Đề Xuất 6/2023 # Ông Phùng Quang Hiệp Chính Thức Giữ Chức Tổng Giám Đốc Vinachem # Top 12 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Ông Phùng Quang Hiệp Chính Thức Giữ Chức Tổng Giám Đốc Vinachem # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ông Phùng Quang Hiệp Chính Thức Giữ Chức Tổng Giám Đốc Vinachem mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhân vật

Hôm nay (18/2/2020), Vinachem đã tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm ông Phùng Quang Hiệp giữ chức vụ thành viên hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn.

Ông Phùng Quang Hiệp sinh năm 1977, là tiến sĩ kinh tế, giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Vinachem từ tháng 6/2019.

Từ năm 2001 đến năm 2011, ông Phùng Quang Hiệp từng là kế toán rồi kế toán trưởng tại hàng loạt đơn vị như: Công ty Cổ phần vật tư xuất nhập khẩu Từ Liêm; Ban quản lý dự án Đạm Phú Mỹ; Công ty Phân đạm và hóa chất Dầu Khí; Công ty điều hành đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn.

Từ tháng 4 năm 2012 đến ngày 4 tháng 9 năm 2014, ông Phùng Quang Hiệp giữ chức Tổng giám đốc Công ty Tài chính Cổ phần Hóa chất Việt Nam

Từ tháng 9 năm 2014, ông Phùng Quang Hiệp tham gia HĐQT Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam và trải qua các vị trí Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT DAP.

Về Vinachem, đây là doanh nghiệp đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối, hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con, được thành lập theo Quyết định số 2180 TTg ngày 23/12/2009 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Hóa chất Việt Nam.

Công ty mẹ – Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; ngoài Văn phòng và các ban chức năng còn có 2 đơn vị hạch toán phụ thuộc là Trung tâm Thông tin Khoa học kỹ thuật Hóa chất và Trung tâm Thương mại và Dịch vụ Hóa chất.

Hiện nay, Vinachem có 3 công ty con do tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, 21 công ty con do tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, 13 công ty do tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ, 1 viện nghiên cứu, 1 trường cao đẳng.

Theo báo cáo của Vinachem, đến hết năm 2019, tập đoàn này đã chuyển nhượng vốn thành công tại 7 công ty cổ phần gồm: Cao su Sao Vàng, Bột giặt Net, Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Mỏ, Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng, Sơn Tổng hợp, Pin Hà Nội, Ắc quy Tia Sáng, Hóa chất Đức Giang;

Có 3 đơn vị thực hiện bán đấu giá không thành công do không có nhà đầu tư tham gia là các công ty cổ phần: Phân bón Miền Nam, Cao su Đà Nẵng, Xuất nhập khẩu Hóa chất Miền Nam.

Đối với các công ty cổ phần: Công nghiệp Cao su Miền Nam, Phân bón và Hóa chất Cần Thơ, Thiết kế Công nghiệp Hóa chất và Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam, Xà phòng Hà Nội, do có vướng mắc trong việc xác định giá trị doanh nghiệp nên Vinachem đang tạm dừng việc thoái vốn tại các đơn vị này để báo cáo, xin hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với 4 công ty cổ phần bị phong tỏa cổ phiếu (Phân bón Bình Điền, Pin ắc quy Miền Nam, Hóa chất Việt Trì và Bột giặt Lix), do có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 136/2019/QĐ-BPKCTT ngày 20/2/2019 và 323/2019/QĐ-BPKCTT ngày 4/4/2019 của Tòa án nhân dân TP. HCM, Vinachem đã có các văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính. Theo đó, tập đoàn này tạm dừng chuyển nhượng vốn tại 4 đơn vị nêu trên.

Đối với việc chuyển nhượng vốn của tập đoàn tại Công ty Cổ phần DAP- Vinachem (Hải Phòng), Vinachem đã ban hành nghị quyết về việc chấp thuận kết quả xác định giá trị phần vốn, giá khởi điểm khi chuyển nhượng vốn của Tập đoàn đầu tư tại công ty và quyết định phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn của Tập đoàn đầu tư tại công ty.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có một số vướng mắc, Vinachem đã có các văn bản báo cáo Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện thoái vốn của Tập đoàn đầu tư tại Công ty Cổ phần DAP – Vinachem.

Ngày 28/11 vừa qua, Vinachem đã nhận được văn bản số 1782/PC-VPCP ngày 25/11/2019 của Văn phòng Chính phủ chuyển Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để xem xét, xử lý.

