Đề Xuất 6/2023 # Phân Bánh Dầu Đậu Phộng # Top 12 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Phân Bánh Dầu Đậu Phộng # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Bánh Dầu Đậu Phộng mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

PHÂN BÓN BÁNH DẦU ĐẬU PHỘNG LAVAMIX

Phân bánh dầu đậu phộng có khối lượng: Chai 100ml

Thành phần:

+ N: 2%; P2O5: 2%; K2O: 2%; B: 2000 ppm

+ Tỷ trọng: 1.25

+ pH: 7

+ Nguyên liệu được pha trong dung dịch sinh học đặc hiệu khi thủy phân bánh dầu.

Đặc điểm và công dụng: 

+ Phân bón bánh dầu đậu phộng thủy phân-phân bón ra hoa, đậu trái là dạng phân hữu cơ với nguồn dinh dưỡng giàu đạm, đặc biệt tốt cho cây trồng. Theo phương pháp truyền thống, bánh dầu được sơ chế bằng cách ngâm với nước trước khi bón cho cây. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của phương pháp truyền thống là thời gian ngâm kéo dài và gây mùi hôi rất khó chịu trong và sau khi bón.

+ Là loại phân sinh học cung cấp đạm thực vật giúp cây xanh tốt. Phân đã được xử lý mùi hôi nên sử dụng rất tiện lợi.

+ Sử dụng giai đoạn cây con, cây cần phát triển thân cành lá, nuôi hoa, nuôi quả và phục hồi cây sau khi ra hoa, ra quả.

+ Các loại cây nên dùng: Rau màu, cây ăn trái, cây hoa kiểng…

Cách sử dụng:

+ Có thể phun qua lá hoặc tưới gốc cho cây. Lưu ý bón phân lúc trời mát tránh nắng và tránh mưa.

+ Đồng thời, với Lavamix VIF – Super, hạn chế về thời gian ngâm ủ kéo dài và mùi hôi của phương pháp ngâm bánh dầu truyền thống đã được giải quyết triệt để.

 Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

 CỬA HÀNG CÂY CẢNH S-XANH 

Địa chỉ: Trường Chinh, Phường 3, TP. Tây Ninh

 Hotline: 0377818725 – 0866995446

 Email: caycanhsxanh@gmail.com

 Fanpage: https://www.facebook.com/caycanhsxanh/ 

 Website: https://caycanhsxanh.com

�� Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCPHqPdOo-n-TouAEiTCaPKw

0.0

Bí Quyết Ủ Bánh Dầu Không Hôi Làm Phân Bón Cây!

Phân bánh dầu tốt cho cây trồng ai cũng biết. Chế biến ủ phân bánh dầu đúng cách sẽ tạo ra được dòng siêu phân bón cho hoa hồng, hoa lan, cây kiểng … Chế phẩm vi sinh, chia sẻ với bà con ” Bí quyết ủ bánh dầu không hôi sử dụng làm phân bón cho mọi loại cây trồng!”

Bánh dầu là sản phẩm thứ cấp của quá trình ép lấy dầu thực vật. Có nhiều loại bánh dầu như: bánh dầu đậu phộng, bánh dầu dừa, bánh dầu mè …

Tuy bánh dầu là phần thải bỏ nhưng trong bánh dầu vẫn còn chứa rất nhiều dưỡng chất hữu ích cho cây trồng. Hầu hết các chất dinh dưỡng đều ở dạng cao năng, cây trồng không thể “ăn” ngay được. Chính vì vậy, nếu chế biến bánh dầu đúng cách, sẽ thu được loại phân bánh dầu, phân hữu cơ chất lượng cao – một loại siêu phân bón mà bất cứ cây trồng nào cũng đều yêu thích.

