Cập nhật nội dung chi tiết về Nông Dân Điêu Đứng Vì Phân Bón Quế Lâm mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đang bước vào vụ mùa thu hoạch lúa Đông Xuân nhưng nhiều hộ dân ở các xã Hoa Thủy, Xuân Thủy, Phong Thủy, thị trấn Kiến Giang… của huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) lại không vui bởi năng suất lúa giảm. Mặc dù, họ đã dày công chăm sóc nhưng lúa vẫn “mất mùa”, bởi khi gieo sạ lúa sinh trưởng kém, nhiều diện tích lúa bị chết mà nguyên nhân là do bón lót phân Quế Lâm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm.
Lúa chết trống ruộng
Ông Dương Đệ Quang, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lệ Thủy cho biết: Chúng tôi giao trách nhiệm cho Công ty Cổ phần tập đoàn Quế Lâm phối hợp với các HTX, UBND các xã có diện tích lúa bị hư hại do sử dụng phân bón Quế Lâm để tìm cách khắc phục; đồng thời đề ra các phương án, hỗ trợ đền bù cho người dân ở những diện tích lúa bị thiệt hại nặng khi sử dụng phân bón Quế Lâm”.
Cho đến bây giờ, bà Dương Thị Hường ở xóm 2, thôn Xuân Lai, xã Xuân Thủy (huyện Lệ Thủy) vẫn không khỏi xót xa khi nhớ lại diện tích lúa bị hư hại, chết quá nhiều trong vụ Đông Xuân. Theo bà Hường, để chuẩn bị cho vụ mùa, chồng bà – ông Dương Văn Toán đã về một đại lý bán phân bón ở Đồng Hới để mua phân bón lót khi gieo sạ. Sau khi nghe đại lý giới thiệu loại phân bón Quế Lâm tốt, ông Toán đã mua 18 bao loại 25kg (tất cả 4,5 tạ) về bón lót cho 1,7 mẫu ruộng của mình.
Sau khi gieo sạ, lúc đi thăm đồng, bà Hường không tin vào mắt mình khi lúa đã mọc lên khoảng 5cm, tự dưng gần 1,7 mẫu lúa (17 sào) của gia đình lụi tàn, rồi chết dần chết mòn, có thửa lúa chết khoảng từ 60 đến 70%, trong khi những ruộng lúa của các gia đình khác bên cạnh lên xanh tốt. Tìm hiểu nguyên nhân, bà Hường phát hiện ra do ruộng của mình sử dụng phân bón Quế Lâm. Sau 4, 5 lần thúc giục, khi lên thực địa quan sát, người đại lý bán phân bón nói “anh chị yên tâm, rồi em báo cáo công ty sản xuất phân bón tìm cách khắc phục”.
Xã Hoa Thủy (huyện Lệ Thủy), nơi có nhiều hộ dân sử dụng phân bón Quế Lâm vào bón lót gieo sạ lúa. Cũng giống như phản ánh của người dân ở xã Xuân Thủy, Phong Thủy… ruộng lúa gieo sạ của bà con nơi đây cũng bị chết nhiều, gây thiệt hại lớn. Gia đình ông Nguyễn Văn Dương ở thôn Mã, Xuân Nam, xã Hoa Thủy điêu đứng vì phân bón Quế Lâm ở vụ lúa đông xuân này. Vào vụ mùa , gia đình ông mua 5 tạ phân bón Quế Lâm từ một đại lý phân bón ở địa phương để bón lót cho gần 2,5 mẫu ruộng. Khi thăm đồng, ông Dương thấy ruộng lúa của gia đình sinh trưởng kém, diện tích lúa chết nhiều. “Gia đình đã mất trắng 1 mẫu ruộng (5.000m2) vì lúa chết từ 60 đến 80%, ngoài ra 1,5 mẫu ruộng khác chết từ 40 đến 60%. Khi nhìn những thửa ruộng lúa chết trơ trụi, tui lo lắng và rất hoang mang. Bao nhiêu công sức, tiền bạc của gia đình đổ dồn vào ruộng, rứa mà hư hại hết”, bà Thủy – vợ ông Dương than thở.