Vinachem khẳng định tập đoàn này sẽ triển khai thực hiện thoái vốn tại Công ty Cổ phần DAP- Vinachem sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo Vinachem, tập đoàn này đang tiếp tục triển khai các bước chuyển nhượng vốn tại 8 công ty cổ phần: Hóa chất cơ bản Miền Nam, Phân lân Nung chảy Văn Điển, Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Hơi Kỹ nghệ Que hàn, Vật tư và Xuất nhập khẩu Hóa chất, Cảng đạm Ninh Bình, Sorbitol Pháp Việt và Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC Vina.

Tập đoàn này đã yêu cầu các đơn vị rà soát hồ sơ bàn giao từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần theo đúng quy định (trong đó có báo cáo sử dụng đất của doanh nghiệp).

Tân Tổng Giám Đốc Phân Bón Bình Điền Là Ai?

Người ta biết nhiều về Phân bón Bình Điền và vị Tổng giám đốc Lê Quốc Phong, nhưng chính ông Phong cũng luôn nhấn mạnh về chủ trương của bản thân mình và Bình Điền là luôn xây dựng một đội ngũ lãnh đạo kế thừa, những người sẽ tham gia chèo lái con thuyền Bình Điền tự tin, quyết đoán và hướng về lợi ích của một tập thể vốn đoàn kết và đầy tâm huyết.

Vì lẽ đó, nhà đầu tư và những người biết đến Bình Điền cũng rất quan tâm đến vị Tân Tổng giám đốc sẽ thay ông Lê Quốc Phong tiếp tục chèo lái Phân bón Bình Điền trong giai đoạn mới.

Theo tìm hiểu, ông Ngô Văn Đông sinh ngày 8-8-1967 tại thị trấn Củ Chi, TPHCM. Ông là kỹ sư nông nghiệp, và không ngạc nhiên khi ông từng đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền trong nhiều năm liền.

Được biết, ông Đông có thời gian dài hơn thập niên gắn bó với lĩnh vực nông nghiệp. Từ năm 1994-2007, ông Đông làm vịêc tại Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hơp và Phân bón Hóa Sinh,Tổng Cục Công Nghịêp Quốc Phòng – Bộ Quốc Phòng.

Kể từ giai đoạn 2007 – 2013, ông Đông chuyển ngành sang làm viêc tại Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền và được giao làm Giám đốc Công ty Cổ phần Bình Điền – Quảng Trị.

Từ tháng 3/2013 – 04/2015, ông Đông là Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền – Giám đốc Công ty Cổ phần Bình Điền – Quảng Trị.

Kể từ tháng 4/2015 đến nay, trước khi trở thành Tổng giám đốc, ông Đông được biết đến là Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền – Giám đốc Nhà máy Phân bón Bình Điền Long An.

Nói về Phân bón Bình Điện hiện nay, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam từng nhấn mạnh, Bình Điền có được cơ ngơi như hôm nay là do sự năng động, sáng tạo của cả tập thể lãnh đạo, quản lý và người lao động. Đến nay, Bình Điền luôn đứng ở top các đơn vị có doanh thu và lợi nhuận cao nhất Tập đoàn.

Đồng thời Bình Điền vẫn giải quyết hài hòa được lợi ích, trước hết cho nguời nông dân với những bộ sản phẩm phân bón chất lượng cao, giá bán hợp lý, lại giúp nông dân tiết kiệm đáng kể lượng bón, công bón, phí lưu kho…tức tiết kiệm được tiền đầu tư sản xuất và cổ đông yên tâm với mức chia cổ tức lên đến 30%.

Với kinh nghiệm nhiều năm công tác trong lĩnh vực nông nghiệp, tham gia điều hành và gắn bó với Bình Điền, khách hàng và cổ đông công ty cùng nhà đầu tư tiếp tục đặt nhiều kỳ vọng vào Bình Điền và vị Tổng giám đốc mới này.

Minh Xuân

Giám Đốc Ngân Hàng Bỏ Lương Trăm Triệu, Trồng Rau Thu 2 Tỷ/Tháng

Nhiều người không quản ngại vất vả, chấp nhận từ bỏ sự nghiệp, chức vụ để về quê mở trang trại trồng rau, nuôi gà. Họ mong muốn đem lại cho gia đình và xã hội những bữa ăn ngon, an toàn từ những thực phẩm sạch.

