Cập nhật nội dung chi tiết về Phần 1: Quy Trình Chăm Sóc Chuối Già Nam Mỹ Trước Khi Trổ Buồng mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Loading…
QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
CÂY CHUỐI CAVENDISH
Giới thiệu:
Chuối Cavendish (tên gọi khác là chuối Philipines) ở Việt Nam thường nghe là giống chuối già Nam Mỹ, là một giống chuối có giá trị thương mại cao, từng chiếm tới 47% tổng sản lượng toàn cầu trong giai đoạn 1998 – 2000 và là giống chuối chiếm sản lượng chính trên thế giới.
Cây chuối có tên khoa học là (Musa sapientum L.) thuộc họ Musaceae. Thân chính nằm dưới đất là loại cây thân ngầm hay còn gọi là củ, từ thân ngầm đẻ ra nhánh gọi là chồi (con chuối). Các bẹ lá được tạo thành hình trôn ốc quyện chặt lại với nhau tạo thành thân giả. Hoa chuối xuất hiện trên thân giả, giữa bẹ và cuống lá. Mỗi thân giả chỉ mang một hoa (buồng), vòng đời của cây chuối kết thúc sau khi thu hoạch.
Chuối Cavendish cao từ 5m – 6m, buồng có từ 8 – 12 nải, mỗi nải có khoảng 12 – 24 trái. Trái chuối Canvendish lớn, dài, khi chín có mùi thơm, vị ngọt thanh nhẹ.
Chuối Cavendish là giống chuối có giá trị dinh dưỡng cao chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết như Protein, tinh bột chất béo, vitamin A, C, E, B1, B2,… đặc biệt là Pectin – là chất rất có lợi cho đường tiêu hoá chống nhiễm trùng đường ruột. Vì vậy trong những năm gần đây giống chuối này đã được trồng nhiều tại Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc……
Kỹ Thuật trồng và chăm sóc chuối:
1. Làm đất: Mục đích làm đất trước khi trồng nhằm loại bỏ các tàn dư thực vật, các loại sâu bệnh hại trong đất, làm cho đất tơi xốp, giúp cây sinh trưởng tốt.
- Các bước cần chuẩn bị như sau:
+ Dọn sạch các thực bì trên lô, gom dọn và đốt.
+ Cày lật đất 25-30cm.
+ Tiến hành bón Dolomite rải đều trên mặt đất 2 – 3 tấn/ha tùy thuộc vào độ pH đất.
2. Thiết kế lô, hàng trồng:
- Thiết kế lô trồng theo hướng Đông – Tây, nhằm giúp cây hấp thụ ánh sáng mặt trời một cách tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển.
- Mật độ trồng thường từ 2.000 – 2.500 cây/ha. Quy cách 2m x 2m; hàng kép (cây cách cây 1,8m, hàng cách hàng 1,5m, kép cách kép 3m),….
- Bố trí hàng: Theo hai kiểu so le hình tam giác hoặc đối diện hình vuông trên ruộng.
- Hố trồng có thể cày rãnh theo hàng độ sâu khoảng 30 – 40cm trồng để tiết kiệm chi phí hoặc cuốc hố 35cm x 35cm để trồng.
* Đối với các khu vực trồng chuối tại ĐBSCL do có mực nước ngầm cao phải tiến hành thiết kế líp trồng.
+ Chiều rộng líp tuỳ theo cách bố trí số hàng trên líp; Mặt líp phải cao hơn mực nước trong mương tối thiểu là 30cm.
+ Khi đào mương lên líp không được đưa tầng sinh phèn hoặc vật liệu sinh phèn lên mặt líp.
+ Mương đào phải đủ rộng để dễ dàng vận chuyển sản phẩm, vật tư và nước tưới trong mùa nắng,…
+ Chiều rộng mương thường rộng bằng 1/3 chiều rộng líp trồng.
3. Chọn giống:
Loại giống: Cavendish nuôi cấy mô (chuối già Nam Mỹ).
- Chiều cao cây từ: 20 – 30cm;
- Đường kính thân giả: 2 cm;
- Số lá hoàn thiện: 4 – 6 lá (có ít nhất 2 lá xuất hiện vết tím đặc trưng của giống).
- Lá có màu xanh, không bị úa vàng
- Cây đã được nhử ngoài ánh sáng hoàn toàn: 10 – 15 ngày trước xuất vườn.
