Cập nhật nội dung chi tiết về Nhà Vườn Lục Ngạn: Chăm Sóc Vải Thiều Theo Quy Trình An Toàn Sinh Học mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Là vùng trọng điểm sản xuất vải thiều của tỉnh, hiện nay, cùng với việc thu hoạch vải sớm, các nhà vườn trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang tiếp tục chăm sóc diện tích vải thiều chính vụ và vải muộn, bảo đảm chất lượng, sản phẩm an toàn.
Vườn vải thiều chính vụ của gia đình chị Trần Thị Hương, thôn Lâm, xã Nam Dương (Lục Ngạn) được chăm sóc theo quy trình GlobalGAP.
Những vườn vải an toàn sinh học
Những ngày này, vườn vải thiều rộng hơn 3 ha của gia đình chị Trần Thị Hương, thôn Lâm, xã Nam Dương bắt đầu vào cùi, quả lớn nhanh từng ngày. Toàn bộ cây trồng được chăm sóc theo tiêu chuẩn GlobalGAP. “Từ khi nắm chắc kỹ thuật canh tác, vườn vải của gia đình tôi năm nào cũng sai quả, dễ bán. Nếu thời tiết thuận lợi từ nay đến cuối vụ, sản lượng thu được ước gần 70 tấn quả”, chị Hương chia sẻ.
Lục Ngạn có hơn 15 nghìn ha vải, hầu hết diện tích được chăm sóc theo quy trình an toàn sinh học trở lên. Hằng năm, bà con được tập huấn và áp dụng nhuần nhuyễn các quy trình sản xuất vải bảo đảm an toàn. Nhiều chủ vườn ghi lại toàn bộ nhật ký canh tác, giúp truy xuất nguồn gốc dễ dàng”.
Ông Tăng Văn Huy, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện.
Theo ông Nguyễn Văn Thi, cán bộ khuyến nông xã Nam Dương, xã có 470 ha vải thiều canh tác theo quy trình an toàn sinh học, VietGAP; 15 ha vải chăm sóc theo tiêu chuẩn GlobalGAP và được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang Nhật Bản. Với các phương pháp trên, cây vải được người dân chăm bón chủ yếu bằng các loại phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, chất lượng quả vải đẹp, an toàn.
Tương tự, vườn vải thiều hơn 1,5 ha của gia đình ông Trần Ngọc Xuân, thôn Quý Thịnh, xã Quý Sơn nhiều năm trở lại đây cũng được chăm sóc theo quy trình GlobalGAP.
Ông nói: “Cùng với tư vấn của cán bộ khuyến nông, hằng tuần tôi đều ghi nhật ký chăm sóc cho cây. Qua đó nắm chắc các giai đoạn sinh trưởng, phát triển, triệu chứng bệnh để tìm ra phương pháp phòng trừ phù hợp. Năm ngoái, năng suất vải đạt hơn 20 tấn quả; giá bình quân 30-35 nghìn đồng/kg tại vườn, tôi thu lãi hơn 400 triệu đồng. Năm nay, vườn vải cho sản lượng khoảng 30 tấn”. Không chỉ gia đình ông Xuân, hầu hết bà con trồng vải trong thôn đều nắm chắc quy trình trồng vải an toàn.
Hiện huyện Lục Ngạn có hơn 15 nghìn ha vải, hầu hết diện tích được chăm sóc theo quy trình an toàn sinh học trở lên. Nhiều chủ vườn ghi lại toàn bộ nhật ký canh tác, giúp truy xuất nguồn gốc dễ dàng.
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Ngạn, vụ vải năm nay, ước sản lượng toàn huyện đạt khoảng 85 nghìn tấn, trong đó vải sớm khoảng 20 nghìn tấn; vải chính vụ 65-67 nghìn tấn. Trên địa bàn huyện có hơn 200 ha vải được cấp mã vùng trồng để xuất khẩu sang nước có yêu cầu chất lượng cao, trong đó thị trường Nhật Bản là 50 ha vải tại 4 xã: Nam Dương, Hộ Đáp, Tân Sơn và Quý Sơn. Đến thời điểm này, diện tích vải được cấp mã vùng sinh trưởng, phát triển tốt, không bị sâu bệnh gây hại.
Ông Tăng Văn Huy, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện thông tin, vải chính vụ đang ở giai đoạn vào cùi. Dự báo thời gian tới, thời tiết có thể diễn biến thất thường, xuất hiện các đợt nắng nóng gay gắt, nguy cơ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Để bảo đảm năng suất, chất lượng vải, cơ quan chuyên môn chỉ đạo các nhà vườn tập trung chăm sóc, đặc biệt chú trọng cung cấp đủ nước tưới, không để vải xấu mã hoặc nứt, thối vỏ do thiếu nước lâu ngày hoặc thừa nước đột ngột.
Cơ quan chuyên môn khuyến cáo, đối với trà vải sớm, bà con chú ý thu hoạch kịp thời vụ cho mẫu mã đẹp. Thường xuyên kiểm tra vườn vải muộn, tập trung bón phân NPK. UBND huyện chỉ đạo lực lượng chức năng quản lý chặt chẽ việc kinh doanh, buôn bán, sử dụng vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất vải thiều trên địa bàn huyện.
Theo baobacgiang.com.vn
Lịch Sử Phát Triển Cây Vải Thiều Ở Lục Ngạn Bắc Giang
1. Giai đoạn 1960 – 1982
Thời kỳ này được coi là giai đoạn nghiên cứu thực nghiệm, bước đầu xác định được cây vải thiều là cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và đất đai của huyện Lục Ngạn.
