Cập nhật nội dung chi tiết về Những Nguyên Tắc Cực Kỳ Quan Trọng Trong Việc Bón Phân – Agriculture mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tin tức
NHỮNG NGUYÊN TẮC CỰC KỲ QUAN TRỌNG TRONG VIỆC BÓN PHÂN
Posted On February 29, 2020 at 8:03 pm by lovetadmin / Comments Off on NHỮNG NGUYÊN TẮC CỰC KỲ QUAN TRỌNG TRONG VIỆC BÓN PHÂN
1. Thời điểm bón phân
– Bón phân là một trong những biện pháp quan trọng của việc trồng cây cảnh. Vấn đề mấu chốt của việc bón phân là bón đúng lúc cây yêu cầu và lượng bón thích hợp.
– Nếu phát hiện lá cây bị vàng nhạt, mọc chậm và yếu, lúc đó phải bón phân. Bón đúng liều lượng là cần nắm vững bón bao nhiêu phân, nếu bón quá ít thì không có tác dụng, nhưng bón quá nhiều không những không đạt yêu cầu mà còn làm cho các cành hoa bị khô.
– Chú ý bón phân trong kỳ cây con xúc tiến sinh trưởng, thời kỳ ra hoa nên bón phân lân để có lợi cho cây ra hoa, ngoài ra còn chú ý đến mùa bón phân, “mùa xuân hè cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân, mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít sang mùa đông thì không cần bón phân. Số lần bón phân cũng là một vấn đề quan trọng, nên bón nhiều lần, nhưng lượng bón mỗi lần không nên nhiều nhất thiết không được bón quá: nhiều, quá đặc.
– Thời kỳ từ lập xuân đến lập thu nói chung 1 – 2 tuần bón 1 lần, sau lập thu cứ 2- 3 tuần bón 1 lần, đến lập đông không cần bón. Thường bón phân vào lúc chiều tối, đặc biệt chú ý mùa nóng nực không nên bón vào buổi trưa, vì nhiệt độ cao phân dễ gây vết thương cho rễ. Ngoài ra trước khi tưới nước phân, tốt nhất nên xới qua đất quanh gốc cây, như thế có lợi cho việc thấm sâu vào rễ.
– Thường bón phân vào lúc chiều tối, đặc biệt chú ý mùa nóng nực không nên bón vào buổi trưa, vì nhiệt độ cao phân dễ gây vết thương cho rễ. Ngoài ra trước khi tưới nước phân, tốt nhất nên xới qua đất trong chậu, như thế có lợi cho việc thấm sâu vào rễ.
2. Các loại phân bón theo giai đoạn – Nguyên tắc 4 nhiều, 4 ít, 4 không và 2 kỵ
– Bón lót: Phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ hoặc hữu cơ vinh sinh, bột đậu tương ngâm, các loại phân lân…
– Bón thúc phát triển cành, thân, lá: Các loại đạm như đạm Urea, đạm SA…, NPK 20.20.15, NPK 16.16.8…
– Bón thúc phân hóa mầm hoa: Các loại phân lân như Lân supe, DAP, NPK 5.10.3… Phân lân (P) có tác dụng cành lá phát triển tốt, bền. Phân Kali (K) cho màu sắc hoa sặc sỡ và bền hơn.
– Bón thúc tạo quả: Các loại phân có hàm lượng NPK đồng đều: NPK 15.15.15, NPK 13.13.13 hoặc các loại kali.
Các lưu ý khi bón phân: Khi bón phân hữu cơ nhất thiết không bón phân chưa hoai mục, phải bón đúng lượng từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc nếu không rễ cây sẽ bị cháy, lá cây chết khô.
Một số nhà trồng hoa đào đã tổng kết kinh nghiệm bón phân như sau: “4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ”
+ “4 nhiều’ là bón nhiều phân khi (1) cây vàng, yếu, (2) trước khi nảy chồi, (3) kỳ ra nụ hoa, (4) sau mùa hoa nở.
+ “4 ít’ là bón ít phân khi: (1) cây khoẻ, (2) nảy chồi, (3) hoa nở, (4) mùa mưa.
+ “4 không’ là không bón phân khi: (1) cây mọc cao vống, (2) khi mới trồng, (3) nắng nóng nhiều, (4) cây ngủ nghỉ…
+ “3 kỵ” là (1) kỵ phân bón đặc, (2) kỵ phân nóng tránh bón vào buổi trưa mùa hè lúc nhiệt độ đất cao, (3) kỵ phân dính rễ cây.
