Đề Xuất 4/2023 # Nhân Rộng Mô Hình Trồng Sâm Bố Chính Hiệu Quả Tại Xã Thanh Lâm # Top 7 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 4/2023 # Nhân Rộng Mô Hình Trồng Sâm Bố Chính Hiệu Quả Tại Xã Thanh Lâm # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nhân Rộng Mô Hình Trồng Sâm Bố Chính Hiệu Quả Tại Xã Thanh Lâm mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhân rộng mô hình trồng sâm bố chính hiệu quả tại xã Thanh Lâm

Page Content

        Sâm bố chính còn gọi là sâm thổ hào, sâm báo, có tên khoa học là Hibiscus sagittifolius Kurz, thuộc họ bông – Malvaceae.

        Sâm bố chính là loại cây thân thảo sống dai, mọc đứng một cách yếu ớt, có khi dựa vào các cây xung quanh, cao chừng 1 m hay hơn. Rễ mẫm màu trắng nhạt hoặc vàng nhạt, có đường kính 1,5 – 2cm, nhiều rễ có hình người trông rất giống nhân sâm. Lá ở phía gốc cây hình trái xoan, phần cuối phiến lá hình tim hay hình mũi tên, đầu phiến lá không nhọn. Các lá ở phía ngọn càng lên trên càng hẹp. Mặt lá có lông đơn hay hình sao. Hoa màu hồng hay đỏ, phớt vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá, đường kính tới 8cm. Toàn bộ phần củ sâm là bộ phận được dùng làm thuốc.

        Theo các nhà khoa học sâm bố chính có dược tính rất cao, dược tính sâm bố chính được cho là tương đương nhân sâm Hàn Quốc và chỉ thua dược tính sâm Ngọc Linh. Sâm bố chính có vị ngọt, tính mát.

        Theo y học cổ truyền sâm bố chính có một số tác dụng chính như sau: Điều trị ho, tác dụng hạ sốt, tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường chức năng tiêu hóa, điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ điều trị ung thư.

        Sâm bố chính là một vị thuốc với nhiều công dụng khác nhau, đầu ra rất ổn định và phù hợp sinh trưởng ở vùng miền núi, do đó từ năm 2018 đã có vài hộ dân ở xã Thanh Lâm nhen nhúm ý tưởng trồng Sâm Bố Chính, ban đầu chỉ có 4 hộ mạnh dạn trồng thử loại sâm này, nên diện tích chỉ có vài sào. Đến kỳ thu hoạch thì chất lượng sâm cho thu hoạch năng suất cao, trừ chi phí đầu vào và nhân công thì mỗi sào thu lãi được từ 15 – 20 triệu đồng, lãi hơn so với trồng lúa, trồng sắn rất nhiều. Thấy 04 hộ gia đình đầu tiên trồng sâm cho thu hoạch cao, nên các hộ gia đình khác trong xã cũng học hỏi để trồng. Đến năm 2020 trên địa bàn xã có 18 hộ trồng sâm với tổng diện tích cả hecta. Thu lãi từ 15 – 20 triệu đồng/sào. Quá trình trồng cây và chăm sóc được bà con Nhân dân thực hiện canh tác tự nhiên, không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Do đó dược tính sâm rất cao và đảm bảo an toàn, hoàn toàn tự nhiên.

        Nhận thấy sâm bố chính phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao; năm 2020 UBND xã Thanh Lâm đã xây dựng kế hoạch trồng thử nghiệm 1,0 ha, cho thu hoạch năng suất 10 tấn/ha, với giá bán 100.000đ/1kg tươi, với tổng thu nhập 1 tỷ đồng. Từ kết quả đó, năm 2021 xã tiếp thục chỉ đạo phát triển mở rộng mô hình trồng sâm bố chính với diện tích 20 hecta, với mong muốn tăng thu nhập bình quân cho người dân, giúp các hộ gia đình nghèo, hộ khó khăn thoát nghèo bền vững. Để tiêu thụ sản phẩm, xã Thanh Lâm tiếp tục liên kết với công ty Trí Việt địa chỉ: 142 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Hội, để phát triển mô hình trồng sâm bố chính. Dự kiến cuối năm 2021 tổng thu nhập mang lại từ nhân rộng mô hình sâm bố chính khoảng 20 tỷ đồng, đưa xã Thanh Lâm dẫn đầu cả huyện về hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Kỹ Thuật Trồng Cây Sâm Bố Chính , Năng Suất Sâm Bố Chính

