Đề Xuất 4/2023 # Nhân Giống Lan Dendrobium Từ Thân Cây Mẹ # Top 8 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 4/2023 # Nhân Giống Lan Dendrobium Từ Thân Cây Mẹ # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nhân Giống Lan Dendrobium Từ Thân Cây Mẹ mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các cây dendro con mọc trên ngọn thân thì phương pháp nhân giống đơn giản. Sau đây, Blog xin hướng dẫn các bạn cách tạo ra cây con từ cây mẹ bằng cách sử dụng chất trồng là cát, rêu.

Cách nhân giống thủy tiên hoàng lạp (Dendrobium chrysotoxum) từ cây mẹ.

 Sử dụng một hộp nhựa có đục lỗ bên dưới để không bị đọng nước, bạn cho cát ẩm vào khoảng phân nữa chậu rồi đặc thân cây dendro vào, để nơi thoáng mát.

 Sau khoảng 2 tháng thì cây con đã bắt đầu bén rễ, phát triển mạnh

Cách nhân giống cây dendro với rêu

Một số người sợ rằng, với việc tách rời cây con khỏi thân cây mẹ bằng một vết cất chỗ tiếp giáp cây sẽ không đảm bảo tỷ lệ sống, nên vội vàng cắt thêm một đoạn thân cây mẹ. Thật ra không có sự khác biệt nhiều về sự tăng trưởng giữa cây cắt ngay chỗ tiếp giáp và cây cắt với một đoạn thân cây mẹ. Do đó một việc làm như vậy là lãng phí, vì trên đoạn thân cây mẹ này có thể cho thêm vài cây con nữa trong tương lai.

Cách Nhân Giống Lan Phi Điệp Từ Thân Già Và Thân Tơ

Đối với những ai mê lan như mình thì việc mày mò tìm cách nhân giống lan phi điệp là điều không mới mẻ. Những kỹ thuật nhân giống lan phi điệp được học hỏi từ nhiều nguồn đều được áp dụng. Nhưng thường chúng ta chỉ nghĩ rằng cắt khúc bỏ vô chỗ ẩm là nó sẽ tự ra rễ rồi đẻ ra cây con, đúng nhưng chưa đủ.

Cách nhân giống lan Phi Điệp

Để kích thích ra rễ nhanh, chọn giá thể phù hợp và thời điểm nào tốt nhất để ươm… Vẫn là những câu hỏi rất mới mẻ với người mới chơi lan. Chính vì vậy trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách nhân giống lan phi điệp, tích lũy từ kinh nghiệm cá nhân và sự học hỏi từ những người đã có kinh nghiệm lâu năm. Mong rằng sẽ giúp các bạn nhân giống thành công những cây con cho riêng mình.

1. Cách nhân giống Lan phi điệp từ thân già

a. cách chọn thân già

Thân già Lan phi điệp là thân đã ra hoa. Và tất nhiên là những mắt đã hoa thì bỏ đi, không cần tiếc. Đối với thân già cách nhân giống thời điểm tốt nhất theo mình là ươm vào tháng 4 dương lịch. Vì hầu hết các bụi lan phi điệp tím đều đã đẻ chồi non tại gốc hết rồi. Tuy nhiên có một số trường hợp cây nảy chồi muộn. Các bạn nên chủ động kích sớm để cây có quãng thời gian sinh trưởng trong năm được dài hơn. Trước khi lan bước vào kỳ nghỉ vào tháng 11,12 hàng năm.

Cách nhân giống lan Phi Điệp

b. cách xử lý thân già để nhân giống

Các bạn không cần lo nghĩ nhiều, thân mập thì cắt 2 đốt, thân còi thì cắt dài hơn. Các bạn thấy đó mình cắt 1 đốt nó vẫn lên bình thường. To nhỏ thì các cụ bảo rồi “có đầu có đuôi nuôi lâu cũng lớn”. Cứ băm ra, ngâm b1 30 phút rồi để ráo bôi keo liền sẹo US hoặc sơn móng tay 2 đầu. Lưu ý là phải bôi thật kín nhé. Thân già nếu không kích nó cũng chẳng ra hoa đâu nên chỉ cần tránh nắng trực tiếp là được. Sau khi cắt và xử lý xong, các bạn có thể xếp vào khay và lót rêu rừng, rêu chile. Nói chung loại nào giữ ẩm được là đều dùng được.

Thực ra cách nhân giống lan Phi Điệp không khó. Các bạn chỉ cần lưu ý là khi ươm ki không nên cho ra mưa. Vì axit trong nước mưa nó dễ làm hỏng mắt ngủ dẫn đến thối. Còn một vấn đề nữa rất quan trọng khi ươm ki, đó là có một loại rệp hay đại loại thế. Chúng rất bé và chạy hoặc bay rất nhanh. Chúng rất thích đục lỗ vào chính cái mắt ngủ để ăn. Với loại này các bác có thể ra hiệu bvtv mua chai Movento. Pha theo tỉ lệ loãng hơn một chút của nhà sx và phun tuần 1 lần cho khay ươm. Các bước còn lại cứ ngày tưới ẩm 1 lần. Có thể pha tí b1 và để mát mát chút thì nó lên thôi.

