Cập nhật nội dung chi tiết về Nguồn Gốc Hoa Lan Cattleya mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Năm 1818, William Cattley, một nhà chuyên nghiên cứu thực vật nhiệt đới người Anh, lúc bấy giờ đang làm việc ở Barnett, nhận được một kiện hàng toàn các loại thực vật được gởi về nước từ Brazil. Ông thấy một loại cây có lá lạ dùng để bọc và chèn các cây cỏ trong kiện hàng. Ông đem trồng các cây lạ đó trong vườn ươm của mình.
Đến tháng 11 cùng năm, các cây lạ đó trổ hoa. Những đoá hoa đã gây sửng sốt cho giới quý tộc Anh vì vẻ đẹp rực rỡ, mê hồn cùng mùi hương thật quyến rũ. Rất nhanh chóng người ta đã đặt cho chúng cái tên Nữ Hoàng Của Các Loài Hoa – The Queen of Flowers.
Đến năm 1821, Dr John Lindley, một nhà phân loại thực vật được William Cattley nhận vào làm việc để thay thế Sir Joseph Banks, đã mất, tiếp tục công trình nghiên cứu mô tả và phân loại thực vật trong bộ sưu tập của Cattley; và Lindley đã lấy tên của Cattley đặt cho cây Nữ Hoàng Của Các Loài Hoa là Cattleya labiata (labiata tiếng Latin có nghĩa là Cánh môi hoa tuyệt diệu) để vinh danh người đầu tiên ở Âu châu trồng nó ra hoa
Vẻ đẹp của Hoa lan Cattleya xứng với cái tên Nữ Hoàng Của Các Loài Hoa – The Queen of Flowers
Tìm Hiểu Lan Cattleya: Nguồn Gốc, Chủng Loại, Cách Trồng…
Lan cattleya là một loài hoa có thể nói là cực phẩm trong các loài hoa lan và bất cứ dân chơi nào cũng cần sở hữu cho mình ít nhất là một chậu. Nó không phải là loài hoa lan độc nhất, hiếm có nhất, đắt nhất nhưng nó vẫn mang trong mình vẽ đẹp tiềm ẩn mà bất cứ dân chơi nào cũng cần có.
Nếu bạn đã từng có diệp trồng và thưởng thức loài hoa lan này rồi thì sẽ biết nó có mùi thơm cực kỳ đặc biệt, nồng nàng và tuổi thọ của loài hoa này là cực cao có thể lên đến gần 30 năm nếu bạn chăm sóc một cách cẩn thận.
Nguồn gốc lan cattleya
Lan cattleya còn có tên gọi khác là chi cát lan hay lan hoàng hậu, nó bao gồm 113 loài khác nhau và phân bố chủ yếu ở nam mỹ. Sở dĩ có tên gọi này là do John Lindley đặt năm 1824 theo tên của Wlliam Cattleya chính là người đã trồng và nhân giống thành công loài lan cattleya labiata.
Đến mùa hoa nở thì chúng thật tuyệt vời và chúng có đặc điểm khác việt chính là cách cực to ôm lấy hoàn toàn nhụy hoa nên trông rất đẹp, loài lan này đẹp nhất vào thời điểm cuối hạ đầu thu.
Những chủng loại lan cattleya
Lan cattleya được những người chơi lan phân ra làm hai loại chính sau mặc dù nó có nhiều hơn thế nhưng đây là hai nhóm chính mà dễ dàng phân biệt nhất.
Lan cattleya nhóm 1 lá
Bên cạnh đó thì màu sắc đa dạng cũng mang đến điểm khác biệt lớn của lan cattleya và nó tùy theo từng loại sau:Cattleya eldorado, gaskelliana, labiata, lueddemanniana, mendelii, mossiae, percivaliana, schroederae, trianaei, warscewiczii …
8~30 cm chính là chiều dài thông thường của lan cattleya 1 lá, cái này phụ thuốc khá lớn vào cách chăm sóc, tuổi đời, môi trường sống của cây…
Lan cattleya nhóm 2 lá
Rõ ràng khi so với loại 1 lá thì loài này lá nhỏ hơn khoảng 20 cm chiều dài, nhưng thân cây là cao khoảng 60 cm có khi lên đến 1 mét nếu chăm sóc tốt và lâu năm.