-Điều cần thiết để giúp người trồng có được năng suất sâm bố chính tốt khi trồng loại cây này . Vì là loại cây lấy củ và có nguồn gốc hoang từ rừng sâu cũng như cây chưa được tái tạo giống nên một số đặc điểm của loại cây hoang dại chúng ta cần nắm . Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp về hình ảnh củng như chi tiết về đặc tính sinh trưởng của cây sâm bố chính .

Kỹ thuật trồng sâm bố chính

Lựa chọn hạt sâm bố chính ra sao ?

– Khâu lựa chọn hạt sâm bố chính ươm khá quan trọng , quyết đinh tỷ lệ nảy mầm và năng suất sâm bố chính sao này . Cần lựa chọn cây giống trên 2 năm tuổi , thân to , cây xanh tốt , trái to , khi hát trái phải để cho trái chín khô trên cây , hạt to , chắc , hạt không lép vì cây sống lâu thì trong hạt sẽ mang gen duy truyền của cây mẹ , chống chọi được khuẩn gây bệnh , hạt to khỏe thì khả năng nảy mầm sẽ mạnh . Cần cho hạt có thời gian nghỉ 1 tháng sao khi bóc ra từ trái , để hạt ngủ và kích thích nảy mầm .

Ươm hạt sâm bố chính , cây con sâm bố chính

– Hạt sẽ ủ 1-4 ngày , sau đó cho vào bầu . Bầu có thể dùng giá thể , khai ươm hoặc giấy hoặc lá dừa lá chuối làm . Bầu không nên to quá chỉ cao 3-4cm, đường kín bằng 2 ngón tay người lớn .Cho đất khoản 2-3 bầu sao đó cho hạt vào và lấp đất kín bầu . Trong quá trình ươm hạt trong bầu khoản 1 tuần nên cho vào chổ mát , lấy bao hoặc bạc che giữ ẩm , tưới ít nước . Trong vòng 1 tuần hạt sẽ vươn ra khỏi bầu , bắt đầu cho ra 2 lá mầm .

– Từ khoản tuần thứ 2 cây sạm bố chính sẽ cho 2 lá tiếp theo , giai đoạn này chỉ tưới nước và hạn chế phân bón . có thể mang cây ra ngoài , nhưng vẫn dùng màng che vào thời điểm 12h-3h tránh ánh nắng gắt.

-Khoản tuần thứ 3 đến thứ 5 , khi cây cao từ 10 đến 13cm , lúc này cây đã cứng cáp và hình thành củ nhỏ, có thể mang ra trồng ở rộng.

Làm đất và bón phân chăm sóc cây sâm bố chính dược liệu

Làm đất : Cần chọn loại đất , phù sa ,đất ba giang, đất cát pha sẽ cho năng suất cao . cày xới đất , đánh thành luống cao 0.5m , rộng 1m , trộn vôi bột và phân chuồng bón lót trong đất . Phơi đất trong vòng 2-3 tuần cho đất hấp thu chất dinh dưỡng từ phân và phục hồi sức cho vụ trước .

Xuống giống : cho gốc cách nhau 30cm , dùng rơm hoặc màng phủ nông nghiệp ốp vào luống để hạn chế sự phát triển của cỏ và giử ẩm cho đât.