Trước năm 1982, cơ cấu kinh tế của huyện được xác định là cơ cấu nông-lâm-công nghiệp. Trong nông nghiệp, tập trung phát triển lúa và màu lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc, mía ở các vùng đất thấp và được quan tâm chỉ đạo như một nhiệm vụ trong tâm trong suốt giai đoạn này. Còn cây lâm nghiệp được phát triển ở mọi vùng đất có độ dốc từ 15 độ trở lên. Các loại cây ăn quả chỉ được trồng rất ít trong vườn các hộ gia đình,
Từ những năm 1970, cây đậu tương ở Lục Ngạn có tốc độ phát triển rất nhanh cả về diện tích và sản lượng. Các giống đậu tương có năng suất cao, phẩm chất tốt được đưa vào trồng tại địa phương. Việc đưa cây đậu tương xuống trồng ở các chân ruộng một vụ lúa là sự sáng tạo của nhân dân các dân tộc trong huyện. Diện tích trồng đậu tương tăng từ 1261 ha năm 1976 lên 2214 ha năm 1982. Do áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất ngày càng tăng, sản lượng đậu tương tăng từ 370 tấn năm 1976 lên 1164 năm 1982. Với kết quả đó, huyện Lục Ngạn đã trở thành một điển hình của miền núi phía Bắc về trồng đậu tương và kỹ thuật đưa đậu tương xuống chân ruộng cấy lúa 1 vụ, phụ thuộc nước trời không ăn chắc đã góp phần đáng kể làm tăng hệ số sử dụng đất, tăng sản phẩm cho xã hội và cải tạo đất trồng trọt.
Cây mía một thời đã được phát triển mạnh, năm cao nhất đã trồng 700 ha mía. Sản phẩm đường thủ công của huyện đã từng nổi tiếng, được nhiều nơi biết đến với tên gọi “đường Chũ”. Để giúp nhân dân chế biến và tiêu thụ sản phẩm mía đường, được sự giúp đỡ của UBND tỉnh Hà Bắc và tỉnh Tây Ninh, huyện đã đầu tư xây dựng dây chuyền ép mía và chế biến đường tinh với công suất 200 tấn/ngày. Ngoài ra Nông trường Quốc doanh Lục Ngạn (thuộc tổng công ty Rau quả Trung ương) cũng có một nhà máy đường cồn đang hoạt động, làm nhiệm vụ chế biến cây mía. Đồng thời, các lò đường thủ công trong nhân dân cũng được phát triển mạnh. Cây mía cũng ít nhiều tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân một số địa phương trong huyện.
Vào cuối những năm 70 đầu những năm 80, nhân dân Lục Ngạn tập trung cao độ cho việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn do Đảng đặt ra, đặc biệt là chương trình “lương thực – thực phẩm”. Huyện đã tập trung mở rộng diện tích, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy trong sản xuất lương thực đã thu được một số kết quả khá. Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 1982 đạt 35.780 tấn (trong đó màu quy thóc 17.604 tấn, chiếm tỷ trọng ~50%).
Để thực hiện chương trình “lương thực – thực phẩm”, huyện đã tập trung làm thủy lợi với khẩu hiệu “Thắt lưng buộc bụng, ăn cháo ăn khoai, làm thủy lợi để con cháu sung sương muôn đời”. Từ phong trào này, xã Quý Sơn đã trở thành lá cờ đầu của cả nước về làm thủy lợi nhỏ và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba. Nhân dân các dân tộc trong huyện đã đào đắp được 190 hồ đập nhỏ và 7 công trình trung thủy nông. Từ chỗ không cấy được lúa vụ chiêm xuân, đến 1982 diện tích lúa chiêm được tưới nước cho 30% diện tích lúa cả năm. Lục Ngạn trở thành huyện có phong trào mạnh về làm thủy lợi và cải tạo đất của tỉnh.
Một thời gian dài, do quan niệm chưa đầy đủ về ăn ninh lương thực và giải quyết lương thực tại chỗ, nên huyện tập trung mọi nguồn lực để phát triển sản xuất lương thực. Diện tích lúa nước có hạn, năm 1982 có 8.860 ha. Để tăng sản lượng lương thực, không còn cách nào khác ngoài việc tăng diện tích cây màu lương thực bằng cách khai phá đất đồi, đất rừng làm nương rẫy, vì vậy diện tích cây màu lương thực năm 1982 lên đến 9.600 ha trong đó có 3.370 ha khoai lang, 2.230 ha ngô, 4.000 ha sắn (năm có diện tích sắn cao nhất đạt 5.689 ha là năm 1978).
Thế mạnh của huyện được xác định trong chăn nuôi là phát triển chăn nuôi trâu, bò và lợn, nhằm cung cấp sức kéo và đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong và ngoài tỉnh. Với định hướng đó, đến năm 1982 đàn trâu cày kéo trong huyện đã lên tới 23.837 con, đàn bò 1.277 con, đàn lợn 33.813 con.
Lâm nghiệp trước năm 1982 tập trung vào việc khai thác gỗ, củi, tre nứa và các sản phẩm từ rừng tự nhiên theo chỉ tiêu khai thác lâm sản được giao trong kế hoạch hằng năm. Kết quả khai thác gỗ hàng năm từ 1.000 – 2.000 m3, củi từ 2.000 3.000 xe, tre, luồng từ 200.000 – 300.000 cây, nứa từ 1,5 triệu cây. Việc trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc cũng được quan tâm chỉ đạo và trở thành phong trào mạnh mẽ trong nhân dân. Nhằm mục tiêu của trồng rừng là phủ xanh đất trống đồi núi trọc, sản xuất gỗ hàng hóa cung cấp cho nhu cầu làm gỗ trụ mỏ và đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân.
Với lâm trường có hàng ngàn công nhân, các đội của Lâm trường đã có mặt ở hầu hết các xã trong huyện để trồng thông, bạch đàn. Phong trào trồng bạch đàn phát triển rất mạnh trong các xã, thông bản trong toàn huyện. Từ đồi núi đến ven các trục đường giao thông, cơ quan, trường học, bệnh viện, đơn vị quân đội đều được trồng bạch đàn, xà cừ hoặc thông. Đến năm 1982 diện tích trồng rừng khu vực quốc doanh là 5.399 ha, khu vực nhân dân là 4.100 ha, trong đó đất trồng rừng khu vực nhân dân hầu hết là đất đồi thấp, cũng là phần diện tích đất đai có khả năng lớn về trồng vải thiều.
