Cập nhật nội dung chi tiết về Nông Dân Trồng Hoa Dùng 1 Quả Trứng Gà Thay Phân Bón, Không Ngờ Cây Mọc Cành Lá Sum Xuê, Nở Hoa Liên Tục mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bây giờ chính là mùa hoa cỏ cây trái sinh trưởng, gia tăng phân bón là mấu chốt quyết định sự phát triển của cây. Rất nhiều bạn thích trồng hoa trồng cây tại nhà thường xuyên hỏi rằng rốt cuộc phải dùng loại phân bón nào để gia tăng phân bón, phân bón hỗn hợp cũng không dám sử dụng. Vậy có thứ gì đơn giản hơn, dễ tìm thấy hơn dùng để làm phân bón không?
Một nông dân trồng hoa lâu năm chia sẻ dùng trứng gà sống nuôi hoa cỏ, đổ dung dịch trứng gà tươi vào trong một cái chén rồi cho thêm nước đem tưới hoa, thì không cần dùng phân bón nữa, hoa cỏ sẽ nhanh chóng mọc ra cành lá sum suê, nở hoa liên tục!
Thật ra, lúc đầu tôi cảm thấy phương pháp này rất vô lý, nhưng sự tò mò luôn rất tai hại, tôi lại không thể kiểm soát được sự tò mò của mình, nên đã thử nghiệm một lần.
I. Hoa cỏ thử nghiệm:
1. Hoa nhài: Tôi chọn một chậu hoa nhài có nụ, đang cần bón phân. Sử dụng dung dịch chưa đến 100ml, 1/10 quả trứng gà.
2. Cây hoa nhài non: 3 cây non cắm vào chậu khoảng 2 tháng, loại không có sức sống, tôi lấy 2 cây ra làm thí nghiệm. 3. Hoa nguyệt quế: Cây nguyệt quế trồng khoảng ba bốn năm, rất cứng cáp, tôi còn có một cây giống như vậy, nên nếu tưới chết cũng không sợ.
4. Cây nguyệt quế non: 4 cây non được cắm vào chậu 2 tháng, vừa mới nở chồi mới nên đang cần thành phần dinh dưỡng, tôi lấy ra 2 cây để làm thí nghiệm.
5. Cây dâm bụt: Cây tương đối to, gần nở hoa, còn có vài nụ hoa lởm chởm.
6. Hoa dạ yến thảo: Đang trong lúc nở rộ cành lá và nụ hoa. 7. Hoa cẩm chướng: Tôi tưới một trong hai cây, để lại một cây nghiên cứu.
II. Cách thử nghiệm:
Đập vỡ một quả trứng gà, cho vào trong chai nhựa, thêm vào 1 lít nước, khuấy đều cho hòa tan, để một lúc cho lòng trắng kết tủa. Tôi lấy ra chất lỏng màu vàng nhạt, tưới một vòng dọc theo chậu hoa sao cho chất lỏng không bị chảy ra ở đáy chậu, sợ chất lỏng chảy ra dẫn dụ sâu bọ đến.
Cho kết tủa trước, để tránh sau khi tưới xong sẽ làm chậu hoa có mùi tanh của trứng. Nghe nói mùi trứng thối được sản sinh việc lên men của protein, tôi muốn xem hiệu quả của lớp dung dịch ở mặt trên cùng trước. Tôi chờ vài ngày để xem tình hình ra sao mới quyết định đào một rãnh nhỏ trong chậu hoa, đem chôn phần lòng trắng kết tủa xuống, để xem có thể che được mùi hôi không.
III. Kết quả thử nghiệm
Trải qua thử nghiệm một tháng, hoa cỏ mọc ra cành chắc chắn lá xanh to dày, cứ vài ngày là nở hoa, tôi khuyên bạn nên dùng lòng đỏ trứng gà, chứa lượng phốt pho phong phú nhất, cho hoa phơi nắng thường xuyên sẽ không có mùi hôi và côn trùng, không ảnh hưởng đến vẻ đẹp của hoa cỏ.
