Đề Xuất 3/2023 # Phân Bón Cho Hoa Lan Tốt Nhất? # Top 8 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Phân Bón Cho Hoa Lan Tốt Nhất? # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Bón Cho Hoa Lan Tốt Nhất? mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phân bón cho lan tốt nhất? – Đây luôn là câu hỏi được rất nhiều người luôn thắc mắc và rất phân vân khi trồng và chăm sóc cho phong lan. Để xác định được một loại phân bón nào đó tốt cho lan, chúng ta cần xem xét nhiều yếu tố chứ không chỉ riêng một yếu tố nào đó mà có thể kết luận được – đây là loại phân tốt cho lan.

Bài viết hôm nay, mình xin được ra một vài điểm theo ý kiến cá nhân và theo quan điểm của rất nhiều người chơi phong lan lâu năm. Bài viết này xoay quanh vấn đề ” Phân bón cho lan tốt nhất là loại nào? “. Bây giờ mình đi vào vấn đề chính.

Phân bón lan là gì?

Câu hỏi hơi đơn giản nhưng mình cần phải nêu rõ. “Phân bón lan” là loại phân bón được sản xuất chuyên dùng cho tất cả các loại phong lan. Ở đây, mình dùng chữ “chuyên dùng” vì thành phần dinh dưỡng, cũng như tỉ lệ các chất dinh dưỡng có trong sản phẩm rất thích hợp cho nhu cầu của lan.

Ai cũng biết, Phong lan có bộ rễ đặc biệt có khả năng hấp thụ nước qua độ ẩm không khí, bộ rễ này cực kì nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài. Vì thế cho nên, một loại phân bón không được sản xuất đúng hàm lượng và các chất bổ trợ cho lan sẽ rất khó để thích hợp cho phong lan sử dụng để nuôi dưỡng cây.

Thuật ngữ “Phân tan chậm”, cũng từ đây mà có được. Chính vì bộ rễ nhạy cảm nên Lan cần nhu cầu dinh dưỡng ” từ từ” -” đều đặn” và ” chậm rãi“. Phân tan chậm hầu như được dùng hết cho phong lan. Trong đó, có một vài loại phân chuồng cũng dùng để bón cho lan như: Phân dê bón lan, phân trùn quế cho lan,…

Phân bón cho lan có mấy loại?

Nếu hỏi rằng phân bón cho lan có mấy loại thì có nhiều cách để phân loại cho phân bón chuyên cho lan lắm. Cụ thể, một vài cách chia các loại phân bón cho lan như sau:

Chia theo khả năng cung cấp dinh dưỡng: Phân NPK, Phân bón trung vi lượng, Vitamin,..

Chia theo tính tan và bổ sung dinh dưỡng: Phân tan chậm, Phân bón tan chậm có kiểm soát, …

Chia theo vị trí bón của phân bón cho lan: Phân bón lá, Phân bón gốc,..

Chia theo mục đích sử dụng: Phân bón kích rễ, phân bón kích mầm – chồi, phân bón kích hoa – dưỡng hoa,..

Và còn rất và rất nhiều cách chia các loại phân bón lan khác nhau nữa. Bạn có thể tìm hiểu trên mạng, rất nhiều người đã đề cập và nếu rất rõ từng khái niệm cụ thể.

Phân bón cho lan loại nào tốt nhất?

Bây giờ, mình đi thẳng vào vấn đề quan trọng nhất của bài viết này. Đó chính là phân bón cho lan tốt nhất là loại nào?. Bạn có thể thấy ở 02 mục trên mình nêu rõ, Để xác định được một loại phân bón tốt cho lan hay không chúng ta cần xét 05 yếu tố sau:

Phân bón đó có hàm lượng và tỉ lệ các chất dinh dưỡng ra sao?

Phân bón đó có chức năng và công dụng có phù hợp với nhu cầu hiện tại của phong lan không?

Phân bón đó được dùng với dạng nước – dạng bột và được dùng để phun qua lá hay tưới gốc?

Phân bón đó có tan chậm hay không?

Phân bón đó thuộc thương hiệu nào? Có đảm bảo chất lượng hay không?

Mình xét một ví dụ cụ thể cho bạn thấy. Phân bón thông minh tan chậm Rynan hiện đang bán chuyên cho phong lan có 03 loại chính bao gồm:

Rynan 200

Rynan 210

Rynan 220

Nếu bạn xem kĩ thành phần sẽ thấy, 03 loại phân rynan này có tỉ lệ NPK khác nhau hoàn toàn, cụ thể tỉ lệ NPK đi kèm với chức năng và thời gian sử dụng trong chu kì sinh trưởng của lan cũng khác nhau.

Phân bón rynan 200, có tỉ lệ NPK lần lượt là 31-8-8. Với tỉ lệ Nito vượt trội so với 02 thành phần còn lại nên phân tan chậm Rynan 200 được dùng chuyên cho phong lan ở giai đoạn cây con, tức là sự kích thích sinh trưởng và phát triển đồng đều hơn.

