Cập nhật nội dung chi tiết về Nguyên Liệu Trong Sản Xuất Phân Bón Vô Cơ Và Đặc Tính Nguyên Liệu – Công Ty Tnhh Hoa Tín mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1.1. Đạm
* Ba nguồn chính của nitơ, được sử dụng trong nông nghiệp là urê, amoni và nitrat
* 2 dạng đạm chính:
Ammonium NH4+ :
Tính chua sinh lý.
Đất giữ dạng hấp thu trao đổi hạn chế rửa trôi
– Nitrat NO3- :
Phân kiềm sinh lý
Hòa tan mạnh trong nước, cây dễ hấp thu nhưng dễ bị rửa trôi.
Thích hợp cây vụ đông, vùng khô hạn, đất mặn, thành phần cơ giới nặng, đất chua.
Kém hiệu quả cây lúa
* Điều kiện áp dụng
– Đạm Nitrat có tác dụng trong điều kiện khô hạn.
– Đạm amon hiệu quả hơn trong điều kiện ẩm.
Nguyên liệu sản xuất Đạm amon
– NH4CL: 24-25%N và 75%Cl
Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất phân đạm Amonium Clorua. NH4Cl chứa 24-25%N và 75%Cl-. Amôn clorua không được ưa chuộng vì: gây chua và để lại ion Cl- tồn dư trong đất. Cl- tích lũy nhiều có thể gây mặn và ảnh hưởng xấu đến hệ sinh vật trong đất. Một số cây hạn chế sử dụng amôn clorua như: thuốc lá, thuốc lào, hành, tỏi, khoai tây, cà chua, cỏ chăn nuôi, cà rốt, đậu rau …
– SA: 20-21%N và 23-24%S
Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất Đạm SA, chỉ có 1 số là sản phẩm phụ của các nhà máy sản xuất gang, thép. Đạm SA chứa 20-21%N và 23-24%S. Phân amôn sufat (SA) có thể làm chua đất, khắc phục bằng cách kết hợp với các loại phân lân kiềm như phân lân nung chảy hoặc bột phôtphorit. Là loại phân tốt vì có cả N và S, hai chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Có tác dụng nhanh đối với các loại cây trồng, cảnh giác khi bón cho cây con vì dễ bị cháy lá.
– Ure: 44-48% N
Có 2 loại chính: Hạt nhỏ và hạt ngố (hạt đục, hạt to).
Loại phân sử dụng tốt cho nhiều loai cây trồng khác nhau, trên các loại đất khác nhau, nhưng đặc biệt thích hợp trên đất chua, bạc màu, đất rửa trôi mạnh. Bón lót, bón thúc bón vào đất hoặc phun qua lá. Trong các loại phân đạm, ure thích hợp nhất cho việc bón trên lá.
Để tránh quá trình amon hóa phân ure trên đất có thể dẫn đến mất đạm, cần bón sâu vào đất. Do hàm lượng dinh dưỡng có trong phân cao trộn đất bột, phân chuồng để bón
– NH4HCO3: 17,5%N
– DAP: 18-20% N và 46-50%P2O5
– MAP: 12%N và 61%P2O5
* Nhóm tính axit (chua): NH4CL; SA
* Nhóm trung tính: Ure
* Nhóm kiềm (tạm thời): NH4HCO3
Nguyên liệu sản xuất Đạm Nitrat
– NaNO3: 16% N và 25% Na2O
– Ca(NO3)2: 15-15,5%N và 25%CaO
– Canxi-magiê nitrat: 13-15%N và 8%MgO
– KNO3 : 13%N và 44%K2O
– NH4NO3: 33-35%N ở cả 2 dạng NH4+ và NO3-
– Tan tốt trong nước
– Dễ hút ẩm
– Dễ phân hủy và dễ rửa trôi
– Tác dụng nhanh với cây trồng. Tuy nhiên ít sử dụng vì khó bảo quản dễ cháy nổ và kém hiệu quả
* Nhóm phân chua sinh lí: NH4NO3
* Phân kiềm mạnh: Ca(NO3)2
1.2. Lân
Gồm nguyên liệu lân:
Super lân
Ưu điểm: Supe lân có tính axit và dễ tan trong nước, cây hấp thụ tức thời, có tính dẻo nên dễ ve viên tạo hạt.