Trải qua thời gian dài, nhân dân các dân tộc đã tìm tòi, thử nghiệm trồng nhiều loại cây, nhiều mô hình kinh tế khác nhau. Trong sự tìm tòi sáng tạo đó đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến xuất sắc: đậu tương Tân Mộc, thủy lợi Quý Sơn, trông cây nhân dân Thanh Hải, sản xuất chè, chuối Tân Quang, mía đường Tân Lập…Kết quả của quá trình sản xuất, các sản phẩm trên đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống nhân dân so với thời gian trước đó.
Nguyên nhân của tình trạng nêu trên, trước hết là do chưa xác định được đúng hướng sản xuất, chưa tìm được chủng loại và cây trồng phù hợp. Mặt khác, do ảnh hưởng của cơ chế cũ, nên người dân chưa chủ động trong đầu tư phát triển sản xuất. Việc tổ chức, lựa chọn các loại cây trồng chủ yếu tuân theo kế hoạch rót từ trên xuống, sản xuất không gắn với thị trường. Nhà nước chưa có các chính sách thích hợp để thúc đẩy sản xuất, nhất là các chương trình về quản lý đất đai, khai thác nguồn vốn, về tiêu thụ sản phẩm và lưu thông hàng hóa.
Trong thời gian này, Lục Ngạn được giao nhiệm vụ tiếp nhận dân của một số tỉnh đồng bằng lên xây dựng kinh tế mới. Trong trăm nỗi lo toan cuộc sống mới, trong hành trang của họ đều có giống cây, con đem từ quê như một kỷ vật. Vải thiều và cam Thanh Hà – Hải Dương, nhãn lồng Hưng Yên, hồng Nhân Hậu và chuối tiêu Lý Nhân – Hà Nam đã lần lượt được đem trồng tại Lục Ngạn.
Lúc đầu, các loại cây đặc sản trên chưa được phát triển rộng rãi, chủ yếu trồng trong vườn, xung quanh nhà để cải thiện, nhưng cũng có một số gia đình như cụ Trình, cụ Chiểu (thị trấn Chũ) đã mạnh dạn trồng từ 30-60 cây từ đầu những năm 60, sau 10-15 năm đã cho năng suất ổn định. Người ta nhận thấy cây vải thiều trồng tại Lục Ngạn phát triển tốt, chất lượng cao không kém vải Thanh Hà, sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhận. Từ những năm 1980 các nhà máy đồ hộp ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Sơn Tây đã đến Lục Ngạn mua vải thiều để đóng hộp xuất khẩu. Ngoài ra vải thiều tươi còn được tiêu thụ tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Tuy nhiên sản lượng vải tươi lúc đó chưa nhiều. Do đặc điểm nền kinh tế nước ta bấy giờ, việc mua bán trao đổi hàng hóa thường lấy thóc làm tiêu chuẩn so sánh, để xác định các tỷ lệ trao đổi thích hợp, khi đó nhà máy đổi cho dân 1,2 kg đạm Urê lấy 1kg vải thiều tươi và 1 kg Urê = 3 kg thóc, như vậy 1 kg vải thiều tương đương với 3,6 kg thóc. Thực tế thấy rằng quan hệ đó cơ bản được ổn định cho đến ngày nay. Song cũng có lúc quan hệ trên thay đổi bất thường, giá trị bán 1 kg vải thiều tươi có thể mua được 10 kg thóc.
Từ thực tế trên, đã khiến người dân liên tưởng, so sánh hiệu quả của việc trồng vải thiều với các loại cây trồng khác như sắn, mía, đậu tương, bạch đàn, chè, thậm chí cả lúa. Nhận thấy rằng trồng vải thiều đem lại lợi ích hơn hẳn các loại cây khác. Chính từ đó, phong trào trồng vải thiều trong nhân dân bắt đầu phát triển một cách tự phát. Đến năm 1982 toàn huyện đã trồng 42 ha vải thiều, sản lượng ước tính đạt 100 tấn. Như vậy, trong suốt thời gian dài Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong huyện Lục Ngạn mất nhiều công sức tìm tòi, thử nghiệm và bước đầu đã xác định được vây vải thiều là cây trồng thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của huyện. Sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
2. Giai đoạn 1982 – 1998
Đây là giai đoạn được coi là thời kỳ chuyển dịch một cách toàn diện và sâu sắc cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, theo hướng tăng nhân diện tích cây vải thiều, giảm dần diện tích cây màu lương thực và cây nông nghiệp ngắn ngày.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng kết đầy đủ tính khoa học và thực tiễn của việc trồng cây ăn quả trong thời kỳ 1960 – 1982, đã khẳng định rõ vai trò của cây vải thiều trong nền kinh tế huyện nhà. Huyện ủy – UBND huyện Lục Ngạn đã đi tới một quyết sách có tính quyết định là phát động phong trào trồng vải thiều sâu rộng trong nhân dân. Một quyết tâm chiến lược được đề ra là “di dời kinh đô vải thiều từ Thanh Hà lên Lục Ngạn”
Mặc dù đã có sự chỉ đạo chặt chẽ như vậy, nhưng trong thời gian gần 10 năm đầu (1982 – 1990) diện tích cây vải thiều tăng rất chậm. Nguyên nhân của sự chậm trễ đó là do thiếu các điều kiện để phát triển sản xuất, nhà nước chưa có chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài đến hộ, các đối tượng cho vay của các tổ chức tín dụng lúc đó là HTX và các doanh nghiệp, còn các hộ nông dân chưa được vay vốn để sản xuất kinh doanh, thị tường tiêu thụ mới chỉ tập trung vào một số nhà máy sản xuất đồ hộp xuất khẩu, sức mua hàng năm chỉ ở mức 150 – 200 tấn. Ngoài ra vải thiều tươi còn được tiêu thụ tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phía Nam với số lượng hạn chế. Mặc khác, do cơ chế chính sách của Nhà nước lúc bấy giờ chưa thực sự có tác dụng thúc đẩy lưu thông hàng hóa, càng làm khó khăn hơn cho việc tiêu thụ sản phẩm vải thiều cho nông dân.