Phân bón rynan 210, tỉ lệ NPK là 22-10-10, so với rynan 200 thì Rynan 210 tỉ lệ 03 chỉ số NPK gần nhau hơn và sự chênh lệch không quá lớn. Rynan 210 chính xác được dùng chuyên cho phong lan ở giai đoạn trưởng thành cho đến khi trước giai đoạn phong lan ra hoa.

Phân bón rynan 230, tỉ lệ NPK là 12-12-20. Sự khác biệt ở đây là lân (P) và Kali (K) chiếm tỉ lệ cao so với rynan 200 và rynan 210. Công dụng chính nhất của phân ta chậm Rynan 220 là kích thích ra hoa, giúp phong lan trổ đều và dưỡng hoa cho lan tốt.

Từ ví dụ trên cho thấy, Một loại phân bón cho lan được gọi là tốt thì phải “phù hợp” cho phong lan. Chữ “phù hợp” này được chỉ cho sự phù hợp về tỉ lệ dinh dưỡng, phù hợp vào mục đích sử dụng, phù hợp cho chính loại phong lan bạn đang trồng, phù hợp cho cách bón của bạn cho lan.

Có một điều mình muốn nói với các bạn. Một loại phân bón lan có thể phù hợp với bạn, nhưng với người khác nó lại không phù hợp? Bạn có biết vì sao không? Đó chính là các yếu tố ngoại cảnh và sự tương thích của phân bón với phong lan. Cái này, tùy vào kinh nghiệm sử dung cũng như nắm rõ được nhu cầu thực sự của lan mới sử dụng một loại phân bón tốt được.

Cách bón phân cho lan đúng cách như thế nào?

Mục trên mình cũng đã nói rõ phần quan trọng nhất của bài này rồi. Tuy nhiên, mình muốn nêu thêm 01 điểm này nữa vì nó thật sự quan trọng để có thể nói lên một loại phân bón nào đó tốt cho lan. – Đó là cách bón phân cho lan.

Một phân bón cho lan dù tốt và thích hợp cho lan cỡ nào đi nữa mà bón sai cách thì cũng chẳng có tác dụng gì? Một vài trường hợp còn làm phong lan không phát triển và dễ nhiễm nấm bệnh hơn.

Cách bón phân cho lan đúng cách thì tuỳ vào từng loại phân bón khác nhau sẽ khác nhau. Mình sẽ lấy ví dụ về phân dê bón lan để nêu rõ cho bạn dễ hiểu:

Phân dê để bón được cho lan buộc phải xử lý kĩ mầm bệnh – Có thể xử lý bằng nấm tricoderma hoặc xử lý bằng vôi.

Phân dê phải được phơi khô, có viên tròn và nên chọn phân dê không bị vỡ vụn

Phân dê có thể bỏ vào túi phân tan chậm hoặc không.

Phân dê nếu không xử lý bằng trichoderma hay vôi thì sẽ còn mầm bệnh, hạt cỏ. Nếu bón cho lan chắc chắn sẽ làm vi sinh vật có hại phát triển, lây nhiễm mầm bệnh sang cho phong lan.

Phân dê nếu không phơi khô và bị vụn, rất dễ thu hút côn trùng và khả năng tan rất nhanh. Làm bộ rễ lan bị đen, hỏng và không hút được dinh dưỡng.

Phân dê có thể được bỏ vào túi tan chậm để kết hợp với các loại phân khác bón cho lan, hoặc đơn giản là dễ để đặt lên các giò lan được trồng trên lũa hay các loại dớn bảng trồng lan.

Nên

Bón phân dê dạng viên tròn, không bị vụn sẽ tan chậm hơn và cung cấp dinh dưỡng từ từ cho lan.

Bỏ vào túi tan chậm, để đặt lên chậu trồng lan và nên đặt cách gốc lan ít nhất 5 cm.

Nên bón xa rễ tơ, các rễ mới phát triển để tránh làm đen rễ, hỏng rễ phong lan.

Không nên

Bón phân dê bị ướt vì rất dễ thu hút các loại côn trùng gây hại cho lan.

Bón phân dê chưa xử lý vì còn mầm bệnh và hạt cỏ, không tốt cho lan.

Rãi quá nhiều lên chậu trồng lan sẽ làm ngộp rễ phong lan và gây ngộ độc dinh dưỡng cho lan.

Bón phân dê sát gốc phong lan sẽ làm bệnh ở rễ phát triển mạnh.​

Từ các vấn đề trên, để biết được Phân bón lan nào tốt? Thì chỉ có tìm hiểu kĩ từng thành phần của phân bón, bón loại phân thích hợp nhu cầu lúc đó của phong lan và lựa chọn thương hiệu uy tín và đặc biệt là nên chọn nơi cung cấp cấp (bán) phân bón lan chất lượng.

