Đề Xuất 6/2023 # Phân Bón Cho Cây Khoai Lang # Top 8 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Phân Bón Cho Cây Khoai Lang # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Bón Cho Cây Khoai Lang mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

 

1– Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh:

Khoai lang là cây có củ sống quanh năm, nhiệt độ thích hợp cho khoai lang từ 20-300C dưới 150C và trên 300C cây ngừng sinh trưởng. cây khai lang có thể chia làm hai giai đoạn: giai đoạn phát triển rễ sợi, thân, lá và giai đoạn hình thành và phát triển củ.  Khoai lang là cây trồng không kén đất có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, thích nhất là đất cát pha, tơi xốp, tầng đất canh tác càng dày càng tốt, thoát nước, pH=5-6.  

    Kỹ thuật trồng:

    Có thể trồng 4 vụ/năm, thời gian xuống giống tùy theo nông lịch ở từng địa phương. Hai vụ mùa mưa ( trồng tháng 5 và trồng tháng 8) và hai vụ trong mùa khô (trồng tháng 11 và trồng tháng 1)Khai lang được trồng thành luống, sau khi lên luống hoàn chỉnh, rạch 1 hàng trên đỉnh luống sâu 7-10 cm, bón lót phân, phủ qua một lớp đất mỏng, sau đó đặt dây dọc giữa luống, nối đuôi nhau, dùng tay lấp đất nhẹ, lấp kín không hở cổ dây, chừa lại ngọn 5-7 cm. Mật độ trồng từ 4-5 dây/mét dài theo chiều dọc luống. Nếu trời quá khô hanh, sau khi trồng cần tưới thêm nước và vun lại luống

    3- Nhu cầu và vai trò các chất dinh dưỡng với khoai lang

    Đạm có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng cũng như các hoạt động sinh lý của cây. Giúp cho thân, lá và bộ rễ phát triển mạnh trong giai đoạn đầu và hình thành củ và trọng lượng củ trong giai đoạn sau. Tuy nhiên phần lớn đạm tập trung ở lá do vậy không nên bón nhiều đạm vì bón nhiều đạm khoại lang sẽ chủ yếu phát triển thân lá và ảnh hưởng đến năng suất.Lân có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, quá trình hình thành và phát triển của bộ rễ, đặc biệt là rễ củ, bón đầy đủ lân sẽ làm cho số lượng rễ củ nhiều góp phần cho tăng năng suất và hàm lượng tinh bột tăng, giảm tỷ lệ chất sơ trong củ.Nhu cầu kali của khoai lang còn cao hơn cả khoai tây và sắn, kali có tác dụng tăng khả năng chống chịu của cây, tích lũy tinh bột và đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bón phân hữu cơ cho khoai lang làm tăng năng suất rất lớn, mức bội thu đạt 29-34 tạ/ha khi bón phân chuồng và 22-23 tạ/ha khi bón rơm rạ 

    3.1 Liều lượng phân bón sử dụng cho cây khoai lang 

    Liều lượng phân bón cho cây khoai lang 

    Phân chuồng(tấn/ha) Đạm Lân VĐ Kali

    N (kg/ha) Urê (kg/ha) P2O5(kg/ha) Lân*(kg/ha) K2O (kg/ha) KCl (kg/ha)

    10 40-60 87-130 30-40 175-235 80-90 133-150

    3.2 Thời kỳ và phương pháp bón 

    Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân bón lót trước khi lên luống bước 1 và 1/3 đạm và 1/3 kali khi lên luống bước 2.Bón thúc 1: Thời gian sau 15-30 ngày au khi trồng, 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali bón vào hai bên luống, cách gốc 15-20 cm và nấp đất sau khi bón.Bón thúc 2: thời gian sau 45-60  ngày sau trồng, bón số phân đạm và phân kali còn lại. 

    4- Hiệu lực của kali đối với khoai lang  Như đã nêu ở trên, do kali là yếu tố hạn chế năng suất hàng đầu của khoai lang nên bón kali cho bội thu tới 86-115%. Hiệu suất do bón kali đạt 16-24kg củ/1kg kali clorua trên nền không có hữu cơ và 2,4-4,7kg củ/1kg kali clorua trên nền có hữu cơ.

    Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Khoai Lang

    Khoai lang là một thực phẩm phổ biến đối với người dân nước ta, đã từ rất lâu rồi cây khoai lang đã trở thành cây lương thực chủ yếu sau lúa gạo. Cây khoai lang được trồng vì 2 mục đích là lấy ngọn và lấy củ. củ khoang lang chứa rất nhiều chất xơ, beta caroten, các vitamin và chất chống oxy hóa, đặc biệt là hàm lượng tinh bột trong khoai lang cao. Củ khoai lang có tác dụng làm cải thiện hệ tiêu hóa, làm sáng mắt, đặc biệt ăn củ khoai lang là một chế độ giảm cân tốt cho chị em phụ nữ. Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều giống khoai lang được trồng như khoai lang ruột tím, khoai lang ruột vàng, ruột trắng, khoai lang Nhật, khoai mật… Để đạt được hiệu quả cao trong việc trồng khoai lang bà con nên chú ý đến quy trình trồng, chăm sóc và bón phân cho cây khoai lang.

    Cây khoai lang có thể trồng bằng củ hoặc dây. Dây giống phải đạt yêu cầu không sâu bệnh, khỏe mạnh, chưa có hoa và rễ, dây bánh tẻ. Dây được cắt từ cây có 45 – 75 ngày tuổi. Dây giống được cắt từ ngọn xuống dài từ 25 – 30 cm.

    Cây khoai lang có thể trồng quanh năm nhưng để đảm bảo năng suất gieo trồng bà con nên trồng vào 2 vụ sau:

    Vụ khoai lang xuân hè: trồng từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 3

    Vụ khoai lang Đông: trồng từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9

    Khoai lang có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng trồng khoai lang để lấy củ thì bà con nên trồng ở đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ.

    Đất trồng phải được cày xới kỹ, được làm sạch cỏ và tơi xốp. Sau đó lên luống cao từ 40 – 45 cm, rộng 1.2 – 1.5 m. Lên luống bà con nên chọn hướng Đông Tây để thoát nước tốt.

    Để cây khoai lang phát triển tốt bà con nên trồng vào lúc thời tiết mát mẻ, đất có độ ẩm cao.

    Mật độ trồng cây: để cây phát triển tốt nên trồng từ 38 – 40 ngàn khóm/ha. Khoảng cách 5 – 6 dây/m chiều dài luống.

    Trồng hàng đơn, vùi dây giống giữa dọc theo luống và nối đuôi nhau. Đồng thời, đoạn dây giống phải nằm song song với mặt luống. Ngọn phải ở trên mặt luống dài 5 – 10 cm. độ sâu dây bị vùi khoảng 10 – 15 cm.

    Bón phân thời kỳ nuôi lấy củ (khoảng 45 – 50 ngày)

    QUY TRÌNH KỸ THUẬT BÓN PHÂN VÀ CHĂM SÓC CÂY KHOAI LANG

    Phải giữ được độ ẩm cho đất thường xuyên khoảng 65 – 80 %. Nếu trồng khoai lang vào mùa khô hạn thì phải tưới nước vào rãnh khoảng 1/3 – 2/3 luống.

    Thường xuyên xới đất và làm sạch cỏ để tăng độ xốp cho đất đồng thời làm giảm lượng chất dinh dưỡng thất thoát.

    Sau khi trồng khoảng 25 – 30 ngày thì tiến hành bấm ngọn để cây ra nhánh nhiều hơn, tăng cường sinh trưởng và ra củ nhiều hơn. Tích lũy được chất hữu cơ.

    Tiến hành nhấc dây để làm đứt rễ con, việc làm này phải làm thường xuyên, nhấc xong phải đặt dây vào vị trí cũ không được làm trật dây và tổn thương đến lá. Việc làm này sẽ làm cho chất dinh dưỡng tập trung về củ, cũ sẽ to hơn.