Cách nhân giống lan Phi Điệp

2. Cách nhân giống lan Phi Điệp từ thân tơ

a. Chọn thân tơ để nhân giống

Tại sao lại chọn thân tơ để nhân giống mà không để nó ra hoa. Hỏi câu khó quá nhỉ. Thân tơ các bạn muốn chơi hoa thì không nói làm gì. Còn khi đã biết hoa rồi mình muốn nhanh chóng tạo ki từ sớm thì cũng không trách được. Mình nghèo mình muốn làm giàn to thì chỉ có cách này. Có nhiều bạn ươm thân tơ chủ yếu là ra hoa. Mình cũng vậy nhưng tỉ lệ thất bại là rất thấp, chưa tới 5% cái này mình nói thật chứ ko chém gió.

Cách nhân giống lan Phi Điệp

b. Cách xử lý

Để ươm thân tơ mình cần nói rõ vấn đề này. Cách nhân giống lan Phi điệp bằng thân tơ quan trọng nhất chính là THỜI ĐIỂM CẮT THÂN TƠ. Thời điểm cắt thân tơ mình hay thực hiện là ngay sau tết. Có nhiều bạn chia sẻ cắt thân tơ xong thì cứ để khô 20 ngày để kích thích sự sinh trưởng rồi sau đó cắt ra bôi keo mới bắt đầu tưới. mình thấy hợp lý thôi nhưng mà mình cũng chưa thử. Các bạn lưu ý cắt thân tơ để lại 20cm rồi bôi keo nhé. Mình vẫn cắt ra băm nhỏ rồi xào tỏi, à quên ngâm B1 rồi làm như các bước trong cách nhân giống bằng thân già ở trên.

Ở đây quan trọng là nếu lâu lâu rồi mà nó vẫn chưa ra ki. Các bạn đừng nôn nóng mà đem ra nắng phơi nhé, nó ra hoa ngay và luôn đấy. Với thân tơ càng phải để mát và ẩm để nó không có đủ nắng mà kết nụ thì sẽ ra ki. Xong rồi các bạn sẽ thắc mắc cắt sớm thì ki sẽ ra sớm không. Theo mình thấy là không khác nhau mấy đâu. Trời cứ ấm lên nó mới ra được ki ấy. Thân tơ mà ra ki sẽ khá khỏe mạnh. Và tất nhiên sẽ ra ki sớm hơn rất nhiều so với thân già. Vì thân già các bạn phải đợi qua mùa hoa.

3. Cách nhân giống lan Phi Điệp ngay trên thân của giò lan

Còn 1 Cách nhân giống nữa là nhiều bạn thích kích ki ngay trên thân. Lưu ý kích trên thân chỉ thực hiện khi giò lan đã thuần với bộ rễ khỏe đã ăn sâu vào giá thể. Mình thì không kích đâu. Mình hay đem nó vào chỗ rợp mát không nắng và tưới thật đẫm toàn thân. Tưới ngày 2 hoặc 3 lần kể cả trước và sau thắt ngọn. Xịt thêm đạm nữa thì càng tốt rồi nó ra ki hết.

Thân gửi các bạn có cùng đam mê. Trên đây mình có chia sẻ chút kinh nghiệm của mình về vấn đề nhân giống lan Phi Điệp. Còn chăm sóc thì cũng tùy phương pháp của từng người. Chúc các bạn có 1 mùa ươm ki thành công nhé

Nhân Giống In Vitro Lan Phi Điệp Tím (Dendrobium Anosmum)

Từ nguồn vật liệu ban đầu là quả Lan Phi điệp tím (Dendrobium anosmum), đã xây dựng thành công quy trình tạo cây con bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro. Quả lan được khử trùng bề mặt bằng HgCl2 0,1% trong 7 phút và khử trùng bằng NaOCl 5% trong 15 phút cho tỷ lệ mẫu sạch đạt và mẫu tái sinh cao nhất.

Từ khóa: Dendrobium anosmum, in vitro, Knuds, nhân giống, thể chồi

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hoa lan từ lâu đã được sử dụng làm loài cây cảnh quý giá, không những đẹp về màu sắc mà cả về hình dáng, từ đường nét của cánh hoa tao nhã đến hình dạng thân, lá cành duyên dáng, hiếm có loài hoa nào sánh nổi, một số loài còn có hương thơm quyến rũ, thanh tao… Vì vậy, từ lâu ông cha ta luôn coi hoa lan như một biểu tượng của sự thuần khiết, sự cao quí và vương giả Chi lan Dendrobium có hoa rất đẹp, chu kỳ hoa ngắn, hoa tươi lâu, dáng cong buông thõng. Ngoài giá trị làm cảnh, chi lan này còn có giá trị làm thuốc để trị nhiều bệnh về da. Lan Phi Điệp tím (Dendrobium anosmum) là loài lan quý, có giá trị kinh tế cao, hoa mọc thành từng chùm buông xuống với nhiều hoa nhỏ màu tím và có hương thơm dễ chịu. Do vậy, loài lan này từ lâu đã là đối tượng sưu tầm của nhiều người chơi lan và nuôi trồng lan.