Mua phân bón cho lan ở đâu tại TPHCM?

Hiện có rất nhiều nhà bán hàng cả offline và online đang bán các loại phân bón cho lan. Bạn có thể liên hệ theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nhằm giúp bạn lựa chọn loại phân bón cho lan thích hợp – chất lượng và giá tốt nhất.

Cửa Hàng Xanh Bất Tận – Phân Bón Và Dụng Cụ Làm Vườn

Hotline: 0972158146 – 0932657564 (Zalo)

Website: chúng tôi

Địa chỉ: 74/39A Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, TPHCM.

Shop gửi hàng ship COD toàn quốc – Nhận hàng – kiểm tra hàng và thanh toán dễ dàng.

Cách Chọn Mua Phân Bón Cho Lan Tốt Nhất

Hiện nay, càng ngày càng có nhiều người trồng hoa lan để làm đẹp không gian, hoặc trồng hoa lan để kinh doanh dẫn đến nhu cầu mua phân bón cho lan ngày càng tăng. Tuy nhiên, không phải những người chơi lan nào cũng biết cách chọn mua phân bón cho lan ở đâu uy tín, chất lượng và đáp ứng được yêu cầu dinh dưỡng từ hoa lan.

1. Đặc điểm sinh học của hoa lan

Lan là họ sống phụ (bì sinh) bám, thường treo lơ lửng trên các cây thân gỗ.

Rễ lan làm nhiệm vụ hấp thụ chất dinh dưỡng. Rễ lan được bao bọc bởi lớp mô hút dày, ẩm là những lớp tế bào chết chứa đầy không khí, nên thường có màu xám bạc.

Lan có hai loại thân là: đơn thân và đa thân.

Với những loại lan sống phụ có nhiều đoạn phình lớn thành củ giả, những đoạn phình lớn này là bộ phận dự trữ nước và dinh dưỡng để cung cấp cho cây trong những điều kiện khô hạn.

Củ giả rất đa dạng: Hình thuôn dài hoặc hình cầu xếp sát nhau hay rải rác đều đặn, hoặc hình trụ xếp chồng lên nhau tạo thành một thân giả.

Cấu tạo củ giả: Bao gồm nhiều mô mềm chứa dịch nhầy, bên ngoài là lớp biểu bì có vách tế bào nhẵn, dày bảo vệ, hạn chế mất nước do nhiệt độ môi trường. Thông thường củ giả sẽ có màu xanh bóng, nên có khả năng quang hợp như lá.

Phần lớn các loài phong lan là giống cây tự dưỡng, hệ thống lá phát triển đầy đủ.

Hình dạng lá lan thay đổi nhiều, từ loại láp hiến mỏng đến loại lá mọng nước.

Phiến lá gấp lại hay trải rộng theo các gân vòng cung hoặc hình chữ V.

Lá lan có màu xanh bóng, nhưng 2 mặt là thường khác nhau. Mặt dưới thường có màu xanh đậm hay tía, mặt trên khảm màu sặc sỡ.

Hoa lan đối xứng qua một mặt phẳng.

Hoa lan bên ngoài có 6 cánh hoa, 3 cánh ngoài cùng là 3 cánh đài, có màu sắc và kích thước giống nhau. Nằm bên trong và xen kẽ với 3 cánh đài là 3 cánh hoa, giống nhau về hình dạng, màu sắc, kích thước. Cánh còn lại nằm phía trên hoặc phía dưới, có màu sắc, hình dạng khác hẳn với các cánh còn lại là cánh môi. Cánh môi ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ của hoa lan.

Bộ phận sinh dục của hoa lan nằm ở giữa hoa, giúp cây duy trì giống nòi, bao gồm nhị và nhụy.

Quả lan là loại quả nang, nở ra theo 3-6 đường nứt dọc, có dạng cải dài đến hình trụ ngắn phì ở giữa.

Hạt lan chứa rất nhiều hạt nhỏ li ti. Hạt lan có cấu tạo bởi một lớp chưa phân hóa, trưởng thành sau 2-18 tháng.

2. Biểu hiện thiếu – thừa dinh dưỡng trên cây hoa lan

Khi thiếu hoặc thừa dinh dưỡng cây trồng sẽ bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cây, lan cũng vậy. Người trồng lan cần nắm được những biểu hiện của tình trạng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng để kịp thời có giải pháp xử lý đảm bảo cho cây được sinh trưởng và phát triển tốt.

Thiếu đạm: Cây lan còi cọc, ít ra chồi mới, lá mới, lá chuyển màu, trong đó lá già sẽ chuyển sang màu vàng trước, lá non sẽ chuyển màu sau. Rễ lan mọc nhiều nhưng có biểu hiện cằn cỗi, lan khó ra hoa.