Chăm sóc và phòng bệnh :cây sâm bố chính nhìn chung ít chăm sóc , chỉ tới nước giử ẩm , bón phân chuồng theo định kỳ 2-3 tuần . Các loại dịch bệnh gồm rầy xanh , bọ trĩ , cháy lá , ún củ. Cần theo dõi thường xuyên để phin xịt và phòng ngừa . Lưu ý nên dùng các loại thuốc sinh học hạn chế dùng phân hóa học ( liên hệ 036 2644 740 ) để được tư vấn . Thường xuyên tỉa cành dư và hoa để tập trung cho sự phát triển của củ.

Kỹ thuật trồng sâm bố chính

Thu hoạch sâm bố chính và tái sản xuất

Thu hoạch : sau 4-5 tháng có thể thu hoạch là và nụ hoa sâm bố chính là trà . Lá sâm bố chính vò với nước lã uống rất tốt cho cơ thê . Trà sâm bố chính uống thơm nhẹ , mát và thanh nhiệt cơ thể. Sau 8-12 tháng có thể cho thu hoạch củ. Lưu ý thu hái củ khi cây sâm già , ít lá non , hoa và trái .Vì lúc này dược tính củ sâm sẽ cao nhất.

Tái sản xuất : sau mỗi vụ nhớ đấp thêm 1 lớp đất cho luốn , hoặc đổi thửa đất sản xuất . Đốt đồng hoặc cài xớt kỷ để diệt mầm bệnh .bón vôi khử trùng , và mỗi 1000m.2 bón 1 bao phân vi sinh cải tạo đất.

Kỹ thuật trồng sâm bố chính

Sơ chế ngâm rượu sâm bố chính tươi và các vị thuốc đông y: cắt bớt rễ li ti , rửa sạch đất , nếu dùng tươi thì ngâm trong nước vo gạo từ 12h để giảm chất nhờn . Nếu dùng sâm khô thì thái lát hoặc để nguyên củ sấy khô . 4kg sâm tươi sẽ cho 1kg sâm khô.

Sâm bố chính cho các món ăn : khi chế biến các món như súp , gà tiềm , món canh . Cần gọt hết vỏ củ , ngâm trong nước cho bớt chất nhờn . Sau đó có thể để nguyên củ hoặc thái lát để chế biến . Củ sâm từ 1-2 năm tuổi sẽ cho hương vị ngon hơn củ già vì củ già thường hay cứng. Chỉ thích hợp cho ngâm rượu .

Tiếp Tục Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Lúa Japonica Hiệu Quả Cao

(Chinhphu.vn) – Sau 5 năm triển khai sản xuất lúa Japonica đến nay, chương trình đã cho thấy hiệu quả kinh tế cao, vượt so với mục tiêu đề ra và lan tỏa sản xuất lúa trên toàn Thành phố.

Mô hình lúa chất lượng cao Japonica mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: Thiện Tâm.

Bà Hoàng Thị Hòa, Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội cho biết, kế hoạch sản xuất lúa Japonica được bắt đầu từ năm 2016, do xác định các đối tượng trực tiếp sản xuất là nhân tố quan trọng quyết định thành công của kế hoạch, đặc biệt các giống lúa Japonica mới đưa vào sản xuất, người dân chưa nắm vững quy trình. Chính vì vậy, ngay từ khi triển khai, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Trung tâm Phát triển nông nghiệp chú trọng trong công tác đào tạo, tập huấn cho nông dân tham gia sản xuất, điển hình như: Kỹ thuật thâm canh lúa Japonica theo hướng an toàn, VietGAP, hữu cơ từ khâu ngâm ủ, gieo cấy, chăm sóc, bón phân, thu hoạch; kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng và phát triển chuỗi liên kết… Qua các lớp đào tạo, tập huấn đã nâng cao trình độ kỹ thuật thâm canh sản xuất cũng như nhận thức của nông dân trong việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu, chuỗi liên kết. Từ đó giúp nông dân các xã chủ động, vững tin trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Tính đến nay, kết quả về các chỉ tiêu năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đều đạt và vượt so với mục tiêu kế hoạch đề ra. Trong đó, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa Japonica đạt hơn 30 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so với sản xuất lúa Bắc thơm số 7 từ 14 triệu đồng/ha/vụ – 16 triệu đồng/ha/vụ, lúa thường 20 triệu đồng/ha/vụ (vượt 25% so với kế hoạch đề ra).