Vào cuối những năm 1980 – 1998, dưới tác động tích cực của các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế. Cây vải thiều đã hội tụ đủ các điều kiện để phát triển. Nhà nước đã có chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài đên hộ nông dân. Trong thời gian này, UBND huyện đã giao 23.000 ha đất trống đồi núi trọc cho các hộ. Chính sách tín dụng hướng mạnh vào việc đầu tư cho sản xuất, các hộ nông dân được vay vốn để sản xuất kinh doanh. Song quan trọng hơn là thị trường tiêu thụ nông sản được mở rộng, cùng với thị trường tiêu thụ nông sản được mở rộng, cùng với thị trường trong nước vải thiều còn được bán qua Trung Quốc với số lượng lớn.
Tất cả các yếu tố trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho cây ăn quả nói chung và cây vải thiều nói riêng phát triển với tốc độ nhanh. Đến cuối năm 1998, toàn huyện đã trồng được 10.800 ha cây ăn quả, trong đó 8.000 ha cây vải thiều, diện tích cây trồng các loại cây có giá trị kinh tế thấp như: sắn, ngô, cây công nghiệp ngắn ngày và một phần diện tích cấy lúa 1 vụ không ăn chắc đã được chuyển sang trồng cây vải thiều và các loại vây ăn quả khác.
3. Giai đoạn 1998 đến nay
Là giai đoạn phát triển cây ăn quả theo hướng thâm canh và đa dạng hóa chủng loại cây ăn quả, trong đó chủ lực vẫn là cây vải thiều. Đến 1998, diện tích cây vải thiều tập trung tương đối lớn, khả năng mở rộng diện tích bị hạn chế, vì vậy cần tập trung thâm canh tăng năng suất, nâng cao sản lượng thu hoạch. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, việc tập trung sản xuất với quy mô lớn theo hướng độc canh tất yếu sẽ khó tránh khỏi tổn thất, rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, làm giảm hiệu quả của sản xuất kinh doanh và tính bề vững của nền sản xuất dễ bị đe dọa.
Vì vậy huyện đã chủ trương tiếp tục phát triển mạnh cây ăn quả theo hướng thâm canh và đa dạng chủng loại cây ăn quả, lấy cây vải thiều làm chủ lực. Nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường về các loại hoa quả, nâng cao năng suất chất lượng, rải vụ thu hoạch, phát triển việc làm và tạo ra khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, làm tăng nhanh sản lượng quả trong điều kiện diện tích cây trồng tăng chậm, hạn chế rủi ro tổn thất cho người làm kinh tế vườn và kinh tế trang trại.
Thời kỳ này, một số loại cây ăn quả mới như hồng không hạt, nhãn lồng, xoài và một số giống vải có thời gian thu hoạch khách nhau cho phép rải vụ như U hồng, lai Thanh Hà và một số giống vải Úc, Trung Quốc, Thái Lan…Các giống vải đó đã và đang được đưa vào trồng tại Lục Ngạn. Với định hướng nêu trên, thời vụ thu hoạch vải của huyện trước đây chỉ có 25-30 ngày, thời vụ thu hoạch quả rộ trong khoảng 10-12 ngày, thời gian này giá vải xuống thấp nhất chỉ bằng 50% lúc đầu vụ và cuối vụ. Đến nay, thời gian thu hoạch có thể kéo dài đến 55-60 ngày và giá vải ở thời kỳ đầu vụ, chính vụ và cuối vụ thu hoạch chênh lệch nhau không lớn. Lợi ích của người sản xuất và tiêu dùng được đảm bảo.
Đến cuối năm 2000, toàn huyện đã trồng được 13.739 ha cây ăn quả, trong đó có 11.235 ha vải thiều, 950 ha hồng, 650 ha nhãn. Sản lượng quả tươi đạt 20.120 tấn, trong đó vải thiều là 17.600 tấn. Cùng với việc tuyên truyền đẩy mạnh phát triển diện tích, các cấp, các ngành còn đặc biệt quan tâm đến việc giúp nhân dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hiệu quả. Nhờ có sự vào cuộc tích cực của các nhà khoa học từ Trung ương đến địa phương, cộng với kinh nghiệm chăm sóc cây vải thiều được đúc kết trong thực tiễn lao động thông minh và sáng tạo của nhân dân nên người dân Lục Ngạn đã thực hiện rất hiệu quả các kỹ thuật như: hạn chế cây vải thiều ra quả cách năm bằng việc bón phân khoa học, đúng thời điểm; sử dụng các biện pháp tỉa cành, tạo tán, khoanh cành; rồi thực hiện phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, đặc biệt là cách trị sâu đục cuống quả vải triệt để, đã giúp cho chất lượng quả vải thiều ở Lục Ngạn được nâng cao. Có lẽ hội tụ đủ các yếu tố: điều kiện đất đai, khí hậu mang đặc trưng riêng; sự quan tâm đặc biệt của cấp uỷ đảng, chính quyền và các nhà khoa học; cộng quá trình lao động cần cù, thông minh sáng tạo của nhân dân nên chất lượng quả vải thiều Lục Ngạn mới thơm ngon nổi tiếng không nơi nào sánh kịp: quả vải to đều, chín đỏ đẹp, ăn thơm ngon và ngọt lịm. Thương hiệu vải thiều Lục Ngạn ngày càng nổi tiếng và được khách hàng ở trong, ngoài nước tin dùng, ưa chuộng.