Cần hỗ trợ kịp thời cho nông dân
Xác định “tự mình phải cứu lấy mình”, nếu để hoang ruộng thì đói nên bà Hường ngày ngày kiên trì đi xin mạ, thuê nhân công về cấy dặm lại những diện tích lúa bị chết. “Gần 1,7 mẫu ruộng hư hại cả. Nhiều bà con thương tình nên đã cho mạ, riêng tiền công để thuê người cấy dặm đến ni tui đã trả được mô. Mới hôm qua đây, có người đến hỏi tiền công rồi, tui đang lo lắm đây, lúa thì mất mùa, không biết lấy chi mà trả”, bà Hường giãi bày. Được biết, sau khi phản ánh về tình trạng lúa chết, bà Hường được đại lý đưa cho 1,6 tạ lân để về khắc phục diện tích lúa bị hư hại. Nhưng từ đó đến nay, bà chưa nhận thêm được hỗ trợ nào từ phía Công ty phân bón Quế Lâm.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thọ Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoa Thủy (Lệ Thủy) cho biết: Trong vụ lúa đông xuân 2014-2015, Tập đoàn Quế Lâm đã cung ứng cho nông dân ở địa phương khoảng 8 tấn phân bón. Sau khi gieo sạ, theo phản ánh của người dân, ước tính có khoảng 16ha lúa của hơn 30 hộ dân trong xã bị hư hại khi sử dụng phân bón Quế Lâm, hộ thiệt hại nặng nhất là gia đình anh Tám Thứ với hơn 3ha lúa. Ngay sau khi sự việc xảy ra, đại diện Tập đoàn Quế Lâm đã trực tiếp về kiểm tra thực địa và bước đầu hỗ trợ người dân một ít phân bón để khắc phục. Tiếp đó, tại buổi làm việc với chính quyền địa phương, Công ty đã đưa ra các tiêu chí để hỗ trợ người dân theo ngày công cấy dặm trên diện tích lúa bị hư hại. Nhưng đến nay, người dân vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ từ công ty”.
Phân Bón Quế Lâm Hỗ Trợ Nông Dân.
Phân bón Quế Lâm hỗ trợ nông dân.
Cập nhật 26/1/2015, 14:01:21
Thời gian qua, với vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp sản xuất phân bón và bà con nông dân, Hội nông dân huyện Chư Sê đã phối hợp với công ty phân bón Quế Lâm để cung ứng phân bón trả chậm cho bà con nông dân. Đây là cách làm giúp bà con được sử dụng sản phẩm bảo đảm chất lượng, giá cả hợp lý, đặc biệt không phải lo kinh phí khi chưa có điều kiện chi trả.
Người dân Chư Sê được công ty phân bón Quế Lâm hỗ trợ phân bón trả chậm.
Gia đình anh Bùi Trọng Thế ở Thôn Ia Ring- xã ia Tiêm- huyện Chư Sê có 3 hecta cà phê và hơn 1 ngàn trụ tiêu. Những năm trước đây, mỗi khi đến thời điểm phải xuống phân chăm sóc cho vườn cây, bên cạnh việc chẩn bị nguồn kinh phí đầu tư, anh Thế còn rất lo lắng trong việc làm thế nào để tìm được phân bón đảm bảo chất lượng, tránh dùng phải phân giả, phân kém chất lượng tràn lan trên thị trường.
Trong năm vừa qua, được sự hỗ trợ của Hội nông dân của huyện và xã, gia đình anh Thế đã được các kỹ sư của công ty phân bón Quế Lâm xuống tận vườn cây để kiểm tra chất đất và định hướng trong việc chăm sóc bón phân cũng như hỗ trợ hình thức phân bón trả chậm cho gia đình anh Thế cũng như các hộ trên địa bàn.
Trò chuyện với chúng tôi anh Thế tâm sự: Trong đầu vụ vừa qua có các kỹ sư công ty phân bón Quế Lâm xuống tận vườn cây của gia đình để tư vấn cách chăm sóc về lượng phân bón cũng như thời điểm bón, và phân tích bón phân tùy loại theo từng thời điểm, tôi thấy rất phù hợp thực tế. Mấy năm trước thì tôi bón nhiều loại phân, năm nay thì tôi chỉ bón phân bón Quế Lâm. Tôi thấy rằng phân bón này cây phát triển tốt, lá cây xanh và đặc biệt là giảm hẳn sâu bệnh so với các năm trước, như các anh thấy đấy vườn cây rất xanh tốt như thế này, chắc vụ năm nay thu hoạch đạt khá ….
Anh Bùi Trọng Thế trả lời câu hỏi của phóng viên.