Nhược điểm: Màu tối (xám) và hàm lượng lân thấp nên chủ yếu được sử dụng trong việc sản xuất phân NPK có hàm lượng thấp và trung bình (tổng NPK < 25%) và có màu tối (không sử dụng trong sản phẩm NPK có màu sắc sáng vì khó phối màu). Riêng Supe lân trắng Trung quốc có thể sử dụng trên dây chuyền tạo hạt 1 màu hàm lượng cao.
2. Lân nung chảy
– Ưu điểm: Có tính kiềm (pH: 8 – 8,5), không tan trong nước (Chỉ tan trong axit nhẹ hoặc axit do dễ cây tiết ra), dễ tạo hạt, làm hạt cứng (nhân hạt) dễ sấy khô.
– Nhược điểm: Màu tối (đen, xám đen) và hàm lượng lân thấp nên chủ yếu được sử dụng trong việc sản xuất phân NPK có hàm lượng thấp và trung bình (tổng NPK < 25%) và có màu tối (không sử dụng trong sản phẩm NPK có màu sắc sáng vì khó phối màu).
Công ty sản xuất : Lân nung chảy Ninh Bình, Văn Điển, Lâm Thao
3. MAP
– Ưu điểm: MAP có hàm lượng lân cao (từ 40 – 50% P2O5 hữu hiệu) và có chứa cả Đạm (từ 8-10%N), dạng bột có tính dẻo nên được sử dụng nhiều trong tạo hạt phân bón có hàm lượng NPK cao.
– Nhược điểm: Giá thành cao, trong sản phẩm chỉ có hàm lượng lân và đạm không chứa các
nguyên tố khác như Canxi, Magie, lưu huỳnh, silic.
4. DAP
– Ưu điểm: DAP có hàm lượng lân cao (từ 44 – 45% P2O5hh) và có chứa cả Đạm (từ 10 –16%N), hạt đẹp có tính dẻo nên được sử dụng nhiều trong phối trộn phân hỗn hợp (3 – 4 màu) hoặc nghiền để dùng tạo hạt phân bón có hàm lượng NPK cao.
– Nhược điểm: Giá thành cao, phải nghiền (trừ sản phẩm DAP bột) nếu sản xuất phân bón công nghệ 1 hạt, trong sản phẩm chỉ có hàm lượng lân và đạm không chứa các nguyên tố khác như Canxi, Magie, lưu huỳnh, silic.
* Nhóm tính chua: Super lân; MAP; DAP
* Nhóm tính kiềm: Lân nung chảy
1.3. Kali
Gồm 3 nguyên liệu:
KCL (kali đỏ)
K2SO4 (kali trắng)
Kali Magie Sunphat
* Phân chua sinh lí
Nguyên Liệu Và Công Nghệ Sản Xuất Quyết Định Chất Lượng Phân Bón “D.a.p Xanh Ngọc Nông Sản”
Nhu cầu về phân bón DAP cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay vào khoảng một triệu tấn/năm. Ngoài lượng hàng sản xuất trong nước tại nhà máy DAP Đình Vũ và DAP Lào Cai thì mỗi năm nước ta còn phải nhập khẩu khoảng 600.000 – 700.000 tấn DAP các loại. Mỗi một loại DAP thường có màu sắc, hàm lượng dinh dưỡng và độ tan khác nhau. Nếu phân bón DAP hàm lượng dinh dưỡng không đảm bảo, độ tan chậm,… thì không thể nuôi dưỡng tốt cho cây trồng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có được loại DAP thực sự tốt, hàm lượng dinh dưỡng đảm bảo theo tiêu chuẩn (64%), hàm lượng P205 hoà tan trong nước cao và sản phẩm tan nhanh giúp cho cây trồng phát triển mạnh, đảm bảo năng suất cây trồng cao, chất lượng nông sản tốt?