Từ hiệu quả kinh tế của kế hoạch, đến nay đã lan tỏa sản xuất lúa Japonica trên toàn Thành phố. Tại một số huyện, diện tích sản xuất lúa Japonica tăng mạnh như: Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Sóc Sơn, ..(Năm 2018: Ứng Hòa 2.282 ha , Mỹ Đức 179 ha, Chương Mỹ 52,6ha. Đến năm 2020: Ứng Hòa 4.009 ha , Mỹ Đức 861 ha, Chương Mỹ 1.454,3ha, …). So với năm 2018, diện tích sản xuất lúa Japonica tại 10 huyện sản xuất lúa trọng điểm tăng gấp 2,55 lần.

Đặc biệt, trong 2 năm 2019-2020, đã tiến hành khảo nghiệm 5 giống lúa gồm ĐS1, Vaas16, J01, J02, trên diện tích 1,25 ha. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các giống lúa đều sinh trưởng phát triển tốt, có kiểu hình thân lá đẹp, đẻ nhánh tập trung, cho năng suất đạt từ 60 tạ/ha – 63 tạ/ha. Trong đó cao nhất là giống J01, đã đề xuất bổ sung vào cơ cấu giống lúa của Hà Nội. Đánh giá được 01 giống lúa có triển vọng là Lộc trời 64, đề nghị tiếp tục khảo nghiệm đánh giá ở các vụ theo.

Trong năm 2019-2020, đã triển khai xây dựng được 36 vùng sản xuất với quy mô 2.641 ha lúa Japonica tại 33 hợp tác xã thuộc 27 xã của 7 huyện: Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Mê Linh. Năng suất lúa sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam, chất lượng an toàn bình quân đạt 6,48 tấn/ha– 6,6tấn/ha. Năng suất lúa sản xuất theo hữu cơ và hướng hữu cơ đạt 5,65 tấn/ha – 5,84 tấn/ha

Bên cạnh đó, đã xây dựng được 4 mô hình bảo quản chế biến tại hợp tác xã nông nghiệp xã Tam Hưng, hợp tác xã nông nghiệp xã Bình Minh và 2 cửa hàng kinh doanh gạo tại quận Hà Đông và quận Hai Bà Trưng. Sử dụng máy sấy lúa bảo đảm chất lượng sản phẩm đồng đều, tránh được tình trạng lúa bị ẩm mốc, nảy mầm, gạo xay xát bị nứt, gãy, biến màu. Đồng thời khắc phục được tình trạng thiếu hụt lao động thời vụ (giảm 20% – 25% chi phí nhân công phơi lúa), giảm tổn thất sau thu hoạch.

Để đẩy mạnh và kết nối tiêu thụ sản phẩm- đây cũng được xem là khâu vô cùng quan trọng bảo đảm cho phát triển sản xuất được bền vững, ngay từ khi xây dựng kế hoạch, Sở NN&PTNT đã định hướng cho các đơn vị trực thuộc chú trọng công tác xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức các lớp tập huấn cho các tác nhân tham gia chuỗi. Kết quả năm 2020 đã xây dựng và phát triển được 2 chuỗi sản xuất – tiêu thụ sản phẩm là HTX Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú với Công ty cổ phần Green Path Việt Nam và HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Đoàn Kết. Tiêu thụ được trên 1.000 tấn thóc tươi cho nông dân. Qua đó, người nông dân được bảo đảm đầu ra cho sản phẩm khi tham gia chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nên yên tâm sản xuất.