- Cây giống không nhiễm sâu bệnh và dị hình.
- Bầu nguyên, không vỡ.
- Đảm bảo tính đồng đều giữa các cây (phân loại trước khi đưa ra trồng)
- Kích thước bầu: đường kính 8 cm, cao 12 cm, có đục lỗ.
4. Kỹ thuật trồng:
- Bón lót trước khi trồng: 5 – 10kg phân chuồng/hố, 300- 500g lân văn điển, 20g Urea, và 20g Kalisulphate. Đảo trộn đều phân với lớp đất mặt để phân không tiếp xúc trực tiếp với rễ cây, hạn chế cháy rễ cây.
- Kỹ thuật trồng
+ Dùng dao rạch túi bầu, tránh làm vỡ bầu;
+ Đặt bầu chuối xuống hố, chỉnh cây đứng thẳng, đúng vị trí trồng, mặt bầu thấp hơn mặt đất từ 3- 5cm (trước khi lấp đất nên nhắm cây thẳng hàng với những cây đã trồng trước).
+ Lấp đất và dùng tay nén chặt đất quanh bầu chuối. Không nén mặt trên của bầu, không tạo thành vũng xung quanh cây để tránh bị đọng nước.
+ Sau khi trồng xong, tưới cho cây. Vào mùa khô cần tưới đẫm khi việc trồng chuối kết thúc.
+ Đối với chuối trồng trên đất líp phải cách bờ mương 1-1,2m (vì những vụ sau chuối con có thể tiến về phía mương nên cần đủ đất cho cây phát triển).
+ Trồng lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh trồng lúc trời nắng gắt.
5. Trồng dặm:
Cây con sau khi trồng 2 – 3 tuần thì tiến hành trồng dặm; tỷ lệ cây chết thông thường dao động từ 2% – 5%; để vườn chuối có độ đồng đều cao, thuận tiện cho chăm sóc thì nên tiến hành trồng dặm sớm.
Cây đem trồng dặm phải có tuổi bằng tuổi cây con đã trồng mới.
6. Liều lượng phân bón cho cây chuối:
Đơn vị tính: gr/cây
Tuổi chuối
Ure
CaNO3
K2 SO4
DAP
MgSO4
ZnSO4
Borax
Tháng 1
35
25
10
10
5
Tháng 2
60
45
Tháng 3
60
40
45
10
5
Tháng 4
50
40
70
50
10
Tháng 5
60
80
50
10
5
Tháng 6
60
100
10
Tháng 7
70
60
10
Tháng 8
70
60
Tháng 9
60
60
Tổng cộng:
525
80
545
100
40
30
15
7. Tưới nước cho cây chuối:
- Giai đoạn từ 1 – 4 tuần: 5 lít/ngày/cây, tưới liên tục 30 ngày hoặc 10 lít/2 ngày/lần/cây.
- Giai đoạn sau 4 tuần: 15 – 20 lít/ngày/cây, tưới 2 ngày/lần.
- Lượng nước tưới tùy theo điều kiện thời tiết, nhưng độ ẩm phải luôn duy trì từ 65 – 75%.
8. Cắt lá:
– Tạo thông thoáng, giảm nguy cơ phát sinh và lây lan bệnh trong vườn.
– Cắt bỏ lá già, lá bệnh, lá bị gãy, lá khô; lá có nguy cơ va quệt vào buồng chuối;
– Để từ 8 – 10 lá hoạt động trên cây;
– Các lá bị bệnh hại phải đem ra khỏi vườn tiêu hủy.
9. Tỉa chồi:
– Mục đích: Tập trung dinh dưỡng nuôi cây mẹ, tạo sự đồng đều cho các lứa thu hoạch sau. Trên mỗi cây mẹ chỉ nên để 2 – 3 chồi con, các chồi còn lại nên tỉa bỏ, chọn giữ lại chồi mọc khoẻ mạnh, cách xa gốc mẹ, mỗi chồi con cách nhau bốn tháng, sau 4 tháng để thêm 01 chồi nữa.
– Nguyên tắc chọn và để chồi:
+ Các chồi phải đồng đều trong lô trồng;
+ Chồi kiếm, khỏe mạnh (chồi nước cần loại bỏ);
+ Các chồi nằm trên đường thẳng của hàng trồng hoặc không nằm cùng phía với vị trí cây mẹ trổ buồng.