Trong công tác sản xuất phân bón, để có sản phẩm DAP chất lượng tốt, độ tan nhanh, ngoài yếu tốt kỹ thuật về công nghệ thì quan trọng nhất là chất lượng và chủng loại Quặng Apatit. Tuy nhiên, tình trạng chung về chất lượng Quặng Apatit của những mỏ quặng đang được khai thác ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đang có dấu hiệu suy giảm dinh dưỡng khá nhiều so với trước kia. Điều đó khiến các loại DAP của các nhà sản xuất sử dụng loại quặng này có hàm lượng dinh dưỡng không đảm bảo đủ 64% và độ tan thấp hơn. Đặc biệt, các loại DAP này thường bị bạc màu nhanh hơn do phải nhuộm với liều lượng thuốc nhuộm nhiều, giá trị dinh dưỡng không đảm bảo cho cây trồng hấp thụ đầy đủ.
Nắm bắt được điều này, Apromaco đã không ngừng nghiên cứu để phát hiện và đưa vào khai thác những mỏ quặng mới, giàu dinh dưỡng nhất, ở cả trong và ngoài nước. Từ nguồn nguyên liệu tốt này sẽ sản xuất ra những sản phẩm DAP có dưỡng chất hoàn hảo, tan nhanh hoàn toàn 100% trong nước, giúp cây trồng hấp thụ dưỡng chất với mức độ tối đa. Một trong các sản phẩm đó là “DAP 64% XANH NGỌC NÔNG SẢN” với chất lượng vượt trội, hàm lượng Nitơ tổng đạt trên 18% (trong khi các loại DAP xanh hiện có thấp hơn mức công bố 18%); Lân P2O5 hữu hiệu đạt trên 46%; Lân tan trong nước đạt trên 41% (cao nhất trong tất cả các loại DAP hiện có trên thị trường ở Việt Nam).
Kết quả thử nghiệm hoà vào nước mẫu DAP 64% XANH NGỌC NÔNG SẢN cho thấy sau 15 phút, hạt DAP 64% XANH NGỌC NÔNG SẢN đã tan hoàn toàn (thậm chí sau 5-7 phút đã tan hoàn toàn), không để lại cặn hay xác hạt. Cùng thời điểm thử nghiệm hoà nước 3 loại DAP xanh khác hiện có trên thị trường ở Việt Nam thấy sau 15 phút các hạt DAP của cả 3 mẫu này vẫn còn nguyên hạt. Thậm chí có loại ngâm suốt 48 giờ đồng hồ mà vẫn còn nguyên các hạt. Cả 3 loại DAP xanh này có thời gian tan chậm hơn nhiều so với DAP 64% XANH NGỌC NÔNG SẢN và sau khi tan vẫn để lại cặn lắng, thậm chí có loại còn để lại nguyên cả hạt.
Video kết quả thử nghiệm độ tạn của các loại DAP xanh trên thị trường:
“DAP 64% XANH NGỌC NÔNG SẢN” đã thực sự làm sống lại thời kỳ hoàng kim của DAP Xanh ngọc truyền thống vào thập niên 90 trước đây vốn đã quen với người nông dân Việt Nam nhưng bấy lâu nay vắng bóng trên thị trường. “DAP 64% XANH NGỌC NÔNG SẢN” với màu xanh trong vắt như ngọc bích, hạt bóng tự nhiên, tròn đều, tan nhanh 100%, đảm bảo đầy đủ tính năng vượt trội như:
Thiên Lương
Cây Nguyên Liệu Hoa Sứ Thái
Cây hoa sứ Thái có dáng thân to với bộ rễ vô cùng đẹp mắt, là loại cây cảnh được nhiều người ưa chuộng trồng làm cảnh chưng ngày Tết, trang trí nhà cửa, văn phòng…
Đặc điểm của hoa sứ Thái
Cây hoa sứ thái là loại cây mọng nước, có tên khoa học là Adenium obesum thuộc họ Apocyanaceae. Cây sứ khá dễ trồng, và có khả năng nhân giống nhanh, có thể ghép nhiều giống sứ với nhau để hoa có màu sắc bắt mắt.
Cây có gốc thân to thường được gọi là củ, lá hình thuyền xanh mướt, hoa sứ dạng hình phễu nhỏ với 5 cánh như hoa loa kèn. Hoa sứ khi nở có dạng chùm thường tập trung ở đỉnh, hoa lớn nở trước hoa nhỏ nở sau, khoảng 8-10 ngày hoa mới tàn nên khoảng thời gian để hoa nở hết khá lâu.
