cung cấp một số chất kháng sinh kích thích khả năng miễn dịch của cây giúp hạn chế sâu bệnh hại giảm lượng thuốc BVTV.
III.Ưu điểm của phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh là gì?
Có công dụng cải tạo đất, duy trì, nâng cao độ phì, màu mỡ cho đất canh tác một cách lâu dài và bền vững.
Cách sử dụng đơn giản, không sợ cây chết, không lo đất bị thoái hóa hay chua hóa, phèn hóa,…
Cung cấp đủ các dưỡng chất đa lượng, trung lượng, vi lượng thiết yếu cho cây mà phân bón hóa học không có.
Có thể sử dụng cho tất cả các thời kỳ, giai đoạn của cây: trồng mới, ra hoa, nuôi quả,…
Tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng bằng cách cung cấp các vi sinh vật phân giải những chất kho hấp thu (khó tan, khó tiêu) thành chất dễ hấp thu (dễ tan, dễ tiêu), hay vi sinh vật cố đinh đạm,…
Cung cấp, bổ sung và thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển, hoạt động, tăng sức đề kháng của cây giúp hạn chế sâu bệnh, giảm lượng thuốc BVTV, từ đó nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Thân thiện với hệ sinh thái và an toàn với con người và động vật.
IV.Phân bón hữu cơ, sinh học có những loại nào? 1.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh cố đinh đạm
Là những loại phân bón có chứa các vi khuẩn hay các vi sinh vật có khả năng cố đinh nittơ từ không khí thành dạng cây trồng có thể sử dụng và dễ hấp thu. Vi sinh vật có định đạm có hai kiểu:
Vi sinh vật cố định đạm tự do là những vi sinh vật sống tự do có khả năng cố đinh đạm trong đất mà không cần vật chủ. Một số loại vi sinh vật cố định đạm được đưa vào phân bón như Azotobacter, Clostridium,…
Vi sinh vật cố đinh đạm cộng sinh là những vi sinh vật cố định đạm phải cần vật chủ là cây trồng để cộng sinh như Rhizobium cộng sinh với cây họ đậu, A nabaena azollae cộng sinh với bèo hoa dâu hay tảo lục,….
Ngoài ra, còn có một số loại vi khuẩn có khả năng vừa cố định đạm công sinh vừa cố định đạm tự do như Azospirillum,…
2.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phân giải lân
Gồm những sản phẩm phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có chứa có khả năng phân giải lân dưới dạng khó tan trong đất thành lân dưới dạng dễ tan để cây trồng hấp thu và sử dụng được.
Cơ chế của việc phân giải lân của vi sinh vật là bằng việc hạ pH đất khi tiết ra các chất acid hữu cơ khi đó làm các cấu trúc liên kết photphat bị phá vỡ. Một số vi sinh vật phân giải lân được sử dụng như vi khuẩn Bacillus megatherium, Bacillus subtilis, Pseudomonas,… hay một số loài nấm như Aspergillus, Penicilium spp.
3.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phân giải kali/ silic
Là những sản phẩm phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất chứa silic, kali như silicat… để giải phóng kali và silic dưới dạng ion cho cây trồng dễ hấp thu. Các chủng vi sinh vật được ứng dụng như Bacillus circulans, B. subtilis, Pseudomonas striata,…
4.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phân giải chất hữu cơ/ cellulose
Chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, xác bã thực vật, các loại phân chuồng tươi như cellulose, kitin,…gồm các loại như Bacillus, Streptomyces, Trichoderma,…
5.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh ức chế các vi sinh vật gây bệnh
Chứa các vi sinh vật có khả năng ký sinh, đối kháng hay tiết ra các chất có tác dụng ức chế hay kìm hãm các loại vi sinh vật gây bệnh hại như nhóm Bacillus sp. Pseudomonas striata, Beauveria…..
6.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng
Có chứa các loại VSV như nhóm Bacillus sp. ,…với khả năng hòa tan Si, Zn… cho cây dễ hấp thu
7.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh sản xuất các chất kích thích sinh trưởng
Chứa nhóm vi sinh vật (nhóm Azotobacter, Pseudomonas, Gibberella fujikuroi,…) có khả năng tiết ra các chất kích thích sinh trưởng như Giberrillin, Auxin,…vào môi trường. Các vi sinh vật này cũng có vai trò như thuốc trừ sâu sinh học bảo vệ cho cây trồng.
Hiện nay, nhiều công ty phân bón đã sản xuất ra những loại phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh kết hợp tổng hợp nhiều chủng vi sinh vật vào một loại phân bón. Có nghĩa là trong một loại phân bón có thể vừa có vi sinh vật cố định đạm, vsv phân giải lân, kali, vsv phân hủy chất hữu cơ,….
V.Một số yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh:
Thuốc BVTV, các loại hóa chất độc hại đều đều độc hại với vi sinh vật, có thể tiêu diệt hoặc ức chế các vi sinh vật có lợi làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phân bón sinh học, vi sinh.
Phân bón hóa học bón dư thừa hay bón không đúng cách, trong thời gian dài phân hóa học cũng có những tác động không tốt đến hệ vi sinh vật.