+ Chồi con trên hàng trồng phải để cùng về một phía. (còn tiếp)
(NTQ – PHÒNG KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP – CTY CỔ PHẦN SOP PHÚ MỸ)
Quy Trình Trồng Và Kỹ Thuật Chăm Sóc Chuối Già Nam Mỹ
Như chúng ta đã biết, trên thế giới có rất nhiều loại chuối, bởi chuối là loài cây trồng ít kén đất, có thể sống trong điều kiện pH= 4,5 – 8, nhưng thích hợp nhất trong khoảng 6 – 7.
Ở Việt Nam chuối được trồng từ rất lâu đời với rất nhiều giống khác nhau như chuối Xiêm Đen, chuối Xiêm Trắng, chuối Già Hương, chuối Tiêu, chuối Cau, chuối Cơm, chuối Sứ, chuối Sáp, chuối Mật…Trong các giống chuối được trồng kinh doanh hiện nay thì giống chuối Già lùn Nam Mỹ sản xuất theo phương pháp nuôi cấy mô được rất nhiều nhà vườn, trang trại lớn chọn lựa vì chúng có ưu điểm là cho thu hoạch tập trung, năng suất cao, chất lượng ngon, được nhiều thị trường trong nước và nước ngoài đều ưa chuộng.
Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cây Chuối già Nam Mỹ:
1. Chuẩn bị đất trồng:
Đất trồng chuối Nam Mỹ phải tơi xốp, lớp đất dày, phì nhiêu, mạch nước ngầm thấp, thuận lợi cho việc tưới tiêu, ánh sáng mặt trời và không khí phải đầy đủ, thuận tiện cho việc vận chuyển.
Làm đất: Trước tiên phải thu dọn lá khô và rác thải, sau đó xới đất lên và cho phơi nắng. Thời gian phơi nắng tốt nhất từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng. Sau khi phơi, tiếp tục đào rãnh và xới đất để cho không khí được lưu thông dễ dàng hơn, hướng của rãnh phải song song với hướng gió, chiều rộng cả rãnh và bờ bao là 2,5-2,7m, chiều rộng rãnh là 50-60cm, chiều sâu khoảng 50cm, chiều rộng và chiều sâu giữa hai đường rãnh phải tương đối so với độ rộng hẹp, đến khi cây nở hoa thì dùng làm hố bón phân.
Để đạt sản lượng cao, bắt buộc phải có đủ lượng phân bón. Phân bón chiếm 20% trong quá trình sinh trưởng. Phân bón chủ yếu là phân hữu cơ như phân gà, phân heo bò, bùn, phải thêm vào phân lân và một ít vôi. Thông thường, trước ngày trồng 15 ngày phải đào hố, hố đào ngay giữa bờ bao, mỗi hố cách nhau 2m, như vậy một hecta đất trồng được 2300-2400 cây. Kích thước hố 60x60x60cm, chiều sâu phụ thuộc vào độ cao thấp của mạch nước ngầm. Nếu mạch nước ngầm thấp, hố đào sâu hơn, ngược lại nếu mạch nước ngầm cao, hố phải đào cạn hơn.
2. Cách lựa chọn giống và cách thức gieo trồng chuối
Giống chuối Nam Mỹ là loại giống phải được bồi dưỡng, bảo đảm độ thuần của giống. Thông thường giống chuối này phải được kiểm định để không mang những mầm bệnh. Phải lựa chọn ra 6-8 lá non, tán lá khỏe, tán cao khoảng 8-10cm, màu xanh tươi, không bị biến dạng, không bị sâu bệnh.
Trước khi gieo trồng phải bón phân đầy đủ, mỗi hố bón 20-25kg, dùng phân gia cầm, phân heo bò là tốt nhất, phân bón được trộn với đất trồng ở phía đáy hố, sau đó thêm 1 lớp đất 15cm ở phía trên. Vì giống chuối được nuôi dưỡng nên rất nhỏ và non, rễ rất mỏng manh, khả năng xuyên thấu thấp, vì vậy đất trồng phải tơi xốp. Sinh trưởng nhanh ở giai đoạn đầu, tùy theo tình hình sinh trưởng, đến một giai đoạn nhất định, mầm sẽ nhú lên mặt đất. Trong lúc làm đất phải để dành một ít đất cho việc bồi đắp sau này.
3. Cách thức bón phân cho chuối già Nam mỹ
Chuối là một loại có nhu cầu dinh dưỡng khá cao, đặc biệt phân kali, đạm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, năng suất chất lượng quả.