Tuy nhiên, trong tự nhiên nội nhũ của lan thường bị tiêu giảm và muốn nảy mầm phải có sự xuất hiện của nấm cộng sinh Rhiroctonia nên khả năng tự nảy mầm là rất thấp. Bên cạnh đó, nhân giống hoa lan bằng con đường sinh dưỡng thường rất chậm, hệ số nhân giống thấp và ảnh hưởng lớn tới cây mẹ. Hiện nay, với công nghệ nhân giống in vitro, hệ số nhân giống từ một quả lan là rất lớn (Trần Văn Minh, 2001). Do đó, nhân giống in vitro hoa lan từ phôi hạt trong ống nghiệm là khá hoàn hảo. Đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nhân giống lan Dendrobium. Trong đó, Nguyễn Thị Sơn và cộng sự, (2011) đã xây dựng được quy trình nhân giống in vitro Lan Hoàng thảo Long nhãn (Dendrobium fimbriatum Hook.); Nguyễn Văn Song (2011) cũng nhân nhanh in vitro loài lan rừng có nguy cơ tuyệt chủng với nguồn nguyên liệu ban đầu là gieo hạt trên môi trường MS + 15% đường sacarose + 2,0 mg/l IBA. Trước thực tế đó, việc nghiên cứu nhân giống Lan Phi điệp tím bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro là rất cần thiết.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu:

Quả lan Phi điệp tím chín sinh lý thu từ vườn lan ở Hà Nội.

2.2. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại cấy trong 10 bình trụ dung tích 200ml.

Tất cả các môi trường nuôi cây đều được sử dụng môi trường cơ bản Knuds, có bổ sung 30 g/l sucrose + 100 g/l dịch chiết khoai tây + 100 ml/l nước dừa non + 7 g/l agar + các loại và nồng độ chất điều hòa sinh trưởng khác nhau tùy vào từng giai đoạn nuôi cấy. Môi trường nuôi cấy được điều chỉnh pH = 5,6 – 5,8, khử trùng ở 121oC, áp suất 1atm trong 20 phút. Điều kiện nuôi cấy: Nhiệt độ 25 ± 2oC; cường độ ánh sáng 2000 lux; thời gian chiếu sáng: 10 giờ/ngày.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của loại hóa chất, thời gian khử trùng đến khả năng tạo mẫu sạch và thể chồi

Quả lan sau khi làm sạch được khử trùng bằng NaOCl 5% và HgCl2 0,1% trong các khoảng thời gian khác nhau. Kết quả quá trình thực nghiệm được trình bày tại bảng 01.

Bảng 01. Ảnh hưởng của loại hóa chất, thời gian khử trùng đến khả năng tạo mẫu sạch và thể chồi

Tỷ lệ mẫu sạch ở tất cả các CTTN đều tăng khi thời gian khử trùng tăng và đạt cao hơn với nhóm công thức khử trùng bằng HgCl2 0,1% (33,33-95,25%), thấp hơn là nhóm công thức khử trùng bằng NaOCl 5% (12,50-66,67%). Tuy nhiên, khi sử dụng HgCl2 0,1% để khử trùng, tỷ lệ mẫu sạch càng cao thì tỷ lệ mẫu tái sinh càng giảm. Nguyên nhân là do HgCl2 là chất độc, nếu thời gian khử trùng quá lâu hóa chất sẽ khiến phôi hạt bị độc nên không thể tái sinh được. Trong khi đó, khử trùng bằng NaOCl, tỷ lệ mẫu tái sinh lại khá đồng đều. Căn cứ vào kết quả đó có thể chọn ra công thức khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong 7 phút và khử trùng bằng NaOCl 5% trong 15 phút.

3.2. Ảnh hưởng của loại và nồng độ chất điều hòa sinh trưởng đến nhân nhanh thể chồi lan Phi Điệp tím

Thí nghiệm được tiến hành với 09 công thức có bổ sung các loại chất điều hòa sinh trưởng (BAP, Kinetin, NAA) ở các nồng độ khác nhau (0,1-0,3 mg/l). Kết quả thí nghiệm sau 3 tuần cho thấy: Hệ số nhân nhanh thể chồi có sự khác biệt rõ rệt ở các công thức thí nghiệm (đạt từ 1,4-5,8 lần). Nhìn chung, khi bổ sung riêng rẽ từng loại chất điều hòa sinh trưởng, hệ số nhân nhanh thể chồi thấp hơn so với khi phối hợp cả BAP, Kinetin và NAA. Ở môi trường sử dụng tổ hợp 0,3 mg/lNAA + nhanh thể chồi đạt cao nhất (5,8 lần/3 tuần), 0,3mg/l Kinetin + 0,3mg/l BAP cho hệ số nhân chất lượng thể chồi tốt, chồi to, mập. Bảng 02. Ảnh hưởng phối hợp của BAP, Kinetin và NAA đến khả năng nhân nhanh thể chồi Lan phi điệp tím

3.3. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến khả năng kích thích tăng trưởng của chồi lan Phi điệp tím Bảng 03. Ảnh hưởng phối hợp của BAP, Kinetin và GA3 đến khả năng kích thích tăng trưởng chồi lan Phi Điệp tím