Thừa đạm: Thân lan xanh mướt nhưng cây thì mềm yếu, dễ bị sâu bệnh hại, dễ đổ ngã, đầu rễ lan thường có màu xám đen, lan khó ra hoa.

Thiếu lân: Cây còi cọc, lá có màu xanh đậm, ngắn, nhỏ, rễ có màu xám đen, la không ra hoa.

Thừa lân: Cây lan thường thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng ít hoa, xấu và nhỏ, cây dễ bị mất sức sau khi ra hoa và khó hồi phục lại.

Thiếu Kali: Lan kém phát triển, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh hại cây, lan ra hoa chậm, hoa nhỏ. Cây có biểu hiện lá vàng dần ở 2 rìa lá, vàng dần vào trong.

Thừa Kali: Thân và lá của lan không mỡ màng, lá nhỏ.

Thiếu lưu huỳnh: Cây còi cọc, kém phát triển, lá lan non chuyển sang màu vàng nhạt.

Thiếu Magie: Cây lan xuất hiện sọc vàng ở phần thịt của lá lan già, 2 bên gân chính còn xanh, thân và lá èo uột, dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa.

Thiếu Canxi: Rễ lan ra nhỏ và ngắn, thân mềm, cây yếu, lá nhỏ, dễ bị sâu bệnh và kém phát triển.

Thiếu kẽm: Cây xuất hiện các đốm nhỏ, vệt sọc màu vàng ở các lá đã trưởng thành. Lá non ngắn, hẹp và mọc sát nhau, cây thấp, khó ra hoa.

Thiếu đồng: Cây có hiện tượng xoăn phiến lá và xuất hiện các đốm màu vàng, chuyển dần sang màu trắng. Hoa nở ít, cây dễ bị bệnh.

Thiếu sắt: Các lá non úa vàng chuyển sang màu trắng nhạt, cây lan còi cọc, ít hoa, dễ bị sâu bệnh.

Thiếu Mangan: Có hiện tượng úa vàng giữa các gân lá non, xuất hiện các đốm màu vàng và hoại tử, cây còi cọc, chậm lớn.

Thiếu Bo: Lá lan dày, đôi khi có hiện tượng bị cong lên và giòn, lan dễ bị chết khô, còi cọc, rễ phát triển kém, hoa nở ít, dễ bị rụng, nhanh tàn.

Thiếu Molypden: Lan có hiện tượng đốm vàng ở giữa các gân lá trưởng thành, nếu cây lan bị thiếu nhiều Molypden các đốm vàng này sẽ lan rộng và khô, mép lá khô dần, lan kém phát triển.

Thiếu Clo: Cây xuất hiện vệt úa vàng trên các lá lan, rồi chuyển qua màu đồng thau, lan còi cọc và kém phát triển.

Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu mua phân bón cho lan để khắc phục một trong những biểu hiện trên hãy tham khảo ngay tại: https://mygarden.vn/

3. Cách chọn phân bón cho cây hoa lan theo giai đoạn phát triển

Thông thường chu kỳ của một cây lan sẽ gồm 5 giai đoạn: mọc mầm, trưởng thành, ngủ nghỉ, nở hoa, hoa tàn. Tùy vào mỗi giai đoạn phát triển mà cây lan cần bổ sung hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Nên nhu cầu mua phân bón cho lan ngày càng tăng cao.

Sau khi hoa lan tàn, hầu hết các cây hoa lan đa thân đều mộc cây con mới. Vào thời điểm này thì việc bón phân chưa thật sự quan trọng. Vì mầm non được cây mẹ nuôi. Khi mầm non đã lớn thành cây con dài khoảng 2-3cm thì có thể bổ sung dưỡng chất cho cây bằng thuốc dưỡng cây: vitamin B1, atonic pha loãng.

Những cây con được trồng từ bình nuôi cấy thì phân bón lúc này cũng chưa có vai trò thực sự cần thiết. Đối với cây con dài khoảng 3-4cm, và ít rễ con, thì trong 2 tuần đầu tiên chỉ cần tưới 2 lần/ngày vào sáng sớm hay chiều trước 16h. Tuần thứ 3 người trồng nên phun thêm vitamin B1 nồng độ 1ml/lít nước.

Từ tuần thứ 4, người trồng lan có thể phun phân NPK 30-10-10 kết hợp phân hữu cơ sinh học Bio-1 và vitamin B1 thực hiện phun luân phiên từ 1-2 tuần/lần. Nồng độ phân tưới bạn có thể tham khảo như sau:

Phân NPK 30-10-10 dùng 0,5-1 g/lít nước.

Phân hữu cơ sinh học Bio-1 dùng 1-2 ml/lít.

Vitamin B1 dùng 0,5-1 ml/lít.