Khi ra hoa thì chúng sẽ đạt khoảng từ 15~20 hoa trên một cây, chúng sẽ nhỏ hơn, nhưng lại có xu hướng dài hơn, nó có thể phát triển hơn nếu chăm sóc một cách kỹ càng và gặp điều kiện thời tiết tốt.
Nếu bạn là một người chơi hoa lan chuyên nghiệp thì chắc chắn sẽ biết đến loài lan Cattleya skinneri, đây là loài lan nổi trội nhất trong các loại lan cattleya. Loài này có nhiều màu như trắng tuyền, trắng và tím ở họng bông, loài này được các nhà sản xuất và lai tạo giống rất ưa chuộng vì nó khá khỏe, chịu thời tiết khắc nghiệt hơn các loại còn lại trong giống cattleya.
Lan catlleya là một loại sống bám vào các thân cây khỏe hoặc bám vào các phím đá, thân cao khoảng hơn 50 cm cùng với đó là có 2 lá dài tầm 20 cm, có hình bầu dục.
Cattleya hardyana chính là loại hoa lan được cấy ghép, phối giống từ Cattleya dowiana var aurea và Cattleya warscewiczii và nó được tập đoàn Hardy tìm thấy, sau đó bắt đầu lai giống và cũng được kết quả đúng như vậy, sở dĩ nó có tên này chính là tên của tập đoàn hardy.
Có khá nhiều loại hoa cattleya trong thiên nhiên được tìm thấy và đó chính là kết quả của sự thụ phấn tự nhiên giữa các loại hoa cattleya, từ đó ngày càng tạo ra nhiều loại loài hơn với màu sắc cũng như kích thước hoa, tuổi đời dần được cải thiện.
Điều kiện trồng và chăm sóc lan cattleya
Đối với chế độ tưới nước cho loài lan này thì không có một chế độ nào nhất định cả vì thế bạn cần quan sát và rút ra riêng cho mình một kinh nghiệm để chăm sóc loài này.
Ánh sáng
Nếu bạn chịu khó để ý thì sẽ thấy một số người trồng lan thường đặt chúng bên cạnh cửa sổ và khuất sau tấm rèm mỏng để giảm bớt cường độ ánh sáng, nó còn giúp màu hoa khếch tán, nhìn rất bắt mắt.
Khi muốn tìm vị trí thích hợp về ánh sáng cho loại lan này bạn để ý một chút là những lá có ánh sáng đủ, vừa phải sẽ có màu xanh nhạt. Những lá có màu xanh xẩm thì chứng tỏ nó không có nhiều ánh sáng và những lá có màu vàng, hoặc nâu chính là thiếu ánh sáng trầm trọng. Chính vì thế bạn nên thực hiện những bài test nhỏ để tìm vị trí thích hợp nhất cho loài lan này.
Đất
Cũng giống như hầu hết các loài lan khác thì vấn đề về đất đối với lan cattleya không quá khó, bạn có thể sử dụng đất tơi xốp, than củi, gỗ thông, viên đất sét hoặc bất cứ loại đất nào thoát nước tốt. Nếu trồng ngoài trời thì tốt nhất là cho nó bò trên thân của một loài cây nào đó hay còn gọi là vật chủ để chúng sinh sản tốt nhất.
Để có thể định vị cây lan vào trong thân cây gỗ bạn nên quấn nó bằng các loại giây leo như dương sĩ, rong hoặc những sợi giây gỗ mục đích để khi chúng phát triển sẽ dễ dàng hơn.
Nước
Phân bón
Có một điều mà bạn chưa biết chính là ngay cả khi không có phân bón thì có những loài lan cũng vẫn sẽ ra hoa quanh năm và lan cattleya cũng không ngoại lệ nhưng việc bón phân thường xuyên ở đây sẽ giúp cây sinh trưởng tốt hơn và ra hoa một cách đều đặn hơn.
Mùa nghỉ của lan cattleya
Thông thường mỗi năm thì lan cattleya sẽ cần nghỉ nghơi ít nhất là 1 tháng trong năm, đối với khu vực phía nam thì là tháng 4, miền bắc thì tháng 1 và những tỉnh còn lại thường rơi vào tháng 8 hằng năm.