    Thường xuyên kiểm tra, thăm cây để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại, sớm có phương án điều trị. Khi bà con dùng phân bón hữu cơ vi sinh đã hạn chế được sâu bệnh hại rồi.

    PHÂN BÓN HỮU CƠ BIOSACOTEC

    Thuộc sở hữu của Công ty CPĐT CÔNG NGHỆ SẠCH SACOTEC, chúng tôi sẽ trả lời bất kỳ thắc mắc cũng như phàn nàn của khách hàng về sản phẩm – dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.

    💻Website: biosacotec.com ☎️ Điện thoại: 028.6291.2329 🌎Địa chỉ: Số 45 đường số 16, KP4, phường An Phú, Quận 2, TP Hồ Chí Minh

    0888.45.0606 – 0888.37.1616

    Mạnh Quân

    Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học… Xem tất cả bài viết của Mạnh Quân →

    Bón Phân Đa Yếu Tố Npk Văn Điển Cho Cây Khoai Lang

    Diện tích trồng khoai lang của Hà Nội năm 2014 là 3.690ha, tuy không nhiều nhưng có một số HTX điển hình trồng khoai lang với diện tích lớn, biết cách đầu tư thâm canh có năng suất cao, chất lượng khoai ngon làm sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị thu nhập cao.

    HTX Hồng Thái, huyện Ba Vì là một trong những điển hình như vậy. Nơi đây có diện tích trồng khoai lang cả năm 400ha. HTX trồng giống khoai Hoàng Long, sản phẩm ngay sau thu hoạch được nhiều công ty đến thu mua, nhất là sau khi HTX có địa chỉ trên mạng.

    Từ gần chục năm nay, khoai lang trở thành cây trồng chính và là nguồn thu nhập lớn của bà con nông dân. Giống khoai lang Hoàng Long có chất lượng ngon. Năng suất thu được 5-6 tạ/sào, bán giá bình quân 14.000 đồng/kg, 1 sào thu 7-8 triệu, lãi 4-5 triệu/sào. Có 1 số hộ 1 năm thu từ khoai lang 20-30 triệu.

    Ông Phùng Quốc Lượng – Chủ nhiệm HTX Hồng Thái cho biết: “Nếu có khoai lang với số lượng lớn và chất lượng tốt thì không phải lo đầu ra mà hiệu quả kinh tế của khoai lang cao hơn nhiều so với trồng lúa. Bón phân NPK Văn Điển khoai lang dây mập, lá xanh dày, tăng sức chịu úng khi gặp mưa, tăng khả năng chịu rét, năng suất cao, củ khoai có độ đồng đều và hình thức đẹp”.

    Khoai lang cần nhiều kali, ưa đất có tính kiềm (độ pH từ 5-6), nên phân NPK Văn Điển đáp ứng yêu cầu như vậy. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng bón cho khoai lang có 2 loại: Phân bón lót và phân bón thúc. Phân bón lót NPK Văn Điển 4.12.7, thành phần có đầy đủ các chất dinh dưỡng cân đối và hợp lý đáp ứng với thời kỳ đầu của khoai: N: 4%, P205: 12%, K20: 7%, S: 2%, MgO: 8%, CaO: 16%, SiO2: 15% và các chất vi lượng: Bo, Mn, Zn, Cu, Co… Bón 1 sào 15-20kg phân NPK Văn Điển 4.12.7. Lên luống, rạch hàng, bón phân chuồng + bón NPK Văn Điển lấp đất kín phân và đặt dây khoai lên trên.

    Loại phân bón thúc: Phân đa yếu tố NPK Văn Điển 9.9.12. Phân có tỷ lệ các chất dinh dưỡng cao, cân đối nhất là giàu kali phù hợp với giai đoạn cuối giúp khoai lang phát triển, tích lũy các chất dinh dưỡng vào củ, tăng hàm lượng tinh bột, đường, các vitamin để nâng cao chất lượng của khoai.