Trong giai đoạn này cây con có chiều dài từ 10-15cm, rễ ra nhiều và dài trên 5cm. Ở giai đoạn trưởng thành cây con cần nhiều hàm lượng đạm. Bởi trong giai đoạn này cây con cần nhiều đạm để tăng trưởng, ra chồi ra lá. Đạm có thể được lấy từ nhiều nguồn như: Phân vô cơ tổng hợp NPK, phân vô cơ đơn (phân đạm ure), phân dơi, phân dê, phân bò vi sinh, phân trùn quế hạt mận…

Đạm hình thành protein, là thành phần cơ bản của sự sống cho cây. Đạm cũng tham gia vào quá trình trao đổi chất, giúp cây ra chồi ra lá, sinh trưởng và phát triển.

Quý khách hàng có thể trong giai đoạn phát triển tại mua phân bón cho lanMy Garden.

Giai đoạn này cây lan ngừng phát triển, tập trung dưỡng chất để chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa. Tại thời điểm này cây lan không ra lá mới, rễ mới, rụng lá (tùy loài lan). Trong giai đoạn ngủ nghỉ cây không cần phân bón và cũng không cần nhiều nước như giai đoạn trên.

Để cây lan ra hoa tự nhiên và đẹp người trồng chỉ cần tưới cho lan mỗi tuần 1 lần, đảm bảo cho cây đủ độ ẩm để cây khỏe mạnh.

Nếu người trồng muốn kích thích cây lan ra hoa sớm thì cần phải sử dụng đến phân bón cho lan. Tại thời điểm này cây cần hàm lượng đạm, lân, kali. Trong đó, lân có tác dụng kích thích lan cho ra hoa sớm theo nhu cầu của người trồng lan.

Tùy thuộc vào mục đích của người trồng lan mà có thể lựa chọn sử dụng phân bón hay không sử dụng.

Khi cây lan nhú phát hoa hay vòi hoa là lúc lan cần bổ sung nhiều dưỡng chất. Để lan cho ra hoa đẹp, bền, to người trồng nên sử dụng phân bón có hàm lượng kali và lân cao. Người trồng có thể tham khảo loại phân 6-30-30 để cung cấp kali và lân cho hoa, giúp hoa phát triển nhanh, đẹp, lâu tàn, tuyệt đối không phun lên hoa sẽ làm cháy vòi hoa hoặc phát hoa.

Ở giai đoạn này nhiều người trồng lan thường có nhiều trăn trở trong việc chọn mua phân bón cho lan, nếu quý khách hàng cũng chưa biết nên chọn mua phân bón cho lan loại nào thì hãy liên hệ ngay với Hotline & Zalo: 0916.818.526 để được tư vấn chi tiết.

Ở giai đoạn này người trồng nên tưới ít, thưa hầu như không tưới và không bón phân cho lan đến khi lan bước vào giai đoạn mọc mầm mới. Nếu để đất trồng lan quá khô lan sẽ dễ bị còi cọc, những tưới quá nhiều lan sẽ dễ bị chết. Cây lan ở giai đoạn này cần độ ẩm cao, không cần nhiều nước.

Khi mùa khô đến cây lan ngừng tăng trưởng, lan chỉ phát triển khi mùa mưa đến. Khi bước vào giai đoạn mới cây lan sinh trưởng và phát triển với sức lực mới.

Trong mùa nghỉ cây lan sẽ không hấp thu dưỡng chất. Vì thế trong thời điểm này người trồng lan không nên bón phân cho lan. Lan vẫn thực hiện hô hấp, quang hợp bình thường. Lan sử dụng chất dinh dưỡng và nước ở trong thân (giả hành) trong mùa nghỉ. Chính vì thế mà vào mùa nghỉ của lan, giả hành sẽ hơi teo, nhăn hoặc rụng lá ở một số loài lan. Người trồng lan phải luôn đảm bảo độ ẩm để cây lan không bị chết.

Trên thực tế, người trồng lan muốn cây lan của mình phát triển nhanh chóng, nở hoa to, đẹp, nên không cho lan nghỉ. Vấn đề cho lan nghỉ hay không tùy thuộc vào mục đích của người trồng lan. Quan trọng nhất là phương pháp bón phân cho lan ở từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Người trồng lan nên nắm rõ chu kỳ của cây làn để có thể chọn mua phân bón cho lan phù hợp cho từng giai đoạn để giúp lan phát triển một cách tốt nhất.

5. Mua phân bón cho lan ở đâu uy tín, chất lượng?

Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị tham gia cung cấp sản phẩm phân bón cho lan, nên người trồng lan thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn nên mua phân bón cho lan ở đâu thì đảm bảo uy tín chất lượng.

Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết đảm bảo chất lượng, chính hãng. Hãy liên hệ với mua phân bón cho lan ở đâuMy Garden để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc cung cấp phân bón hữu cơ cho người trồng lan, chúng tôi hứa hẹn sẽ mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm phân bón có chất lượng tốt nhất.

