Đề Xuất 6/2023 # Phần 3: Humic Và Tác Dụng Đến Quá Trình Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Trồng # Top 10 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Phần 3: Humic Và Tác Dụng Đến Quá Trình Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Trồng # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phần 3: Humic Và Tác Dụng Đến Quá Trình Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Trồng mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sinh trưởng của cây trồng chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi chất humic. Mối liên hệ tích cực giữa chất humic của đất, sản lượng cây trồng và chất lượng sản phẩm đã được công bố trong nhiều tài liệu nghiên cứu. Tác động gián tiếp, đã được nêu ở phần trước, là các nhân tố cung cấp năng lượng cho các sinh vật đất, ảnh hưởng đến khả năng giữa nước, cấu trúc đất và giải phóng các chất dinh dưỡng từ khoáng chất trong đất, tăng sự hiện hữu của các vi lượng, và cải thiện độ phì nhiêu của đất. Tác động trực tiếp bao gồm những thay đổi trong quá trình chuyển hóa của cây. Khi những hợp cahát này đi vào trong tế bào, một vài thay đổi sinh hóa sẽ diễn ra ở lớp màng và những thành phần khác của tế bào. Một vài cải thiện sinh hóa trong quá trình chuyển hóa được trình bày trong bảng 2.

Humic giúp hấp thụ các dinh dưỡng đa lượng – một hiệu ứng kích thích của humic đến sinh trưởng cây trồng.

Khi humic xâm nhập vào các tế bào hạt, tần số hô hấp tăng, quá trình phân chia tế bào diễn ra nhanh hơn. Quá trình hô hấp tương tự như vậy cũng thúc đẩy hệ rễ phát triển và kích thích các điểm sinh trưởng trong hạt giống.

Axit humic và axit fulvic là được sử dụng trong phân bón lá.

Humic giúp kích rễ, lá cây non và cây đang phát triển.

Axit humic tăng khả năng thẩm thấu các yếu tố khoáng chất trở lại qua màng tế bào một cách dễ dàng, qua đó tăng khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng tới các điểm cần thiết cho quá trình tổng hợp. Humic ảnh hưởng đến cả những điểm hút nước và điểm kị nước trên bề mặt màng. Thêm vào đó, các nhà khoa học cũng tin rằng các thành phần photpholipit của màng sẽ biến đổi điện tích nhờ humic. Kết quả là bề mặt màng tế bào trở nên chủ động hơn trong việc vận chuyển các khoáng vi lượng từ bên ngoài tế bào vào trong bào tương.

Khi hàm lượng diệp lục tăng lên dẫn đến sự tăng tương ứng của khả năng hấp thụ oxy. Chất diệp lục phát triển trong lá cây rõ ràng hơn khi axit fulvic có trong phân bón lá. Axit hữu cơ sẽ tăng sự tập trung của axit mang yếu tố di truyền trong tế bào cây. RNA cần thiết cho các quá trình sinh hóa trong tế bào. Kích hoạt các quá trình sinh hóa này sẽ dẫn tới tăng tổng hợp enzyme và tăng hàm lượng protein của lá. Trong suốt quá trình chuyển hóa này, mật độ nhiều enzyme quan trọng tăng lên đáng kể, ví dụ như catalase, peroxidases, diphenoloxidase, polyphenoloxidases and invertase, đây là những enzyme cấu thành cả protein cấu truc và protein trung gian.

Axit humic và axit fulvic ngăn chặn sự phát triển của các enzyme, axit dẫn xuất acetic oxydaza (IAA oxydaza) cản trợ sự phá hủy IAA. Chất điều hòa sinh trưởng IAA có chức năng quan trọng  trong các bộ phận phát triển của cây. Khi IAA được bảo vệ khỏi các enzyme phá hủy, IAA sẽ tiếp tục quá trình kích thích sinh trưởng. Axit humic hiệu quả nhất trong việc điều tiết các hoocmon sinh trưởng. Khi hoạt động của điều hòa sinh trưởng được duy trì trong các mô thực vật, quá trình trao đỏi chất duy trì các quá trình sinh trưởng thông thường và chức năng tiếp tục xảy ra.