    Tỷ lệ các chất dinh dưỡng: N: 9%, P205: 9%, K20: 12%, S: 2%, MgO: 7%, CaO: 12%, SiO2: 9% và các chất vi lượng: Bo, Mn, Zn, Cu, Co… Bón 1 sào: 8-10kg, bón khi khoai lang ngả ngọn và kết hợp với vun luống, khoai lang nếu bón đủ số lượng 2 loại phân NPK Văn Điển thúc và lót trên sẽ không phải bón thêm một loại phân hóa học nào khác.

    Tăng năng suất, chất lượng

    Khoai lang được bón phân NPK Văn Điển sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, tăng sức chống chịu với các điều kiện thời tiết bất thuận như rét, hạn, úng… tăng năng suất và chất lượng. Huyện Chương Mỹ có nhiều diện tích đồng vàn và đồng trũng, đất chua nên các cây trồng hầu hết được bón phân NPK Văn Điển trong đó có cây khoai lang.

    Nói về hiệu quả phân bón Văn Điển, ông Nguyễn Duy Nam- Trạm trưởng Trạm Khuyến nông nhận xét: “Phân NPK Văn Điển giúp khoai lang tốt bền, tăng sức chống chịu. Do trong phân có đầy đủ các chất dinh dưỡng nên ngoài việc tăng năng suất, chất lượng còn có tác dụng cải tạo đất chua và bổ sung các chất vi lượng mà đất đang thiếu hụt”.

    Từ thành phần của phân NPK Văn Điển trong đó có dinh dưỡng chính là lân. Lân Văn Điển được chế biến từ loại khoáng thiên nhiên nên không độc hại với môi trường như các loại phân hóa học khác, trái lại sau khi bón vài ba năm đất sẽ thêm tơi xốp và hạn chế tác hại của các chất độc.

    Thực tế qua nhiều năm bón lân Văn Điển, 3 năm nay bón NPK Văn Điển cho cây khoai lang, ông Nguyễn Hữu Cử – Chủ nhiệm HTX Hữu Văn, huyện Chương Mỹ: “Hàng năm HTX trồng 70ha khoai lang. Phân NPK Văn Điển bón khoai lang dây cứng, mập, thưa đốt, ngọn to, nhìn ruộng đồng đều màu xanh sáng. Tận dụng hái được ngọn để bán đến lúc thu hoạch. Khoai sai củ, củ đồng đều, nhẵn, màu vỏ củ hồng tươi, mã đẹp”.

    Nguồn: chúng tôi

    Hướng Dẫn Bón Phân Và Chăm Sóc Trên Cây Khoai Lang

    Loading…

    1.   Quy trình kĩ thuật canh tác khoai lang ở Đông Nam Bộ : Đất trồng: – Thích hợp ở vùng đất đỏ và đất xám. Thời vụ: Có thể trồng 4 vụ/năm, thời gian xuống giống tùy theo nông lịch ở từng địa phương.  – Hai vụ mùa mưa: vụ khoai lang hè thu ( trồng tháng 5 thu hoạch đầu tháng 8) luân canh với ngô/lạc/đậu nành/đậu xanh/dưa hấu thu đông. Vụ khoai lang thu đông (trồng đầu tháng 8 thu hoạch cuối tháng 10) luân canh với ngô/lạc/đậu nành/đậu xanh của vụ hè thu.  – Hai vụ mùa khô : vụ đông xuân (trồng tháng 11 thu hoạch tháng 2) luân canh với lúa mùa. Vụ khoai lang xuân hè ( trồng tháng 1 thu hoạch tháng 4 ) luân canh với lạc/rau/ngô/khoai lang đông xuân. Khoai lang trồng mùa khô cần phải chủ động tưới nước.

    2.   Giống:  - Khoai lang có thịt củ màu vàng cam thích hợp bán tươi: Kokey, Hoàng Long, HL518…  - Khoai lang có thịt củ màu trắng, năng suất cao: K51, Chiêm Dâu, KB1, HL491, Khoai gạo.