Với đặc điểm cây gồm nhiều nhánh, nhiều hoa nên hoa sứ nở gần như quanh năm nên được nhiều nghệ nhân chọn để uốn nắn tạo hình thành cây kiểng rất đẹp.
Ngoài vẻ đẹp thẩm mỹ, theo phong thủy cây hoa sứ còn mang đến nhiều may mắn cho gia chủ, giúp công việc thêm phát đạt, cuộc sống vui vẻ, gia đình thêm sung túc và thịnh vượng. Vì vậy, cây sứ được rất nhiều người ưa thích, bởi trồng sứ còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ vườn.
Chăm sóc cây sứ thái
Cây sứ nguyên liệu
Có 2 cách để nhân giống sứ là gieo hạt và giâm cành nhưng thông thường người chơi sứ đều dùng phương pháp giâm cành vì thời gian sẽ nhanh hơn.
Bạn cũng có thể mua các loại cây sứ nguyên liệu bên ngoài thị trường để về chăm sóc và bón tỉa. Thị trường cây sứ nguyên liệu hiện nay rất đa dạng và phong phú với sứ nguyên liệu loại 1, loại 2, loại 3 để bạn thoải mái lựa chọn.
Cây sứ nguyên liệu là cây đã được cắt tỉa gọn, chưa có hình dáng nhất định mà vẫn cần phải tiếp tục cắt tỉa, tạo dáng và chăm sóc của bàn tay con người mới được hoàn thành.
Những cây sứ nguyên liệu này thường được bán không có chậu đựng mà được trồng tạm trong bịch nilong hoặc túi nhựa, người mua sẽ mang về tự chăm sóc và tạo kiểu dáng theo ý thích của họ.
Chuẩn bị đất trồng và nước tưới
Cây sứ Thái là loại cây không kén đất trồng nhưng để cây sinh trưởng và phát triển tốt thì bạn nên trồng cây trên đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Bạn có thể tạo hỗn hợp đất trồng gồm: tro trấu hạt to (40%), bột dừa (20% – 30%), phân bò bóp nhuyễn (10%), vỏ đậu phộng (10%), vỏ trấu tươi (10%).
Tất cả ủ trong khoảng 15 ngày, có thể bổ sung thêm Dynamic Lifter xen kẽ với bánh dầu bột trên mặt chậu cho cây sau khoảng 2 tháng trồng.
Nước tưới cho cây phải đảm bảo không bị nhiễm mặn hay nhiễm phèn hoặc còn chất clo thì cây sứ mới phát triển tốt. Khi tưới tốt nhất là tưới trực tiếp vào gốc với lượng nước vừa đủ tránh việc sử dụng bình phun tưới phủ trên bề mặt đất, không đủ nước cho cây thì cây sẽ bị rụng và vàng lá.
Chọn giống và trồng cây hoa sứ
Sứ Thái thường được nhân giống bằng 3 phương pháp cơ bản là gieo hạt, chiết cành và giâm cành.
+ Giâm cành: Chúng ta cắt nhánh già của cây sứ để cho khô mủ rồi đem trồng vào đất và tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây. Nếu dùng phương pháp này thì gốc sứ phát triển khá chậm, cũng như khó lai tạo được các giống sứ mới.
+ Chiết cành: Dùng dao xẻ một đường góc 45 độ theo hướng từ dưới lên, độ dài khoảng 1/2 – 2/3 nhánh sứ già có màu xám. Cố định vết cắt sao cho không bị khép lại để cho khô nhựa.
Tiếp theo dùng bột dừa, hay rễ lục bình bó chỗ vết ghép lại, có thể bổ dùng thuốc kích thích để nhánh ra rễ nhanh. Rễ sẽ bắt đầu nhú ra sau khoảng 40 ngày và bạn có thể cắt nhánh chiết, để cho khô nhựa rồi đem trồng.
+ Gieo hạt: Lựa chọn những hạt chắc không lép và ngâm trong nước ấm từ 6 đến 8 giờ. Khi gieo nên đặt hạt nằm ngang từ 1 đến 2 hạt trong khay ươm hay trong chậu nhựa. Khi cây sứ con phát triển đạt chiều cao từ 4-5cm thì có thể tách ra từng chậu nhỏ và chăm sóc.