Cùng với đình anh Bùi Trọng Thế thì rất nhiều hộ nông dân ở xã Ia Tiêm chọn phân bón Quế Lâm để chăm sóc diện tích vườn cây của gia đình mình.
Ông Trần Quốc Hưng-Trưởng thôn Ia Ring- xã ia Tiêm- huyện Chư Sê chia sẻ: Tôi cũng như người dân trong thôn và trong xã đựơc tham gia mua phân bón trả chậm do Hội nông dân huyện giới thiệu. Hiện nay thì có hàng trăm hộ dân đã chọn mua phân bón Quế Lâm; phân bón này biết được nguồn gốc đảm bảo và tiền được trả chậm nên cũng thuận lợi. Trong quá trình chăm sóc cho thấy cây phát triển rất tốt, người dân yên tâm và vui mừng hy vọng sẽ được mùa ….
Cùng với các hộ dân ở xã Ia Tiêm, các hộ dân khác trên địa bàn huyện Chư Sê cũng được Hội nông dân kết hợp với công ty phân bón Quế Lâm xuống tận vườn cây để tư vấn các chăm sóc, đồng thời hỗ trợ chương trình phân bón trả chậm.
Anh Nguyễn Văn Hương-Người dân huyện Chư Sê phấn khởi nói: Gia đình tôi làm 2ha cà phê và 1 ha tiêu, nên mỗi khi đến mùa chăm sóc rất khó khăn trong việc tìm tiền để mua phân. Lúc trước tôi mua phân của nhiều đơn vị, năm nay tôi chỉ mua phân Quế Lâm vì được trả chậm, giá cả hợp lý và điều quan trọng là phân này bón cây phát triển tốt và cây không bị bệnh tật….
Được biết, cùng với việc phối hợp với các doanh nghiệp phân bón hỗ trợ nông dân trong việc trả chậm, Hội nông dân huyện Chư Sê cũng rất chú trọng đến việc sàn lọc chọn lựa các doanh nghiệp có uy tín, đảm bảo chất lượng. Hội nông dân cho biết thời gian qua có rất nhiều đơn vị đến huyện để giới thiệu sản phẩm phân bón nhưng Hội chỉ chọn một số đơn vị có danh sách của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn đánh giá chuẩn về chất lượng phân bón.
Qua trao đổi anh Phạm Hữu Viên-Hội nông dân huyện Chư Sê cho biết: Hiện nay có rất nhiều loại phân bón trên thị trường, những năm nay chúng tôi chọn và giới thiệu chỉ công ty phân bón Quế Lâm thôi vì đơn vị này cho nông dân trả chậm và đặc biệt là cơ sử sản xuất tại Hàm Rồng đã được người dân tin dùng gần 20 năm nay nên đảm bảo uy tín chứ tình hình ngày càng nhiều đơn vị phân bón, nhỡ gặp phân bón giả thì chúng tôi cũng liên lụy trách nhiệm ….
Ngọc Ánh-Mai Loan-R.Piên
Lượt xem: 166
Vì Sao Giá Phân Bón Dap Ngoại Tăng Đột Biến, Nông Dân Vẫn Chuộng Mua?
Trong tháng 1/2021, giá phân bón DAP giao dịch tại thị trường Việt Nam gia tăng “đột biến” do nguồn cung nội địa khan hiếm dù nhu cầu đã bắt đầu chậm lại. Càng nghịch lý hơn khi ngay trong thời gian này, nhập khẩu phân bón DAP lại sụt giảm trong khi lượng xuất khẩu lại tăng vọt…
Cụ thể, trong tháng 1/2021 xuất khẩu phân bón DAP ước đạt 20.000 tấn, tăng 5.000 tấn so với tháng trước và tăng 18.600 tấn so với cùng kỳ năm 2020.
Trong khi đó, sự hạn chế của hàng nhập khẩu được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài do giá DAP thế giới nói chung và DAP Trung Quốc nói riêng tăng mạnh nên các nhà nhập khẩu đứng ngoài thị trường.
Sản xuất DAP tại Công ty CP DAP Vinachem (Ảnh: Vinachem)DAP nhập khẩu khan hàng, giá tăng
Số liệu nghiên cứu thị trường củaCông ty CP Phân tích và Dự báo Thị trường Việt Nam (AgroMonitor) cho thấy, trong tháng 1-2/2021, các nhà nhập khẩu phân bón DAP của Việt Nam cả về mặt chủ quan lẫn khách quan đều chịu “đứng ngoài” thị trường.