Lượng phân bón cho 1 cây như sau: Đạm 100 – 200g, lân 20 – 40g, kali 300 – 400g; bón trước khi trồng.
Các loại phân sau khi bón cần phải vùi lấp tránh mất mát do quá trình oxy hóa. Phân bón thường theo rãnh hay bón lót. Có thể chia lượng phân thành ít đợt hơn, song cần chú ý đến giai đoạn sau thu hoạch, phân hóa hoa và nuôi quả. Ngoài ra, còn bổ sung cho cây các loại phân vi lượng bằng cách bón trực tiếp vào đất hoặc phun lên lá cùng với thuốc bảo vệ thực vật.
4. Tưới nước và loại bỏ các cây cỏ dại:
Trong 3 tháng đầu khi cây còn nhỏ bạn nên tưới 1 lần/ngày, thời gian về sau thì tưới 2 lần/ 1 tuần. Khi bón phân cần phải tưới nước để chúng được tan ra thấm ngay vào đất.
Khoảng 1 – 1,5 tháng/lần, làm sạch cỏ xung quanh gốc bán kính từ 0,5 -1m, làm cỏ trước khi bón phân, không nên sử dụng thuốc hoá học để diệt cỏ.
5. Tỉa mầm để chồi non:
Trên mỗi cây mẹ chỉ nên để 2 – 3 chồi con, các chồi còn lại nên tỉa bỏ, chọn giữ lại chồi mọc khoẻ, cách gốc 10 – 20cm, có thời gian cách nhau bốn tháng, sau 4 tháng để thêm 01 chồi nữa, nên chọn chồi xa gốc cây mẹ và tránh vị trí dưới buồng chuối.
Sau khi trồng 7 tháng chuối bắt đầu trổ buồng, sau khi trổ xong hàng hoa cái thì tiến hành cắt bỏ bắp chỉ chừa 8 – 10 nải tuỳ theo sinh trưởng của cây, nên tiến hành cắt bắp vào buổi trưa để hạn chế sự mất đi nhựa của buồng, tiến hành bọc lại bằng túi vải màu trắng – Thông thường 01 tháng sau khi cắt bắp tiến hành chống đỡ buồng chuối để tránh đổ ngã.
6. Thu hoạch chuối già lùn Nam mỹ
Sau khi trồng 7 – 8 tháng chuối bắt đầu trổ buồng, đến 11 – 12 tháng ta có thể thu hoạch lứa đầu tiên, thu hoạch bằng cách đốn cả cây chuối sau đó cắt buồng, xẻ nải và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Chú ý thao tác thu hoạch phải thật nhẹ nhàng, thu hoạch lúc chuối đã già, không để chuối chín mới thu hoạch, vì như vậy sẽ rất dễ bị hư và dập.
Đồng An Gia Gia Lai – Địa điểm thu mua, xuất khẩu nông sản uy tín, chất lượng tại Gia Lai và cung cấp, chuyển giao kỹ thuật Chuối Già Nam Mỹ Cấy Mô.
☞ Địa chỉ: 740 Trường Chinh, Tp.Pleiku, Gia Lai, Việt Nam
☎ Hotline: 0902.297.913
Kỹ Thuật Canh Tác Chuối Già Lùn Nam Mỹ
Chuối là một loại cây ăn trái được trồng phổ biến trên thế giới. Khoảng 110 quốc gia có trồng loại trái cây này và trái chuối cũng là một loại trái cây được tiêu thụ mạnh thứ hai chỉ sau trái cây có múi.
Ở Việt Nam chuối được trồng từ rất lâu đời với rất nhiều giống khác nhau như chuối Xiêm Đen, chuối Xiêm Trắng, chuối Già Hương, chuối Tiêu, chuối Cau, chuối Cơm, chuối Sứ, chuối Sáp, chuối Mật…..
Trong vài năm trở lại đây diện tích trồng chuối ở nước ta đang tăng rất nhanh và đang dẫn đầu các loại cây ăn trái về diện tích với khoảng 150.000 ha, chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái cả nước. Trong các giống chuối được trồng kinh doanh hiện nay thì giống chuối Già Lùn Nam Mỹ sản xuất theo phương pháp nuôi cấy mô được nhiều nhà vườn, trang trại lớn chọn lựa vì cho thu hoạch tập trung, năng suất cao, chất lượng ngon, nhiều thị trường trong nước và nước ngoài ưa chuộng.