Trong lúc cây cần nghỉ ngơi thì chúng ta nên hạn chế tưới nước và cần tìm cho cây chỗ khô ráo, bóng râm vì thời điểm này cây không cần nhiều dinh dưỡng để nuôi hoa.
Thay chậu và nhân giống lan cattleya
Đối với một cây cattleya khoảng hơn 10 giả hành thì nên tiến hành cắt khoảng 3~4 giả hành trước đó khoảng 4 tháng và tiến hành bôi vôi vào để vết thương mau lành hơn kết hợp là dùng thuốc kích thích mọc rễ.
Khi đến thời điểm cây nghỉ ngơi sẽ có một giả hành đủ sức để vượt qua và đến mùa mưa lại sẽ tiến hành tách ra làm thành một chậu mới. Nên chiết tách lan vào đầu mùa mưa vì đây là thời điểm thuận lợi và cây phát triển mạnh nhất trong năm.
Khi tiến hành thay chậu cho lan cattleya thì ta nên tiến hành ngâm vào thuốc ngừa rêu khoảng 1h lúc này các cá thể rêu sẽ tách ra khỏi chậu tiếp theo sẽ lấy kéo cắt các phần thối nếu quá dài nên chừa lại khoảng 10 cm. Cuối cùng là cố định thân cây vào chậu đến lúc rễ bắt đầu mọc ra trở lại thì bắt đầu đưa giá đỡ vào và chăm sóc như bình thường.
Sau khi thay chậu, phung 1 lần thuốc kích thích ra rễ B1. Sau đó để cây khô không tưới nước 1 tuần khi mới thay chậu và lần đầu tiên tưới nước trở lại là dung dịch Atonik+Root – Plex 1cc pha chung 4 lít nước.
Phòng bệnh trên cây lan cattleya
Các loại rệp son ánh màu nâu thường sẽ hút nhựa khi bám vào lá và giả hành, bên cạnh đó chúng còn hút nhựa tại các mắt ngủ và một thời gian sẽ làm chúng chết đi. Đặc điểm của loài bọ này chính là lúc nhỏ thì di chuyển tìm nhựa hút nhưng nếu lớn lên sẽ nằm im một chỗ và có vỏ che thân lại, nếu muốn chúng chết đi thì chỉ cần làm lệch vỏ là được.
Rệp son ánh màu nâu
Thêm vào đó chính là các loại ốc sên hay ăn lá, rễ non và tiết chất nhờn làm thối thân cây vì thế để loại trừ các loại này chúng ta nên sử dụng cải để nhử chúng ăn và bắt vào buổi tối là tốt nhất.
Thường những đột bị thối đi do ánh nắng có thể chết rất nhanh và thành phần virut trong đó sẽ góp phần lan đi rất nhanh trên toàn cây. Xử lý vấn đề này bằng cách cắt bỏ và thoa Vadơlin+Benlate đến khi cây hết hẳn dấu hiệu thì thôi.
Chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy đâu đó câu nói là ngừa bệnh hơn trị bệnh rồi phải không và trồng lan cũng không phải một ngoại lệ vì thế bạn nên thường xuyên vệ sinh, cắt tỉa các phần thối, bệnh… và phun thuốc ngừa các bệnh có nguy cơ diễn ra đều đặn.
Bệnh thối đen (black rot) hại hoa lan cattleya
Một nguyên nhân khác chính là cho cây quá nhiều phân không thể hòa tan hoặc phân nhiều đạm còn sót lại khiến các chồi và rễ thối một cách từ từ.
Trước tiên nên tách riêng các cây lan cattleya con riêng ra với các cây lớn vì các cây non thường có sức đề kháng yếu hơn và dễ chết hơn. Đối với các cây lan lớn khi mắc bệnh cần bấm, cắt các phần bị bệnh và nhúng thuốc toàn thân hoặc xịt đều thuốc để phòng ngừa, các loại thuốc thường dùng là Kasumin, TopsinM, CuzateM8, Score, super Tilt… theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.
Bệnh đốm vòng (Anthracnse)
Những đốm vàng này sẽ có kích thước không giống nhau và tùy theo từng loại lan khác nhau mà chúng cũng khác nhau, thường là do nấm Glocosporium sp. và Collectotrichum sp gây nên. Bệnh này xuất hiện trên lan chủ yếu là vào mùa mưa ẩm.