Chuẩn bị một quả trứng gà sống, trứng hỏng cũng được, chú ý phải đập trứng cho đến khi có vết nứt, nhưng lại không bị vỡ ra. Cho quả trứng vào trong chậu trồng rau hoặc trồng hoa, chậu này tốt nhất nên là chậu có đường kính hơn 15cm, càng to càng tốt. Trước khi trồng cây, có thể cho một lớp đất vào trong chậu, sau đó cho một quả trứng gà vào làm phân bón, vì ở dưới đáy chậu, trong quá trình sinh trường của cây, trứng gà sẽ từ từ biến chất rồi thối rữa, trở thành phân bón ở phần gốc của cây, được cây hấp thụ dần dần.
Nếu như chậu đã có trồng sẵn hoa cỏ hoặc rau rồi, thì có thể khoét một lỗ hơi sâu một chút ở thân chậu, cho quả trứng gà bị nứt vỏ vào, dùng đất bịt kín lại. Làm như vậy cũng sẽ giải phóng được chất dinh dưỡng, để cho bộ rễ của hoa cỏ rau củ hấp thụ. Cây phát triển rất tốt, lá xanh mơn mởn, cành lá cứng cáp, hoa nở những đóa rất to.
Những bạn nào có hứng thú, tôi khuyên bạn nên dùng loại hoa cỏ bình thường áp dụng thử, thử nghiệm với nồng độ ít, và cần phải ở nơi thông thoáng, trong nhà thì không nên thử. Sau mấy ngày tưới hỗn hợp trứng gà đều cần phải giữ khô thoáng. Vì phân hủy vi sinh vật cần tiêu hao oxy, đất trong chậu quá ẩm không thoát khí, sẽ làm cho rễ của hoa cỏ thiếu oxy.
Nguồn: webyeutre
Tây Ninh: Nông Dân Nghi Ngờ Phân Bón Kém Chất Lượng
Ông Long chỉ những hạt phân bón lót cách nay khoảng 15 tháng vẫn còn nguyên hình dạng và màu sắc.
Phân bón khó tan?
Vừa qua, Báo Tây Ninh có nhận được đơn của anh Lê Tấn Đông, nội dung đơn trình bày về việc anh nghi ngờ một loại phân bón kém chất lượng, tỷ lệ phần trăm các chất được in trên bao bì sản phẩm không đúng so với thực tế. Theo đơn, vào ngày 4.10.2016, gia đình anh có mua 1 bao phân bón nhãn hiệu Siêu Lúa Te 02 tại một cơ sở bán lẻ tên M.T gần nhà (thật ra là 7 bao nhưng vì có 6 bao trả tiền mặt nên không lưu sổ- theo lời anh Đông). Bao phân có trọng lượng 50kg, sản phẩm dạng viên nhiều màu sắc.
Sau khi bón phân cho cây lúa, anh Đông phát hiện loại phân này hoà tan trong nước rất ít, đa phần còn lại không tan, mặc dù phân đã được bón xuống ruộng lúa khá lâu. Anh còn cho biết, phân càng lâu tan hơn khi đem bón trên đất đồng hay trong các chậu kiểng (có tưới nước hằng ngày), khoảng 3 đến 4 tháng vẫn không tan.
Người sử dụng sản phẩm sinh nghi, đem sự việc bất thường này phản ánh với chủ cơ sở M.T. “Thật đáng buồn khi người bán phân bón không quan tâm gì đến thắc mắc của khách hàng, lại còn phát biểu “cứ việc đi khiếu nại”. Phía công ty sản xuất có cử nhân viên lên giải thích rằng, chất lâu tan đó nhằm duy trì lượng phân cần thiết cho cây trồng hấp thu từ từ”- anh Đông bức xúc kể lại.
Ấm ức với cách giải thích như trên, anh Lê Tấn Đông quyết tâm đi tìm nguyên nhân phân bón khó tan, bởi lúc đó cây trồng của anh đang “ăn chay” thấy rõ. May mắn thay, anh vẫn còn chừa lại một ít phân Siêu Lúa TE 02 dự định để rải bù vào những chỗ trước đó bón chưa đều. Anh đã tự lấy mẫu gửi đến Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (số 49, đường Pasteur, quận 1, chúng tôi để thử nghiệm.