Chuối Già lùn Nam Mỹ có thể được trồng ở nhiều vùng đất khác nhau, từ đất đồi, đất ruộng lên liếp hay đất phù sa ven sông, thích hợp pH tương đối rộng từ 4,5 đến 8 (hơi chua đến kiềm). Thân cây cao trung bình khoảng 2-3m, nếu trồng giống nuôi cấy mô thì thời gian từ trồng đến trổ buồng (quày) khoảng 7-8 tháng, từ trổ buồng đến thu hoạch khoảng 3-4 tháng, mỗi buồng có thể nặng từ 30-50 kg, trái thon dài, vỏ trái khi chín có màu vàng tươi, ruột vàng, thịt trái có vị ngọt thanh, thơm, dẻo nên rất được ưa thích.
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC CHUỐI GIÀ LÙN NAM MỸ 1. Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng được lên liếp có độ dày tầng canh tác từ 50cm trở lên, thoát nước tốt, tránh bị ngập úng, đất phải cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, tạo cho đất tơi xốp.
Đối với đất mới lên líếp nên bón 1 tấn/ha vôi bột trước khi trồng 15 ngày
Đào hố: hố có kích thước 40 x 40 x 40cm. Vị trí hố so le hình tam giác, hàng cách hàng 2-2.5m, cây cách cây 2m (mật độ 2000 cây/ha)
Bón lót cho mỗi hố: 20g Hợp Trí Super Humic + 5kg phân chuồng ủ hoai + 100g phân NPK trôn với ít đất khô cho vào khoảng nửa hố.
2. Chọn cây giống và cách trồng
Chọn cây chuối cấy mô cao 30- 40cm, đường kính thân 2cm và có từ 6-8 lá, cây to khỏe. Khi đem trồng chọn lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh trồng lúc trời nắng gắt. Khi đặt cây con xuống hố trồng thao tác phải nhẹ nhàng tránh làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, đặt cây chuối giống vào giữa hố trồng sao cho mặt bầu ngang bằng mặt đất, lấp đất vào đầy hố, lấp vừa quá cổ gốc chuối, ém đất chung quanh gốc, tưới nhiều nước.
Cây mới đặt xuống phải có cọc cố định để không bị long gốc bởi gió.
3. Tỉa chồi con
Thông thường mỗi cây mẹ chỉ nên để 2-3 chồi con, các chồi còn lại nên tỉa bỏ, chọn giữ lại chồi mọc khoẻ, cách gốc 10-20cm, có thời gian cách nhau 4 tháng, sau 4 tháng để thêm 01 chồi nữa, nên chọn chồi xa gốc cây mẹ và tránh vị trí dưới buồng chuối.
4. Chăm sóc buồng chuối khi trổ
Sau khi trồng 7 tháng chuối bắt đầu trổ buồng, sau khi trổ xong hàng hoa cái thì tiến hành cắt bỏ bắp chỉ chừa 8-10 nải trên buồng tuỳ theo sinh trưởng của cây, nên cắt bắp vào buổi trưa để hạn chế sự mất nhựa, sau đó phun thuốc trừ bọ trĩ và bệnh thối trái, tiến hành bao quày bằng túi vải màu trắng
Thông thường 01 tháng sau khi cắt bắp tiến hành chống quày để tránh đổ ngã.
5. Thu hoạch
Sau khi trồng đến 11-12 tháng ta có thể thu hoạch lứa đầu tiên, thu hoạch lúc trái già cứng.
Sau khi thu hoạch đốn bỏ thân giả của cây mẹ đã lấy buồng, sau đó vệ sinh vườn sạch sẽ.
KỸ THUẬT BÓN PHÂN VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH 1. Bón phân gốc a. Năm đầu tiên mới trồng
Bón lót: 20g Hợp Trí Super Humic + 5 kg phân chuồng ủ hoai + 100g phân NPK + đất khô băm nhỏ/ 1 hố trồng
Sau khi trồng 3-4 tháng: 100g Urê + 0.5kg Lân nung chảy + 0.6kg K2SO4 bón cho 1 gốc
Sau khi trồng 7-8 tháng: 200g Urê + 0.5kg Lân nung chảy + 0.6kg K2SO4 bón cho 1 gốc
* Cách bón: Đào rãnh hoặc đào 4 hốc quanh gốc theo hình chiếu tán lá, bón xong lấp đất lại.
b. Năm thứ hai trở đi
Bón 3 lần trong năm:
Lần 1: sau khi thu hoạch , Lần 2: 3 tháng sau lần 1, Lần 3: 3 tháng sau lần 2,
Công thức bón 3 lần giống nhau : 20g Hợp Trí Super Humic + 100g Urê + 0.5kg lân nung chảy + 0.6kg K2SO4 / buội
* Cách bón: đào 4 hốc xung quanh gốc, sâu 10-15 cm , cách gốc 1,5-1,7 m, bón phân vào hốc và lấp đất lại.