Humic tăng khả năng sản sinh phân tử mang năng lượng – ATP trong tế bào cây

Tác Dụng Của Magiê Đối Với Sự Phát Triển Của Cây

Tác dụng của magiê là một chất dinh dưỡng trung lượng cần thiết cho cả sự tăng trưởng và sức khỏe của cây. Nó tham gia vào một số quá trình khác nhau, bao gồm quang hợp, mà gần như tất cả các sinh vật sống đều phụ thuộc vào.

Magiê cùng với canxi, silic, lưu huỳnh là những chấn cần thiết để cho cây phát triển khỏe mạnh và bình thường. Đây là những nguyên tố trung lượng nhưng nhưng nhiều người nghĩ tầm quan trọng của nó không cao. Việc thiếu trung lượng cũng gây bất lợi cho sự phát triển của cây vì sự thiếu hụt một trong ba chất dinh dưỡng chính (nitơ, phốt pho và kali) hoặc thiếu vi chất dinh dưỡng (sắt, mangan, boron, kẽm, đồng và molypden). Hơn nữa, ở một số thực vật, nồng độ mô của magiê tương đương với phốt pho như là một chất dinh dưỡng chính.

Tác dụng của Magiê

Tác dụng của mà giê góp phần vào hoạt động của nhiều enzyme trong tế bào thực vật vì chúng cần magiê để thực hiện đúng. Tuy nhiên, vai trò quan trọng nhất của magiê là nguyên tử trung tâm trong phân tử chất diệp lục. Chất diệp lục là sắc tố làm cho cây có màu xanh và thực hiện quá trình quang hợp. Nó cũng hỗ trợ trong việc kích hoạt nhiều enzyme thực vật cần thiết cho sự tăng trưởng và góp phần tổng hợp protein.

Sự thiếu hụt

Magiê là nguyên tố di động trong cây vì vậy các triệu chứng thiếu hụt xuất hiện đầu tiên ở lá già. Các triệu chứng xuất hiện dưới dạng lá màu vàng với các gân xanh. Magiê có sẵn không bị ảnh hưởng đáng kể bởi độ pH của môi trường khi cây tăng trưởng. Tuy nhiên, nó trở nên có sẵn hơn cho sự hấp thụ của thực vật khi độ pH của môi trường tăng lên. Thiếu magiê thường hiếm gặp, nhưng nó có thể được gây ra nếu có hàm lượng canxi, kali hoặc natri cao trong môi trường trồng trọt.

Biểu hiện dư thừa

Sự dư thừa magiê ít khi gây độc tính cho cây, nhưng khi dư thừa magiê khiến cây khó hấp thu canxi và kali hơn, gây ra tình trạng thiếu hụt canxi và kali.

Chúng ta có thể tìm thấy magiê ở đâu

Magiê có thể được tìm thấy trong đá vôi dolomit được sử dụng trong hầu hết các môi trường trồng trọt, nhưng nó thường không đủ để đáp ứng nhu cầu của thực vật.

Nước có thể là một nguồn magiê đáng kể; do đó, hãy kiểm tra trước khi chọn phân bón. Nếu nước của bạn không cung cấp ít nhất 25 ppm magiê, thì nó sẽ cần được cung cấp bằng phân bón.

Kiểm tra nhãn của phân bón bạn hiện đang sử dụng, để xem chúng có cung cấp magiê không. Nếu không, bổ sung muối Epsom, hóa học được gọi là magiê sulfate heptahydrate (MgSO4.7H2O). Một lựa chọn khác là sử dụng phân bón cal-mag (chứa canxi-magiê), nhưng không giống như muối Epsom, phân bón cal-mag có khả năng cơ bản và sẽ làm cho độ pH của môi trường tăng lên theo thời gian.

Nguồn: Nhật Nông Group sưu tầm

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Ở Cây Lan (Phần 3)

Tiếp theo bài viết trước về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ở cây lan mà chúng ta đã đề cập là nhiệt độ, bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hai yếu tố khác không kém phần quan trọng, đó là ẩm độ và độ thông thoáng.