‘Hoa hậu quý bà’ bỏ phố về quê làm nông dân

Chị Nguyễn Thị Thu Hường (xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, chúng tôi được nhiều người biết đến với cái tên thân thiện: “Hoa hậu quý bà”. Trải qua biết bao gian nan, đến nay, chị Hường đã xây dựng được mô hình trang trại tổng hợp kết hợp du lịch sinh thái rộng hơn 20ha với nhiều sản phẩm nông nghiệp như nấm ăn, nấm linh chi, chăn nuôi bò sữa, dê sữa, trồng lan, nuôi cá… Giấc mơ làm nông nghiệp sạch, làm giàu từ nông nghiệp sạch của chị Hường giờ đã dần trở thành hiện thực.

Chị Hường bên vườn nấm linh chi vừa mới nhú.

Nhưng ít ai biết, chị từng bị cả gia đình “từ mặt” khi dám bán đi căn nhà biệt thự tại trung tâm Sài Gòn, dồn tiền chỉ để về ngoại thành lọ mọ chăn dê, chăn bò, trồng nấm… như nông dân. “Tôi đã từng bị gia đình càm ràm vì dám bán nhà chạy theo giấc mơ nông nghiệp sạch, nhưng nông nghiệp với tôi là tình yêu lớn lao lắm”, chị Hường chia sẻ.

Bỏ chức giám đốc về cứu nguy đàn gà cổ thuần Việt

Trước đây, đã có thời gian anh Nguyễn Xuân Hòa (Nam Từ Liêm, Hà Nội) làm cho một ngân hàng lớn ở Hà Nội, sau chuyển sang làm giám đốc cho một công ty kinh doanh dịch vụ lớn. Với cương vị là giám đốc, công việc tiếp khách và ăn nhậu là chuyện thường xuyên. Song, mỗi lần ăn món gà trong các nhà hàng, quán nhậu, anh không cảm nhận được vị ngon vì miếng thịt gà mềm, không chắc, thiếu mùi thơm đặc trưng.

Mong muốn bảo tồn được giống gà quý của Việt Nam nên anh Hòa chấp nhận bỏ chức giám đốc về nuôi gà.

Trong những lần đi tìm thực phẩm sạch về cho gia đình, anh thấy các loại gà đặc sản thuần chủng còn rất ít, thậm chí có loại nguồn gene có nguy cơ mai một do bị lai tạo quá nhiều. Thấy vậy, anh quyết định bỏ việc, bắt tay vào tìm các giống gà đặc sản thuần chủng của Việt Nam về gây giống, nhân đàn nuôi. Sau 5 năm bỏ ghế giám đốc về nuôi gà, anh Hòa đã bảo tồn được nguồn gene thuần chủng của gần chục giống gà thuộc hàng đặc sản, gà cổ, gà quý hiếm ở Việt Nam. Sau đó, anh nhân đàn rộng khắp, giúp những hộ dân liên kết với anh kiếm được tiền tỷ mỗi năm.

Bỏ giám đốc trăm triệu về mở trại trồng rau

Đang là giám đốc 1 công ty xây dựng có tiếng ở Đà Lạt (Lâm Đồng), kỹ sư Lê Hoàng Nhật (42 tuổi, phường 4, TP.Đà Lạt) lại bỏ ngang để về trồng rau. Khi anh bắt tay vào làm nghề nông, anh Nhật đã gặp phải sự phản đối kịch liệt của người thân và gia đình, không ít người gọi anh là “Nhật khùng” vì cái quyết định gàn dở ấy.

Anh Nhật bên vườn rau thủy canh của mình.

Nhưng giờ đây, đã có nhiều người tìm đến “Nhật khùng” hỏi thăm kinh nghiệm trồng rau thủy canh. Hiện, mỗi tháng trang trại rau thủy canh của anh Nhật thu hoạch khoảng trên 3 tấn rau sạch, thu về không dưới 100 triệu đồng.

Bỏ giám đốc về quê cho con được “ăn sạch”

Là dân Tổng hợp Văn lại giỏi cả tiếng Anh lẫn tiếng Hàn, chị Bùi Như Phong (SN 1977) là giáo viên ngoại ngữ, chuyên viên đào tạo cho nhiều công ty, dự án. Chị cũng từng là giám đốc trung tâm ngoại ngữ, công ty riêng về đào tạo, tư vấn du học, thu nhập hơn trăm triệu một tháng.

Chị Phong bên mảnh vườn do chính công sức lao động của cả gia đình tạo ra.

Về quê, chứng kiến cảnh những đầu nậu, thương lái đến các hộ nông dân ép dùng chất kích thích mới bao tiêu sản phẩm, chị Phong thấy sợ. Chị quyết định rời bỏ ngành sư phạm và bắt tay vào nuôi trồng nông sản sạch, trên chính diện tích đất của gia đình. Giờ “trang trại” của chị đang cung cấp thường xuyên cho 50 hộ gia đình và là một trong các đối tác cung cấp thực phẩm cho một trường học với hơn 1.900 học sinh.