Để giải quyết vấn đề này thì người chơi lan thường phải đề phòng trước bằng cách phun các loại thuốc như:Mancozep, Dithal, Vicaben,…theo nồng độ và liệu lượng nhà sản xuất để trên bao bì.
Nếu không có biện pháp phòng ngừa nó sẽ ăn nhanh lên trên và làm cho lá khô nhanh chóng và rụng đi. Thông thường bệnh này do nấm Phylostica gây nên, nó lan truyền theo đường gió nên rất khó phòng ngừa. Tốt nhất là nên phun thuốc khi phát hiện ra vấn đề và các loại thuốc thường dùng là: Score hay Super, phun 5 lần/ ngày.
Bệnh héo rễ (Wilt) hại cây hoa lan cattleya
Có một điều mà bạn chưa biết là chỉ có địa lan mới không mắc phải bệnh này còn lại tất cả các loại lan đều có thể bị vấn đề này. Nguyên nhân chính của vấn đề này chính là do nấm Selectrotium rolfsii gây nên. Những tế bào bệnh này có thể tồn tại trong môi trường khá lâu và khi có điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển thành bệnh gây khó khăn cho người trồng lan và làm lan yếu dần đi, mất sức sống.
Tác nhân gây bệnh thối thân (thối đen) trên lan Cattleya
Thời gian thường xuất hiện bệnh thối đen trên lan Cattleya
Bệnh này thường xuất hiện chủ yếu vào mùa mưa hoặc những cây lan được tưới nước, bón phân quá nhiều sẽ gây nên tình trạng thối chồi, giả hành… từ đó lan rộng lên các vị trí xung quanh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thối đen trên lan Cattleya
Bệnh này gặp nhiều nhất là ở rễ và gốc cây sau đó chúng khô dần và bắt đầu lan rộng một cách khá mạnh mẽ lên các vị trí khác và cuối cùng chúng làm thối các chồi non, thân mềm nhũn, lúc này dùng tay bóp sẽ mềm và bọng nước.
Bệnh này thường xuyên gặp ở các cây lan cattleya con vì chúng có sức đề kháng yếu hơn và chúng cũng sẽ chết một cách nhanh chóng bên cạnh đó còn lan sang các cây khác.
Cách phòng trị bệnh thối đen trên lan Cattleya
Đối với cây cattleya non thì nên tách chúng ra một nơi riêng biệt sau đó phun thuốc hoặc nhúng chúng vào dung dịch để trị bệnh.
Đối với những cây cattleya lớn thì nên tiến hành cắt bỏ những vị trí bị bệnh sau đó tiến hành phun thuốc trực tiếp vào các vị trí này sau khi vệ sinh một cách sạch sẽ và đảm bảo mầm bệnh không còn tồn tại trên thân cây nữa.
Các thuốc diệt nấm để điều trị như: Aliette 80 WP, Kasumin, TopsinM, CuzateM8, Score, super Tilt,… theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.
Theo kinh nghiệm của những người chơi lan lâu năm thì nên sử dụng các loại phân có hàm lượng canxi cao vào mùa đông để hạn chế tình trạng bệnh này.
Có thể sử dụng thuốc Aliette 80 WP có tính lưu dẫn khá tốt từ thân xuống rễ và ngược lại, nếu phun thuốc này thì nên phun với hàm lượng 1~2 phần nghìn và nên cách nhau 2 ngày để trị bệnh, cách nhau 15 ngày nếu phòng bệnh.
Nhện đỏ (red spider mites): Loài này thì có thân hình khá nhỏ thường không lớn hơn 1/2 mm vì thế rất khó phát hiện thân hình màu đỏ, thường sống theo chùm xuất hiện dưới các lá già. Khi phát hiện loại này nên diệt cả con non lẫn con đẻ trứng để ngăn ngừa tái phát cùng với đó là việc phun thuốc nên thực hiện vào buổi sáng khi ánh nắng lên thì hiệu quả sẽ là cao nhất.
Rầy bông (Mealy bugs): Đặc điểm loại này là thân hình mềm nhũn và sáng bóng kiểu sáp, khi chúng đẻ trứng thì kiến sẽ tha trứng đi khắp nơi. Mặc dù loài này không gây hại như các loài rầy khác nhưng chúng lại là nguồn thức ăn chính của nấm bồ hóng, nấm này mọc ở trên lá sẽ góp phần che phần ánh sáng chiếu vào lá từ đó khiến lá cây thiếu sự quang hợp.