Trồng cây sứ trong chậu phải có hệ thống thoát nước tốt, không để đất trồng hoặc rễ cây bịt kín lỗ thoát nước cây sẽ bị ngập úng. Bộ củ rễ cây hoa sứ cần tạo hình sao cho lồi lên miệng chậu mới mang lại vẻ thẩm mỹ cao.
Đất trồng phải thấp hơn miệng chậu để khi tưới nước không tràn ra ngoài. Bạn phải lưu ý chuyển sang chậu mới to hơn cho cây khi bộ rễ cây phát triển phình to theo thời gian để cây có đủ không gian sống.
Bón phân cho cây
Mỗi loại phân khác nhau sẽ phù hợp trong từng giai đoạn chăm sóc cho cây sứ. Ví dụ các loại phân hữu cơ như phân trâu, bò, bánh dầu là dùng để bón lúc mới trồng hoặc khi thay chậu.
+ Cây sứ mới trồng dưới 6 tháng tuổi: Dùng 10 đến 15 gram phân NPK 20,20,15 + TE hoặc NPK 16,12,8 + TE hòa tan trong 10-15 lít nước ấm, tưới định kì 15-20 ngày/lần. Cần kết hợp phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày lần để kích thích ra rễ, chồi và lá.
+ Cây sứ một năm tuổi: Bón 20-30 gram phân NPK 20,20,15 + TE hoặc NPK 16,12,8 + TE/chậu, bón khoảng 1 tháng 1 lần để bón thúc. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 và 007 phun định kỳ 7-10 ngày/lần để kích thích ra chồi, lá, rễ cũng như nhanh ra hoa.
+ Cây sứ trên một tuổi: Bón thúc định kỳ 20 đến 30 gram phân NPK 20,20,15 + TE hoặc NPK 16,12,8 + TE/chậu khoảng 1 tháng bón 1 lần. Phun định kì 7 -10 ngày/lần phân bón lá Đầu Trâu 005, 007 và 009 để giúp cây phát triển tốt, ra hoa và dưỡng hoa lâu tàn.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây sứ là loại cây mọng nước xanh tốt nên thường có nhiều sâu bệnh như: Sâu xanh, rầy bông, bọ sứ, rệp nhện đỏ,…Nếu phát hiện cây có biểu hiện của sâu bệnh thì cần lập tức dùng thuốc để phòng trừ để tránh lây lan.
Có thể dùng các loại thuốc diệt côn trùng như thuốc Trebon, Mipcin, Vibasu, Bassa, thuốc Vicidi-M 50 ND, Visher 25 ND, Vidithoate 40, thuốc Trebon, Bi 58, Kelthane, Viphensa 50ND, D-C Ttron Plus….
Đặc biệt vào mùa mưa cây sứ thường mắc bệnh thối nhũn, bệnh rất nhanh và rất khó trị có thể làm chết cả cây chỉ sau vài ngày.
Khi cây mắc bệnh bạn cần cắt bỏ hết những vị trí bị thối mềm nhũn, những chỗ có đốm đen sau đó lấy vôi bôi vào vết cắt để sát trùng và dùng thuốc Batocide 12WP, Viben-C, Newkasuran 16.6 BTN để trị bệnh.
Bạn phải thường xuyên theo dõi để có biện pháp phòng trị bệnh kịp thời cho cây sứ vì khi cây bị nhiễm bệnh rất khó trị.
Cách sửa bộ rễ và tạo hình cho cây hoa sứ
Để tạo hình đẹp cho bộ rễ cũng như dáng cây sứ được thẩm mỹ là công việc không hề dễ dàng, phải cần sự tỉ mỉ, kiên trì và chút hiểu biết về kĩ thuật cắt tỉa cây cảnh.
Đầu tiên, bạn cần làm sạch bộ củ sứ bằng việc loại bỏ bớt đất và dùng nước xịt rửa để làm sạch đất bám ở rễ củ, tránh làm tổn thương đến củ.
Tiếp theo, dùng dao cắt tỉa bộ nhánh sứ để tạo dáng theo ý muốn và đồng thời tỉa bỏ những rễ nhỏ quanh bộ củ. Dùng thuốc trừ bệnh hay vôi tôi bôi lên tất cả các vết cắt để tránh nhiễm bệnh thối úng sau khi trồng lại vô chậu.