Thí nghiệm được tiến hành với 04 công thức nghiên cứu về hàm lượng đường (10, 20, 30 và 40 g/l) và 11 công thức môi trường nghiên cứu về tổ hợp chất điều hòa sinh trưởng (BAP 0,1mg/l; Kinetin 0,1 mg/l; GA3 0,1-0,5 mg/l) để nghiên cứu khả năng kích thích tăng trưởng chồi lan Phi điệp tím. Kết quả thu được sau 3 tuần cho thấy, chiều cao chồi trung bình sau khi cấy tăng lên khi hàm lượng đường trong môi trường tăng từ 10-30 g/l (10 g/l sucrose chiều cao chồi đạt 0,47 cm, 20 g/l sucrose đạt 2,06 cm, 30 g/l sucrose đạt 2,77 cm) và giảm xuống khi tiếp tục tăng hàm lượng đường lên 40 g/l (đạt 2,53 cm). Tiếp tục bổ sung các loại chất điều hòa sinh trưởng ở nồng độ khác nhau, chiều cao chồi cũng có sự khác biệt rõ rệt, thay đổi từ 0,43-2,45 cm. Ở tất cả công thức khi càng tăng nồng độ GA3, chiều cao chồi càng tăng và công thức bổ sung 30g/l sucrose + 0,5 mg/l GA3 + 0,1 mg/l Kinetin chồi tăng trưởng tốt nhất (2,45 cm), chất lượng chồi tốt.

3.4. Ảnh hưởng của loại và nồng độ các chất ĐHST đến khả năng ra rễ của chồi lan Bảng 04. Ảnh hưởng của loại và nồng độ chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng ra rễ

Thí nghiệm được tiến hành với 10 công thức môi trường nghiên cứu về tổ hợp chất điều hòa sinh trưởng (NAA 0,1-0,5 mg/l; IBA 0,1-0.5 mg/l; IAA 0,1-0,3 mg/l). Sau 3 tuần theo dõi kết quả thu được cho thấy tỷ lệ chồi ra rễ ở tất cả thí nghiệm có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng đều đạt khá cao (59,33-98,67%) và khác biệt rõ rệt với công thức ĐC (không bổ sung chất điều hòa sinh trưởng). IBA và NAA đều thích hợp để kích thích tạo rễ chồi lan Phi điệp tím. Công thức bổ sung 0,5mg/l IBA và công thức 0,3 mg/l IBA + 0,1 mg/l NAA là hai công thức tốt nhất cho tỷ lệ chồi ra rễ đạt 98 %, tạo trên 3 rễ/ chồi, chất lượng rễ tốt.

Sau 3 tuần theo dõi kết quả thu được cho thấy: Tuy tỷ lệ sống không có sai khác rõ rệt giữa công thức đối chứng (không huấn luyện) với các công thức còn lại nhưng cây con có trải qua huấn luyện khả năng thích ứng với môi trường tự nhiên tốt hơn, rễ sớm bám giá thể nên cây cứng cáp hơn. Thời gian huấn luyện 10 ngày, tỷ lệ sống của cây khi trồng ra giá thể đạt 100%, rễ bám giá thể tốt và bắt đầu sinh trưởng.

Bảng 05. Thời gian huấn luyện đ bám giá thể nên cây cứng cáp hơn. Thời gian huấn luyện 10 ngày, tỷ lệ sống của cây khi trồng ra giá thể đạt 100%, rễ bám giá thể tốt và bắt đầu sinh trưởng.

CTTN Số cây Tỷ lệ cây sống (%) Chất lượng cây

ĐC

30

90,00

Cây cao 4,5-5,5 cm, cây nhỏ, thân yếu, rễ bám giá thể yếu

5 ngày

30

96,67

Cây cao 5,5-6 cm, thân cứng, rễ bắt đầu bám giá thể

10 ngày

30

100,00

Cây cao 6-6,5 cm, lá xanh đậm, cây cứng cáp, rễ bám giá thể tốt

15 ngày

30

100,00

Cây to khỏe, lá xanh đậm, rễ bám giá thể tốt và xuất hiện rễ mới, tăng chiều cao cây.

IV. KẾT LUẬN

(1) Khử trùng vật liệu nuôi cấy bằng HgCl2 tái sinh cao nhất. 0,1% trong 7 phút và khử trùng bằng NaOCl

(2) Môi trường Knuds có bổ sung 0,3 mg/lNAA + 0,3 mg/l Kinetin + 0,3 mg/l BAP cho hệ số nhân nhanh thể chồi đạt cao nhất (5,8 lần), chất lượng thể chồi tốt, chồi to, mập.

(3) Môi trường Knuds có bổ sung 30 g/l sucrose + 0,5 mg/l GA3 + 0,1 mg/l Kinetin cho chồi tăng trưởng cao nhất (2,45 cm), chất lượng chồi tốt.

(4) Môi trường Knuds có bổ sung 0,5 mg/l IBA hoặc bổ sung 0,3 mg/l IBA + 0,1 mg/l NAA là hai công thức tốt nhất cho tỷ lệ chồi ra rễ đạt 98%, tạo trên 3 rễ/chồi, chất lượng rễ tốt.