Tùy thuộc vào tình trạng sinh trưởng và năng suất của cây có thể điều chỉnh lượng phân bón phù hợp. Vùng đất nhiễm phèn có thể bón thêm 1- 3kg vôi/ gốc/ năm vào đầu mùa mưa.
2. Phun phân bón lá đa trung vi lượng
Thực tế cây trồng có thể thiếu dinh dưỡng mặc dù có bón phân. Nguyên nhân có thể do đất nghèo dinh dưỡng, đất nhiễm phèn, mặn, đất pha cát không giử được độ phì… nên việc bổ sung thêm dinh dưỡng phun qua lá là cần thiết để giúp cây cân bằng dinh dưỡng, sinh trưởng khỏe, chống chịu thời tiết bất lợi, cây cho năng suất cao, chất lượng tốt và mẫu mã đẹp.
Trước khi trổ bắp 1 tháng: phun HydroPhos Zn + Hợp Trí HK NPK 7.5.44 TE (500 ml + 500 g/200 lít) giúp cây trổ buồng sớm, nhiều hoa/buồng, hoa to.
Sau cắt bắp 1 tuần: phun Hợp Trí Organo TE (100-150ml/200 lít) giúp trái non lớn nhanh, phun lần 2 sau 2 tuần..
Trước thu hoạch 1 tháng phun Hợp Trí HK NPK 7.5.44 TE (500 g/200 lít) , giúp trái thơm ngọt, thịt dẽ, vỏ dày, nặng cân, màu sắc bóng đẹp.
3. Phòng trừ sâu bệnh 3.1. Sùng đục củ (Cosmopolites sordidus) Biện pháp phòng trừ: 3.2. Sâu cuốn lá ( Sâu cuốn lá chuối sống bên trong Erionota thrax Linnaeus)
Thành trùng cánh cứng
Cách phòng trừ:
Chọn cây giống không nhiễm sùng.
Chặt gốc sát mặt đất khi thu hoạch, lấp đất lại cẩn thận.
Nếu ít thì ngắt bỏ lá bị sâu cuốn tiêu hủy, nếu nhiều thì phun thuốc có tính vị độc mạnh: Brightin 4.0EC (100 ml/200 lít), Actimax 50WG (100 g/200 lít), Permecide 50EC (250ml/200 lít)
3.3. Tuyến trùng
Tuyến trùng đục rễ (Radopholus similis): Tấn công và phá hủy rễ tạo các vết màu nâu đỏ hay đen làm cho rễ ngắn đi và ít mọc rễ nhánh. Tuyến trùng đẻ trứng trong rễ, khi nở sẽ chích hút nhựa tế bào và tạo điều kiện cho các loài nấm trong đất theo các vết thương của tuyến trùng làm cây bị cằn cỗi, buồng nhỏ, trái nhỏ.
Tuyến trùng sưng rễ (Meloidogyne incognita): Làm rễ bị sưng với nhiều nốt rễ (bướu sần) có kích thước khác nhau, rễ mất lông hút.
Cách phòng trừ:
3.4. Rệp sáp (Dysmicoccus neobrevipes và Pseudococus jackbeardsleyi)
Rệp Sáp
Rệp sáp rễ chích hút dinh dưỡng, gây tổn thương rễ, tạo điều kiện nấm bệnh xâm nhiễm gây thối rễ. Rệp sáp trên quả làm cho quả bị biến dạng, quả nhỏ, chất lượng giảm. Rệp sáp thải chất tiết thu hút nấm bồ hóng ( Capnodium sp.) phủ lên vỏ trái làm trái chuối chậm lớn, giảm giá trị thương phẩm. Rệp sáp thường sống cộng sinh với các loài kiến và phát triển mạnh trong mùa khô.