Kết quả như sau: hàm lượng nitơ (N) tổng, % (m/m) là 19,4; hàm lượng phốt-pho hữu hiệu tính theo oxít phốtphoric (P2O5), % (m/m) đạt 1,96; hàm lượng kali hữu hiệu tính theo oxít kali (K2O), % (m/m) đạt 18,3; hàm lượng silíc tính theo oxít silic (SiO2), % (m/m) là 15. Như vậy, có thể so sánh các chất N, P2O5, K2O đều không đủ so với chỉ số được in trên bao bì. Riêng chất SiO2 (thường gọi là thạch anh, cao lanh hay đất sét) vượt gấp 3 lần so với chỉ số trên bao bì.
Nông dân tên Lương Chí Thanh, ngụ tổ 3, ấp Thạnh Hoà, xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên cũng gặp phải tình trạng tương tự. Anh Thanh nhớ lại, cách nay khoảng 1 năm, anh có mua 9 bao phân bón nhãn hiệu “Phân bón cao cấp NPK 16 – 16 – 8 + Te” tại cơ sở M.T để về bón cho vườn mãng cầu.
Trên vỏ bao phân có in thông tin của Công ty cổ phần Nông nghiệp Tinh Hoa sản xuất. “Sau khi ông chủ M.T vào tận vườn mãng cầu để kiểm tra, dường như ông đã thông cảm. Khoảng vài ngày sau, có người đến nhà tôi và tự giới thiệu là giám đốc của công ty sản xuất phân bón, người này cũng vào tận vườn mãng cầu để thị sát. Cuối cùng, vị khách lạ mặt đã đồng ý chở 9 bao phân khác đến giao cho gia đình tôi mà không tính phí”- anh Thanh kể lại.
Một nông dân khác tên Nguyễn Văn Long (ngụ tổ 30, ấp Tân Châu, xã Tân Phú, huyện Tân Châu) cũng đang rất bức xúc về chuyện phân bón kém chất lượng. Ông Long đã vào nhà lấy ra cái vỏ bao mang nhãn mác “Phân bón cao cấp NPK 14 – 8 – 6 + Te”, trên bao bì có in rõ tên và địa chỉ của Công ty cổ phần Nông nghiệp Tinh Hoa. Trước đó, ông đã mua nhiều bao phân loại này tại cơ sở M.T về bón cho cây mía.
Nhằm minh chứng cho lời nói, ông Long còn dẫn chúng tôi ra tận ruộng mía để chỉ những hạt phân bón “khó tan”. Ông trình bày: “Tôi bón lót (bón xong cày đất lấp lại) loại phân trên từ vụ mía năm ngoái, cách nay khoảng 15 tháng. Vậy mà vừa qua trong quá trình vun rò cho vụ mía mới, tôi lại phát hiện phân đã bón hơn một năm trước vẫn còn hiện hữu. Chẳng những hình dạng sản phẩm khá còn nguyên, mà màu sắc cũng không phai đi nhiều”. Ông còn lưu ý, vụ mía vừa rồi có thời điểm ruộng bị ngập úng khoảng 0,5m nước, vậy mà phân bón vẫn không chịu tan.
Lỡ mua ráng chịu
Trên thực tế, không chỉ có 3 nông dân kể trên sử dụng các loại phân bón khó tan kiểu tương tự. Anh Đông nêu nhận xét tình hình chung hiện nay: “Nghiệt nỗi, đa số bà con đều mua phân theo hình thức bao vụ (mua thiếu từ đầu vụ) nên không ai dám lên tiếng vì sợ bị “cắt” không bán nữa.