Với những kết quả đạt được, bước sang giai đoạn 2021- 2025, theo bà Hoàng Thị Hòa, ngành nông nghiệp Thủ đô sẽ tiếp tục tăng cơ cấu giống lúa chất lượng cao của Hà Nội, phấn đấu đến năm 2025 cơ cấu giống lúa chất lượng của toàn thành phố đạt trên 80% diện tích gieo cấy. Đồng thời duy trì và phát triển 200 vùng sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao hàng hoá theo hướng an toàn, VietGAP, hữu cơ đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu với quy mô: 11 nghìn ha diện tích gieo trồng, năng suất lúa hữu cơ đạt 5,0 tấn/ha – 5,5 tấn/ha; lúa an toàn, VietGAP đạt 6,0 tấn/ha – 6,5 tấn/ha; gia tăng giá trị sản xuất lúa khoảng 15 triệu đồng/ha/năm – 17 triệu đồng/ha/năm so với lúa thường; hình thành và phát triển 3 vùng – 5 vùng sản xuất lúa thảo dược làm thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, sẽ thúc đẩy phát triển công nghệ sau thu hoạch (sấy, chế biến, bảo quản gạo) nhằm nâng cao giá trị sản phẩm lúa, gạo; hình thành 3-5 chuỗi liên kết nội địa và xuất khẩu nhằm mở rộng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm lúa, gạo chất lượng cao, tạo tiền đề cho phát triển sản xuất bền vững.

Thiện Tâm

Kỹ Thuật Trồng Sâm Bố Chính

Cây sâm bố chính có tên khoa học là Hibiscus sagittifolius Kurz, thuộc họ bông – Malvaceae. Cây sâm bố chính còn có một số tên gọi khác là sâm thổ hào, sâm báo, nhân sâm Phú yên. Tên bố chính vì một y gia Việt Nam sử dụng cây này đầu tiên ở huyện Bố Trạch thuộc tỉnh Quãng Bình.

Sâm Bố Chính dùng chữa cơ thể suy nhược, ít ngủ, lao phổi, kém ăn, ho, viêm họng, viêm phế quản, sốt nóng, trong người khô, táo, khát nước, kinh nguyệt không đều, khí hư, đau lưng, đau mình, hoa mắt, chóng mặt.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Sâm Bố Chính

Đất tơi xốp, độ ẩm trung bình, đủ ánh sáng. Làm đất toàn diện, lên luống rộng 1,0 – 1,5m, đủ trồng 2-3 hàng với cự ly 40 x 50cm theo hình nanh sấu. Bón lót phân chuồng hoai có trộn 2% supe lân theo rạch hay theo hốc nhỏ.

Cuối tháng 7, trồng vào vụ đầu thu.

Cuối tháng 12, trồng vào đầu vụ xuân.

Giống: Ươm tạo cây con bằng hạt hay hom cành trên luống hoặc khay vào đầu vụ để có cây trồng đúng thời điểm. Nếu có đủ lượng hạt có thể gieo hạt thẳng sau khi đã xử lý bằng cách ngâm nước ấm trong 10 giờ, ủ ẩm trong túi vải khoảng 2 ngày rồi đem trộn với tro bếp và cát mịn rồi gieo theo rạch; phòng chống nấm bệnh, côn trùng gây hại và tránh mưa lớn làm gãy đổ khi cây còn non, yếu. Khi cây đã cứng cáp bứng tỉa để dặm theo mật độ mong muốn.

– Tưới nước thời gian đầu mới trồng và khi thời tiết khô hạn.

– Làm cỏ, phá váng và diệt trừ sâu ăn lá, đề phòng gia cầm phá hoại.

– Bón thúc nước phân chuồng hoai khi cây đẻ nhánh; nếu không có nhu cầu lấy hạt giống thì nên định kỳ cắt nụ hoa để cây cho rễ củ nhiều và to.

– Thu hoạch vào mùa thu, đông.

– Đào rễ, cắt bỏ thân, cạo sạch vỏ ngoài, ngâm nước gạo một đêm, vớt ra đồ chín, phơi khô.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nhân Rộng Mô Hình Trồng Sâm Bố Chính Hiệu Quả Tại Xã Thanh Lâm trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!