Tóm lại, phân bánh dầu là phân bón ủ từ bánh dầu bằng chế phẩm sinh học. Có 2 loại phân bánh dầu, đó là: phân bánh dầu dạng bột ( phân dạng khô) và đạm hữu cơ ủ từ bánh dầu ( phân dạng nước)

Tùy từng mục đích sử dụng mà bà con có thể lựa chọn loại phân bánh dầu và cách ủ phù hợp

– 60kg bánh dầu nghiền mịn

– 2 gói nấm trichoderma Đức Bình ( mỗi gói 200gr): Phân giải nhanh xác thải thực vật thành bã mùn

– 2 gói chế phẩm EMZEO ( mỗi gói 200gr): phân giải các chất dinh dưỡng ( protein, lipit, gluxit …) và khử sạch mùi hôi. Men vi sinh EMZEO giúp tạo ra phân bánh dầu hữu cơ vi sinh chất lượng cao.

– Nước sạch 10 lít

– Bao tải, bao nilon dùng để lót

– Đảo đều tất cả các nguyên liệu như: bột bánh dầu, nấm trichoderma, chế phẩm EMZEO, lân

– Phun nước sạch đều lên hỗn hợp ủ để đạt độ ẩm ủ

– Cho hỗn hợp vào bao tải có lót nilon cột kín, để nơi khô thoáng để ủ

– Thời gian ủ 45 – 50 ngày là sử dụng được

Sử dụng phân bánh dầu dạng khô để cải tạo đất, bón gốc, chăm sóc bộ rễ … cho các loại cây trồng. Sử dụng phân bánh dầu đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí chăm sóc. Nhu cầu và cách bón phân bánh dầu của mỗi loại cây trồng là khác nhau .

– Đối với rau màu:

Trước khi trồng: rắc 1kg phân bánh dầu cho 5 – 7 m 2 mặt luống, dùng cào xới đều đất rồi gieo hạt

Chăm sóc rau: 1 kg phân bánh dầu rắc 7 – 10 m 2 mặt luống, sau đó tưới nước cho rau.

Định kỳ 1 tuần rắc 1 lần. Dừng bón phân trước 5 – 7 ngày khi thu hoạch

– Đối với cây cảnh, hoa hồng, hoa kiểng

Trộn đất trồng cây: 2kg phân bánh dầu trộn với 15kg đất để trồng

Chăm sóc hoa hồng, cây cảnh, hoa kiểng: bón 200gr – 300gr/gốc hoặc chậu. Định kỳ 20 – 30 ngày bón 1 lần

– Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp

Cây mới trồng: bón 500gr – 700gr/gốc

Cây lâu năm ( từ 2 năm trở lên): 1,5 – 2kg/gốc

Cách bón phân: cào xới nhẹ lớp đất trên bề mặt xung quanh gốc sau đó rải phân đều xung quanh. Lấp đất lại, tưới nước, giữ ẩm cho gốc cây bằng rơm rạ, xơ dừa, lá chuối …

Định kỳ 30 – 40 ngày bón 1 lần, đặc biệt sau thu hoạch phải bón ngay để giúp cây nhanh phục hồi

Chế phẩm EM ủ phân bánh dầu có 2 loại:

– Chế phẩm EM gốc dạng dịch ( chế phẩm EMGRO)

– Chế phẩm EM gốc dạng bột ( chế phẩm EMZEO)

Có thể sử dụng một trong 2 loại chế phẩm EM hoặc kết hợp cả 2 để ủ phân bánh dầu. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, ủ phân bánh dầu bằng chế phẩm EMZEO mang lại chất lượng phân đạm bánh dầu tốt nhất đồng thời khử sạch mùi hôi thối của phân. Chính vì vậy, Chế phẩm vi sinh, hướng dẫn chi tiết cách ủ phân bánh dầu không hôi nhờ chế phẩm EM dạng bột ( EMZEO)

– 10 kg bánh dầu nghiền bột hoặc đập nhỏ

– 1 gói chế phẩm EM dạng bột ( EMZEO 200gr): EMZEO thủy phân protein, chất dinh dưỡng cao năng thành đạm sinh học ( amino acid, peptide), chất dinh dưỡng cho cây trồng.