Mặt khác, người mua đang ở thế mắc nợ nên cũng không dám yêu cầu chỉnh sửa khi bên bán ghi sai tên mặt hàng, chỉ cần đúng với số tiền đang nợ thì cứ thế mà trả. Những trường hợp mua trả tiền liền lại không để ý đến chuyện lấy hoá đơn, chứng từ mua bán. Trong khi hầu hết nông dân sau khi mua vật tư về đều sử dụng hết, ít ai đề phòng đến chuyện bất trắc mà chủ động lưu mẫu để đòi quyền lợi sau này.
Thế nên, nếu gặp phải trình trạng “lỡ” mua nhầm phân bón kém chất lượng thì coi như… ráng chịu”. Anh Đông dẫn chứng cụ thể, vào ngày 4.10.2016, anh có mua 1 bao Siêu Lúa Te 02 với giá 545.000 đồng, nhưng trong bảng kê chi tiết hoá đơn bán hàng của cơ sở M.T lại in là NPK lúa 2 (20-2-22)TH. Với chứng từ này, bên mua khó mà “bắt bẻ” bên bán khi loại phân bón thực dùng có vấn đề.
Ông Long phân tích thêm: “Bón phân trên mặt đất còn có thể phát hiện được phân tan hay không, chứ nếu như bón lót cho cây mì, cây mía hay đậu phọng… thì chỉ có trời biết, đất biết. Thậm chí, may mắn phát hiện ra như vụ mía của tôi vừa rồi cũng chẳng đủ cơ sở pháp lý để đòi bồi thường.
Bởi lẽ, một bao phân có giá hơn 500.000 đồng, mua xong mình lo sử dụng liền, sử dụng hết cho kịp thời vụ, chứ hiếm có ai mạnh vốn trữ phân lại để làm bằng chứng. Trong khi, tôi mua trả tiền liền nên không nghĩ đến chuyện lấy hoá đơn, chứng từ hay lưu sổ nợ. Thực tế, nếu bên bán cố tâm trở mặt không thừa nhận việc bán phân cho tôi thì…cũng đành chịu thua”.
Qua trao đổi với cơ quan chức năng, tình huống của những nông dân nói trên khó có cơ sở pháp lý để yêu cầu bên bán cũng như đơn vị sản xuất bồi thường thiệt hại. Bởi cả bên bán và bên mua đều không còn các loại phân này, chứng từ mua bán lại thiếu thuyết phục.
Ông Nguyễn Văn Long (đội nón) cùng anh Đông kể lại vụ việc tại ruộng mía.
Ông Trương Quang Ty, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 7 (huyện Tân Biên) cho biết: “Theo đơn phản ánh của anh Lê Tấn Đông, chúng tôi đã đến làm việc với cơ sở M.T, nhưng hiện tại ở đây không còn bán loại phân như phản ánh. Sản phẩm lưu của anh Đông cũng không còn được nguyên vẹn. Nên việc anh tự lấy mẫu đi thử nghiệm, kết quả chỉ mang tính chất tham khảo”.
Nông dân Lê Tấn Đông trần tình: “Chi phí đem mẫu xuống tận thành phố Hồ Chí Minh để thử nghiệm đã cao hơn giá trị 1 bao phân rất nhiều, lại phải bỏ công ăn việc làm, chẳng lẽ tôi cố tình nguỵ tạo bằng chứng cốt để được bồi thường, hoặc gây khó cho người bán và công ty sản xuất hay sao? Vấn đề tôi muốn là khi gặp tình huống này, các bên cần phải xử lý theo hướng cầu thị, tránh để khách hàng có cảm giác bị “bỏ rơi”, mặt khác cũng là cảnh giác và để bảo vệ quyền lợi cho nông dân chúng tôi”.
Chúng tôi gọi vào số điện thoại đường dây nóng được in trên vỏ bao bì, gặp ông Trần Văn Đông, qua trao đổi được biết ông là Giám đốc điều hành của Công ty cổ phần Nông nghiệp Tinh Hoa. Ông Trần Văn Đông lưu ý: “Bên tôi vẫn chưa nhận được kết quả thử nghiệm mẫu phân bón từ phía người phản ánh.