Bệnh đốm vòng (Anthracnse)
Ban đầu lá cây sẽ có màu nâu đỏ, nâu cháy và cuối cùng làn rộng thành nhiều vòng tròng đồng tâm làm cho lá khô đi hoặc khi gặp mưa thì lá này sẽ nhanh chóng thối và rụng.
Để phòng ngừa bệnh này thì nên tiến hành cắt bỏ các lá bị bệnh và phun các loại thuốc Mancozep, Dithal, Vicaben,… theo nồng độ khuyến cáo.để phòng ngừa và trị bệnh nhanh chóng, không để chúng lan rộng ra những cây lan khỏe mạnh.
Có thể xuất phát từ một chấm rất nhỏ sau đó bắt đầu lan rộng một cách cực nhanh chóng và cuối cùng là thối rửa, khi dùng tay chạm vào sẽ dễ dàng dính lên tay.
Nguyên nhân chính gây ra vấn đề này là do vi khuẩn Erwinia Carotovora gây nên, chúng sẽ tấn công vào cây thông qua các vết thương hoặc do con trùng cắn tạo nên. Bệnh này phát triển mạnh nhất vào màu mưa hoặc các vườn lan tưới nước một cách thường xuyên.
Cắt phần bị thối rồi đem cả cây ngâm vào dung dịch Kasumin 5g/lit trong vòng 15 phút hoặc dùng Agrimycin. Ngưng tưới nước 2-3 ngày sau khi xịt thuốc. Trong trường hợp bị bệnh nặng, nên lấy cây ra khỏi chậu rồi ngâm vào nước thuốc trên, sau đó chuyển sang qua chậu mới.
Giá đựng chậu lan bị bệnh dùng dung dịch formol tỉ lệ 1:50 pha với nước và rửa sạch. Sau đó cần phun xịt lại toàn bộ vườn lan để vườn lan hoàn toàn hết bệnh.
Ở những cây lan cattleya thì bệnh này thường xuất hiện hình tròn xanh đậm trên lá và chúng sẽ lan rộng một cách nhanh chóng. Những tế bào ở nơi mà xuất hiện bệnh sẽ dễ dàng biến thành màu nâu hoặc đen, mềm và chưa nhiều nước.
Nguyên nhân chính gây nên vấn đề này là do cây bị tổn thương từ bên ngoài từ đó vì khuẩn Phytomonas bắt đầu xâm nhập vào cây và gây nên bệnh lý này.
Đây là một loại bệnh có sức công phá và gây tổn thương cực cao cho vườn lan của bạn vì thế bạn có thể điều trị bằng cách phun thuốc kháng sinh Agrimycin.
Nhưng để phòng ngừa bệnh này thì không có cách nào khác chính là nhanh chóng đốt bỏ các cây bị bệnh để tránh lấy nhiễm sang các cây khỏe mạnh. Khi chữa bệnh này thì nên ngưng cung cấp nước cho vườn lan khoảng 2~3 ngày.
Tóm lại
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_C%C3%A1t_lan https://www.thespruce.com/cattleya-orchids-overview-1902861
Nguồn Gốc Hoa Lan Hồng Yên Thuỷ
Hoa lan Hồng Yên Thủy.