– 700ml mật rỉ đường ( có thể thay thế bằng đường mật mía, nước mía nguyên chất, đường phên đen …)

– Chuối chín ngẫu: 10 – 15 quả lột vỏ bóp nhuyễn

– Thùng, phuy có nắp vặn chặt kín ( từ 30 lít trở lên)

– Đảo đều tất cả các nguyên liệu như: bánh dầu, men vi sinh EM ( EMZEO), chuối chín … cho vào thùng phuy

– Pha mật rỉ đường với nước sạch: 500ml + 15 lít nước sạch cho vào thùng và khuấy đảo đều với hỗn hợp

– Đậy chặt kín để ủ. Cứ 1 tuần mở ra khuấy đảo 1 lần. Sau khi ủ được 2 – 3 tuần bổ sung thêm 15 lít nước sạch + 200ml mật rỉ đường vào thùng và khuấy đảo đều, có thể bổ sung thêm 1 gói EMZEO ( không bắt buộc).

– Tổng thời gian ủ là 4 – 5 tuần là sử dụng được.

– Phải đậy chặt kín thùng ủ, để thùng ủ nơi khô mát.

– Nếu thấy xuất hiện mùi hôi trở lại, xử lý bằng cách cho 1 gói EMZEO 200gr + 300ml mật rỉ đường xử lý cho 20 – 30 lít phân bánh dầu, sau 1 – 2 ngày mùi hôi giảm 70 – 80%

– Khi ủ xong phải rót phân bánh dầu vào chai lọ, vặn chặt bảo quản để dùng dần.

Xêm thêm: Cách chế biến và sử dụng bã đậu nành bón cây!

Phân bánh dầu ủ bằng chế phẩm EMZEO ( ủ nước) được sử dụng để phun hoặc tưới cho cây trồng. Ủ nước theo phương pháp này, thu được phân bánh dầu dạng dịch đậm đặc. Chính vì vậy khi sử dụng phải pha loãng với nước sạch để tưới cây. Phân bánh dầu dạng nước là dòng phân bón lá hữu hiệu cho tất cả các loại cây trồng.

– Đối với rau màu: Hòa 1 lít phân bánh dầu với 100 lít nước sạch, tưới ướt đều trên toàn bộ luống rau. Định kỳ 1 tuần 1 lần

– Đối với hoa hồng, cây cảnh: Hòa 1 lít phân bánh dầu + 20gr nấm trichoderma Đức Bình ( dạng tưới) + 40 lít nước sạch, phun đều ướt toàn bộ thân, lá, gốc cây. Định kỳ 1 tuần 1 lần

– Đối với hoa lan: 1 lít phân bánh dầu pha với 30 lít nước sạch + 30gr nấm trichdoerma Đức Bình, phun ướt đều toàn bộ giỏ lan. Định kỳ 1 tuần 1 lần

– Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp: 1 lít phân bánh dầu + 150 – 200 lít nước sạch + 50gr nấm trichoderma Đức Bình, tưới vào mỗi gốc 3 – 5 lít nước tùy vào độ to nhỏ của cây. Định kỳ 1 tháng 1 lần

– Sử dụng trong hệ thống tưới nhỏ giọt: 1 lít phân bánh dầu + 100gr nấm trichoderma Đức Bình + 400 – 500 lít nước sạch

Phân bánh dầu chứa rất hiều hàm lượng hữu cơ, đạm sinh học. Tác dụng của phân bánh dầu trên mỗi loại cây trồng là khác nhau. Tuy nhiên, phân bánh dầu có công dụng rất tốt với tất cả các loại cây trồng. Một số tác dụng tiêu biểu như sau:

– Cung cấp dưỡng chất dinh dưỡng cân đối và đầy đủ cho cây trồng ( đa lượng, trung lượng, vi lượng, vitamin, khoáng chất, acid amin … )

– Giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, cứng cáp: hoa to, đậm màu, bền hoa, nẩy nhiều mầm nụ, mầm lộc

– Cải tạo đất: giúp đất tơi xốp, tăng độ mùn cho đất

– Tạo lập hệ vi sinh vật hữu ích và tăng mật độ vi sinh vật hữu ích trong đất

– Bảo vệ bộ rể và hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất của cây trồng