C. Ẩm độ

Các cây lan, nhất là phong lan, sống bám trên các cây cao, chúng lấy nước từ các trận mưa, từ hơi nước trong không khí. Chính ẩm độ quyết định sự hiện diện của các loài phong lan.

Yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đối với ẩm độ là mưa, nhưng không phải là mưa to hay mưa nhỏ mà chính là sự phân bố mưa trong năm mới thật sự quan trọng: mưa rải rác tạo độ ẩm cao hơn mưa tập trung, vì vậy mà các vùng mưa nhiều, ẩm độ cáo sẽ có nhiều phong lan.

Nước từ các trận mưa, từ không khi làm vào rễ, di chuyển qua thân và thoát hơi nước qua lá. Sự di chuyển ấy là vô cùng quan trọng đối với cây lan vì nó giúp cho việc vận chuyển thực phẩm trong cây. Nhu cầu lượng nước ấy là rất lớn cho nên phải tưới nước cho cây lan.

Cây thiếu nước vì hiện tượng thoát hơi nước xảy ra qua lá. Sự thoát hơi nước là hiện tượng bốc hơi cho nên nó tuỳ thuộc vào ẩm độ; nếu không khí no hơi nước thì không có sự thoát hơi nước, nhưng nếu không khí khô ráo thì sự thoát hơi nước gia tăng. Vì vậy vào ban ngày, ánh sáng một mặt làm cho không khí nóng khô nên cường độ thoát hơi nước tăng mau. Nhưng nếu không khí quá khô thì khí khẩu đóng lại và sự thoát hơi nước ngừng.

Sự quan hợp và hô hấp rất cần nước cho nên khi thiếu nước thì các phải ứng biến dưỡng giảm đi hay ngừng nghỉ. Sự thiếu nước xảy ra vào mùa khô, lúc ấy lá khô héo rụng đi, cường độ quang hợp thấp. Để tránh được sự bất lợi này, vào mùa khô hạn, các địa lan thường héo khô thân lá, chỉ còn củ sống nghỉ dưới mặt đất, chờ mùa mưa là phát triển trở lại. Còn đối với phong lan, sống ở vùng khô thì có lá mập và dày để dự trữ nước, có lớp cutin dày ở mặt ngoài của lá để chống lại sự thoát hơi nước hoặc phiến lá nhỏ lại hay biến thành hình trụ như trường hợp của Vanda teres, hoặc thậm chí là vàng rụng đi như Báo hỷ (Dendrobium secundum)

Nhưng không phải tất cả nước vào cây đều bị thoát hơi ra ngoài. Thật ra nước là thành phần quan trọng chiếm tỷ lệ 60-90% trọng lượng của cây lan. Nước ở trong cây ở 3 trạng thái. Phần lớn là nước tự do làm tan các chất, như nước ở nhựa cây; chính sự thoát hơi nước làm cây héo đi vì mất lượng nước này. Phần còn ại là nước liên kết như nước ở các mao quản, nước tẩm ở trong celuloz, ở trong tinh bột … và cuối cùng là nước cấu tạo dự phần mật thiết trong sinh thái của cây. Mất lượng nước này thì cây sẽ chết.

Việc chọn địa điểm thích hợp cho việc lập vườn lan sẽ giúp ta giảm được rất nhiều công sức chăm sóc cho lan, trong đó yếu tố ẩm độ là yếu tố quan trọng bậc nhất vì trong thiên nhiên chính yếu tố ẩm độ chi phối việc xuất hiện các vùng có lan. Về phương diện này, ta cần lưu ý 3 loại ẩm độ:

– Ẩm độ của vùng là ẩm độ của khu vực rộng lớn, nơi mà ta sẽ thiết lập vườn lan. Ẩm độ của vùng do điều kiện địa hình, địa lý ở nơi ấy định đoạt. Ví dụ ẩm độ của vùng cạnh sông rạch cao hơn ẩm độ của vùng đồng trống nhiều gió, ẩm độ của vùng đồi trọc sẽ thấp hơn ẩm được của vùng có vườn cây ăn trái …

– Ẩm độ của vườn là ẩm độ chính ngay trong vườn lan, ẩm độ này có thể cải tạo theo ý muốn bằng cách đào ao, làm mương rãnh, trồng cây, rải cát, làm giàn che, tưới nước …

– Ẩm độ trong chậu còn gọi là ẩm độ cục bộ, tuỳ thuộc cấy tạo giá thể (chất trồng), thể tích của chậu, loại chậu, vị trí đặt chậu, cách tưới nước, nghĩa là hoàn toàn tuỳ thuộc vào kỹ thuật của người trồng lan.