Năm 2005, vải thiều Lục Ngạn đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp văn bằng bảo vệ độc quyền sở hữu công nghệ đối với nhãn hiệu hàng hoá tập thể “Vải thiều Lục Ngạn”. Vải thiều Lục Ngạn còn được tôn vinh ở các hội chợ trong nước và được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của cả nước. Thực tế, sản xuất vải thiều đã mang về cho người dân Lục Ngạn hàng trăm tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc phát triển diện tích vải thiều nhanh ở Lục Ngạn cũng không tránh khỏi một số vùng diện tích vải thiều ở trên đồi cao hoặc ở vùng trũng cây phát triển kém, cho chất lượng và giá trị quả không cao. Để tập trung nâng cao năng suất, sức cạnh tranh và giá trị của sản phẩm vải thiều, những năm gần đây, Huyện ủy – UBND huyện đã tăng cường chỉ đạo cơ quan chuyên môn, tuyên truyền vận động nhân dân tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, đồng thời đẩy mạnh mở rộng diện tích sản xuất vải thiều sạch an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Cùng đó là việc cơ cấu lại vùng cây ăn quả phù hợp. Theo đó một phần diện tích vải thiều ở trên đồi cao đã được nhân dân trồng thay thế bằng rừng kinh tế; một số diện tích vải thiều ở vùng trũng thấp cũng đã được chuyển đổi sang trồng nhãn lồng và các loại cây ăn quả có múi cho giá trị kinh tế cao như cam đường Canh, bưởi Diễn, cam Vinh…
Đến nay, huyện Lục Ngạn có hơn 22.000 ha cây ăn quả, trong đó diện tích vải thiều còn 17.500 ha, và đã có 9.500 ha vải thiều được người dân sản suất theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ đẩy mạnh sản xuất vải thiều chất lượng nên giá trị sản phẩm không ngừng được nâng cao. Trong ba năm gần đây, nguồn thu từ vải thiều luôn đạt hơn 1.000 tỷ đồng. Điển hình như năm 2014, sản lượng vải thiều của Lục Ngạn đạt 130.000 tấn, cho giá trị đạt 1.625 tỷ đồng. Như vậy, từ vùng đất nghèo đói xưa kia, nhờ phát triển cây ăn quả, đặc biệt là vải thiều mà bộ mặt nông thôn mới ngày càng khởi sắc.Có thể thấy, sự phát triển nhanh chóng vùng cây ăn quả Lục Ngạn đã tác động làm thay đổi cơ cấu trong nông nghiệp và các thành phần kinh tế nông thôn; mô hình kinh tế trang trại phát triển mạnh mẽ; huyện có đến 4.486 hộ dân có thu nhập từ 100 đến trên 500 triệu đồng/năm từ vải thiều, trong đó 83 hộ có mức thu từ 300 – 500 triệu đồng. Hiện cây vải thiều vẫn được xác định là cây thế mạnh chủ lực trong tập đoàn cây ăn quả của địa phương.
Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Chăm Sóc Cây Ăn Quả Ở Lục Ngạn
Vài năm trở lại đây, nhiều hộ trồng cây có múi và vải thiều ở Lục Ngạn đã mạnh dạn tiếp cận những giải pháp nông nghiệp mới, ứng dụng chế phẩm sinh học trong trồng và chăm sóc cây ăn quả. Do đó, năng suất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm luôn vượt trội nên đã xuất bán được giá thành cao, qua đó giảm thiểu lớn về chi phí sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, góp phần lớn vào bảo vệ sức khỏe người sử dụng và giảm thiểu tác động tới môi trường.
Vườn cam của hộ ông Ngô Trọng Nam, thôn Giành Cũ, xã Quý Sơn ứng dụng chế phẩm sinh học. Ảnh: Đức Thọ
Gia đình ông Ngô Trọng Nam, thôn Giành Cũ, xã Quý Sơn có 4 mẫu vườn trồng 600 cây cam lòng vàng và 1.300 cây cam ngọt 7 năm tuổi được chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông Nam chia sẻ: “Những năm trước, gia đình tôi hầu hết sử dụng phân bón hóa học để bón cho cây cam. Trong quá trình bón phân, luôn tuân thủ đúng thời gian cách ly an toàn giữa thời điểm bón phân và thời điểm thu hoạch. Tuy nhiên, sử dụng phân bón hóa học giá thành cao, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của chính mình. Xuất phát từ thực tế này, hai năm trở lại đây, gia đình tôi đã mạnh dạn chuyển đổi sang sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất cam. Tùy từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây mà tôi lựa chọn cách pha chế chế phẩm sinh học sao cho phù hợp”.
Việc sử dụng chế phẩm cũng khá công phu. Nhưng cái được lớn nhất là không ảnh hưởng đến môi trường và an toàn với sức khỏe người trồng cam. Là người trồng cam lâu năm, bằng kinh nghiệm của bản thân, ông Nam đã đúc rút ra nhiều kỹ thuật đơn giản, an toàn và hiệu quả như: dùng vỏ trấu ủ với phân lợn, gà kết hợp với phân xanh, rơm, rạ để có phân bón; ngâm đậu nành, ngâm xương cá để bón tăng hàm lượng đạm cho cây cam. Ngoài ra, ông còn sử dụng dung dịch tỏi, ớt để phun trừ rầy; nước cây bồ hòn để trừ sâu vẽ bùa; tro bếp trừ sâu đục thân…
Cũng như gia đình ông Nam ở Quý Sơn, hộ anh Hà Văn Pợ ở thôn Đèo Cạn, xã Kiên Thành là một trong những hộ gia đình lao động và sản xuất giỏi của huyện. 5 năm trở lại đây, gia đình anh đã mạnh dạn tiếp cận những giải pháp nông nghiệp mới, ứng dụng chế phẩm sinh học Vườn sinh thái cho vườn vải nhà mình. Chính vì thế, vườn vải nhà anh luôn vượt trội về năng suất, chất lượng và mẫu mã nên đã xuất bán được giá thành cao, đồng thời cũng giảm được rất nhiều về chi phí sử dụng phân bón hóa học cũng như thuốc bảo vệ thực vật.
