Đề Xuất 3/2023 # Nông Dân 9X Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Cam Đường Canh Bán Tết # Top 9 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Nông Dân 9X Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Cam Đường Canh Bán Tết # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nông Dân 9X Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Cam Đường Canh Bán Tết mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Anh Vinh cho biết, qua đài, báo, được biết ở tỉnh Bắc Giang có nhiều hộ trồng cam đường canh cho thu nhập tiền tỷ. Để được tận mắt chứng kiến, anh đã bỏ ra nhiều thời gian, công sức về vùng đất Lục Ngạn, Bắc Giang tìm hiểu quy trình chăm sóc giống cây này. Nhờ chịu khó học hỏi, áp dụng KHKT vào chăm sóc, vụ cam đầu tiên, mặc dù thời tiết không thuận lợi, nhưng ngay từ đầu vụ, gia đình anh đã chủ động chăm bón, tìm cách hãm cam chín muộn hơn để bán đúng vào dịp Tết Nguyên đán.

Với hơn 200 gốc cam đường canh cho quả bói, trung bình mỗi cây cho từ 30 -70 kg quả, với giá bán tại vườn hiện nay 25 ngàn đồng/kg, vụ cam này gia đình cũng thu về gần 200 triệu đồng.

Cam đường canh có mã rất đẹp, ăn lại thơm và ngọt được nhiều người ưa chuộng. 

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng cam đường canh, anh Nguyễn Văn Vinh cho biết: Cam đường canh là loại cây ăn quả khó tính nên người trồng phải chăm sóc rất công phu, cần phải áp dụng quy trình chăm sóc nghiêm ngặt. Trong đó yếu tố quan trọng nhất để cây ra được hoa là người làm vườn phải nắm bắt, theo dõi chặt chẽ dự báo thời tiết. Trước khi chuẩn bị trời rét đậm cần xử lý diệt một phần rễ và khoanh gốc cam. Lúc cây đậu quả non lại phải khoanh, tiện gốc một lần nữa để giữ quả. Đối với cây khỏe thì tiện bóc vài hôm rồi bọc lại, còn yếu thì phải tiện mịn hơn…”.

Không chỉ chú ý đến khâu chăm sóc để vườn cam ngon, đẹp, đem đến cho người tiêu dùng những chùm quả ưng ý nhất vào dịp Tết, anh Vinh còn được biết đến là một người rất nhanh nhạy trong phát triển kinh tế. Nắm bắt được tâm lý cũng như nhu cầu chơi cây cảnh đặc sản như: cam, bưởi vào dịp Tết, vì vậy, năm nay, anh Vinh đã thuê thêm đất trồng 200 cây cam đường canh cảnh chơi Tết với giá bán trung bình từ 1,5- 4 triệu đồng/cây, tùy theo độ lớn, dáng đẹp, quả nhiều hay ít.

Anh Nguyễn Văn Vinh bên cây cam đường canh được anh ghép với loại quả phật thủ để bán ra trong dịp tết. 

Ông Phạm Văn Lan – Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Hưng cho biết thêm: Anh Nguyễn Văn Vinh chi hội 3 xã Nghĩa Hưng là một nông dân trẻ, dám nghĩ dám làm. Anh là người đầu tiên của xã trồng thành công mô hình cam đường canh và cho thu nhập cao. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Vinh còn luôn tích cực chia sẻ kinh nghiệm cho các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn; luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào như xây dựng nông thôn mới, nông dân làm kinh tế giỏi./.

Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Cây Cảnh

Vườn cây cảnh của ông Duyên có hơn 100 gốc mai vàng khoảng 50 năm tuổi.

Mặc dù gia đình không có truyền thống trồng cây cảnh, nhưng đối với ông Duyên, đó là một niềm đam mê đặc biệt có trong con người ông khi còn trẻ đến nay. Để thỏa niềm đam mê của mình, ông đã sử dụng diện tích đất khoảng 4.500m² để tạo ra khu vườn cây cảnh. Các loại cây cảnh ông trồng đều rất quen thuộc, chủ yếu là mai vàng, với trên 300 gốc lớn, nhỏ, cùng bông trang, hoa giấy với nhiều chủng loại,…Khoảng 20 năm nay, ông dành nhiều thời gian để chăm sóc cây cảnh mình trồng. Để sở hữu các gốc cây cảnh có kiểu dáng đẹp, bắt mắt, dựa vào kinh nghiệm của mình, ông chọn lựa rất kỹ và thu mua từ khắp các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, cũng tự tay vun trồng kết hợp với tìm hiểu, nghiên cứu kỹ thuật trồng và uốn thân, tạo dáng để cây cảnh được đẹp đúng chuẩn.