Chẳng hạn, đối với hàng DAP xanh Vân Thiên Hóa (Trung Quốc), sau khoảng 1 tháng gần như không nhập khẩu về Việt Nam (từ 15/12/2020-10/1/2021) thì từ ngày 11/1/2021 đã có hàng về qua ga Lào Cai-Hải Phòng, lượng bình quân khoảng 700-800 tấn/ngày giữa tháng 1.
Tuy nhiên, sau đó lượng về giảm xuống mức 200-400 tấn/ngày từ trung tuần tháng 1 với mức giá không đổi từ tháng 12 là 360 USD/tấn (điều kiện giao hàng DAP).
Sau khi đi đường ga về Hải Phòng, thì đã được chuyển sang tàu đi đường biển giao về cảng Cần Thơ trả hàng dần cho các đại lý từ 24/1.
“Hàng khan nên hàng về trả dần cho các đại lý đã ký trước trong khi các nhà phân phối, thương nhân liên tục báo giá mới tăng so với giá trước. Theo đó, tính đến cuối tháng 1/2021, giá DAP xanh Vân Thiên Hóa 64% dao động rộng quanh mức 13.100-14.300 đồng/kg tại cảng Cần Thơ – tăng mạnh 2.000-3.200 đồng/kg so với cuối tháng 12”, theo AgroMonitor thông tin.
Đối với hàng DAP Tường Phong (Trung Quốc), trong tháng 1 không có hàng mới về Việt Nam do nhà máy Tường Phong chưa trả hàng.
Trong khi đó, các chủng loại DAP khác như Nga, Hàn Quốc, Ai Cập nhập khẩu cũng hạn chế. Trong tháng 1/2021 có khoảng hơn 4.000 tấn DAP Nga 64% PhosAgro (chủ hàng Tường Nguyên), giá nhập 367 USD/tấn CFR – tăng 37 USD/tấn so với giá nhập cuối tháng 12/2020.
Cũng trong thời gian này, có một tàu 6.000 tấn DAP Hàn Quốc của đại lý Nguyễn Phan về cảng chúng tôi chào giá đã tăng liên tục từ lúc hàng mới cập cảng 20/1 ở 12.800-13.000-13.500 đồng/kg (cảng) tới 15.000 đồng/kg (kho) vào cuối tháng 1.
Còn đối với hàng kho của Vinacam cũng chào giá lên 14.300 đồng/kg – tăng 1.600 đồng/kg so với cuối tháng 12/2020.
Đối với hàng DAP Ai Cập, tính đến ngày 23/1 mới chỉ có một lô hơn 500 tấn DAP Ai Cập của Phương Thảo về cảng chúng tôi giá nhập 342 USD/tấn CIF – tăng 9 USD/tấn so với giá nhập tháng 12/2020…
Dù trong nước có tình trạng thiếu hụt cục bộ nhưng dự kiến trong tháng 1-2/2021 các nhà sản xuất trong nước đều đã ký được các lô hàng xuất khẩu lớn (Ảnh: Vinachem)Dù lượng hàng DAP nhập khẩu về khá nhỏ giọt nhưng lượng sản xuất DAP dự kiến trong quý 1/2021 đã được bán hết cho xuất khẩu và nội địa.
Tháng 1-2/2021 các nhà sản xuất đều đã ký được các lô hàng xuất khẩu lớn, trong đó khoảng 20.000 tấn giao tháng 1 với một lô 9.000 tấn DAP Đình Vũ xuất Indonesia ở mức giá 325 USD/tấn FOB, 3.000 tấn DAP xuất Hàn Quốc giá 348 USD/tấn CFR.
Nông dân vẫn chuộng DAP ngoại, vì sao?
Mới đây, trong thư kiến nghị gửi đến Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT,… tập thể nông dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã kiến nghị miễn, giảm hoặc cấp hạn ngạch cho phân bón DAP.
Cụ thể, các nông dân này kiến nghị cơ quan quản lý xem xét, áp dụng một trong các giải pháp gồm: Giảm thuế phòng vệ về mức 400.000 đồng – 500.000 đồng/tấn; hoặc cấp hạn ngạch có lựa chọn cho các nhà máy có công nghệ tiên tiến và có quan hệ giao hảo với Việt Nam tại các nước như Nga, Hàn Quốc.