(5) Thời gian huấn luyện 10 ngày, tỷ lệ sống của cây khi trồng ra giá thể đạt 100%, rễ bám giá thể tốt và bắt đầu sinh trưởng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Thành (2000), Nuôi cấy mô tế bào thực vật – nghiên cứu và ứng dụng, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 2. Trần Văn Minh, Nguyễn Văn Uyển (2001), “Vi nhân giống phong lan nhóm Dendrobium trên quy mô công nghiệp”, Tạp chí Khoa học Công nghệ, 1:1-9. 3. Nguyễn Văn Song (2011), “Nhân nhanh vi tro lan Kim Điệp (Dendrobium chrysotoxum) – một loài lan rừng có nguy cơ tuyệt chủng”, Tạp chí khoa học Đại học Huế, 64:127-136. 4. Nguyễn Thị Sơn, Nguyễn Thị Lý Anh, Vũ Ngọc Lan, Trần Thế Mai (2011), “Nhân giống in vitro loài Lan Dendrobium fimbriatum Hook”, Tạp chí Khoa học và phát triển 2012, Tập 10 (2): 263-271. 5. Nguyễn Thiện Tịch (1996), Kỹ thuật nuôi trồng hoa lan, Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác giả

Nguyễn Quỳnh Trang, Vũ Thị Huệ, Khuất Thị Hải Ninh, Nguyễn Thị Thơ ThS. Trường Đại học Lâm nghiệp

Nhân Giống Invitro Loài Lan Bản Địa Dendrobium Nobile Lindl

Nghiên cứu nhân giống in vitro Lan Dendrobium nobile Lindl. (Thạch hộc) nhằm mục đích để bảo tồn và phát triển loài lan quý chi Hoàng thảo, có giá trị thẩm mỹ và dược liệu cao, đang có nguy cơ tuyệt chủng. Kết quả cho thấy nguyên liệu sử dụng thích hợp là quả lan 5 tháng tuổi; môi trường gieo hạt là MS + (100ml ND + 10g saccharose + 6,0g agar)/lít môi trường.

Trong nhân in vitro kinh điển, môi trường nhân nhanh protocorm tối ưu là KC+ (100ml ND + 10g saccharose + 6,0g agar)/lít; nhân nhanh cụm chồi tốt nhất là MS+ (100ml ND + 10g saccharose + 6,0g agar)/lít. Trong nhân in vitro cải tiến: nuôi cấy lỏng lắc nút bông và lỏng lắc màng thoáng khí đã tăng hệ số nhân protocorm đạt 1,9 và 2,3 lần so với nhân in vitro kinh điển. Nuôi cấy đặc thoáng khí giúp giảm 25% lượng saccharose bổ sung vào môi trường và tăng hệ số nhân protocorm lên gấp 1,4 lần so với nuôi cấy kinh điển. Nhân nhanh cụm chồi bằng kỹ thuật bioreactor giảm ½ thời gian nhân giống. Môi trường tối ưu tạo cây hoàn chỉnh là RE+ (10g saccharozase + 0,5g THT)/lít, cường độ ánh sáng 2300lux.

Từ khóa: Dendrobium nobile Lindl., quả lan, nhân nhanh, protocorm.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên thế giới chi Lan Hoàng Thảo (Dendrobium) có khoảng 1400 loài, chủ yếu phân bố ở Đông Nam Á và các đảo thuộc Philippine, Malaysia, Indonesia, Papua New Guinea, Đông Bắc Australia. Ở Việt Nam có 107 loài và 1 thứ, phân bố ở các vùng núi từ Bắc vào Nam và trên một số đảo ven biển (Đào Thị Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga, 2008). Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến nay nhiều loài đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe dọatuyệt chủng. Một số loài nằm trong danh lục Đỏ của “Sách đỏ Việt Nam”, trong đó có loài lan Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl.) phân bố ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam (Dương Đức Huyến, 2007). Để bảo tồn và phát triển loài lan quý hiếm này, không còn cách nào khác là phải tiến hành nhân giống và nuôi trồng chúng ở quy mô lớn (Nguyễn Tiến Bân, 2007; Dương Đức Huyến, 2007).

Hiện nay, một số loài lan quý hiếm bị đe dọa tuyệt chủng trong tự nhiên đã được bảo tồn nhờ phương thức nảy mầm từ hạt (Kauth, 2005) hoặc nhân nhanh in vitro với nguồn nguyên liệu ban đầu là hạt gieo trên môi trường MS + 15% đường saccharose + 2,0mg/l BA (Nguyễn Văn Song, 2011). Theo Lê Văn Hoàng (2008), phương pháp nuôi cấy mô là phương pháp duy nhất có thể nhân giống lan cho hệ số nhân cao, số lượng cây giống lớn và giá thành hợp lý. Tuy nhiên, cho đến nay ở nước ta, nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng chi lan Hoàng thảo chủ yếu với các giống lan lai nhập nội nhằm sản xuất hoa cắt cành hay trồng chậu làm cây cảnh. Việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, đặc biệt nuôi cấy mô cải tiến (kỹ thuật nuôi cấy lỏng lắc nút bông và nuôi cấy lỏng lắc thoáng khí) với loài lan rừng bản địa D. nobile Lindl. chưa được đề cập đến (Trần Văn Huân và Văn Tích Lượm, 2007). Chính vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là nhân nhanh quy mô công nghiệp cây giống D. nobile Lindl. phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu quí bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào kinh điển và cải tiến trong các môi trường không sử dụng chất điều tiết sinh trưởng nhân tạo.