Sau đó bạn tiến hành phơi khô cây sứ ở nơi râm mát (tránh ánh nắng trực tiếp) để làm cho các vết cắt khô và lành trong khoảng 15 ngày.
Trồng sứ vào chậu mà bạn đã chuẩn bị với đất được tưới vừa đủ ướt, đặt chậu sứ nơi có nắng vừa phải như ở mái hiên. Lúc này ta chỉ cần tưới nước nhẹ bằng cách phun sương để giữ ẩm, không nên tưới ngập tràn vì sẽ làm cây sứ dễ bệnh thúi.
Khi cây sứ đã bắt phát triển mầm ta cần đặt chậu nơi có ánh nắng như ngoài vườn. Lúc này ta có thể tưới nước bình thường cho cây với liều lượng thích hợp. Giai đoạn này ta cần bón phân vô cơ NPK 20,20,20 cho chồi lá phát triển hoàn chỉnh, sau đó bón phân NPK 15.30,15 hay 20,30,20 để cây sứ ra hoa.
Khi nào cây sứ ra chồi non có lá hoàn chỉnh bạn mới cần bón thêm phân hữu cơ cho cây. Quá trình chăm sóc cho cây sứ ra chồi, ra hoa có thể kéo dài trong khoảng 6 tháng, bạn cần phải tưới nước và bón phân định kì cho để cây có thể phát triển tốt và cho hoa đẹp.
cách kéo rễ chân dài cho cây hoa sứ
Cách cắt tỉa cành và tạo tán Cây Sứ Thái ĐẸP NHƯ Ý
Tại sao chúng ta cần phải tỉa cành và tạo tán cây Sứ? Trồng cây Sứ tại nhà thì mất bao lâu chúng ta nên cắt tỉa cành? Và khi cắt tỉa cành Sứ, mình phải cắt như thế nào mới đúng kỹ thuật?
Việc cắt tỉa cành và tạo tán cho cây sứ giúp cây phù hợp với từng loại chậu và dáng của những cây phát triển theo tự nhiên. Tùy vào dáng cây, chúng ta sẽ có những kỹ thuật cắt tỉa cành cây sứ khác nhau.
Để hiểu rõ vấn đề này, mời các bạn cùng theo dõi video hướng dẫn cách cắt tỉa cành và tạo tán Cây Sứ Thái đẹp như ý từ nghệ nhân của Vườn Cây Việt.
Những điều lưu ý sau khi cắt tỉa cành cây sứ Thái
Sứ là cây chịu nắng, tuy nhiên cũng rất sợ úng nước, cho nên khi đất trong chậu khô mới cần tưới. Cây sứ vừa mới cắt cành không nên tưới nhiều nước. Tưới nước cho sứ phải dùng vòi phun nhuyễn, bình phun hoặc hệ thống bơm phun.
Các loại phân hữu cơ hoai mục thích hợp dùng để bón cho cây sứ lúc trồng hoặc khi thay chậu sửa rễ. Phân vô cơ như đạm, lân, kali, NPK, phân bón lá thì dùng cho bón thúc định kỳ trong năm.
Cây sứ không kén đất. Các loại đất như đất cát, đất thịt, đều trồng được cây sứ với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước.
Cây Sứ cần có ánh sáng tốt để màu sắc của hoa và lá được tươi thắm, cây thích hợp đặt ở sân hoặc hành lang nhà.
Cách làm cây sứ Thái ra hoa
Để cây sứ có nhiều hoa thì bạn cần cắt tỉa cành sau mỗi đợt hoa tàn, không nên để cành quá dài. Nên cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt cao thêm một đoạn ngắn, việc này sẽ giúp sinh ra nhiều nhánh hơn và nhiều nhánh sẽ có nhiều hoa hơn khi nở.
Đặc biệt, cây hoa sứ thường được ưa chuộng làm cảnh chưng trong các dịp tết đến xuân về nên bạn muốn sứ ra hoa vào đúng thời điểm tết thì cần lưu ý một số điều trong việc chăm sóc:
+ Nếu thời tiết mưa nhiều, khí hậu ôn hòa quanh năm thì nên cắt cành sứ vào rằm tháng 7 âm lịch, còn trời nắng nhiều, hạn hán thì cắt cành sứ tốt nhất là vào khoảng đầu tháng 8.