Giám đốc ngân hàng thành nông dân trồng rau sạch thu 2 tỷ đồng/tháng

Nguyễn Phương Lan (32 tuổi, chúng tôi đang cùng cộng sự chuyên dịch vụ cung cấp hệ thống trồng rau sạch theo mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp thủy canh. Nhưng khoảng 3 năm trước, việc từ bỏ vị trí giám đốc một chi nhánh ngân hàng để thử nghiệm trồng rau sạch khiến cô bị nhiều người chê “khùng”, gia đình cấm cản.

Phương Lan bỏ việc giám đốc ngân hàng để trồng rau sạch.

Cái duyên đến với rau sạch của Lan bắt đầu từ năm 2014. Trong một lần đến thăm người bạn là bác sĩ, thấy anh có mô hình trồng rau độc đáo, cô nhận thấy cơ hội kinh doanh từ đây. Lan nhờ bạn hướng dẫn kinh nghiệm trồng rau sạch theo mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp thủy canh.

Mô hình mới lạ đầy tiềm năng này lại phù hợp với nhu cầu trồng rau sạch của người dân các đô thị nên Lan càng có động lực để làm. Hiện Lan đã lắp đặt gần 800 hệ thống ở khắp nơi trên đất nước. Cô đã phát triển kinh doanh ra 3 miền, với doanh thu khoảng 2 tỷ đồng/tháng và đang tìm cách xuất khẩu sang nước ngoài.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)

Nữ Giám Đốc Htx Trở Thành Tỷ Phú Nhờ Trồng Rau Sạch

Cũng giống như bao gia đình khác ở vùng quê thuần nông, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, những năm trước đây, hộ gia đình anh chị Nguyễn Đăng Quý và Đặng Thị Cuối có xuất phát điểm kinh tế rất thấp, nghề sản xuất chính là sản suất nông nghiệp với cây lúa đóng vai trò chủ đạo, cùng với một số cây hoa màu khác như ngô, khoai, trồng thêm ít rau màu… năng suất cây trồng thấp nên đời sống của gia đình anh chị gặp rất nhiều khó khăn.

Quyết tâm thoát nghèo

Cần cù chăm chỉ nhưng cái nghèo cứ mãi đeo đẳng không dứt, chị Cuối quyết định tham gia xuất khẩu lao động, thực chất là đi làm thuê cho một trang trại nông nghiệp tại Đài Loan. Tại đây, họ trồng rau ứng dụng công nghệ cao theo một chu trình khép kín từ sản xuất đến siêu thị và bếp ăn.

Sau thời gian dài đi làm thuê, tích luỹ được chút vốn cùng với những kinh nghiệm, quy trình kỹ thuật đã học được tại Đài Loan, năm 2017, chị Cuối trở về nước bàn với chồng khởi nghiệp với nghề trồng rau sạch.

Với số vốn ban đầu khoảng 500 triệu đồng, chị đã đầu xây dựng một khu nhà màng, nhà lưới trên diện tích 1.360m2 của gia đình. Cấu trúc nhà màng đơn giản, dễ lắp ráp, không cần làm móng, thanh treo tùy chọn phù hợp theo diện tích, hệ thống thông gió bên hông, nước tưới tự động qua hệ thống lọc.

Mỗi một nhà màng có mức đầu tư hơn 40 triệu đồng và khoảng 150 triệu đồng/sào, ban đầu anh chị đã mua vật tư để tự thi công. Quy trình gieo hạt từ trong ra ngoài, đóng cửa chờ thu hoạch và thu hoạch một lần từ ngoài vào trong, với việc có bẫy côn trùng ở 4 góc mái nhà màng, không tốn công chăm sóc, rau lại đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, để sản xuất rau sạch, bảo đảm chất lượng, toàn bộ giống rau được vợ chồng chị nhập từ Đài Loan, Nhật Bản, còn đất thì được bón phân hoai mục. Sau hơn 4 tháng, rau lên xanh tốt và được thu hoạch lứa đầu tiên, nhưng khi đem ra chợ bán lại vấp phải sự nghi ngờ dùng thuốc kích thích của người tiêu dùng bởi “rau quá đẹp”.

Không nản chí, hôm sau, chị vẫn mang rau ra chợ nhưng là để tặng cho tất cả mọi người chứ không bán, sau vài lần như vậy, nhiều người đã tìm đến tận vườn để tìm mua. “Đến lứa rau sau, tôi bán hết ngay tại ruộng”, chị Cuối cho biết.