Thư kiến nghị của tập thể nông dân đồng bằng sông Cửu Long về thuế phòng vệ thương mại với mặt hàng phân bón DAP nhập khẩu …Cũng trong thư kiến nghị này, tập thể nông dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng giải thích về việc áp thuế tự vệ với phân bón DAP nhập khẩu với mức cao như thời gian qua là chưa hợp lý. Vì… “hai mặt hàng DAP trong nước và nhập khẩu là hai mặt hàng khác nhau, bán ở thị trường khác nhau”, do DAP sản xuất trong nước chủ yếu bán cho các nhà máy sản xuất NPK nghiền ra để sản xuất phân bón NPK, còn DAP nhập khẩu thì được người nông dân trực tiếp bón cho cây trồng.
Nguyên nhân là vì, DAP sản xuất trong nước (DAP Lào Cai và DAP Đình Vũ) chỉ đạt hàm lượng tối đa 61%, trong khi chuẩn thế giới là 64% cho tổng hàm lượng Nitơ và Phốt pho; cộng thêm yếu tố làm lượng quặng Apatit Việt Nam có hàm lượng thấp và nhiều tạp chất, chỉ từ 22% – 30% P2O5, so với các nước trên thế giới ở mức 34% đến 38%. Với hàm lượng tạp chất như vậy khiến cho DAP sản xuất trong nước tan lâu, hàm lượng dinh dưỡng không thể so với DAP nhập khẩu…
“Việc áp dụng thuế phòng vệ thương mại này với mục tiêu tốt đẹp nhưng vô hình chung làm ảnh hưởng vô cùng to lớn đến toàn thể những người nông dân thuộc tầng lớp dễ tổn thương nhất như chúng tôi”, đại diện tập thể nông dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tâm tư.
Duy trì thuế tự vệ phân bón, bảo vệ doanh nghiệp hay nông dân?
Đây có lẽ là câu hỏi không dễ trả lời, bởi nếu đứng ở góc độ quản lý thì việc tiếp tục giữ thuế tự vệ phân bón sẽ góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước, nhưng sẽ bất lợi cho người nông dân khi phải trả phần chi phí cao hơn cho sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, theo Vietnam Business Motor, đứng về lợi ích của người nông dân và xã hội, thì cơ quan quản lý chuyên ngành nên chấm dứt việc áp thuế tự vệ nhập khẩu phân bón DAP và MAP. Bởi ngoài việc nông dân phải chịu chi phí đầu tư cao, biện pháp này rất có thể khiến các nước bị áp thuế sử dụng biện pháp trả đũa đối với hàng nông sản của Việt Nam…
Một Số Loại Phân Bón Thường Dùng Trong Nông Lâm Nghiệp
Kiến thức nhà nông
Một số loại phân bón thường dùng trong nông lâm nghiệp 24 Tháng Ba 2018 :: 4:26 CH :: 14164 Views :: Phân bón hữu cơ vi sinh
Căn cứ vào nguồn gốc, phân bón sử dụng trong nông lâm nghiệp được chia làm 3 loại:
a. Phân hóa học: Là loại phân bón được sản xuất theo qui trình công nghiệp. Trong quá trình sản xuất có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Tùy thuộc vào nguyên tố dinh dưỡng có chứa trong phân bón, phân hóa học có thể là phân đạm, lân, kali, canxi, lưu huỳnh… Phân hóa học có thể là phân đơn (chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng), phân đa nguyên tố (chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng). b. Phân hữu cơ: – Bao gồm các loại phân có nguồn gốc từ động thực vật như phân chuồng , phân xanh và các loại phân chế biến. Dùng bón cho đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất. c. Phân vi sinh: Là phân bón có chứa các loài vi sinh vật có định đạm, chuyển hóa lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
a. Phân hóa học: Là loại phân bón được sản xuất theo qui trình công nghiệp. Trong quá trình sản xuất có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Tùy thuộc vào nguyên tố dinh dưỡng có chứa trong phân bón, phân hóa học có thể là phân đạm, lân, kali, canxi, lưu huỳnh… Phân hóa học có thể là phân đơn (chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng), phân đa nguyên tố (chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng). b. Phân hữu cơ: – Bao gồm các loại phân có nguồn gốc từ động thực vật như phân chuồng , phân xanh và các loại phân chế biến. Dùng bón cho đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất. c. Phân vi sinh: Là phân bón có chứa các loài vi sinh vật có định đạm, chuyển hóa lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
Nguồn: Sưu tầm
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nông Dân Điêu Đứng Vì Phân Bón Quế Lâm trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!