Sự hài hoà ẩm độ sẽ theo chiều thuận: từ vùng rộng lớn đến vùng nhỏ hơn. Nghĩa là nếu ẩm độ của vùng cao thì ẩm độ của vườn sẽ cao và ẩm độ của chậu cũng sẽ cao. Điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng điều chỉnh ẩm độ hoàn hảo nhất cho sự phát triển của cây lan. Ví dụ ở vùng có ẩm độ thấp (khô) thì ta cấu tạo giá thể bằng những vật liệu giữ ẩm mạnh như xơ dừa, hoặc tăng số lần tưới nước lên … Nhưng cần lưu ý là ẩm độ của vùng cao thì vẫn tốt hơn ẩm độ cục bộ trong chậu cao, vì ẩm độ trong chậu cao sẽ giữ nước nhiều, gây úng thối, làm hư bộ rễ của cây lan, rễ lan luôn cần thoáng chứ không chịu được sự ngộp nước. Do đó chọn địa điểm thiết lập vườn lan phù hợp sẽ giúp chúng ta giảm được đáng kể chi phí cải tạo môi trường bất lợi.

D. Độ thông thoáng

Độ thông thoáng cũng là một yếu tố cần thiết cho cây lan phát triển tốt. Không khí nơi vườn lan cần được thay đổi mỗi phút. Lượng không khí luân lưu này không những cần để làm mát cây mà còn làm thay đổi được CO2 cần thiết cho sự quan hợp của cây lan. Lượng CO2 trong không khí là khoảng 340 phần triệu. Trên mặt lá lượng CO2 này giảm nhiều vì liên tục bị cây hấp thụ vì vậy không khí cần được đổi mới liên tục để tái lập lượng CO2 chung quang mặt lá. Ở vùng thiếu thông thoáng thì rất hầm hơi, nhất là khi ẩm độ tăng, nhiệt độ tăng. Càng thiếu thông thoáng càng dễ gia tăng bệnh cho lan. Nhưng sự thông thoáng quá nhiều thì lại gia tăng sự bốc hơi nước ở cây cao, cây kém phát triển. Vì vậy ở nơi quá thông thoáng như sân thượng, nơi đồng trống … thì phải che chắn chung quanh. Khoảng cách các nẹp tre trên giàn che, độ dày của lưới che, mật độ của cây cũng ảnh hưởng đến độ thông thoáng, nhiệt độ của vườn lan.

Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Phong Lá Đỏ Sinh Trưởng Phát Triển Tốt

Cây phong lá đỏ hiện đang rất hot tại Việt Nam, rất nhiều người mua về để trồng trang trí cho khu vườn của mình, tuy nhiên không phải ai cũng biết kỹ thuật chăm sóc phong lá đỏ để cây có thể sinh trưởng phát triển tốt. Hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến các bạn một số kiến thức để hướng dẫn các bạn chăm sóc cây phong lá đỏ sinh trưởng phát triển tốt.

Cây Phong đỏ còn được gọi là cây phong đỏ tươi, phong đỏ, đầm lầy phong, phong mềm, Carolina phong đỏ, Drummond phong màu đỏ, và phong nước. Đặc điểm ấn tượng của cây phong lá đỏ đó là ào mùa hè lá màu xanh lá cây, mùa xuân lá chuyển sang màu đỏ và rụng lá vào mùa đông. Cây phong lá đỏ là cây được xem là biểu tượng của nhiều nước trên thế giới đặc biệt là ở Canada, nó mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho mỗi nhà. Hiện nay cây phong lá đỏ đã xuất hiện tại khu vực ở Việt Nam và được trồng ở nhiều nơi từ các con phố tới trồng lam cảnh trong chậu để bàn…

Tránh gió trực tiếp giúp cây phong lá đỏ sống tốt hơn

Gió có thể gây những tổn thương cho cây hoặc làm cây mất nước. Vì vậy hãy tìm một vị trí chắn gió tốt.