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1. Vật liệu nghiên cứu

Vật liệu được đưa vào nuôi cấy mô là chồi mầm và quả của những cây lan rừng thuộc loài Dendrobium nobile Lindl. 5 tháng tuổi thu thập tại Hòa Bình, đang được nuôi trồng tại Viện Sinh học Nông nghiệp, Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội (Hình 1). Mẫu nghiên cứu là protocorm, cụm chồi, chồi. Hóa chất, vật tư thí nghiệm gồm: H2O2 2%, HgCl2 0,1%, than hoạt tính. Môi trường: Vacin and Went, 1949 (VW); KnudsonC, 1965 (KC); Murashige-Skoog, 1962 (MS); Robert Ernst, 1979 (RE).

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Mẫu nuôi trong thời gian chiếu sáng 12h/ngày, cường độ ánh sáng 800-2.300lux, nhiệt độ phòng nuôi 25±2 oC; pH môi trường 5,8. Môi trường nuôi cấy được khử trùng ở nhiệt độ 121oC; 1,5at trong 20 phút. Hệ thống bioreactor Biostat Bplus (Sartorius sản xuất), bình nuôi có thể tích tối đa 10 lít; màng lọc thoáng khí (Cellulose Acetate, kích thước lỗ 0,2µm); Nút bông được bọc ngoài bằng mũ giấy xi măng; máy lắc ngang đặt vận tốc 200 vòng/phút, cường độ chiếu sáng 800lux. Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp nuôi cấy mô quy chuẩn thông hành, khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại. Một công thức bố trí 15 bình thủy tinh dung tích 250ml. Riêng thí nghiệm về ảnh hưởng của các phương thức nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh cụm chồi, môi trường nuôi cấy gồm MS + (100ml ND+60g chuối chín + 30g saccaroza)/lít (đối chứng) và 4 công thức: Công thức 1, 2 và 3: 80ml môi trường nhân chồi/bình, 05 bình/công thức, 03 cụm/bình, 15 chồi/cụm, màng lọc thoáng khí cellulose acetate. Công thức 4: 03 lần nhắc lại, 04 lít môi trường nhân chồi/bình, 150 cụm/bình, 15 chồi/cụm. Hệ thống bioreactor ở chế độ cánh khuấy tròn 200 vòng/phút, cường độ chiếu sáng 800lux.

Các chỉ tiêu theo dõi thông thường trong nuôi cấy mô, chỉ tiêu tỷ lệ mẫu nhiễm, tỷ lệ mẫu sống, tỷ lệ mẫu phát sinh protocorm, số chồi/ cụm, hệ số nhân chồi, đường kính cụm chồi, hình thái chồi, số lượng protocorm/cụm, hệ số nhân protocorm, chiều cao cây, số lá, số rễ.

Các số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm IRRISTAT 5.0 và Excel 2003.

Địa điểm nghiên cứu: Viện Sinh học Nông nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội và Học viện Hậu Cần, Ngọc Thụy, Gia Lâm, Hà Nội.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khử trùng cơ quan nuôi cấy tạo nguồn vật liệu in vitro

3.1.1. Khử trùng chồi mầm lan

Kết quả ở bảng 1 cho thấy, mặc dù các công thức khử trùng được bố trí theo cấp độ tăng dần tác động của hóa chất vào mẫu cấy nhưng hiệu quả thu được sau 6 tuần theo dõi không tỷ lệ thuận. Ở CT3 cho tỷ lệ mẫu sống cao nhất cũng chỉ đạt 8,89%. Nguồn mẫu sạch thu được từ chồi lan rất hạn chế, do tỷ lệ nhiễm cũng như tỷ lệ mẫu chết cao, có thể do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau. Chính vì vậy, chúng tôi phải sử dụng nguồn mẫu quả lan, để đưa vào nuôi cấy in vitro.

3.1.2. Khử trùng quả lan

Cả 3 công thức đều cho kết quả tối ưu trên nền môi trường MS (+ 100ml ND + 10g saccharose + 6g agar)/lít. Tuy nhiên, xét hiệu quả các công đoạn thao tác thì CT1 là tốt nhất. Sau 6 tuần nuôi cấy, có 97% hạt phát sinh protocorm và 3% nẩy cụm chồi (Bảng 2).

3.2. Nhân nhanh protocorm và cụm chồi theo phương pháp in vitro

3.2.1. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh protocorm và cụm chồi

Kết quả nhân nhanh protocorm (Bảng 3) cho thấy, sau 8 tuần nuôi cấy, các công thức thí nghiệm đều có sự khác nhau về giá trị của các chỉ tiêu nghiên cứu. Trong đó, trên nền môi trường KC, các chỉ tiêu theo dõi như đường kính cụm protocorm (2,26 cm), số lượng protocorm/cụm (210,06) và hệ số nhân – HSN (4,2 lần/8 tuần) có giá trị cao hơn các công thức môi trường khác ở độ tin cậy 95%. Mặt khác, xét hiệu quả kinh tế, KC là môi trường rẻ tiền và thông dụng trong nuôi cấy lan, vì vậy môi trường KC + (100ml nước dừa (ND)+10g saccaroza+6g agar)/lít được lựa chọn trong nuôi cấy nhân nhanh protocorm loài lan D. nobile.