– Phân hủy các dưỡng chất khó tan trong đất giúp cây trồng hấp thu dễ dàng

– Hạn chế lá vàng, rụng lá trên cây, giúp bộ rễ phát triển mạnh

Phân bánh dầu sử dụng cho cây trồng rất hiệu quả. Nguyên liệu ủ dễ kiếm, rẻ tiền. Cách ủ bánh dầu làm phân bón bằng nấm trichoderma và chế phẩm EM ( EMZEO) … đơn giản, dễ làm, ai cũng có thể thực hiện thành công 100%. Có thể nói, phân bánh dầu là dòng phân đạm hữu cơ tốt cho tất cả các loại cây trồng, đặc biệt là hoa hồng, hoa lan và rau quả.

About Đức Bình

Cỏ Đậu Phộng, Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cỏ Đậu Phộng

Cỏ đậu phộng có tên gọi khác là cỏ lạc, cỏ hoàng lạc, đậu phụng kiểng.

Tên khoa học là Arachis pintoi.

Cỏ đậu phộng không chỉ được sử dụng rất nhiều trong các công trình cảnh quan mà nó còn được dùng trong trong các vườn cây ăn trái, cây công nghiệp như Hồ tiêu, Cà Phê, Cam, … nhằm chống xói mòn vào mùa mưa, giữ ẩm vào mùa khô và như các cây họ đậu khác chúng cố định đạm cải tạọ đất trồng, giúp cây phát triển và còn là thức ăn cho nhiều loài gia súc.

Quy trình trồng cỏ Đậu phộng

Tham khảo nguồn (Kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ Nhung nhật).

Chuẩn bị giống cỏ đậu phộng

Trước khi trồng cần chọn cành giống tươi được cắt từ cây mẹ khỏe mạnh không bị sâu bệnh hoặc bầu cây giống đã có rễ và phát triển ổn định, không nên để cây giống ngoài trời nắng mà phải để trong râm và tưới nước giữ ẩm, để tránh sự mất nước trong thân cây và héo úa.

Sắp xếp cây giống bằng nhau để thuận tiện cho việc cắt khúc, cắt thành đoạn ngắn 25 – 30 cm là kích thước tốt nhất

Ngâm ngập ½ cành mới cắt vào thuốc kích thích rễ trong thời gian 30 phút. Sau đó có thể sử dụng để trồng cho công trình hoặc ươm khóm trong vườn ươm.

Bầu cây cần được xếp ra đất và tưới nước trước khi đem trồng.

Tùy yêu cầu cụ thể ở mỗi công trình mà chuẩn bị số lượng cỏ nhiều hay ít. Thông thường 1 m² đất thì trồng mật độ trung bình thì khoảng 20 – 22 khóm, nếu trồng thưa hơn thì khoảng 16 – 18 khóm/m 2 và trồng dày hơn thì 23 – 25 khóm/m 2. Mỗi khóm khoảng 2 – 4 cành cỏ đậu.

Kỹ thuật trồng cỏ đậu phộng

Cách 1: Trồng cỏ đậu phộng bằng giâm cành trực tiếp

Các bước tiến hành

Bước 1: Sau khi ngâm cành đã cắt vào thuốc kích thích ra rễ một thời gian nhất định ta tiến hành tạo rãnh có độ sâu từ 10 – 15 cm.

Bước 2: Đặt cành giống đã được chuẩn bị vào đất, đối với cỏ Đậu nên trồng nghiêng thân cây 1 góc 30° so với mặt đất (vì sau này thân cây sẽ bò trên mặt đất trồng như vậy sẽ giúp các thân cây sẽ phát triển theo hướng đồng nhất), trồng với quy cách 16 – 20 khóm/m 2, mỗi khóm từ 3 – 5 cành.

Bước 3: Lấp đất sau khi đã đặt cành giống, lưu ý phải lấp chừa phần thân trên mặt đất 10 – 15 cm.

Bước 4: Tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất (vào mùa khô sau khi trồng bằng cành có thể rải lên trên 1 lớp xơ dừa để giữ cho gốc cây đủ độ ẩm trong quá trình ra rễ).