Share on Facebook
Share
Share on Twitter
Tweet
Share on Pinterest
Share
Nguyên Tắc “4 Đúng” Trong Sử Dụng Phân Bón
– Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất. Vì vậy cần phải hiểu rõ yêu cầu của từng loại cây: cần loại phân gì, tỷ lệ bao nhiêu tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng, và nó được trồng trên loại đất có tính chất ra sao…
– Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần đạm hơn kali. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.
– Cây trồng yêu cầu phân gì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 4 loại chính là: N, P, K, S; mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.
Ví dụ: Giai đoạn đầu của hầu hết các loại cây trồng đều cần loại phân có hàm lượng Đạm cao hơn. Nếu dùng phân hỗn hợp NPK để bón cho cây thì chọn loại có hàm lượng đạm cao như: NPK 20-10-10, NPK16-16-8,….
– Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng ; đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
Ví dụ: Ở vùng đất quá chua, phèn thì nên sử dụng phân lân nung chảy hoặc lân có trong NPK để bón cho cây. Không nên sử dụng phân có gốc axít (phân lân supe) sẽ làm tăng độ chua của đất, cây không hấp thu được dinh dưỡng, bộ rễ không phát triển được.
2. Đúng liều
– Liều dùng là bao nhiêu? Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn. Để sử dụng đúng liều lượng phân bón nhằm tiết kiệm được kinh tế, phù hợp với yêu cầu của cây trồng, tránh lãng phí phân bón, thì người sử dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kết hợp với quan sát hình thái và tình trạng của cây, đất đai nơi trồng cây, thời tiết, mùa vụ để quyết định bón lượng phân thích hợp.
Ví dụ: Vụ đông xuân ở miền bắc, thời tiết lạnh làm cho cây trồng hút ít dinh dưỡng hơn các vụ khác thì nên bón với số lượng ít hơn vừa tiết kiệm được chi phí lại không gây lãng phí.
– Trong canh tác, nông dân cũng có thể tùy theo sức sinh trưởng, sức đậu và nuôi trái của cây trồng mà gia giảm lượng phân cho tương đối, bên cạnh đó cũng cần lưu ý điều kiện thổ nhưỡng và pH của môi trường đất.
Ví dụ: Trên bao bì sản phẩm phân bón lá có ghi pha 10 g cho một bình 8 – 10 lít, lắc đều cho tan. Thì phải pha đúng theo hướng dẫn nếu pha với lượng nước ít hơn thì sẽ làm cháy lá, nhiều hơn thì hiệu quả không cao…
3. Đúng lúc
– Đúng lúc là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều, sai nguyên tắc. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.
Ví dụ: Để cây ăn trái ra bông và đậu trái nhiều thì ta phải bón phân cho cây ở thời điểm chuẩn bị ra bông và trong thời kỳ nuôi dưỡng trái bón thêm phân bón lá…
4. Đúng cách
– Bón đúng cách là bón phân sao cho cây trồng hấp thu hiệu quả nhất lượng phân bón vào (đúng theo hướng dẫn của nhà SX).
– Một khi đã xác định được đúng phân, thuốc, pha đúng liều lượng và chọn đúng thời điểm để xử lý mà cách dùng lại không đúng thì làm giảm tối đa hiệu quả sử dụng.
Ví dụ: Phân bón lá thì phải phun vào lúc trời mát, khoảng 8-10 giờ sáng hoặc 15-17 giờ chiều, thì lúc đó cây mới không bị cháy lá, hấp thu tối đa lượng phân được phun…
– Sử dụng phân phun qua lá sẽ không mang lại hiệu quả mà ngược lại sẽ làm tổn thương cây (cháy lá) nếu sử dụng không đúng cách. Lá cây trồng, ngoài chức năng quang hợp còn có vai trò thoát hơi nước qua hệ thống khí khổng, đó là những lỗ nhỏ li ti nằm phần lớn ở mặt dưới lá và cũng chính nơi đây mới có điều kiện hấp thu phân qua lá. Do đó khi sử dụng phân phun qua lá cần phải phun tập trung ở mặt dưới lá.