Tuy nhiên, nếu nói ảnh hưởng đến năng suất cây trồng thì ảnh hưởng như thế nào, kết quả thử nghiệm mẫu có đúng với quy trình hay không? Theo đó, sản phẩm khi lấy mẫu phải còn nguyên vẹn, đúng số lượng cần lấy, người lấy mẫu phải được đào tạo chuyên môn, có sự chứng kiến của cơ quan chức năng, nếu không bảo đảm đúng quy trình thì kết quả thử nghiệm sẽ không được chấp nhận”.
Qua vụ việc nông dân nghi ngờ phân bón kém chất lượng, ông Châu Thanh Long- Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh khuyến cáo: “Thị trường phân bón trong tỉnh hiện nay khá đa dạng, bà con nên tìm mua những sản phẩm có thương hiệu, uy tín.
Hiểu Đúng Để Dùng Phân Bón Lá Hiệu Quả
Phân bón lá thành phần ra sao? Tác động như thế nào? Sử dụng cách nào là hiệu quả nhất?… là những điều mà người nông dân cần nắm rõ khi chọn dùng các sản phẩm này.
Trong quá trình sinh trưởng, cây trồng rất cần và thường bị thiếu các chất dinh dưỡng khoáng cho các nhu cầu thiết yếu để phát triển và tạo ra năng suất, chất lượng nông sản. Các chất dinh dưỡng khoáng trên, cây có thể lấy một phần từ trong đất, nhưng phần lớn phải do người nông dân cung cấp cho cây trồng bằng các loại phân bón khác nhau.
Khoa học và thực tiễn đã xác định rằng: Cây không chỉ hấp thu các chất dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thu qua lá, đây là cơ sở khoa học cho việc bón phân vào đất và trên lá.
Biện pháp cung cấp dinh dưỡng trên lá có ưu điểm: rút ngắn quá trình di chuyển của các chất dinh dưỡng ở trong cây, vì dinh dưỡng hấp thu qua rễ cũng chuyển tới lá để tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp các chất; Do được sử dụng trên lá mà nhiều loại hợp chất thiết yếu phức tạp như amino axit,Vitamin (A, C, D…) cây vẫn có thê hấp thu được, nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả kinh tế của việc bón phân; Hơn thế diện tích lá của cây lại nhiều gấp hàng chục lần diện tích rễ cây. Tuy nhiên hình thức hấp thu dinh dưỡng qua lá của cây có hạn chế về số lượng có thể hấp thu vào mỗi thời điểm, vì phụ thuộc vào dạng, nồng độ và pH của dung dịch dinh dưỡng và tuổi của lá cây trồng. Trong đó nồng độ dung dịch phân bón sử dụng có khả năng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của phân bón lá. Nồng độ thấp gây tốn công sử dụng, nồng độ quá cao có thể gây hại cho bề mặt lá và cây.
Phân bón lá là các loại phân bón được sử dụng dưới dạng dung dịch để tưới hoặc phun trực tiếp lên cây nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá. Trong thành phần của phân bón lá tùy đặc điểm của phân bón được sản xuất, bên cạnh các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng (N, P, K…) còn thường chứa các chất trung, vi lượng ( Ca, Mg, Si, Zn, Cu, Bo, Mo…) và các chất cần thiết khác, nhằm đảm bảo cung cấp đủ và kịp thời dinh dưỡng khoáng, theo yêu cầu cân đối của cây trồng, tạo khả năng sử dụng hiệu quả phân bón, tăng sức đề kháng và chống chịu cho cây để đạt năng suất cao phẩm chất tốt. Trong một số loại phân bón lá còn có thêm các chất kích thích sinh trưởng thực vật, hay các vi sinh vật hữu ích…tạo khả năng kích thích sinh trưởng, tăng khả năng đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu quả, kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm…
Vì vậy sử dụng phân bón lá đặc biệt cần thiết và có hiệu quả cao khi: Việc hấp thu dinh dưỡng qua rễ của cây trồng bị hạn chế (vì lý do nào đó); Cây trồng ở giai đoạn có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt cao (giai đoạn hình thành sản phẩm của các loại rau…) hay trong điều kiện bất thuận của thời tiết ( rét, hạn, ngập úng, thiếu ánh sáng…) hay sinh trưởng bất thuận của cây trồng ( rễ, lá… bị tác động xấu) . Sử dụng phân bón lá đúng và có hiệu quả không chỉ có tác dụng làm tăng năng suất, chất lượng nông sản, như phân bón qua rễ mà còn có thể đem lại hiệu quả kinh tế rất cao trong đầu tư phân bón cho sản xuất, do có chi phí mua phân bón này thường không cao.