Bảng 1. Ảnh hưởng của phương pháp khử trùng đến khả năng sống của chồi mầm

3.2.2. Ảnh hưởng của phương thức nuôi cấy sử dụng nút bông đến khả năng nhân nhanh protocorm

Kết quả ở bảng 5 cho thấy, cùng sử dụng nút bông trong nuôi cấy nhưng ở môi trường lỏng lắc cho kết quả nhân nhanh protocorm tốt nhất, làm tăng hiệu quả trong nhân nhanh protocorm: số lượng protocorm/cụm là 105, khối lượng protocorm 45mg và HSN 2,10 lần/3tuần nuôi cấy. Mặt khác, nuôi cấy trong môi trường lỏng lắc sẽ tiết kiệm được môi trường do lượng môi trường sử dụng ít, không sử dụng agar, tiết kiệm điện năng so với nuôi cấy trong môi trường đặc.

3.2.3. Ảnh hưởng của phương thức nuôi cấy sử dụng nút màng thoáng khí đến khả năng nhân nhanh protocorm

Kết quả cho thấy, việc sử dụng nút màng thoáng khí trong nuôi cấy mô đã làm tăng HSN và tăng khối lượng protocorm. Đặc biệt trong nuôi cấy thoáng khí lỏng lắc (CT3) đã nâng cao HSN vượt bậc (số lượng protocorm/cụm là 142, khối lượng protocorm 45,7mg, HSN 2,84 lần/3 tuần) (Bảng 6). Kết quả này đồng thời cho thấy, HSN protocorm của công thức nuôi cấy lỏng lắc màng lọc thoáng khí cao hơn và có hiệu quả hơn so với công thức lỏng lắc nút bông.

Bảng 4. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh cụm chồi

Sau 8 tuần nuôi cấy trong nền môi trường đặc và sử dụng nút màng thoáng khí (Cellulose Acetate), ở CT4 (bổ sung 7,5g saccaroza/lít) cho các chỉ tiêu nhân nhanh protocorm vượt trội so với đối chứng và các công thức thí nghiệm khác (318,3 protocorm/cụm, HSN đạt 6,37 lần/8 tuần nuôi cấy) (Bảng 7 và Hình 2). Như vậy, nuôi cấy trong môi trường đặc thoáng khí đã cải thiện HSN protocorm từ 4,47 lần khi sử dụng nút bông trong nuôi cấy kinh điển lên 6,37 lần khi thay thế nút bông bằng nút màng lọc thoáng khí, đồng thời nâng cao hiệu quả nhân giống do đã giảm 25% hàm lượng saccharose.

Bảng 7. Ảnh hưởng của hàm lượng đường saccharose đến khả năng nhân nhanh protocorm trong nuôi cấy đặc thoáng khí (sau 8 tuần nuôi cấy)

3.2.5. Ảnh hưởng của hàm lượng saccharose đến quá trình nhân nhanh protocorm trong nuôi cấy lỏng lắc thoáng khí

Kết quả sau 4 tuần nuôi cấy trong nền môi trường lỏng lắc và sử dụng nút màng thoáng khí CA, các công thức bổ sung saccharose đều có hiệu quả trong nuôi cấy mô làm tăng HSN và tăng khối lượng protocorm (Bảng 8). Đặc biệt, nuôi cấy thoáng khí trong môi trường lỏng lắc đã nâng cao HSN vượt bậc, tăng hiệu quả, giảm giá thành do giảm chi phí môi trường nuôi cấy, giảm hàm lượng saccharose và giảm thời gian nuôi cấy. Công thức tối ưu (CT4) cho nhân nhanh protocorm là bổ sung 7,5g saccharose (ở mức tin cậy 95% HSN protocorm đạt 4,09 lần/4 tuần) (Bảng 8).

Bảng 8. Ảnh hưởng của hàm lượng saccharose đến khả năng nhân nhanh protocorm trong nuôi cấy lỏng lắc thoáng khí (Sau 4 tuần nuôi cấy)

Kết quả ở bảng 9 cho thấy, có sự sai khác rõ rệt về các chỉ tiêu số lượng chồi TB/cụm, HSN chồi/4 tuần giữa các CT thí nghiệm. CT4 sử dụng hệ thống bioreactor cho nhân nhanh cụm chồi, số lượng chồi TB/cụm cao nhất đạt 51 chồi trong khi CT3, CT1 và CT2 chỉ đạt lần lượt là: 34, 28 và 18 chồi (Bảng 9). Căn cứ vào độ tin cậy 95% đánh giá đến chỉ tiêu HSN chồi/4 tuần thì CT4 là công thức tốt nhất so với CT1, CT2 (3,4 lần/4 tuần/CT4; 2,26 lần/4 tuần/CT3 và 1,86 lần/4 tuần/CT1; 1,20 lần/4 tuần/CT2). Như vậy, đối với loài D. nobile để nhân nhanh cụm chồi nên lựa chọn nuôi cấy bioreactor (nếu có sẵn thiết bị) hoặc nuôi cấy lỏng lắc thoáng khí trong môi trường MS + (100ml ND + 60g chuối chín + 30g saccharose)/lít.

3.3. Tạo cây hoàn chỉnh

3.3.1. Ảnh hưởng của nền môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của chồi

Bảng 9. Ảnh hưởng của phương thức nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh cụm chồi (sau 4 tuần nuôi cấy)

Ánh sáng trong nuôi cấy mô thực vật là ánh sáng nhân tạo, cường độ ánh sáng 1000~5000 lux, 16h chiếu sáng. Để chồi loài lan rừng in vitro phát triển hoàn chỉnh thì cần điều chỉnh cường độ ánh sáng thích hợp. Trong 4 công thức với những dải cường độ ánh sáng khác nhau trong cùng chu kỳ chiếu sáng. Ở CT4, chồi D. nobile được nuôi cấy ở cường độ chiếu sáng 2300 lux đã giúp cây phát triển mạnh nhất (lá mở to, mầu xanh sẫm, bóng; thân mập; bộ rễ phát triển mạnh) (Bảng 11, Hình 3).