    3.   Kỹ thuật trồng:  - Dây giống chọn đoạn một và đoạn hai của những dây mập mạnh ,không sâu bệnh ,hom giống cắt dài 25-30cm.  - Luống ,khoảng cách trồng và cách trồng :  - Lên luống rộng 1-2m, cao 30-35 cm, độn rơm rạ, cây phân xanh, phân chuồng giữa luống để đất tơi xốp giúp khoai lớn củ nhanh.  - Mỗi mét dài trồng 5 hom với khoảng cách trồng 18-22cm, tương ứng với mật độ trồng khoảng 40000-42000 hom. Cách đặt hom thẳng dọc luống, lấp đất sâu 5-6cm.

    4.   Bón phân kết hợp làm cỏ, nhấc dây: Phân bón dùng cho mỗi héc ta : 5-10 tấn phân chuồng +150 kg ure+200 kg supe lân+150 kg K2SO4 (Kali sulphate: 51% K2O, 18% S).

    – Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân, bón lót trước khi lên luống và 1/3 đạm và 1/3 kali khi lên luống. – Bón thúc 1: Thời gian 15-30 ngày sau khi trồng, 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali sulphate bón vào hai bên luống, cách gốc 15-20 cm, lấp đất sau khi bón. – Bón thúc 2: Thời gian 45-60 ngày sau trồng, bón số phân đạm và phân kali sulphate còn lại.

    + Làm cỏ, xáo xới, điều tiết lượng phân bón cho phù hợp

    + Nhấc dây để hạn chế rễ phụ cây khoai lang, tạo điều kiện tập trung dinh dưỡng về củ. Lưu ý: tưới nước bổ sung cho khoai lang tránh bị hạn đầu vụ và khô hạn cuối vụ .

    Hình ảnh bao bì Kali Sulphate (K2SO4)

       

    5.   Phòng trừ sâu bệnh :  - Phòng trừ sùng khoai lang (cylas formicarius) bằng bẫy sinh học pheromone, tuyến trùng bằng thuốc ISK bột gói 3 kg của Nhật, lượng sử dụng 30 kg/ha xử lí ngay lúc trồng.  - Sử dụng dây giống khoai lang đã được phục tráng, sạch virus, được thực hiện 3 năm một lần bằng cách ươm củ giống tuyển chọn, nhổ bỏ những dây lang bị virus xoăn lá để tránh lây lan.  - Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phòng trừ kịp thời sâu bệnh gây hại.

    6.   Thu hoạch – phân lọai củ ,chế biến và tiêu thụ:  - Đối với các giống khoai lang phổ biến hiện nay ở vùng Đông Nam bộ thường thu hoạch 90-100 ngày ở mùa mưa, 85-95 ngày ở mùa khô.  - Tuỳ theo nhu cầu thị trường mà phân loại củ để chế biến và tiêu thụ phù hợp: củ lớn và củ vừa được dùng để bán tươi và chế biến thực phẩm, củ nhỏ và dây lá dùng cho chăn nuôi, lá của một số giống khoai lang chọn lọc hiện được ưa chuộng để làm rau xanh và làm nước sinh tố.

    7.    Tại sao phải sử dụng phân kali sulphate?

    – Do tác hại ngoài mong muốn của gốc “Cl” khi sử dụng clorua kali (KCl) ảnh hưởng lên chất lượng nông sản nên các nhà khoa học đã sáng tạo tìm ra sản phẩm thay thế có nhiều tính ưu việt hơn đó là thay thế gôc “Cl” bằng gốc “SO4” tạo nên sản phẩm Kalisulphate (K2SO4).

    – Trong Kalisulphate ngoài hàm lượng 50 – 51% K2O hữu hiệu còn cung cấp thêm cho cây trồng 18% lưu huỳnh (S) là nguyên tố trung lượng kích thích sản sinh diệp lục tố, tạo protein rất cần thiết cho cây trồng, tăng chất lượng nông sản giữ hương vị, kéo dài thời gian bảo quản, chống chai sượng củ, quả.

    – Nếu so sánh với KNO3, K2SO4 sử dụng hiệu quả hơn về mặt chi phí (giá thành thấp hơn KNO3 từ 10.000 – 20.000đ/kg) và mang lại hiệu quả cao hơn trong giai đoạn cây trồng ra hoa và tạo quả.

    Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Bón Cho Cây Khoai Lang trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!