Ưu và nhược điểm của phương pháp trồng giâm hom

Nhược điểm: Ở thời điểm ban đầu sau khi trồng, cỏ đậu phộng vẫn chưa ra rễ vì vậy khi giâm hom xuống đất cỏ dễ bị chết hơn nếu gặp thời tiết bất lợi như nắng mạnh, thiếu nước tưới cỏ sẽ bị khô héo gây thất thoát rất lớn, nếu như bạn gặp điều kiện thuận lợi vaò mùa mưa hay quá trình chăm sóc tốt cỏ vẫn phát triển bình thường và tươi tốt, thời gian tạo thảm của phương pháp này là từ 2 – 3 tháng sau khi trồng.

Ưu điểm: Tuy nhiên cách trồng này vẫn có thể áp dụng cho những công trình có diện tích lớn do tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu nhưng trước khi trồng bạn cần phải xử lý mặt bằng thật tốt và đảm bảo được đội ngũ nhân công chăm sóc cỏ.

Bước 1: sau khi đã chuẩn bị mặt bằng tiến hàng đánh rãnh, rãng có chiều sâu từ 10 – 15 cm, thẳng hàng và khoảng cách giữa các rãnh từ 15 – 20 cm.

Bước 2: Dùng tay nhấc cây trong bầu ra bao gồm cả đất và đặt xuống đất, lưu ý đặt cây nghiêng 1 góc 30° so với mặt đất.

Bước 3: Tiến hành lấp đất sau khi đặt cây xuống, khi lấp phải đảm bảo phần rễ đã phát triển hoàn toàn nằm dưới mặt đất.

Bước 4: Tưới nước sau khi trồng xong, phải luôn đảm bảo độ ẩm cho đất.

Ưu và nhược điểm của phương pháp trồng bằng bầu

Ưu điểm: Cỏ đậu phộng sau 1 thời gian giâm cành vào bầu đựng tro trấu, cỏ đã ra rễ và bắt đầu ra những cành nhánh mới, với phương pháp này cỏ có tỉ lệ sống cao hơn và thảm cỏ sẽ được hình thành trong thời gian ngắn so với phương pháp giâm hom khoảng từ 1,5 – 2,5 tháng.

Nhược điểm: Do phải tốn chi phí cho việc ươm tạo nên giá cỏ cao hơn nhiều so với phương pháp trồng giâm hom. Sau khi trồng sẽ có lượng lớn bầu nhựa thải ra ngoài môi trường.

Chế độ chăm sóc cỏ đậu phộng

Cỏ đậu phộng sau khi trồng trong vòng từ 1 đến 10 ngày phải tưới nước thường xuyên, duy trì tưới mỗi ngày ba lần vào sáng, trưa, chiều. Tạo hệ thống thoát nước tốt tránh cho cỏ bị ngập úng.

Thời gian sau đó tùy vào thời tiết khác nhau mà ta có thể điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp đảm bảo đất luôn có độ ẩm.

Sau khi trồng xong thảm cỏ từ 7 – 10 ngày tiến hành bón phân Ure để kích thích cỏ đậu phộng ra chồi non, liều lượng thích hợp là 1 kg/50 m2.

Duy trì bón phân Ure mỗi tháng một lần.

Khi có nhu cầu trồng và chăm sóc cỏ Đậu phộng hãy liên hệ với Công ty TNHH Cảnh Quan Đô Thị Xanh để nhận được những sản phẩm thiên nhiên tuyệt vời nhất!

Liên hệ: Mr. Nguyên (Tel: 0916 417 059)

“Đô Thị Xanh – kiến tạo không gian xanh”

Kỹ Thuật Trồng Cây Lạc (Đậu Phộng)

Thời vụ gieo trồng: Đậu phộng (lạc) thu đông có thể gieo trồng từ 15/8 – 30/9, tốt nhất từ 15/8 – 10/9.