– Trong sử dụng phân bón hữu cơ khuyến cáo khi bón phân hãy đào rãnh và bón vòng theo hình chiếu của tán cây, phân hóa học như NPK bón theo đường rãnh cách gốc 2/3 hình chiếu của tán cây, bởi cây nhận được phân qua hệ thống lông hút của rễ, mà hệ thống lông hút lại tập trung ở gần đầu chóp rễ và tồn tại không quá 24 tiếng do quy luật phát triển của cả hệ thống rễ, bên cạnh đó phân khi bón vào đất phải có quá trình hòa tan, phân ly tạo các ion và bám vào keo đất. Do đó bón phân theo hình chiếu tán, để phân có thời gian hòa tan, rễ có thời gian tìm đến để hấp thu phân.
* Việc sử dụng đúng 04 nguyên tắc trên ngoài việc giảm tối đa chi phí đầu vào cho việc sản xuất hàng nông sản còn làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, và không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Nguồn: Internet
Nguyên Tắc ” 4 Đúng” Trong Sử Dụng Phân Bón
NGUYÊN TẮC ” 4 ĐÚNG” TRONG SỬ DỤNG PHÂN BÓN
Nhận thấy trong quá trình canh tác bà con còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn loại phân bón phù hợp và cách bón phân sao cho hiệu quả …. Thông qua bài viết này Trường Sinh sẽ chia sẽthêm cho bà con những kiến thức cơ bản về việc bón phân và cách sử dụng phân bón như thế nào để mang hiệu quả cao nhất.
1. Đúng loại: Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất. Vì vậy, bà con cần phải hiểu rõ yêu cầu của từng loại cây: cần loại phân gì, tỷ lệ bao nhiêu tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng và cây được trồng trên loại đất có tính chất ra sao… – Cây trồng cần phân gì thì chúng ta nên bón loại phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 4 loại chính là: N, P, K, S; mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây. – Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Một số loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm nhưng cũng có loại cần đạm hơn kali.Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả. Ví dụ: Giai đoạn đầu của hầu hết các loại cây trồng đều cần loại phân có hàm lượng Đạm cao hơn. Nếu dùng phân hỗn hợp NPK để bón cho cây thì chọn loại có hàm lượng đạm cao như: Phân hữu cơ sinh học đa, vi lượng Trường Sinh NPK 2,5-1-1, ….. – Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng ; đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng. Ví dụ: Ở vùng đất quá chua, phèn thì nên sử dụng phân lân nung chảy hoặc lân có trong NPK để bón cho cây. Không nên sử dụng phân có gốc axít (phân lân supe) sẽ làm tăng độ chua của đất, cây không hấp thu được dinh dưỡng, bộ rễ không phát triển được. 2. Đúng liều – Liều dùng là bao nhiêu? Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn. Để sử dụng đúng liều lượng phân bón nhằm tiết kiệm được kinh tế, phù hợp với yêu cầu của cây trồng, tránh lãng phí phân bón, thì người sử dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kết hợp với quan sát hình thái và tình trạng của cây, đất đai nơi trồng cây, thời tiết, mùa vụ để quyết định bón lượng phân thích hợp. Ví dụ: Khi bón lót trồng mới cho cây cà phê, hồ tiêu, cao su….bà con có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học đa, vi lượng Trường Sinh N-P-K 2,5-1-1 với liều dùng 2-3 kg/ gốc…. – Trong canh tác, nông dân cũng có thể tùy theo sức sinh trưởng, sức đậu và nuôi trái của cây trồng mà tăng hoặc giảm lượng phân cho phù hợp, bên cạnh đó cũng cần lưu ý điều kiện thổ nhưỡng và pH của môi trường đất. Ví dụ: Trên bao bì sản phẩm phân bón có ghi đối với thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây cà phê, hồ tiêu… 1-2kg/gốc. Thì phải sử dụng đúng theo hướng dẫn nếu bón nhiều hơn sẽ gây lãng phí, cây không hấp thụ được hết, tăng chi phí…