Nguồn Gốc: Yên Thủy – Hòa Bình Tên gọi khác: Hồng Cây Nhãn. Hồng Hòa Bình. Sau cuộc điện thoại cho anh Trường ở Hà Đông (fb Vườn Lan Trường Hà), và anh Trần Tài ở Yên Thủy (Hòa Bình), các anh rất cởi mở kể lại cho tôi nghe nguồn gốc của cây phi điệp Hồng Yên Thủy. Tôi xin tóm tắt lại để các bạn cùng biết. Vào mùa hoa năm 2015, anh Tài ở Yên Thủy có mua được giò lan phi điệp nở hoa khá lạ mắt được trồng trên cây nhãn trong nhà dân ở huyện Lạc Thủy. Lúc đó, giò lan khá lớn và đang cho hoa rực rỡ. Sau khi mua được giò lan đẹp, anh Tài có điện thoại cho anh Trường nói có giò phi điệp nở hoa nhìn khá lạ mắt, anh Trường gác lại công việc nhà để lên nhà anh Trần Tài chiêm ngưỡng giò lan đẹp. Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của bông phi điệp và niềm đam mê vô hạn, sau đó anh Trường đã được anh Tài nhượng lại giò lan phi điệp quý. Để nhớ đến nơi mà mình đã bén duyên với giò lan đẹp, anh Trường đặt tên bông phi điệp đó là Hồng Yên Thủy (huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình). Thời gian sau, có những bạn gọi bông Hồng Yên Thủy là Hồng Hòa Bình và Hồng Cây Nhãn. Hiện nay, bông Hồng Yên Thủy đã có chỗ đứng khá vững trong lòng người đam mê, số lượng cây Hồng Yên Thủy trên thị trường khá nhiều, nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của người chơi. Trong năm qua, có một vài thông tin của người chơi lan cho rằng cây Hồng Yên Thủy và Hồng Cái Bang là 1, điều đó có đúng hay ko thì các bạn chờ bài tiếp theo tôi sẽ viết về nguồn gốc của cây Hồng Cái Bang để các bạn tham khảo. Qua bài viết này, xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới anh Trường và anh Tài. Chúc các anh cùng gia đình sức khỏe, hạnh phúc và bình an.
Nguồn Gốc Địa Lan Đào Cơ
Tôi vốn đi nhiều, mê hóng chuyện người xưa, nhất là về thú trồng và thưởng địa lan . Chuyện về lan thật phong phú từ cổ chí kim, chỉ xin tản mạn đôi điều về nguồn gốc một loài địa Lan quý Đào Cơ, như một nghĩa cử của kẻ si mê .
Người xưa từng nhận xét : Hoa địa lan là loài hoa cao quý, mang dáng dấp của hiền nhân quân tử. Trong tự nhiên, lan ẩn mãi dưới thung sâu mà hương thơm vẫn tỏa lên ngạt ngào. Ngự trên núi cao, bất chấp bão tuyết mưa sa vẫn lao thẳng lên trời như thanh kiếm dựng ngược để chắt lọc hương mà lan tỏa khảng định mình trong muôn vàn cỏ cây hoa lá. Người xưa , ví lan như ánh trăng lặn sâu dưới đáy biển mà ánh sáng vẫn tỏa lên lung linh trên mặt biển bao la . Do vậy đến với lan chỉ có ong đi lấy mật cho đời. Tuyệt nhiên không có một thứ bướm, ruồi nhặng nào lai vãng. Nhẽ thiên nhiên cũng phân cấp rành rẽ đến thế ư ! Quân ruồi bọ tiểu nhân sao đến được gần với người chính trực quân tử. Giữa chốn xô bồ hương lan cũng một mình một kênh không lẫn, không hòa tan vào đâu được. Khi đậm khi nhạt, khi dầy khi mỏng thoang thoảng, khi thăng lên khi xòa xuống như hương mộc , hương cau.
Chẳng vậy mà lan đã được người đời tôn vinh là: Lan đương vương giả chi hương. Với hoa, tiêu chí đánh giá lại là: Nhất hương nhì sắc. Mà với hương trong tứ quý hương: Linh, Kỳ, Diên, Xạ, thì linh là hương thơm cây lan đứng đầu. Các cụ nói: Thơm thảo chính là hương chi lan. Kỳ là trầm hương. Diên là long diên hương ( mùi thơm của rãi cá nhà táng). Xạ là hương của ( tuyến thơm con cầy hương). Vào khoảng năm (1045 – 1105) thời Bắc Tống, người ta cho rằng: “ Chi lan sinh hàm cốc ”. Nghĩa là sự miêu tả hết sức gần gũi với hoàn cảnh sinh thái của hoa lan. Những người đời xưa chỉ vào rừng, lên núi tìm lan thưởng thức, hoặc chỉ hái hoa lan mọc ở trong rừng đem về cắm chơi là chủ yếu, khi có cung đình thì mới có việc thuần và trồng hoa lan, mới có tứ kỳ viên tức( Mộc, thạch, ngư, cầm). Mãi cho tới đời nhà Đường thì việc trồng lan mới được phổ biến trong các quan và dân chúng. Nhà thơ Lý Bạch đã từng tả: Hàm lan hương phong viễn, huệ thảo lưu phương căn. Nghĩa là: ( gió đưa mùi hương, mùi thơm của hoa lan đi rất xa, còn loại cỏ như huệ thì mùi thơm đượm ở rễ ).