Sản phẩm phân bón lá trên thị trường hiện nay khá đa dạng về thành phần, tính chất và chủng loại. Trong sử dụng phân bón lá, nông dân cần lưu ý một số điều sau:
Thành phần, đặc điểm phân bón lá khác nhau thì hiệu quả tác dụng của sản phẩm khác nhau, có sản phẩm chuyên biệt cho từng cây trồng (cây công nghiệp, lúa – rau – màu, cây ăn quả…); có sản phẩm chỉ dùng cho từng giai đoạn sinh trưởng nhất định…. Do đó, khi mua phân cần phải đọc kỹ tác dụng và hướng dẫn sử dụng in trên bao bì; tránh sử dụng sai phân, phun không đúng liều lượng, không đúng chủng loại cây trồng… gây lãng phí, tốn kém mà còn có thể dẫn tới hậu quả xấu (cháy lá, rụng hoa rụng quả…). Việc sử dụng phân bón lá chứa các chất kích thích sinh trưởng với liều lượng cao, phun liên tục nhiều lần, không đảm bảo thời gian cách ly, hậu quả gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Không nên sử dụng phân bón lá khi đất bị khô hạn và trời nắng nóng. Nên phun buổi sáng, có nắng nhẹ, khoảng 8 đến 10 giờ sáng hoặc chiều mát là tốt nhất vì lúc này khí khổng lá mở nhiều dễ hấp thu phân, trời cũng chưa nắng gắt, nên phun ướt cả mặt dưới lá. Hòa phân với nước theo đúng nồng độ, liều lượng hướng dẫn trên bao bì vì pha đậm đặc quá dễ bị cháy lá, pha không đúng sẽ giảm hiệu lực của phân. Thời gian và số lần phun cũng phải tuân theo hướng dẫn, không lạm dụng quá mức có thể gây hại cây, hoặc giảm chất lượng nông sản.
Phân bón lá đã được khoa học và thực tiễn trong và ngoài nước chứng minh tính hiệu quả của nó. Việc sử dụng phân bón lá sẽ giúp nhà nông tiết kiệm chi phí phân bón mà vẫn đảm bảo đạt năng suất cây trồng cao với phẩm chất tốt, lãi nhiều… Vấn đề là người nông dân cần hiểu rõ thông tin về sản phẩm, chọn nhà sản xuất và sản phẩm có uy tín, sử dụng phân bón đúng yêu cầu kỹ thuật.
Nhà nông có thể tham khảo và sử dụng dòng sản phẩm phân bón lá A2 được Hội đồng khoa học có thẩm quyền của Bộ NN&PTNT công nhận hiệu quả và cho phép sử dụng rộng rãi trong sản xuất, sản phẩm do công ty CPTM Thanh Niên Việt Nam sản xuất và cung ứng.
Theo “Trần Hưng”
Đánh giá bài viết này!
Tìm Hiểu Về Hoa Hồng Ngoại Và Cách Chăm Sóc Cho Bông Lớn, Hoa Nở Liên Tục
Hoa hồng ngoại được nhập về từ nước ngoài, nhân giống và thuần hóa. Cho đến nay, Việt Nam đã có hàng trăm loại mang hình dáng và ý nghĩa khác nhau.