Rệp sáp gốc, rễ: phun hoặc bơm thuốc Maxfos 50EC (500 ml/ 200 lít) vào nơi rệp gây hại,
Rệp sáp trên buồng, quả: phun Maxfos 50EC (500 ml/ 200lit), phun kỹ nơi rệp gây hại
Có thể cộng thêm nước rửa chén (200 ml/200 lít nước) vào thuốc để tăng hiệu quả trừ rệp sáp.
3.5. Bệnh héo rũ Panama (nấm Fusarium oxysporum f. cubense)
Triệu chứng bệnh héo rũ trên lá và trong thân
Bệnh này lây lan nhanh, các lá già bị vàng trước rồi lan dần lên các lá ngọn. Lá bị vàng từ bìa lá rồi lan vào gân lá. Cuống lá bị gảy gập nơi tiếp giáp với thân.Thân giả bị chết nhưng vẫn đứng, các bẹ ngoài bị nứt dọc theo thân. Sau khi cây mẹ bị héo chết thì các cây chuối con cũng bị héo theo. Cắt ngang thân giả sẽ thấy ở các vòng mạch bẹ lá non chuyển màu vàng, còn các bẹ lá già có vòng mạch màu nâu. Chẻ dọc thân cây ngửi có mùi hôi.
3.6. Bệnh đốm lá Sigatoka (Cercospora musae)
Nấm gây bệnh lưu tồn trong đất và trong tàn dư của cây bệnh. Bệnh lây lan chủ yếu qua cây bệnh, nguồn nước tưới mang mầm bệnh, dụng cụ làm đất… Bệnh xâm nhập vào cây qua chóp rễ và các vết thương tổn do tuyến trùng hay cơ giới gây ra ở rễ.
Cách phòng trị: Phòng ngừa là chính
Lên liếp cao, thoát nước tốt trong mùa mưa,
Trồng giống sạch bệnh (giống cấy mô)
Cây bị bệnh rồi: cần chặt bỏ cây, đào hết gốc bị bệnh đem tiêu hủy, rải vôi bột , khử trùng đất trước khi trồng lại.
Triệu chứng đốm lá Sigatoka
Cách phòng trừ: Phun thuốc phòng bệnh hoặc khi bệnh mới xuất hiện bằng Norshield 86.2WG (300 g/200 lít) hoặc (500 g/200 lít).
Bệnh do một số loài côn trùng chích hút như rầy mềm, rầy xanh, bọ trĩ truyền virus. Cây nhiễm nặng sẽ bị chùn đọt, lá đứng, lá bệnh nhỏ, mép lá phát triển không đều, có màu vàng trắng. Nếu bị nhiễm bệnh sớm cây lùn và sẽ không trổ buồng. Nếu nhiễm trễ, cây vẫn cho trái nhưng buồng nhỏ, trái nhỏ cong queo. Cây có thể trổ buồng ngang hông.
Cách phòng trừ: Chọn cây con sạch bệnh, trồng thưa, vườn thông thoáng. Phun thuốc trừ côn trùng chích hút bằng Thiamax 25WG (50g/ 200 lít), Brightin 4.0EC (100ml/200 lít) hoặc hổn hợp 2 loại trên. Nếu cây đã bị bệnh thì nên chặt bỏ, thu gom tiêu hủy ngay vì không có thuốc trừ virus.
Kỹ Thuật Trồng Chuối Già Nam Mỹ Cho Năng Suất Cao
Quả chuối dòng cavendish là một loại cây ăn trái được trồng phổ biến trên thế giới, và để đáp ứng được nhu cầu thì giống chuối cấy mô đang được xem là một lựa chọn phù hợp
Ước tính Khoảng hơn 110 quốc gia có trồng loại trái cây này và cây chuối cũng là một loại trái cây được tiêu thụ mạnh thứ hai chỉ sau các loại trái cây có múi như bưởi, cam , chanh….
Ở Việt Nam cây chuối được trồng từ rất lâu đời với rất nhiều giống khác nhau như chuối sứ, chuối xiêm, chuối già nam mỹ, chuối tiêu hồng, chuối tây…
Ở nước ta rrong vài năm trở lại đây diện tích trồng cây chuối đang tăng rất nhanh và được xem đang dẫn đầu các loại cây ăn trái về diện tích với khoảng 150.000 ha, chiếm tỷ trọng 19% tổng diện tích cây ăn trái cả nước. Trong các giống chuối cấy mô được trồng kinh doanh hiện nay thì giống chuối Già Nam Mỹ được sản xuất theo phương pháp nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm được nhiều nhà vườn, trang trại lớn chọn lựa vì cho thu hoạch tập trung, năng suất tối ưu. chất lượng mẫu mã trái ngon, đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài.