Trong các loài lan đẹp và quý người xưa đã điểm danh thì thấy có lan Đào Cơ và Anh Cơ. Đào, là chỉ có màu hồng thẫm đỏ của đào. Cơ, thời xưa là tên đẹp của phụ nữ, là vợ lẽ. Người có công đầu tìm ra Đào Cơ phải kể đến ông Lý Trụ. Thời ấy, Lý Trụ người tỉnh Phúc Kiến, say mê cây cảnh được tuyển vào coi sóc vườn hoa của vua. Chưa hài lòng với mấy chục loài lan quý, tuyết, nguyệt, phong, hoa mời gọi cảnh vướng tình. Ông xin được lên đỉnh Lam Thạch đầy hiểm trở để tầm thêm quý thảo lạ. Giữa đại tuyết năm ấy. mặc cái rét như trăm mũi kim châm nhức buốt tái tê, chân tay rớm máu, ông đã phát hiện ra loài cỏ lạ có hương thơm đang nhú ngồng non. Thấy lá cây gọn mà xanh biếc long lanh, uốn cong như lông mày thiếu nữ, lại đổi màu lá theo thời khắc, chiếc áo cộc nửa kín nửa hở không đủ che thân hình lăng trụ đang độ sung mãn, chồi cần hơn hớn chỉ thiên hiên ngang, tiềm ẩn độ hào khí chính trực quân tử, lãng mạn, biến hóa cương nhu khác thường. Ông bèn đánh dấu chờ tiết lập xuân sau mới quay trở lại. Tiết Xuân năm ấy thật tuyệt. Đỉnh Lam Thạch như tiên cảnh.
Trăm hoa đua nở khoe sắc, ong bay rộn ràng, chim lứu lo rung nhạc đã làm ông lạc bước. Nhờ có làn gió nhẹ đưa hương thơm mỏng tang thoảng qua, với nhạy cảm của mình, ông xoay nghiêng người ngồi xuống, nhắm mắt lại chờ nhịp thoảng hương sau . Nhiều lần khi có, khi không ấy ông cũng đã dò tìm được loài thảo quý ông đã hẹn và quyết gặp. Sở dĩ sau này được đặt tên “ Đào Cơ ” trong vườn vua , bởi theo người Trung Quốc là vì hoa có mầu hồng thẫm như hoa bích đào. Cơ, chỉ người con gái đẹp nhưng đến sau. Nghĩ đến việc cấm kỵ thời ấy. Vua chơi lan, quan chơi trà, đại hào gia chơi cây cảnh nên ông đành bí mật theo dõi tính ăn, nết ở của cây, mong một ngày kia bất ngờ tiến vua hưởng lộc. Từ khi bứng ẵm lan về. Mười hai tuần trăng tròn rồi khuyết, mùa Xuân đến hẹn lại về, nhưng thật xót xa. Thay cho việc thai nghén, đơm cần hàm tiếu thì Đào Cơ đã ủ rũ quên sinh. Ông sững sờ thất vọng! Ông nghĩ mình phận mọn, chưa tịnh nên quyết bỏ cả tửu trà, thuốc sái vui thú khác. Lần này, ông nhịn ăn ba ngày rồi lên núi, kính cẩn thắp hương trầm khấn vái cầu xin trời đất để ông đón lan về. Trời vẫn rét căm căm nhưng nước mắt, mồ hôi mặt ông vẫn vã ra thấm ướt cả vuông khăn lụa.