Các loại giống được “săn đón”nhiều nhất
– Hoa hồng Keira: Với cánh hoa khum khum, màu hồng trắng. Vẻ đẹp tinh khôi của hoa hồng Keira khiến nhiều người mê mẩn muốn mua về chưng. Đây là một trong những loại hoa hồng ngoại đẹp nhất.
– Hoa hồng Juliet: Xếp vào loại hoa đắt nhất của David Austin, loại hoa này có thể có giá lên đến triệu đô. Hồng juliet đẹp từ kiểu dáng, màu sắc. Hoa thường có màu cam nhạt hoặc màu vàng tạo nét đặc trưng riêng.
– Hoa hồng Beatrice: Hoa thường có màu vàng chanh dịu, cánh kép và bông to. Loại hoa này cũng thuộc Top những loại hồng ngoại có giá trị lớn.
– Hoa hồng Bishop’s Castle: Loài hoa này dễ thích nghi với môi trường sống. Hoa nở quanh năm và có màu hồng phấn. Hương hoa dịu nhẹ.
– Misaki Rose: Cũng giống hoa hồng Pas De Deux, Misaki cũng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Misaki cho bông hoa to, màu trắng phớt nhã nhặn. Vẻ đẹp tinh tế này cũng khiến nhiều người muốn sở hữu.
– Masora Rose: Là loại cây cho hoa màu vàng cam, ít sâu bệnh. Hoa ra quanh năm và có mùi hương rất nhẹ, quyến rũ.
– Hoa hồng Catalina: Màu vàng tươi của hoa chính là điểm độc đáo nhất của Catalina. Nó tượng trưng cho sự mới mẻ, sức sống mãnh liệt.
Cách chăm sóc để cây ra hoa đẹp
Thực tế thì hoa hồng ngoại là loại cây khá “khó tính’. Có nghĩa là nếu như có hàng trăm chủng loại thì có hàng trăm cách chăm loại cây này. Vì thế, với người yêu hoa, việc tìm hiểu cách chăm sóc nó là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, chúng tôi đưa ra phương pháp chăm hoa cơ bản nhất để cho những người mới tiếp cận với nó dễ dàng chăm sóc.
Cũng như nhiều loại cây cảnh khác, cắt tỉa cành là một công đoạn không thể thiếu khi trồng hoa hồng ngoại. Nếu có thời gian các bạn có thể cắt tỉa thường xuyên. Khi cành lá bớt xum xuê rậm rạp thì chất dinh dưỡng sẽ tập trung nuôi hoa. Hoa cho đều màu, bông lớn, cánh nhiều và thơm hơn.
Cách bón phân tưới nước cho hoa hồng ngoại
Hoa hồng ngoại khá ưa nước nên bạn có thể tưới đẫm một chút. Chỉ nên tưới nước vào buổi sáng. Ở vùng lạnh, nhất là miền Bắc Việt Nam hay có sương muối, các bạn nhớ tưới để rửa trôi lớp sương đó.
Ngoài ra hoa cũng dễ thu hút côn trùng như nhện, sâu, ong nên hoa dễ bị quăn lá. Hoặc thân cây cũng dễ mắc bệnh nấm. Bạn nên nhớ nơi bán hoa tư vấn về thuốc đặc trị từng loại bệnh.
Vì sao nên mua hoa hồng ngoại của chúng tôi?
– Hiện tại có rất nhiều cơ sở phân phối hoa hồng ngoại. Tuy nhiên lợi dụng sự ưa chuộng của khách hàng, nhiều nơi cố tình đôn giá. Chúng tôi luôn nói không với bán hàng phá giá.
– Từ chủ cơ sở đến nhân viên đều là những người yêu hoa. Chúng tôi am hiểu về chủng loại, màu sắc và đặc tính sinh trưởng của từng loại hoa. Vì vậy tới đây quý khách sẽ được tư vấn nhiệt tình, phù hợp với nhu cầu.
Hoài Thương
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nông Dân Trồng Hoa Dùng 1 Quả Trứng Gà Thay Phân Bón, Không Ngờ Cây Mọc Cành Lá Sum Xuê, Nở Hoa Liên Tục trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!