Trong khu vườn cây cảnh của ông Duyên, loài cây chiếm số lượng nhiều là mai vàng. Nếu tính theo độ tuổi lâu năm thì có khoảng hơn 100 gốc với tuổi đời khoảng 50 năm. Nhận thấy mai vàng có giá trị kinh tế cao, nên khoảng 10 năm nay, ông bắt đầu thu mua và tạo dáng cây mai vàng để bán lại cho thương lái với giá dao động từ 20 – 50 triệu đồng/gốc, thậm chí có khi đạt ngưỡng 100 triệu đồng/gốc. Để mai vàng được thương lái đến thu mua với giá cao, tiêu chuẩn về dáng mai luôn được quan tâm hàng đầu. Do vậy, ông đã tìm thợ về để tạo dáng cây theo ý muốn, đảm bảo cây mai có được kiểu dáng đẹp đạt tiêu chuẩn.

Các cây mai trong vườn nhà ông Duyên đều được tạo dáng bắt mắt, thu hút người mua.

Ông Duyên cho biết: “Để có được vườn cây cảnh như hiện nay, tôi đã phải tốn công chăm sóc rất nhiều. Bên cạnh đó, bản thân tôi cũng có tham gia vào Hội sinh vật cảnh của huyện U Minh, thường được hội tạo điều kiện đi tham quan, học tập kinh nghiệm trồng cây cảnh ở một số nơi để về áp dụng tại vườn cây cảnh ở nhà. Hiện tại, ngoài việc thu mua, tạo dáng cây cảnh, tôi còn kinh doanh bán cây cảnh; trong đó, chủ yếu là mai vàng. Thời điểm bán được nhất chính là vào dịp Tết, với khoảng 50 cây mai vàng và đem lại cho tôi nguồn thu nhập khoảng 800 triệu đồng mỗi năm. Thời gian tới, tôi dự định sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây cảnh và đầu tư thêm hệ thống tưới nước tự động; đồng thời, tìm kiếm thêm nhiều giống cây đẹp, độc, lạ để tạo nên sự phong phú cho khu vườn cây cảnh của mình”.

Hoa giấy với nhiều chủng loại cũng là một trong những loại cây cảnh được ông Duyên tỉ mỉ chăm sóc trong khu vườn nhà.

Kết quả bước đầu cho thấy ông Duyên đã thành công trong việc trồng cây cảnh, chứng tỏ rằng cây cảnh không chỉ đem lại niềm vui cho bản thân ông mà còn tạo ra được một không gian sống trong lành và mang lại giá trị kinh tế rất lớn. Mô hình trồng cây cảnh của ông Duyên đã phần nào tạo động lực cho những người có thú vui chơi cây cảnh tiếp tục duy trì niềm đam mê và cố gắng phấn đấu để có thể gặt hái được thành công từ một nghề tưởng chừng như chỉ là thú vui tao nhã, nhưng lại có được giá trị kinh tế cao.

Theo Hồng Nhung/camau.gov.vn

Nông Dân Mộc Châu Làm Giàu Từ Trồng Rau Sạch

Sinh năm 1966 tại huyện Thường Tín, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội), đến năm 1976, anh Nguyễn Văn Duyến theo gia đình di cư đến vùng kinh tế mới ở Mộc Châu (Sơn La) và ổn định cuộc sống đến bây giờ.

Anh Duyến cho biết, khi bắt đầu lập nghiệp, anh tập trung vào canh tác cây ngô, sau đó mới dần chuyển sang trồng rau. Tuy nhiên, lúc đó, rau được trồng theo phương pháp truyền thống, nhỏ lẻ, sản lượng cũng không nhiều, chỉ đủ bán cho các chợ nhỏ lẻ. Sau này, khi dân cư trong khu vực ngày một đông lên, anh mở rộng diện tích các vườn trồng, đa dạng hóa các loại rau và xuất bán với sản lượng lớn cho các thương lái chở về Hà Nội.