Giữ cho cây mức nước vừa phải trong những tháng nóng hoặc trong mùa hanh khô.

Một lớp phủ tốt trên bề mặt đất có thể giúp đất giữ ẩm.

Chọn loại đất tốt và có khả năng thoát nước cao

Hố đất nên được đào sâu để đất có thể giữ rễ. Nếu bạn trồng phong vào chậu thì phải đảm bảo rằng chậu đó có kích thước vừa đủ cho cây, cho vào đó một hỗn hợp đất có chất lượng tốt (tốt hơn là hỗn hợp chứa cả nước).

Đảm bảo rằng nơi trồng có cả mặt trời và bóng mát (nhiệt độ và ánh sáng vừa đủ) Ánh nắng mặt trời là một yếu tố cần thiết nhưng cây phong Nhật Bản không thích cái nắng gắt. Nên cung cấp cho nó ánh nắng nhẹ của buổi sáng hoặc buổi chiều. Bạn có thể giảm cái nóng hè bằng cách đặt tại vị trí nắng 1/2 ngày hoặc trồng cạnh 1 cây khác để che bớt nắng.

Kỹ thuật chăm sóc Cây Phong Lá Đỏ – Thời điểm bón phân cho phong lá đỏ

Cây phong Lá Đỏ trưởng thành không cần phải được bón phân thường xuyên bởi vì nó có một hệ thống rễ rộng rãi. Dựa vào các thay đổi trong mô hình tăng trưởng của cây từ năm này sang năm khác để biết cách bón phân hợp lý cho cây. Cây phong Lá Đỏ thường xuyên thay đổi màu sắc lá trong suốt mùa sinh trưởng. Cần bón phân thường xuyên trong ba năm đầu tiên sau trồng để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống rễ của cây.

Chọn loại phân bón cho phong đỏ

Lượng phân bón hợp lý cho phong lá đỏ

Căn cứ số lượng phân bón sử dụng trên lượng Nitơ đó là cần thiết. Một hướng dẫn chung để sử dụng cho cây Phong Lá Đỏ trưởng thành là 1/10 cân nitơ cho mỗi 2.5cm đường kính thân cây đo tại 4 1/2 bàn chân khỏi mặt đất.

Cách bón phân cho cây phong lá đỏ

Hệ thống rễ của một cây Phong Lá Đỏ có thể kéo dài trong đất, nhưng phần lớn các rễ nhánh chịu trách nhiệm về chất dinh dưỡng hấp thụ là trong 2.5cm xung quanh gốc cây. Bón phân đều xung quanh mỗi cây, bắt đầu ít nhất 1 chân từ thân cây và kéo dài đến ít nhất là 1/2 lần đường kính của tán cây. Nếu đất đầm chặt hoặc bị chảy quá nhiều nước, phân bón có thể được áp dụng trong một loạt các lỗ sâu 20cm trong cùng khu vực với khoảng năm lỗ trên 2.5cm đường kính thân cây.

Ở thời điểm hiện tại có rất nhiều nơi bán cây phong lá đỏ, tuy nhiên không phải nơi nào cũng bán cây giống phong lá đỏ thuần, đặc biệt thích nghi với tiết trời của Việt Nam. Happy Trees tự hào là một trong những cơ sở cung cấp cây giống uy tín nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay, giống phong lá đỏ bên Happy Trees là giống Nhật được nhiều bà con trồng thành công tại rất nhiều nơi trên địa bàn cả nước.

Hotline: 0906.701.001 hoặc 0901 36 5679 (Zalo, Viber)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phần 3: Humic Và Tác Dụng Đến Quá Trình Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Trồng trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!