+ Kết hợp phun định kỳ các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009, Đầu Trâu 701, và Đầu Trâu 901 để kích thích cây ra hoa đúng dịp. Cây sứ sẽ hình thành nụ và ra hoa khi cây ngừng phát triển lá non ở đọt và lá chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi rụng đi.
Triển lãm hoa sứ hội hoa xuân tao đàn 2019
Triển lãm hoa sứ hội hoa xuân tao đàn 2019 exhibition adenium
Blogger : https://growadenium.blogspot.com/ Facebook :https://www.facebook.com/tam.niem.3
Những cây Sứ đẹp tại hội hoa xuân TAO ĐÀN xuân Canh Tý năm 2020
Hôm nay 28 tháng Chạp Quan đã đến hội hoa xuân Tao Đàn để ghi lại những hình ảnh đẹp nhất của những cây hoa sứ hội tụ từ Tp. Hồ Chí Minh và những tỉnh thành lân cận. Đây là video chân thực để những anh em đam mê hoa sứ có dịp được thấy những cây hoa sứ đẹp của mùa xuân năm nay 2020.
Nghệ nhân chia sẻ kinh nghiệm chơi Hoa sứ
Giao lưu với nghệ nhân hoa sứ bậc nhất Bình Dương, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về hoa sứ
Video Hoa sứ thái tại thái lan đep
Công Ty Tnhh Tm Nguyên Nông Gino Co., Ltd
ORGANIC XTRA Phân nở tảo biển cao cấp là phân bón chất lượng cao được nhập khẩu 100% từ Úc , Xtra Phân nở tảo biển với nguồn dinh dưỡng từ tảo biển, và các khoáng chất khác, chiếm 65% chất hữu cơ giúp cây trồng phát triển nhanh và tăng sức đề kháng.
Organic Xtra là sự pha trộn hoàn hảo của việc ủ tảo và các phụ phẩm động vật. Đặc biệt, tảo biển được khai thác từ các vùng biển của Úc (nơi tảo biển có hàm lượng dinh dưỡng cao) có chứa thành phần dinh dưỡng cao như các Axit Amin giúp kích thích tăng trưởng cây trồng; các sinh tố, khoáng tố cung cấp và bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây trồng, tảo biển là nguồn tài nguyên tự nhiên, rất được ưa chuộng và sử dụng nhiều như 1 loại phân bón hữu cơ trong chăm sóc cây cảnh, trồng trọt và kinh doanh nông sản.
Xtra – phân nở tảo biển được sản xuất với quy trình khép kín: Phân ban đầu được ủ hiếu khí ở nhiệt độ ổn định từ 6 – 8 tuần giúp tạo ra những vi sinh vật có lợi cho cây trồng và đất. Sau đó, phân được ủ sẽ được đưa qua xử lý bằng phương pháp sấy 2 lần và ép thành dạng viên ở nhiệt độ từ 55oC đến 65oC, ở nhiệt độ này, các mầm bệnh gây hại sẽ bị tiêu diệt. Cuối cùng, phân dạng viên sẽ được làm mát và chuyển đến hệ thống đóng gói tự động.
Organic Xtra – Phân nở tảo biển cao cấp sẽ làm giàu dinh dưỡng cho đất, giúp vi sinh vật phát triển mạnh mẽ, tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây lớn nhanh, khoẻ, tăng sản lượng.
Công dụng:
– Giữ được độ ẩm bền lâu hơn trong mùa khô, giúp cho hệ sinh vật có lợi phát triển.
– Giúp bộ rễ phát triển mạnh, cây khoẻ, lá xanh, hạn chế rụng hoa, rụng quả.
– Đối với các loại hoa, màu sắc đẹp hơn, bền màu hơn.
– Tăng năng suất, chất lượng cây trồng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nguyên Liệu Trong Sản Xuất Phân Bón Vô Cơ Và Đặc Tính Nguyên Liệu – Công Ty Tnhh Hoa Tín trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!