“Bình thường, các mặt hàng rau chính vụ của Mộc Châu khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại tại đồng bằng phía Bắc. Do vậy, khi dự án tập trung hỗ trợ cho rau nghịch vụ, tôi đẩy mạnh canh tác cải bắp trắng và cà chua – 2 loại rau thế mạnh của Mộc Châu trong khi vùng đồng bằng chỉ trồng được vào mùa lạnh. Nhờ đó, đầu ra của các sản phẩm này khá thuận lợi”, anh Duyến chia sẻ.

Tháng 2/2016, anh Duyến tiếp tục thành lập Hợp tác xã rau an toàn Ta Niết với sự tham gia của 10 thành viên trong vùng, cung ứng rau sạch cho hệ thống siêu thị Metro tại Hà Nội (Metro Thăng Long – Hoàng Mai và Hà Đông); siêu thị Aeon. Siêu thị BigC cũng đặt hàng sản phẩm rau sạch của hợp tác xã nhưng do sản lượng sản xuất ra chưa đủ cung ứng nên anh chưa ký kết đơn hàng với đơn vị này.

Chuẩn bị đất và thùng xốp:

Thùng xốp thì ok rồi, chỉ cần ra hàng hoa quả thì bạt ngàn thùng xốp, thùng to, thùng vừa, thùng bé. Đối với những loại rau như rau mồng tơi, rau cải, rau cải bó xôi….thì chỉ cần mua loại thùng bình thường vì những loại này không cần quá nhiều đất. Đối với loại như bầu, mướp, dưa chuột thì cần nhiều đất nên phải sử dụng thùng to, ghép 2 thùng lại với nhau thì lượng đất mới đủ để ra quả. Đất là khâu vất vả nhất của chúng em, em làm vườn rau vào thời điểm gần tết nên không gọi được cho bất cứ chỗ bán đất nào chở tới được. Mà cái tính em thì chẳng thể nào chờ đợi cái gì được, cứ thích là phải làm ngay và luôn cơ. Thế là em quyết định rủ anh xã tự đi xúc từng bao đất mang về, rồi được sự hỗ trợ cật lực của bố mẹ chồng em cùng khuân vác lên tầng thượng. Cuối cùng chúng em cũng hoàn thành khối lượng đất cực lớn, có lẽ phải 2 xe đất. Đúng là có sức người sỏi, đá cũng thành rau mà.

SỬ DỤNG PHÂN NPK:

Thực ra có một số loại cây dài ngày như mướp, bầu thì thỉnh thoảng em cũng phải bón thêm NPK bổ sung cho cây được khỏe, nhất là giai đoạn cây ra hoa, quả. Vì những loại này cần rất nhiều dinh dưỡng. Thông thường bón khoảng 1 tuần/ lần, và dừng bón trước 15 ngày khi thu hoạch. Các bác cũng có thể mua riêng từng loại của NPK là Kali (K), Đạm (N), Lân (P) để có thể điều chỉnh liều lượng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cây. Tác dụng của từng loại phân như sau: + (N) Phân đạm là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi…

+ (P) Phân lân có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa…

+ (K) Phân kali có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xellulo, làm cây cứng cáp, giúp trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và mầu sắc trá…

Nếu mua riêng lẻ từng loại thì có màu sắc như sau: N – đạm có màu trắng tinh, P – lân có màu đen, K-Kali có màu đỏ.

CHUẨN BỊ HẠT GIỐNG:

***Lưu ý:****

TRỒNG BẰNG CÂY HOẶC CÀNH CÓ SẴN:

Đối với một số loại cây các bác không cần thiết phải gieo hạt có thể trồng luôn bằng cành hoặc cây có sẵn. Ví dụ như cần tây, mình thường mua ở ngoài chợ họ nhổ cả cây lên. Mình về cắt gần sát gốc. Bộ rễ thì cắt một chút rồi mang trồng xuống thùng xốp, khoảng 2 tuần sau thì cần bắt đầu nhú những lá mới. Hành lá cũng vậy, mình ghét ăn phần trắng của hành nên thường chỉ cắt phần lá xanh, còn phần trắng và rễ thì cắm xuống đất trồng. Củ xả mua về ngâm trong nước mấy ngày cho ra rễ, sau đó đem trồng thùng xốp, chỉ 1 tháng là tốt um lên. Rau ngót cũng vậy, mọi người xin được cành già cắt vát đi, cắm xuống đất, cố gắng giữ ẩm cho đất, bón thêm một chút NPK để cây nảy mầm, ra rễ nhanh chóng. Rau muống mua về ăn, khi nhặt để chừa lại một phần cuộng khoảng 5 cm sau đó vặt hết lá đi rồi cắm xuống đất, tưới thật nhiều nước vào, khoảng 1 tuần rau sẽ mọc mầm và lên lá. Những lần sau ăn thì ngắt gần sát gốc, rau sẽ tự mọc lại để ăn các đợt tiếp theo. Lá lốt cũng trồng bằng cành, chỉ cần cắm xuống đất là tự mọc lên tốt um. Ngải cứu mua về lấy phần lá, để lại cành cắm xuống đất cũng tự mọc được. …..Còn một số loại rau trái nữa cũng có thể trồng bằng cách cắm xuống đất, túm lại em cứ mua loại rau nào mà còn rễ về là em cắm hết xuống đất, bón phân, tưới nước đầy đủ là các em ấy lên rào rào.

CHĂM SÓC CÂY:

THỤ PHẤN CHO CÂY:

TIÊU DIỆT SÂU BỌ:

CÁCH THỰC HIỆN: Bước 1: Giã tỏi, ớt, gừng thật nhuyễn. Bước 2: Ngâm chung 3 kg ( tỏi +ớt+ gừng) và 03 lít rượu. Ngâm trong thùng kín và không nên để thùng ngâm ở những nơi quá nắng nóng. Thời gian ngâm là 15 ngày, làm cho các chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu.Dung dịch này có thể dùng được trong vòng 6 tháng.

Thuốc là dung dịch thảo mộc nên hầu như không có nguy cơ gây độc, tuy nhiên cũng không nên phun quá đậm đặc vì như vậy sẽ gây lãng phí không cần thiết. Nếu sử dụng thuốc với liều lượng quá đậm đặc thì rất có thể cây sẽ bị cháy, táp lá, nếu lá bị hại nhiều có thể dẫn đến chết cây. Với dung dịch thảo mộc thì khả năng gây ảnh hưởng đến cây phải là rất đậm đặc, vì vậy chỉ nên phun ở liều cao gấp 2-3 lần theo hướng dẫn thì sẽ ít có khả năng gây hại cho cây. Tỏi và gừng đều có chất tinh dầu tạo mùi cay nồng có tác dụng xua đuổi côn trùng, có thể dùng tươi pha trong nước với tỷ lệ 10 g/lít nước, 2 muỗng dầu và một ít xà bông. Cả tỏi và gừng đều giảm số lá bị thiệt hại do sâu ăn lá, sâu đục bông và sâu đục trái, trong đó tỏi hiệu quả hơn gừng.

9X Xứ Quảng Thu Nhập 30 Triệu/Tháng Từ Mô Hình Trồng Rau Sạch

Tốt nghiệp Đại học kinh tế và có việc làm ổn định nhưng chàng trai 8X lại về quê làm nông dân, biến vùng cát trắng thủa nào thành nơi đẻ ra tiền. Đó là anh Hồ Sơn Ca, thôn Hưng Mỹ, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Anh Hồ Sơn Ca thực hiện giấc mơ làm nông dân của mình ở vùng cát trắng bằng mô hình trồng rau sạch cho hiệu quả kinh tế cao.

Bắt bãi cát đẻ ra tiền

Trò chuyện với Dân Việt, anh Ca cho biết, mặc dù có công việc khá tốt tại TP. Đà Nẵng sau khi cầm tấm bằng cử nhân kinh tế, nhưng anh luôn trăn trở về nông nghiệp sạch. Đầu năm 2015, anh quyết định thôi việc ở Đà Nẵng về ngoài quê Quảng Nam để bắt tay xây dựng mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap. Mặc dù nhận được nhiều lời can ngăn, phàn nàn của người thân, nhưng anh Ca vẫn quyết định chọn trồng rau VietGAP làm hướng đi khởi nghiệp cho bản thân.