Chọn đất: Chọn đất cát pha thịt nhẹ chủ động tưới tiêu và dễ thoát nước. Làm đất nhỏ, sạch cỏ dại, tỷ lệ hạt đất có đường kính nhỏ hơn 1cm chiếm trên 70%, lên luống rộng 90cm, cao 15cm, rãnh rộng 25cm.

Nếu đất ướt có thể áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu.

Phân hữu cơ sinh học: 500 – 1000 kg Phân lân super: 15 – 20kg Đạm urê: 2,5 – 3kg. Kali clorua: 4 – 5kg Vôi bột: 20kg

Nếu không dùng công nghệ che phủ nilon có thể bón như sau:

Bón lót: 100% HG 01 + 100% lân + 50% đạm vào các hàng đã rạch.

Bón thúc lần 1: Lúc cây lạc được 2 -3 lá thật bón 50% lượng đạm kết hợp với xới phá váng tạo điều kiện cho vi sinh vật nốt sần hoạt động.

Bón thúc lần 2: Khi cây lạc được 6 – 7 lá thật, bón toàn bộ lượng kali.

Bón thúc lần 3: Khi cây tắt hoa, bón 50% lượng vôi còn lại, kết hợp với vun cao luống chống đổ và tạo đất tơi xốp, thuận lợi cho cây lạc đâm tia, làm củ.

Mật độ, khoảng cách và phương pháp gieo hạt

Mật độ trung bình từ 34 – 36 cây/m 2. Khoảng cách thích hợp từ 18 – 20cm x 30cm. Tiến hành rạch 3 hàng dọc theo luống ở độ sâu 3 – 4cm rồi gieo hạt, gieo 2 hạt/hốc theo khoảng cách như trên. Nếu áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu phải sử dụng đất mượn bằng cách trộn phân chuồng (đã được ủ với lân) với trấu và đất bột hoặc đất hun để phủ lên trên hạt sau khi gieo (gieo hốc với khoảng cách như trên). Nếu dùng công nghệ che phủ nilon thì gieo hạt là công việc cuối cùng.

Phủ nilon cho lạc vụ thu đông vừa giữ được ẩm độ, nhiệt độ, hạn chế cỏ dại, hạn chế chuột hại và làm tăng năng suất lạc từ 15 – 30%.

Sau khi bón lót xong dùng thuốc trừ cỏ Ronsta phun ướt đều trên ruộng, dùng cuốc gạt nhẹ đất ở 2 mép luống về phía rãnh, phủ nilon phẳng và kín đều trên mặt luống, vét đất ở rãnh áp nhẹ vào 2 bên mép luống để cố định nilon. Dùng dụng cụ đục lỗ (ống bơ sữa bò được cắt hình răng cưa) đục các lỗ theo khoảng cách ở trên. Hạt được gieo trực tiếp vào các lỗ ở độ sâu 3 – 4cm.

Một số biện pháp kỹ thuật khác

Lạc cần được phơi lại trên nong, nia, dưới nắng nhẹ 2 ngày trước khi gieo (phơi cả củ).

Chọn những hạt tốt để gieo, hạt cần được ngâm nảy mầm trước khi gieo…

Phun Boocdo 1%, Zinep 0,3%, Danconil 0,2% khi thấy có biểu hiện của bệnh gỉ sắt, đốm lá.

Phun Padan 95SP, Opatox, Beettox khi thấy lạc bị sâu xanh, sâu khoang, bọ trĩ, bọ phấn hay rệp muội gây hại.

Thu hoạch lạc khi có từ 80 – 90% số củ già. Sau khi thu hoạch cần gom nilon lại một chỗ và đốt, tránh ô nhiễm môi trường.

Vôi bột chia làm 2 lần bón, lần thứ nhất bón 50% trước khi bừa phẳng, lần 2 bón 50% lúc cây tắt hoa. Sau khi lên luống tiến hành rạch 2 hàng dọc theo luống sâu 10cm, bón lót toàn bộ các loại phân trên vào các hàng đã rạch và san phẳng mặt luống (nếu dùng công nghệ che phủ nilon).

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Bánh Dầu Đậu Phộng trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!