Chuối Già lùn Nam Mỹ cấy mô có thể được trồng ở nhiều vùng đất khác nhau, từ đất đồi, đất ruộng lên liếp hay đất phù sa ven sông, Cây chuối thì thích hợp pH tương đối rộng từ 5 đến 7 (hơi chua đến kiềm). Thân cây chuối bình thường cao trung bình khoảng 2-3m, nếu trồng giống nuôi cấy mô thì thời gian từ trồng đến trổ buồng ra quày chuối khoảng 7-8 tháng, từ trổ buồng đến thu hoạch độ khoảng 3-4 tháng, mỗi buồng chuối già nam mỹ có thể nặng từ 40-60 kg, trái cho ra thon dài, vỏ trái khi chín thì có màu vàng tươi, ruột có màu vàng, thịt trái chuối có vị ngọt thanh, thơm, dẻo nên rất được ưa thích.
1. Chuẩn bị đất trồng chuối cấy mô
Để có thể sử dụng đất trồng cây chuối thì bà con cần lên liếp có độ dày tầng canh tác từ 50cm trở lên, thoát tiêu nước tốt, tránh hiện tượng bị ngập úng, đất phải cày bừa kỹ, làm sạch các loại cỏ dại, tạo cho lớp đất luôn ở trạng thái tơi xốp.
Bà con lưu ý một điểm này là : đối với đất mới lên líếp thì thông thường chúng ta nên bón 1 tấn/ha vôi bột trước khi trồng 15 ngày
Đào hố trồng chuối: hố trồng chuối có kích thước 40 x 40 x 40cm. Vị trí hố nên để so le hình tam giác đều, hàng cách hàng 2-2.5m, cây cách cây 2m (mật độ 2200 cây/ha)
Quan trọng : Bà con cần bón lót cho mỗi hố: 20g HT Super Humic + 5kg phân chuồng ủ hoai + 100g phân NPK trôn với ít đất khô cho vào khoảng một phần hai hố.
2. Chọn giống cây phù hợp và cách trồng chuối cấy mô
Khi bà con đã tin tưởng loại giống cấy mô thì mạnh dạn chọn cây chuối cấy mô cao 30- 40cm, đường kính thân 2cm và có từ 5-7 lá, cây to khỏe. Khi mang chuối cấy mô đem trồng chọn lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh trồng lúc trời nắng gắt. Khi đặt cây chuối cấy mô con xuống hố trồng thao tác phải nhẹ nhàng tránh mạnh tay mà làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, đặt cây chuối giống vào giữa hố trồng sao cho mặt bầu đất ngang bằng mặt đất, lấp đất nhẹ nhàng vào đầy hố, lấp vừa quá cổ gốc chuối là được, ém đất chung quanh gốc cho chặt rồi sau đó tưới nhiều nước, cây chuối caysamoo mới đặt xuống phải có cọc cố định để không bị ảnh hưởng bởi gió bão.
3. Tỉa chồi con
Công việc này thường thực hiện thường xuyên khi cây trong giai đoạn trưởng thành, thông thường mỗi cây mẹ chỉ nên để 2-3 chồi con, các chồi còn lại nên tỉa bỏ, chọn giữ lại chồi mọc khoẻ mạnh, cách gốc 10-20cm, có thời gian cách nhau 4 tháng, lúc này cây cho ra là cây con, sau 4 tháng để thêm 01 chồi nữa, nên chọn chồi xa gốc cây mẹ và tránh vị trí dưới buồng chuối đang lớn, nhằm hạn chế sự va chạm vào cây .
4. Chăm sóc buồng chuối già lùn nam mỹ khi trổ
5. Thu hoạch
Sau khi trồng chuối đến giai đoạn được 11-12 tháng ta có thể bắt đầu thu hoạch lứa đầu tiên, thu hoạch chuối lúc trái già cứng. Sau khi thu hoạch chuối xong rồi thì bà con hãy đốn bỏ thân giả của cây mẹ đã lấy buồng, sau đó thực hiện vệ sinh vườn sạch sẽ.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phần 1: Quy Trình Chăm Sóc Chuối Già Nam Mỹ Trước Khi Trổ Buồng trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!