Tìm hiểu và nhận thức rõ về thương hiệu rau sạch, anh Ca đã mạnh dạn vay mượn tiền từ người thân, cộng thêm số tiền tích lũy được khoảng 100 triệu đồng để mua đất, đầu tư hệ thống trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Bởi vùng Hưng Mỹ, cát phủ trắng cả làng, nếu trồng theo kiểu truyền thống thì hiệu quả không cao.

Ngay vụ đầu, dù kinh nghiệm chưa nhiều nhưng anh Ca đã lãi hơn 10 triệu đồng/tháng. Vừa làm, vừa tìm tòi học hỏi kinh nghiệm nên vườn rau của anh phát triển khá tốt và cho thu nhập cao dần theo thời gian. Cứ thế, anh lấy số tiền lãi lứa rau này để đầu tư vào lứa rau tiếp theo và phát triển thêm diện tích trồng rau VietGap.

Hiện vườn rau sạch của anh Ca đã có diện tích hơn 1ha, gồm các giống rau như: cải bẹ, xà lách, rau muống, ngò rí, cần tây, tần ô, mồng tơi… Khách hàng chính mà anh Ca nhắm đến là các siêu thị nông sản sạch, các resort, nhà hàng,…

” Khi mới tham gia sản xuất rau VietGAP, tôi còn nhiều bỡ ngỡ phải dành nhiều thời gian học hỏi cách thức chăm sóc rau từ các hộ đi trước. Rồi tôi tham gia các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, tập huấn trồng rau an toàn do Hội Nông dân tỉnh, huyện tổ chức để có thêm kinh nghiệm, áp dụng vào sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap ” – anh Ca chia sẻ.

Hiện tại, mỗi ngày anh Ca cung cấp ra thị trường khoảng 100kg rau củ các loại, với giá bán trung bình từ 20 – 25 nghìn đồng/kg (tùy vào loại rau); mỗi lứa khoảng 20-30 ngày là thu hoạch. Hàng tháng, sau khi trừ chi phí anh Ca lãi hơn 30 triệu đồng.

Tạo thương hiệu rau sạch Mỹ Hưng xứ Quảng

Anh Ca cho hay: “Sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP thì tất cả các khâu phải tuân thủ đúng quy trình. Nguồn nước tưới, lượng phân bón phải được kiểm tra nghiêm ngặt. Không được trồng liên tục một loại rau trên cùng diện tích. Nếu tuân thủ đúng các quy trình thì rau an toàn sẽ cho năng suất cao, đáp ứng đủ điều kiện để các công ty thực phẩm thu mua. Khi đó, không còn khó khăn về đầu ra”.

Điểm khác biệt của mô hình trồng rau sạch của anh Ca là rau bón bằng phân vi sinh, phân chuồng ủ hoai mục. Bên cạnh đó, anh Ca không dùng hóa chất bảo vệ thực vật. Rau được phủ lưới hoặc trồng trong nhà lưới, nên hạn chế được sâu bệnh và phát triển tốt, có mùi vị thơm ngọt đặc trưng của làng rau Hưng Mỹ.

Vừa rồi, anh Ca đã thành lập Hợp tác xã rau sạch Mỹ Hưng để nhằm cung cấp giống, phân bón, lưới che, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho làng rau Hưng Mỹ. Đến thời điểm này, HTX có 23 thành viên tham gia sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, cùng với hơn 50 vệ tinh cung cấp sản phẩm rau sạch.

” Thương hiệu rau sạch mang tên HTX rau sạch Mỹ Hưng đã và đang chiếm được sự tin dùng của khách hàng, bởi các sản phẩm rau sạch, an toàn, tươi ngon, giá thành ổn định. Thời gian tới, tôi dự tính đầu tư mở rộng thêm diện tích để sản xuất, cũng như liên kết thêm với các hộ sản xuất rau tại làng nhằm có nguồn cung dồi dào hơn cho thị trường… “. – anh Ca bày tỏ.

Ông Nguyễn Ba – Chủ tịch UBND xã Bình Triều nhìn nhận: ” Nhờ sản xuất rau sạch, gia đình anh Ca đã vươn lên làm giàu ở nông thôn, và là tấm gương tiêu biểu cho bà con nông dân học tập. Dù rất bận bịu với công việc của HTX nhưng anh Ca luôn nhiệt tình hướng dẫn bà con trong và ngoài xã về phương pháp trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP “.

Tựa bài do enternews đặt

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nông Dân 9X Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Cam Đường Canh Bán Tết trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!