Đồng hành cùng người trồng vải, cam trong nhiều năm qua, huyện Lục Ngạn cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tích cực chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất. Việc này được thực hiện đồng bộ từ khâu giống, quy trình chăm sóc, quy trình bón phân, kỹ thuật bảo vệ thực vật.
Theo thống kê hiện nay, tổng diện tích cây ăn quả toàn huyện đạt 25.000 ha, trong đó, diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 10.700 ha (tăng 8.900 ha so với năm 2012); duy trì 18 mã số vườn được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp cho 394 hộ sản xuất vải thiều xuất khẩu vào thị trường Mỹ tại các xã Hồng Giang, Giáp Sơn, Tân Mộc, Biên Sơn, Tân Quang, Tân Sơn và Kiên Lao với diện tích 217,89 ha; nhãn có diện tích là 825 ha.
Cây có múi ngày càng được mở rộng, tổng diện tích 5.290 ha. Giá trị từ cây ăn quả đạt 3.064 tỷ đồng; 100% diện tích trên được sử dụng chế phẩm sinh học an toàn và thân thiện với môi trường. Bên cạnh việc sử dụng chế phẩm sinh học để diệt trừ các loại sâu hại, chế phẩm sinh học còn được sử dụng trong xử lý phân chuồng mục. Ngoài tác dụng xử lý phân chuồng mục, chế phẩm sinh học còn tạo ra nấm đối kháng trichoderma chống lại nấm thối rễ trên cây cam.
Quả mọng nước, vị ngọt đậm, thơm đặc trưng đã làm nên thương hiệu riêng biệt của vải thiều và trái cam ngọt, cam lòng vàng của Lục Ngạn. Cùng với việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, người trồng cam Lục Ngạn cũng đang tích cực, mạnh dạn sử dụng các chế phẩm sinh học an toàn với sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng. Qua đó, góp phần duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng, tính an toàn tuyệt đối của cam, vải Lục Ngạn đối với người tiêu dùng./.
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Vải Thiều
Lịch thực hiện ở các giai đoạn cụ thể như sau:
1. Giai đoạn ngay sau khi thu hoạch quả 15/6 – 30/6:
Lúc này vườn cây vừa thu hoạch xong, tán cây sơ xác, một số đầu cành không cho quả đã chớm bật lộc, trong tán mầm cành vượt chớm bật, khi đó cần thực hiện các biện pháp sau:
Tỉa bỏ những cành già cỗi, cành khuất, mầm cành vượt trong tán ngoài mong muốn. Cắt bấm phần ngọn những đầu tán lá ( phần cuống hoa, cuống chùm quả còn sót lại) để tạo tán tròn đều, tạo điều kiện để mầm lộc thu mọc đồng thời cùng lúc.
2. Giai đoạn từ sau 30/6 – 15/7
Lúc này vườn cây vừa được cắt tỉa thông thoáng, khi đó cần bón phân thúc lộc hè và thu.
– Về cách bón: Cần đào 6-10 rạch mỗi rạch dài 0,5-1,0 m: rộng 20-30 cm, sâu 20-25 cm ở vị trí vành tán cây theo hình chiếu. Tiến hành rải phân hoá học xuống dưới, phân chuồng hoặc phân xanh lên trên rồi lấp đất đậy kín phân.
– Loại phân: bón phân ở thời điểm này để phục hồi và phát triển rễ, lá nên chủ yếu dùng loại phân giàu đạm và lân như: Urê, Suppe lân, đồng thời cần bón thêm phân chuồng hoặc phân xanh. Ngoài ra có thẻ dùng phân NPK có hàm lượng đạm, lân cao như (NPK 16-16-8) và phân vi sinh để thay thế 1 phân đơn, một số chế phẩm bón lá như Vườn Sinh Thái…
– Về lượng bón: Tuỳ theo độ màu mỡ của đất, năng suất qủa vừa thu hoạch trước đó hoặc sức sinh trưởng của cây (thể hiện thông qua màu sắc bộ lá) để quyết định lượng bón, trung bình có thể áp dụng theo mức sau: Urê 0,3-0,5 kg + Suppe lân 0,5-1 kg + phân chuồng 5-10 kg/10m2 tán lá.
3. Giai đoạn từ sau 15/7 – 31/10
Đây là giai đoạn phát triển bộ lá chuẩn bị cho vụ quả năm sau. Giai đoạn này, thông thường cứ 40 – 45 ngày thì cây vải trẻ khoẻ sẽ ra được một đợt lộc.
a) Trong thời kỳ 1/7 – 31/8 là lúc cây vải ra lộc hè
Đợt lộc hè 1 ra cuối tháng 6 đầu tháng 7, đợt này mầm lộc có ít lá, có chiều dài hạn chế, đợt lộc hè 2 ra trong tháng 8 có mầm lộc khá dài, mang nhiều lá. Trong giai đoạn này cần kiểm tra vườn phát hiện sâu đục thân, cành và sâu ăn lá, nếu có cần: Phun thuốc diệt sâu để bảo vệ bộ lá ở thời điểm lá non còn mầu đỏ hoặc phớt hồng. Tìm bắt sâu (nhậy) đang ở đục trong thân, cành cây vải. Bón bổ sung thêm urê, lân cho riêng những cây sinh trưởng yếu, màu sắc lá hơi vàng hoặc bật lộc muộn hơn các cây khác.
– Cách bón: Hoà loãng phân tưới vào trong tán cây sau khi trời mưa ẩm đất hoặc rắc phân rồi bơm nước để tan phân.