Cung cấp sản phẩm phân bón đảm bảo chất lượng, chính hãng, mang lại hiệu quả cao.

Hỗ trợ và tư vấn loại phân bón phù hợp nhất với từng loài lan và nhu cầu của khách hàng.

Mang đến cho khách hàng nhiều loại phân bón cho lan phù hợp với nhiều giai đoạn sinh trưởng của cây.

Giá cả cạnh tranh, chế độ hậu mãi, chăm sóc khách hàng tốt, uy tín hàng đầu.

Công ty TNHH My Garden là đơn vị chuyên cung cấp phân bón cho lan, chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho khách hàng đang có nhu cầu mua phân bón cho lan những sản phẩm phân bón tốt nhất, phù hợp nhất với mong muốn của quý khách hàng. Hứa hẹn sẽ là người bạn đồng hành, cùng quý khách hàng tạo nên những cây hoa lan đẹp tuyệt vời.

Cách Phân Bón Cho Hoa Lan Xanh Tốt

Nhiều người chơi lan cho rằng hoa lan ở trên rừng không ai vẫn lên rất xanh tốt, đơm hoa kết trái bình thường. Vậy thì trồng lan ở nhà chắc cũng không cần thì vẫn được như ở rừng. Thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Việc bón phân cho hoa lan xanh tốt đóng vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc cho cây hoa lan sinh trưởng.

Cách phân bón cho hoa lan xanh tốt

Lan ở ngoài tự nhiên được nhận rất nhiều chất dinh dưỡng từ vỏ cây, lá cây mục, phân chim, xác các loại côn trùng, xác các loại nấm, địa y và dưỡng chất từ nước mưa… Khi chúng ta trồng lan chơi tại nhà, giá thể thường rất sạch sẽ như vỏ thông, dớn, gỗ lũa, viên đất nung… vậy nên chúng ta vẫn nên bón phân cho lan để đạt hiệu quả phát triển tốt hơn. Tôi nhận thấy nếu chúng ta bón phân cho lan cân đối, hài hòa và đầy đủ đều đặn thì cây lan phát triển tốt hơn trên rừng trong môi trường tự nhiên rất nhiều.

Tuy nhiên, có rất nhiều người chơi lan bởi vì hiểu chưa tới về việc bón phân cho lan nên đã lạm dụng quá nhiều hoặc bón không cân đối các chất, bón sai cách trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây gây hậu quả cháy lá, chết cây, thối rễ, không ra được hoa và còn nhiều hệ lụy khác.

Dưới đây xin chia sẻ các bạn cách bón phân cho hoa lan và các loại phân nên dùng cho hoa lan, từ lan đơn thân tới lan đa thân, từ lan còn nhỏ tới cây đã trưởng thành.

Giới thiệu về hoa lan – Lan là cây hoa ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ ôn hòa và không khí thông thoáng.

– Là cây rất cần ánh sáng, nhưng yêu cầu ánh sáng tán xạ nên cần phải làm giàn che nắng để tạo đủ sáng tán xạ.

– Lan là cây có yêu cầu dinh dưỡng cao nhưng chỉ chịu được nồng độ thấp do đó cần dinh dưỡng dễ tiêu và bón với lượng vừa phải.

– Các loài lan phổ biến hiện nay ở nước ta là: Dendrobium, Cattleya, Vanda , Vũ nữ (Oncidium), Mokaram, lan hồ điệp …

Một số hình ảnh hoa lan hồ điệp đẹp

Chậu lan hồ điệp trắng 10 cành mừng xuân

Chậu lan hồ điệp tết 8 cành sung túc

Chậu lan hồ điệp như ý cát tường

Triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây hoa lan – Thiếu đạm: Cây còi cọc, số lá và chồi trên cây ít, kích thước lá nhỏ, lá vàng dần từ lá già tới lá non.

– Thiếu lân: Cây nhỏ, ngắn, rễ kém phát triển, lá xanh xỉn đôi khi có sọc tía trên bẹ lá và bản lá, chồi non không phát triển được, chậm ra hoa, ít đậu quả.

– Thiếu kali: cây kém phát triển, lóng ngắn lại, cây lùn, mép lá chuyển vàng và khô dần, lá ngọn ngắn, lan dễ bị sâu bệnh, tỷ lệ đậu quả thấp, sức nảy mầm của hạt kém.

– Thiếu canxi: rễ kém phát triển, lá nhỏ, cây yếu, dễ đổ.

– Thiếu magiê: Rễ to mập nhưng thân lá kém phát triển, lá già chuyển màu bạc trắng do diệp lục tố không được hình thành.

– Thiếu lưu huỳnh: Cây cằn cỗi, lá non chuyển vàng, cây ốm yếu, éo uột.

– Thiếu kẽm: các đốt trên ngọn ngắn lại, bản lá hẹp và nhọn, lá non mọc xít nhau, rễ kém phát triển.