Nhiệt độ thích hợp để vsv phát triển là từ 25-35 độ C, ẩm độ cao.Đất chua, đất phèn, mặn đếu có tác động không tốt cho sự hoạt động của vsv. Thường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, trao đổi chất và cấu trúc màng tế của vi sinh vật gây ức chế hay giết chết vsv.
VII.Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học vi sinh như thế nào?
Gồm một số bước quan trọng như sau:
1: phải lựa chọn các chủng vi sinh vật để quyết định loại vi sinh vật nào sẽ có trong phân bón.
2: là phân lập và tuyển chọn VSV.
3: lựa chọn vật liệu và phương pháp lên men để chuẩn bị tạo ra một lượng lớn VSV đê đưa vào phân bón. Bước này có ý nghĩa lựa chọn những VSV có tính ưu việt nhất và nhân sinh khối chúng lên.
4: là lựa chon môi trường lên men để nhân sinh khối, là bước tìm ra điều kiện cho VSV sinh trưởng nhanh và mạnh nhất và phù hợp với các điều kiện sử dụng phân bón ngoài cánh đồng.
5: Đem vào xây dựng và thử nghiệm sản xuất.
6: là thử nghiệm rộng rãi trên quy mô lớn ở các điều kiện khác nhau để phân tích hiệu quả khi áp dụng vào thực tế sản xuất.
VIII.Các sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh như thế nào?
Liều lượng và cách sử dụng phân bón tùy thuộc vào loại phân (mật độ, chủng loại vsv, hàm lượng dinh dưỡng,…), đặc điểm cách tác, loại cây trồng, thời tiết khí hậu.
Lưu ý: khi sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh nên hạn chế tối đa hoặc không sử dụng các loại thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ, phân bón hóa học, các loại hóa chất độc hại vì có thể làm ức chế sự hoạt động hoặc tiêu diệt các vi sinh vật trong phân bón, làm giảm hiệu quả của phân.
Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Sumagrow
Ngày nay do quá nôn nóng làm giàu mà con người sử dụng nhiều hóa chất độc hại trong sản xuất và chế biến. Đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.
Việc sử dụng quá nhiều hóa chất đã dẫn đến những tác động và hậu quả nghiêm trọng ngoài mong muốn.
Nông dân và chủ trang trại trên toàn thế giới sử dụng khoảng 180 triệu tấn phân vô cơ mỗi năm. Riêng VN trong năm 2015 sử dụng khoảng 11 triệu tấn phân vô cơ.
Hầu hết số phân bón này đều bị cuốn trôi xuống các đường thoát nước và trôi ra biển, khiến rong tảo phát triển mạnh, đe dọa sự sống của cac loài động thực vật thủy sinh .
Hơn nữa những chất hóa học độc hại đã bào mòn và làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong đất, đồng thời dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ở các sông hồ. Thủy hải sản thì bị nhiễm độc, đất đai thì bị nhiễm hóa chất quá nhiều, khả năng sản xuất thì kém. Vậy làm sao mà để sống đây? Chứ đừng nói đến việc làm giàu.
Earthcare with sumagrow inside thần dược từ thiên nhiên chính là giải pháp duy nhất và hữu hiệu nhất cho các vấn đề nan giải trên.
Sumagrow là sản phẩm hữu cơ đã được chứng nhận không chứa đựng bất kỳ thành phần của chất biến đổi gen thực vật hay các hóa chất độc hại nào có thể thay thế các vi sinh vật tự nhiên vốn đã mất đi tại các vùng đất khai thác trồng trọt quá mức.
+ tăng năng suất tối thiểu 20%
+ Thu hoạch thêm nhiều vụ mùa trong năm
+Duy trì sự phát triển nông nghiệp bền vững trong khi lại giúp giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nước.
+ Không khí và nguồn nước xung quanh không còn bị nhiễm độc, do đó nguồn thủy hải sản cũng trở nên sạch và khỏe mạnh hơn.
+ Chất lượng nông sản, thủy hải sản đạt tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu đến các thị trường cao cấp khó tính như Mỹ, nhật, Châu âu.
Earthcare with sumagrow inside giúp rễ cây khỏe dài và bám sâu vào trong đất , tăng khả năng giữ nước của cây, từ đó giúp cây nâng cao sức chịu đựng trong các đk thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, lũ lụt, các tác hại từ côn trùng sâu bọ, vi khuẩn có hại và các loại nấm gây bệnh cũng dần khắc phục, người nông dân bội thu mùa màng; chất lượng nông sản , thủy sản được cải thiện, tươi ngon hơn, thu hoạch sớm hơn, sản phẩm được đưa ra chợ cung cấp cho người tiêu dùng sớm hơn.
Hữu hiệu cho mọi cánh đồng, các loại cỏ, và cũng như các loại cây ngũ cốc, cây ăn quả và củ. Sumagrow đã được chế tạo thử nghiệm, chứng thực bởi các nhà nông học và hiện đang được sử dụng tại hơn 70 quốc gia trong 6 vùng lục địa.
Sumagrow là sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ mỹ và ĐỘC QUYỀN bởi công ty CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
mail: quanghc.vinatech@gmail.com
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Bón Hữu Cơ Trước Thách Thức Lớn Về Bản Quyền Và Công Nghệ Vi Sinh trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!