3.2 Ở thời kỳ từ 1/9 – 31/10
Đây là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến việc phát triển hoa quả của cây vải. Để cây vải chính vụ có thể phát hoa đúng thời điểm, có chùm hoa lớn cho năng suất cao thì đợt lộc cuối cùng phải nhú trước 31/10, khi đó đợt lộc thu phải nhú trước 15/9. Cụ thể với từng lại cây:
* Với cây vải trẻ khoẻ: Nếu sau 15/9 cây mới chớm nhú lộc và có khả năng ra tiếp 1 đợt lộc nữa thì có thể bón thúc thêm phân để bộ lá sớm thành thục kịp ra đợt lộc cuối cùng trong tháng 10. Khi bón phân cần chú ý không được bón với lượng lớn, bón sâu mà chỉ nên hoà loãng phân đạm để tưới hoặc phun phân lên lá, sau đó bơm tưới nước cho những cây ở nơi cao, vườn khô.
* Với cây vải trung tuổi: sức sinh trưởng đã hạn chế hoặc cây trẻ nhưng phát triển kém nên có đợt lộc cuối cùng ra cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10. Khi đó có thể tưới urê loãng để bản lá được to rộng, lá dầy xanh đậm nhưng tránh bón sâu, bón quá nhiều đẫn đến ra cây lộc đông.
Ở giai đoạn này cần chú ý phòng trừ nhện lông nhung hại vải. Đối với những vườn, những cây đã có nhện lông nhung hại nặng trước đó thì sau khi cây nhú đợt lộc cuối thu phải phun trừ sớm bằng các loại thuốc đặc hiệu như: pegasus 500ND, Ortus 3SC, Regent 800 WG…
4. Giai đoạn từ 1/11 – 25/12
Lúc này vườn vải có thể có nhiều dạng cây có sức sinh trưởng khác nhau
* Đối với cây vải khoẻ có bộ lá dầy xanh đậm biểu hiện sức sinh trưởng tốt, đã nhú đợt lộc cuối cùng trong năm vào tháng 10 thì không được tưới ẩm cho vườn vải, ngoài ra cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật sau:
– Tiến hành cuốc vỡ lật đất thành một vành tròn theo tán cây có độ rộng 50-70cm , sâu 10-15 cm để chặt đứt bớt 1 phần lớp rễ tơ đang hoạt động mạnh. Thời điểm cuốc khi lớp lá non của cây vải ra trong tháng 10 bắt đầu chuyển sang dạng lá bánh tẻ.
Đồng thời tuỳ theo sức sinh trưởng của cây để khoanh tiện từ 1-3 vòng tròn/cành (cây xanh đậm tốt lá tiện nhiều vòng và ngược lại). Vòng khoanh này cách vòng khoanh kia từ 1-2cm. Chú ý dùng dao sắc mỏng tiện vừa hết lớp vỏ, không được bóc bỏ vỏ để lộ phần lõi gỗ, vị trí tiện tại chỗ cành đạt đường kính từ 2-4cm (những cành bé hơn hoặc cằn cỗi thì không tiện thời điểm khoanh cành là ngay sau khi cuốc xong gốc).
* Đối với cây có sức sinh trưởng khoẻ nhưng phát lộc chậm (Đợt lộc thu ra vào cuối tháng 9) triển vọng còn ra tiếp 1 đợt lộc đông vào tháng 11 thì khi lớp lá ra trong tháng 9 chuyển từ mầu xanh non sang dạng lá bánh tẻ phải thực hiện ngay 3 biện pháp kỹ thuật nêu ở trên. Nhưng chú ý cần cuốc vành tán rộng và sâu hơn, tiện khoanh cành nhiều vòng hơn.
Ngoài ra có thể còn áp dụng thêm các biện pháp kỹ thuật sau:
+ Nếu sau 18/11 dương lịch cây mới chớm nhú lộc đông thì dùng thuốc diệt cỏ (Ron star) phun với nồng độ như trừ cỏ lúa diệt mầm lộc ngay.
+ Nếu còn thấy cây ra tiếp mầm lộc nào thì phải ngắt bỏ (bằng kéo hoặc tay bấm). Chú ý khi cắt lộc đông thì lên cắt sớm trước lúc lá lộc xoè ra, chỉ cắt 3/4 phần mầm non phía trên, để chừa lại 1 phần cuống phía dưới nơi tiếp giáp với phần cành đã ra kỳ trước.
* Đối với cây vải trung tuổi sức sinh trưởng hạn chế hoặc cây trẻ nhưng phát triển kém: những cây này không có khả năng ra lộc đông thì không áp dụng các biện pháp tiện cành hoặc ngắt lộc.
5. Giai đoạn từ 25/12 năm trước – 25/2 năm sau
L úc này vườn vải ở thời kỳ phân hoá phát triển chùm hoa nhưng chưa đến thời điểm nở hoa đực. Năm nào có mùa đông lạnh và khô thì có nhiều thuận lợi cho việc phân hoá hoa để có thể cho nhiều hoa, nếu năm nào có mùa đông ấm và ẩm thì cây có ít hoa. Ở giai đoạn này cần chú ý : khi vườn vải có cây bắt đầu phát mầm hoa ở ngọn, lúc mầm hoa dài trên 5,0cm cần kiểm tra xem có lá kèm xuất hiện đồng thời với mầm nụ không. Nếu có phải kịp thời ngắt bỏ riêng lá kèm đó ngay.
Tiến hành bón phân thúc hoa: Lượng bón dùng 0,15 kg Urê + 0,5-1 kg lân + 0,1-0,2 kg kali để bón cho 10m2 tán . Ngoài ra có thể dung phân NPK loại dầu lân ít đạm, ít kali như NPK(5-10-3) để bón.
Cách bón tốt nhất để cây sử dụng được phân ngay và có hiệu quả cao là bỏ riêng rẽ từng loại phân nêu trên thành từng điểm vào khe hở của dải đất xung quanh tán đã được cuốc lật đầu mùa đông, mỗi loại phân thả thành 3-5 điểm. Sau đó tiến hành hoạt động bơm nước xả trực tiếp vào đó cho phân tan và ngấm xuống phần rễ đang hoạt động bên dưới. Nếu trong điều kiện không có nước tưới thì rải đều phân lên bề mặt vành tán phía trong sau đó phủ kín bằng một lớp đất.