– Thiếu sắt: Lá vàng thau tới bạc trắng, lá kém phát triển.

– Thiếu đồng: Xuất hiện các đốm trắng trên đầu và mép lá, lá mềm yếu, chuyển dần sang xanh trắng và khô héo. – Thiếu đồng thường kèm theo hiện tượng nảy chồi gốc nhiều nhưng đọt non sẽ chết dần.

– Thiếu mangan: lá non xanh nhưng kém bóng, sau xuất hiện các vệt vàng thau nối tiếp nhau chạy dọc lá.

Bón phân cho hoa lan

1. Lan con sau cấy mô

Sau khi lấy từ giá thể, 4 – 5 cây lan con cần bó làm một bằng xơ dừa hoặc dớn. Tưới nước sạnh để giữ đủ ẩm. Giai đoạn này cây lan cần tăng trưởng thân lá và bộ rễ do đó cần dùng phân bón lá cao cấp 15-30-15 tưới xen kẽ với NPK – 30-10-10. Cứ 3 – 4 lần tưới 30-10-10 thì tưới 1 lần bằng 15-30-15. Cách tưới hòa 1 – 2 gam phân này trong 4 lít nước tưới định kỳ 2 3- 4 ngày/lần, tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Sau 3 – 4 tháng, lan con đã thành lan nhỡ cần tách riêng từng cây để trồng vào chậu với giá thể xơ dừa hoặc than củi.

Bón phân đúng cách cho lan xanh tốt

2. Giai đoạn cây ra vườn đến trưởng thành

Tưới thúc định kỳ bằng cách đó là hòa 1 – 2 gam phân NPK – 30-10-10 trong 4 lít nước, tưới định kỳ 4 – 5 ngày/lần. Cứ 3 – 4 lần tưới bằng phân NPK – 30-10-10 cần tưới 1 lần bằng NPK – 20-20-20 nhằm giúp lan tăng trưởng than lá và nảy chồi nhiều.

Cách bón phân cho đúng lượng chất cần thiết

3. Lan trưởng thành

Lan đã trưởng thành cần dùng phân NPK 10- 30 – 10, NPK – 15-30-15, NPK – 20-20-20 với tuỳ theo từng thời kỳ. Nồng độ pha với tất cả các loại phân này từ 5 – 10 gam/4 lít nước để phun lên cả thân lá và rễ.

– Sau khi hoa tàn nên dùng phân bón NPK -30-10-10 nhằm thúc cây tăng trưởng thân lá tốt.

– Trước khi ra hoa: dùng NPK – 15-30-15 hoặc NPK – 10-52-17 nhằm giúp cây tượng hoa tốt, hoa to, đẹp.- Khi hoa đã nở: tưới bằng phân NPK – 20-20-20 nhằm dưỡng hoa lâu tàn, màu sắc đẹp.

Kỹ thuật bón phân hợp lí cho lan xanh tốt

– Ngoài phân tinh khiết, bạn có thể dùng bánh dầu ngâm nước pha loãng để tưới cho lan (sử dụng cẩn thận vì dung dịch bánh dầu là môi trường tốt cho nấm bệnh phát sinh; nếu được nên trộn thêm thuốc trừ nấm). Ngâm 100 gam bánh dầu trong 2 lít nước, để cho hết mùi thối. Dùng 1 lít nước ngâm này pha với 4 lít nước sạch dùng tưới định kỳ 10 – 15 ngày/lần. Trước khi tưới phân bánh dầu cần ngưng tưới NPK.

Phân Bón Đậu Tương Cho Cây Hoa Hồng Tốt Nhất Hiện Nay

Phân bón đậu tương là gì?

Phân bón đậu tương là sản phẩm phân bón xanh sạch và thân thiện với môi trường, là phân bón thế hệ mới phục vụ nền nông nghiệp sạch – bền vững – hiện đại.

Hồng ngoại Midnight Blue – Khi sử dụng phân bón đậu tương

Phân bón đậu tương là chế phẩm sinh học bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng bao gồm các thành phần chính như:

– Bột đậu tương

– Vi khuẩn lactic

– Vi khuẩn quang hợp

– Xạ khuẩn

– Nấm men và nấm mốc

– Rỉ đường

– Một số thành phần khác

Chat ngay với chuyên gia

Phân bón đậu tương có tác dụng tuyệt vời như thế nào?