– Đúng lúc là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều, sai nguyên tắc. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp. Ví dụ: Để cây ăn trái ra bông và đậu trái nhiều thì ta phải bón phân cho cây ở thời điểm chuẩn bị ra bông và trong thời kỳ nuôi dưỡng trái bón thêm phân bón lá… 4. Đúng cách Bón đúng cách là bón phân sao cho cây trồng hấp thu hiệu quả nhất lượng phân bón đã sử dụng cho cây trồng (đúng theo hướng dẫn của nhà SX). Khi đã xác định được loại phân, liều lượng sử dụng cho cây trồng thì bà con cũng cần lưu ý đến thời điểm, cách sử dụng cho từng loại phân bón nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất khi sử dụng sản phẩm. Ví dụ: – Phân bón lá thì phải phun vào lúc trời mát, khoảng 8–10 giờ sáng hoặc 15–17 giờ chiều, thì lúc đó cây mới không bị cháy lá, hấp thu tối đa lượng phân được phun… – Sử dụng phân phun qua lá sẽ không mang lại hiệu quả mà ngược lại sẽ làm tổn thương cây (cháy lá) nếu sử dụng không đúng cách. Lá cây trồng, ngoài chức năng quang hợp còn có vai trò thoát hơi nước qua hệ thống khí khổng, đó là những lỗ nhỏ li ti nằm phần lớn ở mặt dưới lá và cũng chính nơi đây mới có điều kiện hấp thu phân qua lá. Do đó khi sử dụng phân phun qua lá cần phải phun tập trung ở mặt dưới lá. Trong sử dụng phân bón hữu cơ khuyến cáo khi bón phân hãy đào rãnh và bón vòng theo hình chiếu của tán cây, bón theo đường rãnh cách gốc 2/3 hình chiếu của tán cây, bởi cây nhận được phân qua hệ thống lông hút của rễ, mà hệ thống lông hút lại tập trung ở gần đầu chóp rễ và tồn tại không quá 24 tiếng do quy luật phát triển của cả hệ thống rễ, bên cạnh đó phân khi bón vào đất phải có quá trình hòa tan, phân ly tạo các ion và bám vào keo đất. Do đó bón phân theo hình chiếu tán, để phân có thời gian hòa tan, rễ có thời gian tìm đến để hấp thu phân.
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Trồng Và Chăm Sóc Hoa Trạng Nguyên
1. Giới thiệu cây hoa trạng nguyên
Những tưởng hoa trạng nguyên là loại hoa cảnh truyền thống của Việt Nam nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Hoa trạng nguyên có nguồn gốc xuất xứ từ miền Nam Mexico, Trung Mỹ và châu Phi. Tại nước ta, nhiều người yêu thích loại cây này bới tin rằng nó sẽ mang tới may mắn cho gia chủ, đặc biệt đối với những “sĩ tử” sắp bước vào kỳ thi quan trọng.
Đặc điểm nổi bật của cây chính là những lá bắc phía đỉnh cụm có màu đỏ tươi, rực rỡ, bắt mắt. Nếu chỉ nhìn thoáng qua, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ đây chính là hoa của cây trạng nguyên, nhưng không phải đây thực tế là những lá non của cây trạng nguyên. Sau từ 1 – 3 tuần, các lá này sẽ tự động chuyển về màu xanh như các loại lá bình thường đồng thời nhường chỗ cho các lá bắc màu đỏ mới.
Tại một số nước khác, hoa trạng nguyên cũng rất được ưa chuộng. Điển hình như ở Mexico cây được mệnh danh là lá lửa Mexico. Hay nếu bạn để ý trên những vòng hoa treo cửa của các nước phương Tây trong dịp Giáng sinh cũng có sự xuất hiện của trạng nguyên. Tại các nước này cây được nhiều người ưu ái gọi với cái tên là cây sao Noel.
Ngoài màu đỏ ra, hoa trạng nguyên cũng có loại màu trắng, tuy nhiên không được trồng phổ biến và ưa chuộng như loại màu đỏ.
2. Cách trồng và chăm sóc hoa trạng nguyên
– Nhiệt độ thích hợp để trồng hoa trạng nguyên
Để hoa trạng nguyên phát triển tốt và đạt màu đỏ tươi như ý muốn khi trồng các bạn cần hết sức lưu ý tới nhiệt độ. Trạng nguyên là cây khá kén nhiệt. Nếu trồng cây trong điều kiện dưới 10 độ C hoặc trên 25 độ C cây đều phát triển kém và dần lụi tàn. Khoảng nhiệt thích hợp nhất giúp cây phát triển là từ 16 độ C đến 22 độ C. Do vậy, tại nước ta muốn cây khỏe mạnh bạn nên để cây dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm sau đó di chuyển cây vào nơi râm mát khi mặt trời lên thiên đỉnh.