Bảng 11. Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đến sinh trưởng chồi

3.3.3. Ảnh hưởng của than hoạt tính (THT) đến khả năng sinh rễ của chồi

Sau 30 ngày nuôi cấy, ở CT2 (bổ sung 0,5g THT/lít môi trường), chồi mập, rễ nhiều nhất (3,46/cây) và số rễ nhiều hơn hẳn các công thức khác ở mức tin cậy 95% (Bảng 12). Tuy nhiên, khi bổ sung tăng dần lượng THT thì chiều cao cây lại theo xu thế giảm dần, điều này có thể do THT ở nồng độ cao đã hấp phụ một số chất điều tiết sinh trưởng tự nhiên và dinh dưỡng nên làm giảm tốc độ sinh trưởng của cây. Vậy, môi trường tối ưu tạo cây hoàn chỉnh cho lan D.nobile là: RE + (10g saccharose+0,5g THT+6g agar)/lít, cường độ ánh sáng 2300lux.

Bảng 12. Ảnh hưởng của than hoạt tính đến khả năng tạo rễ của chồi (sau 30 ngày nuôi cấy)

Nguồn vật liệu ban đầu là quả lan. Khử trùng tối ưu là nhúng quả trong cồn 96% rồi đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Môi trường gieo hạt thích hợp là: MS + (100ml nước dừa + 10g saccharose+6g agar)/lít môi trường. Nhân nhanh in vitro bằng nuôi cấy mô kinh điển: Môi trường nhân nhanh protocorm tối ưu là KC + (100ml nước dừa + 10g saccaroza + 6g agar)/lít; HSN 4,2 lần/8 tuần nuôi cấy. Môi trường nhân nhanh cụm chồi tốt nhất là MS + (100ml ND+10g saccharose+6g agar)/lít, HSN chồi 3,08 lần/8 tuần nuôi cấy.

Nhân nhanh in vitro nhờ nuôi cấy mô cải tiến: kỹ thuật nuôi cấy lỏng lắc nút bông và nuôi cấy lỏng lắc thoáng khí đã tăng HSN protocorm đạt 1,9 và 2,3 lần so với đối chứng. Nuôi cấy đặc, màng lọc thoáng khí làm giảm 25% lượng saccharose bổ sung vào môi trường nuôi cấy và tăng HSN protocorm lên gấp 1,4 lần so với nuôi cấy kinh điển. Nhân nhanh cụm chồi bằng kỹ thuật bioreactor giảm thời gian nhân giống và cải thiện chất lượng chồi.

Môi trường tối ưu tạo cây hoàn chỉnh là RE +(10g saccharose+0,5g than hoạt tính)/lít, cường

độ ánh sáng 2.300lux.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Tiến Bân và nhiều tác giả (2007). Sách Đỏ Việt Nam, Phần Thực vật; NXB. Khoa học Tự

nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

Lê Văn Hoàng (2008). Giáo trình nuôi cấy mô tế bào thực vật. Đại học Đà Nẵng

Trần Văn Huân, Văn Tích Lượm (2007). Kỹ thuật nuôi trồng cây lan. NXB thành phố Hồ Chí Minh.

Dương Đức Huyến (2007). Thực vật chí Việt Nam, 9-

Họ lan (Orchidceae). NXBKH Kỹ thuật

Nguyễn Văn Song 2011). Nhân nhanh in vitro lan Kim Điệp (Dendrobium chrysotoxum)-một loài lan rừng có nguy cơ tuyệt chủng. Tạp chí khoa học ĐH Huế 64:127-136.

Đào Thị Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga (2008). Giáo trình hoa lan. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Kauth P. (2005). In vitro seed germination and seedling development of Calopogon tuberosus and Sacoila

lanceolata var. lanceolata: Two Florida native terrestrial orchids. Master thesis, University of Florida

Kusumoto and Furukawa (1977). Effect of Organic Matter on the Growth of Cymbidium Protocorms

Cultured in vitro, Japan. Soc. Hort. Sci. 45 (4): 421-426.

Shu Fung Lo, Satish Manohar Nalawade, Chao Lin Kuo, Chung Li Cheng and Hsin Sheng Tsay

(2004). Asymbiotic germination of immature seeds, plantlet development and ex vitro establishment of plants of Dendrobium tosaense makino-a medicinally important orchild, In vitro Cellular and Developmental Biology – Plant 40 (5): 528-535.

Tawaro Supavadee, Suraninpong Potjamarn and Chanprame Sontichai (2008). Germination and

Regeneration of Cymbidium findlaysonianum chúng tôi a Medium Supplemented with Some Organic Sources. Walailak J Sci & Tech 5 (2): 125-135.

Nguồn: Vũ Ngọc Lan*, Nguyễn Thị Lý Anh(2013).NHÂN GIỐNG IN VITRO LOÀI LAN BẢN ĐỊA DENDROBIUM NOBILE LINDL.Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nhân Giống Lan Dendrobium Từ Thân Cây Mẹ trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!