1.Phân bón đậu tương có giá trị dinh dưỡng cao

– Cung cấp dinh dưỡng hữu cơ vi sinh cho cây

– Giàu đạm và cung cấp các khoáng chất trung vi lượng cần thiết cho cây, bổ sung các Acid Amin dễ hấp thụ, các loại vitamin và một số loại Enzyme cần thiết cho cây trồng

– Tăng sức sống, khả năng hấp thụ và khả năng quang hộ cho cây trồng. Giúp cây phát triển bộ rễ, lá bóng đẹp và sai hoa

Chat ngay với chuyên gia

Hồng ngoại Aoi – Khi sử dụng phân bón đậu tương

2.Phân bón đậu tương giúp cải tạo đất

– Cải tạo đất rất tốt, phục hồi hệ đệm sinh học của đất, trả lại các đặc tính sinh hóa tự nhiên của đất

Lưu ý: Đối với những vùng đất đã qua nhiều năm sử dụng, những vùng đất chai cứng, đất bị thoái hóa và bạc màu thì nên sử dụng chế phẩm đậu tương để lấy lại độ phì nhiêu cho đất

3.Phân bón đậu tương an toàn với người dùng và thân thiện với môi trường

– Thành phần chính của phân bón đậu tương chủ yếu là bột đậu tương và các thành phần khác không chứa các chất hóa học nên không gây độc hại tới sức khỏe con người và môi trường

– Phân bón đậu tương được ủ theo công nghệ Nhật Bản tiên tiến hiện đại không gây mùi hôi thối, khó chịu rất thân thiện với môi trường

4.Phân bón đậu tương tiết kiệm và hiệu quả cao

Chat ngay với chuyên gia

– Phân bón đậu tương dưới dạng lỏng, được ủ theo công nghệ men vi sinh nên các chất hữu cơ được chuyển thành dạng dễ hấp thụ nhất. Chính vì lẽ đó mà sau khi tưới phân đậu tương cây hấp thụ được ngay và hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng nên sẽ đạt hiệu quả tốt nhất mà không cần dùng tới phân bón hóa học độc hại nữa

– Theo nhiều nghiên cứ loại phân bón này hiệu quả gấp 10 lần so với bột đậu tương thông thường và gấp 2 lần so với các chế phẩm sinh học khác

5.Phân bón đậu tương phù hợp với hầu hết các loại hoa mùa, rau màu và cây ăn quả

– Phân bón đậu tương không chỉ phù hợp đối với cây hoa hồng mà còn phù hợp với hầu hết các loại cây kiểng, cây rau màu và cây ăn quả.

Phân bón đậu tương sử dụng như thế nào?

Chat ngay với chuyên gia

– Pha 1 lít phân bón đậu tương với 10 – 20 lít nước để tưới

– Sử dụng 7 – 10 ngày/ lần

Phân bón đậu tương giúp cây bật nhiều chồi nụ

– Có thể kết hợp sử dụng phân bón đậu tương với các loại phân bón khác

– Đối với hoa hồng, sau khi tưới đậu tương xong cần tưới thêm một lượt nước lã để hạn chế tình trạng cây bị xót rễ do dùng quá liều

Lưu ý:

– Bảo quản nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp

– Sau khi mở nắp nên sử dụng trong vòng 02 tháng để hạn chế mùi

– Mua về nên dùng ngay vì để lâu vi sinh vật trong chai phân bón đậu tương sẽ chết gây mùi khó chịu

Chia sẻ của người đã từng sử dụng phân bón đậu tương cho cây hoa hồng

Chat ngay với chuyên gia

Phân bón đậu tương – Sự dụng cho hồng cổ Quế Son

Vậy mua phân bón đậu tương ở đâu là uy tín, chất lượng và hiệu quả nhất

Hiện nay cũng có một vài cơ sở cung cấp phân bón bằng đậu tương hoặc người dân tự mua đậu tương về ủ theo cách truyền thống nên vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, việc tự ủ theo phương pháp truyền thống sẽ gây ra mùi hôi tanh rất khó chịu ảnh hưởng tới tâm lý của người dùng.

Phân bón đậu tương – Phân bón tốt nhất cho hoa hồng

Vậy nên để mua phân bón đậu tương tốt nhất hãy mua ở các vườn lớn, nhà cung cấp lớn có uy tín, được nhiều người tin mua như ở Rosava, vườn hồng Vietgarden hay trang Fanpage: Vườn Hoa Việt – Vườn hoa hồng cổ, hoa hồng ngoại lớn nhất Việt Nam

Chat ngay với chuyên gia

Đây chỉ là một phần nhỏ những gì Trang chia sẻ, còn rất nhiều bài chia sẻ về các giống hoa hồng nổi tiếng trên thế giới và các kỹ thuật chăm sóc hoa hồng, bạn có thể xem trên web này hoặc xem trên 2 kênh Youtube của riêng Trang là:

ROSAVA TV – Vườn hồng Phạm Thiên Trang

VIETGARDEN – Nơi hội tụ hương sắc Việt

Hoặc cách nhanh nhất bạn có thể call trực tiếp Trang qua hotline: 0889098986

Vườn hồng Vietgarden, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội (gần trung tâm huấn luyện trường bắn Yên Sở)

Comments

Chat ngay với chuyên gia

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Bón Cho Hoa Lan Tốt Nhất? trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!