– Nước tưới cho cây trạng nguyên
Hãy nhớ rằng không bao giờ để bề mặt đất bị khô nứt khi trồng trạng nguyên. Luôn tưới thường xuyên để duy trì độ ẩm cho cây. Bạn có thể tưới nước xung quanh gốc đến khi thấy nước thoát ra ở đáy chậu. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng lượng nước tưới thừa phải được thoát ra bên ngoài và không đọng lại phía dưới rễ. Nếu cây bị úng nước, các lá sẽ nhanh chóng vàng vọt và rụng ngay. Dù cây bị héo vì thiếu nước hay bị rụng lá vì bị ủng nước thì sẽ rất khó phục hồi và cho ra những đợt lá đỏ đẹp.
– Phân bón cho cây
Hoa trạng nguyên không cần bón phân thường xuyên như các loại hoa cảnh khác. Duy trì bón phân thường xuyên hai tuần 1 lần hoặc 1 tháng 1 lần là cây có thể phát triển ổn định. Đặc biệt, khi bón phân cần lưu ý không nên bón khi cây đang trổ hoa. Không bón quá nhiều phân lên bề mặt cây để tránh hiện tượng xót rễ, cháy rễ khiến cây chết lụi. Loại phân thích hợp để bón cho cây trạng nguyên là phân NPK (loại 20:20:20).
– Mẹo chăm sóc trạng nguyên luôn đỏ đẹp sau màu đầu
Để cây trạng nguyên luôn phát triển tốt và cho những lá bắc đỏ thắm bạn hãy chú ý chăm sóc cây theo chỉ định của từng tháng như sau:
+ Từ tháng Giêng đến tháng Ba: Tưới nước cho cây bất cứ khi nào bề mặt đất có dấu hiệu khô hạn + Tháng 4: Cắt giảm dần lượng nước tưới, có thể hạn chế số lần tưới so với 3 tháng trước kể cả khi thấy bề mặt đất khô. Tuy nhiên, các lần tưới không nên quá cách xa nhau. Nếu thấy cây có dấu hiệu héo lá thì nên tưới dày hơn 1 chút. Sau khoảng 1 tuần cây đã quen với chu kỳ tưới nước mới hãy đặt cây tại nơi râm mát và giữ nhiệt độ không quá 25 độ. + Tháng 5: Cắt tỉa các cành dài và thay chậu mới lớn hơn cho cây. Từ tháng này bạn lại tiếp tục tưới đều mỗi khi thấy đất khô. Đồng thời, bạn cũng nên bổ sung phân bón cho cây trạng nguyên trong tháng này. + Tháng 6: Di chuyển cây vào khu vực râm mát. duy trì tưới nước và bón phân như tháng Năm + Tháng 7: Tiếp tục cắt tỉa những cành dài để kích thích cây phát chánh + Tháng 8: Tỉa bớt lá chỉ để lại 3 – 4 lá trên 1 chồi sau đó đặt cây tại nơi có ánh sáng dồi dào và duy trì bón phân + Tháng 9: Duy trì tưới nước và bón phân bình thường + Tháng 10: Trong tháng 10 bạn cần đặt cây trong bóng tối nhiều hơn trong ánh sáng. Mỗi ngày cây chỉ cần nhận từ 10 – 12 tiếng ánh sáng thôi. Do vậy bạn nên di chuyển cây vào bóng tối từ 5 chiều hôm nay đến 8 giờ sáng hôm sau. Nếu không đảm bảo được lượng ánh sáng tốt nhất bạn nên chuẩn bị 1 thùng nhỏ có đục lỗ để chắn sáng cho cây. + Tháng 11: Vào những tuần cuối của tháng 11 không cần đặt cây trong bóng tối nhiều như tháng 10 nữa. Lúc này bạn có thể đặt cây ngoài ánh sáng mặt trời bình thường mà không cần che chắn. Điều kỳ diệu sẽ xuất hiện, những chồi non sẽ bắt đầu xuất hiện từ thời điểm này. + Tháng 12: Ngừng bón phân từ ngày 15/12 nhưng vẫn duy trì tưới đều và vậy là bạn đã có 1 cây hoa trạng nguyên với những lá bắc đỏ đẹp như khi mới mua về.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Nguyên Tắc Cực Kỳ Quan Trọng Trong Việc Bón Phân – Agriculture trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!