Khi hiệu quả của mô hình trồng rau sạch ngày một rõ rệt, với số vốn tích lũy và vay thêm từ ngân hàng, năm 2018, chị Cuối thuê 5ha đất của các hộ dân trên địa bàn xã Đan Phượng để mở rộng diện tích canh tác và thành lập HTX Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý. Với tư duy “đầu tư một lần nhưng bền vững cho nhiều năm sau”, chị Cuối xây dựng hơn 20 khu nhà màng, nhà lưới cùng hệ thống tưới nước tự động với kinh phí hơn 11 tỷ đồng.

Thành quả của sự cần cù

Toàn bộ hệ thống nhà màng của HTX Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý đều sử dụng phân bón hữu cơ, không lên luống, xử lý nấm bệnh bằng máy đốt dùng khí ga, gieo hạt bằng máy từ trong ra ngoài, gieo xong đóng cửa, tưới giữ ẩm bằng pép phun sương chờ ngày thu hoạch.

Với các loại rau ăn lá như rau cải, xà lách, rau dền, rau muống …, từ 15 – 18 ngày sau gieo hạt là được thu hoạch, năng suất bình quân 500 kg/nhà màng 100m2/lứa, giá bán 20.000 đồng/kg, một nhà màng sản xuất được trên 10 lứa rau/năm, đây là mô hình có thu nhập rất cao và ổn định.

Ngoài hệ thống nhà màng, phần diện tích còn lại, gia đình anh chị Cuối trồng măng tây xanh, súp lơ lấy ngồng , trồng ngô lấy quả non và ngọn… Diện tích này dùng màng phủ nylon, hệ thống tưới nhỏ giọt cho sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.

Theo chị Cuối, trồng rau trong nhà màng không chỉ mang lại năng suất cao gấp 3 lần so với phương pháp truyền thống mà việc ứng dụng công nghệ cao còn đảm bảo được chất lượng cho sản phẩm.

Hiện, mỗi ngày HTX Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý cung cấp cho 16 trường mẫu giáo trong huyện Đan Phượng, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm khoảng 2-4 tấn rau xanh các loại, thu về từ 50 – 100 triệu đồng.

Hầu hết sản phẩm của HTX được các đơn vị đặt hàng ngay từ vườn với giá thành ổn định. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 khiến nhiều hoạt động sản xuất – kinh doanh của HTX có nhiều thay đổi trong thời gian gần đây.

Việc các trường cho học sinh nghỉ học, rồi thực hiện lệnh cách ly toàn xã hội nên việc giao nhận rau hiện nay hoàn toàn do các cửa hàng cử người về tận nơi lấy và giao hàng online cho các khách hàng.

“Rau của HTX sản xuất ra đến đâu bán hết tới đó, nhưng chúng tôi vẫn xuất bán với mức giá bình ổn, thậm chí còn giảm để các mối hàng bán rau tới tay người tiêu dùng bằng với mức giá xuất bán từ HTX. Mỗi tuần, chúng tôi kết hợp đem hàng đến 3, 4 chung cư, mỗi chung cư 1-2 lần”, Giám đốc Đặng Thị Cuối cho hay.

Tới đây, HTX sẽ thuê thêm 2 mẫu ruộng để trồng dâu tây, cà chua bi đỏ, cà chua bi vàng. Trong đó, mô hình trồng dâu tây sẽ kết hợp làm du lịch. Việc áp dụng mô hình sản xuất rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao tuy lúc đầu vốn đầu tư khá lớn nhưng về lâu dài mang lại nhiều lợi ích.

Nguyên nhân là bởi sẽ tránh được tác hại của thời tiết và không phải sử dụng thuốc hóa học do không có sâu bệnh trong quá trình canh tác giảm nhiều chi phí. Mô hình đầu tư đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ áp dụng và hoàn toàn có thể nhân rộng ra trên địa bàn và các tỉnh khác.

Không chỉ tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, HTX Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý còn tạo việc làm cho hơn 10 lao động, với mức thu nhập 5-10 triệu đồng/người/tháng.

Bảo Hân

Sự chủ động trong liên kết, ứng dụng kỹ thuật mới, đang giúp HTX nông nghiệp Đại Lâm (xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) liên tục gặt …

Chú trọng vào chất lượng nên HTX thủy sản Cấm Sơn (xã Hoà Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) đã hạn chế được những rủi ro cũng như bảo …

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ông Phùng Quang Hiệp Chính Thức Giữ Chức Tổng Giám Đốc Vinachem trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!