Sau khi bón cần tưới nước từ 2-3 lần theo cách trên, nhưng không nên phun ướt cả bề mặt của tán cây gây lãng phí nước, hiệu quả không cao.
Khi vườn vải đã phát triển chùm hoa tương đối hoàn chỉnh sẽ thường xuất hiện nhiều loại sâu tơ, sâu xanh, sâu đo ăn nụ hoa. Vì vậy, cần kịp thời diệt trừ sớm bằng các loại thuốc trừ sâu thông thường: Padan 95SP; Sherpa 25EC; Dipterex…
6. Giai đoạn từ 25/2 – 25/3
Đây là thời kỳ cây vải nở hoa, chú ý thời điểm ngay trước và trong khi hoa vải nở không được bón phân giàu chất đạm, hoặc phân bón lá sẽ làm rụng hoa và quả non. Giai đoạn này thời tiết có vai trò rất quan trọng quyết định tỷ lệ đậu quả và năng suất vải. Ở giai đoạn vải nở hoa cái, nếu thời tiết ít mưa phùn, không quá lạnh và ẩm ướt, có những ngày nắng nhẹ hoặc khô hanh xen kẽ thì rất thuận lợi cho vải nở hoa và đậu quả. Khi đó không cần sử dụng các loại thuốc đậu quả mà vườn vải vẫn có tỷ lệ đậu quả cao. Ngược lại nếu thời tiết có nhiều bất thuận như có mưa phùn kéo dài, nhiệt độ thấp dưới 18 o C vào đúng thời kỳ vải nở hoa cái rộ thì sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng đậu quả của cây vải. Để chủ động hạn chế tác động xấu của thời tiết, nhà vườn cần áp dụng các biện pháp sau:
– Phun phòng nấm bệnh sương mai, thán thư hại vải khi thấy cây bắt đầu nở hoa đực bằng thuốc Ridomil 72 WP; Benlate 50WP…Trong những ngày mưa mà vải đang nở hoa cái rộ nên dùng nilon trắng trong có đủ độ rộng quây thành vòm che kín tán cây tránh mưa và gió lạnh.
– Vào cuối tháng 3 sau khi vải nở hoa cái khoảng 15 ngày lúc này thường xuất hiện một lứa sâu mới ăn quả non và gặm cuống quả. Do đó phải tiến hành phun diệt kịp thời bằng các loại thuốc trừ sâu thông thường. Chú ý trước khi phun nên đi rung nhẹ cho nhị hoa đã khô đang bám trên chùm quả rụng bớt.
7. Giai đoạn từ 25/3 – 25/5
Đây là thời kỳ cây vải tập chung dinh dưỡng nuôi quả, nếu cây vải được chăm sóc bón phân tưới nước đầy đủ và đúng cách sẽ cho quả to, mẫu mã đẹp, giá trị được nâng lên rõ rệt. Các biện pháp kỹ thuật cần áp dụng như sau:
* Sau khi vải đậu quả được 10 – 15 ngày cần bón bổ sung phân đạm và Kali để quả vải có vỏ dày sau này quả lớn ít bị nứt và duy trì mầu sắc lá khoẻ đảm bảo nuôi quả tốt. Lượng bón: dùng 0,1-0,2 kg urê bón cho 10m2 tán. Cách bón rắc đều urê vào trong tán cây sau đó bơm nước đẫm cho tan phân và đủ ngấm ẩm. Sau khi bón phân đạm bổ sung khoảng 5 ngày cần bơm thêm 1 đợt nước. Ngoài ra có thể dùng các loại phân giàu đạm như: phân gia cầm, phân chuồng, phân NPK… để bón thêm hoặc thay thế. Chú ý lượng phân bón lúc này nhiều ít tuỳ thuộc vào độ sai quả của từng cây để sử dụng cho phù hợp. Đối với những loại phân này cần rải lên bề mặt phía trong tán cây rồi phủ kín bằng một lớp đất mỏng.
* Sau khi bón đạm từ 15-20 ngày (khoảng từ mùng 1 – 10/4) lúc này quả vải to bằng hạt lạc thì tiến hành bón kali nuôi quả lần 1, sau lần 1 khoảng 15-20 ngày thì bón kali nuôi quả lần 2. Lượng bón này tuỳ theo độ sai quả và loại đất (nếu là đất cát thì bón nhiều hơn) mức trung bình mỗi lần bón 0,1-0,2 kg/10m2 tán. Cách bón: rải đều kali vào trong bóng tán cây rồi bơm nước khắp bề mặt cho tan phân và ngấm ẩm.
Riêng đối với những cây sai quả, hoặc cây già, cằn yếu có thể bón tăng cường thêm 1 đợt phân nữa vào khoảng 10-20/5 (trước khi thu quả khoảng 15 ngày). Lượng phân bón dùng thêm 0,15 kg urê + 0,1-0,2 kg kali/10m2 tán, bón theo cách rải đều kali vào trong bóng tán cây rồi bơm nước tưới ẩm.
Vào thời điểm giữa tháng 5 thông thường sẽ xuất hiện 1 lứa sâu đục cuống quả vải, vì vậy nhà vườn cần chủ động phun phòng bằng các loại thuốc đặc hiệu nhanh phân huỷ như: Rengent; Shecpa liều lượng theo hướng dẫn ở vỏ bao bì.
8. Giai đoạn từ 25/5 – 15/6
Đây là thời kỳ vải chín, quả chuyển dần từ hồng sang chín đỏ và phẳng các gai. Chủ vườn chỉ nên thu hoạch khi quả vải đã chín đỏ hoặc chín trắng (có vỏ rất mỏng, mặt trong vỏ xuất hiện các chấm hồng) vì lúc này quả vải đạt độ đường lớn nhất, có trọng lượng cao nhất mẫu mã đẹp.
(TheoTrung tâm KNKN Bắc Giang)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nhà Vườn Lục Ngạn: Chăm Sóc Vải Thiều Theo Quy Trình An Toàn Sinh Học trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!