Ông liền vắt ra rồi vẩy đều lên mặt lá lan, lau tắm thân lan, sau cùng ông xé khăn nhỏ từng mảnh buộc hờ như khoác áo vào thân lan, ông tin trời đất sẽ thấu lời cầu xin của ông nên mách ông trong mộng làm theo cách ấy. Ba mùa Xuân nữa trôi qua, vuông lụa rửa mặt với ba cung bậc hạ dần độ cao, nàng sơn nữ đã chịu xuống núi tọa lạc trong vườn họ Lý. Nàng đã quen dần với mỗi bình minh thức giấc, được chủ nhân vuốt ve, rẩy nước từ chiếc khăn lụa rửa mặt mỗi sớm vắt ra và cứ thế thục nữ phởn phơ nghinh phong vọng nguyệt. Không gì vui sướng bằng, một đêm nọ trằn trọc không ngủ được, ông chiêm bao về lan, ông cho là điềm lành và dậy thăm vườn, soi đèn phát hiện ra vết nứt bên lách thân lan đang nhú một chồi non. Ông thầm cảm ơn trời đất đã không phụ lòng ông, đã cho Đào Cơ sinh nở. Không thể tả nổi niềm vui, khi xuân ấy Đào Cơ đã đơm hoa, hàm tiếu dâng hiến hương sắc hiếm có nổi trội trong mấy chục loài lan quý .
Khi biết tuổi cao sức yếu và mệnh trời. Lý Trụ không còn quỹ thời gian coi sóc vườn quý của vua trong cung cấm, ông xin nghỉ việc và quyết định hiến Đào Cơ vào vườn cảnh của vua với đầy đủ ghi chép từ lần đầu phát hiện hương lạ để tìm ra quý vật. Ông cũng không quên hiến vuông khăn lụa đầy ân nghĩa cho chủ mới, kèm theo công thức chăm sóc mà lan Đào Cơ đã quen hơi bén nết với ông từ buổi đầu bỡ ngỡ .
Lý Trụ qua đời, người ta đã quàng một dải khăn lụa nhỏ để tang cho chậu lan Đào Cơ . Đúng giỗ đầu của ông, chậu Đào Cơ trong vườn vua cũng lặng lẽ, âm thầm, ủ rũ bỏ đi trong bao nuối tiếc. Người trông coi vườn thượng uyển bị xử cách chức, đuổi khỏi cung . Hắn là một kẻ tiểu nhân cơ hội, miệng sặc ba hoa, lòng đầy tham lam, dục vọng tà khí, tiềm ẩn nhiều toan tính xấu xa hiểm độc bất trắc. Mặc dù vẫn dùng vuông khăn lụa của Lý Trụ rửa mặt, lấy nước rửa mặt mỗi sáng để rửa mặt cho lá chăm lan, song do tuyến mồ hôi của hắn quá mặn, có quá nhiều của ngon vật lạ, trà dư tửu hậu, thừa mứa đào thải khiến Đào Cơ bội thực mà đoạn tuyệt với phú quý cao sang.
Thương tiếc lan Đào Cơ, càng tiếc thương cảm phục họ Lý, một con người tâm sáng, lòng trong, trung quân như nhất, vua đã cho truy phong ông một chức quan, tựa như chức quan “ Tầm Lan ” trông coi vườn thượng uyển thời vua Trần ở ta vào thế kỷ mười ba.
Sau nhiều lần công phu, tuyển lựa loài lan Đào Cơ cũng được thuần dưỡng trồng ở trung du và đồng bằng, nhưng trồng lan đẹp và có hương quý nhất vẫn là vùng đất Mèo Phiêu, và Đài Bắc. Đào Cơ có hoa rất giống với hoa Anh Cơ nhưng hương thì mỏng hơn, bền hơn, khuếch tán lan tỏa xa hơn. Khác với các loại hoa phi khiên, tức vai bay và lạc khiên, tức vai rơi thì Đào Cơ có dáng bình khiên. Hoa có vai bằng chữ nhất (-) mầu hồng đỏ, cánh mỏng , hầu nhỏ nhưng phấn gọn. Khi có chồi non thì mầu phấn hồng, khi trưởng thành thì chuyển sang mầu xanh nhạt lá cây, lá hơi rủ xuống. Ở Đài Bắc, Anh Cơ, Đào Cơ là hai chị em được xếp vào loại Mặc lan.
Vào khoảng năm 1960 thì Đào Cơ đã vượt biên sang các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Nhật, Triều…làm phong phú thêm hương sắc cả một vùng rộng lớn. Tuy nhiên, nhân giống loài lan này vẫn xếp vào loài khó ăn khó ở, nhạy cảm, đỏng đảnh với thời tiết nên cũng kén người chơi. Chủ yếu vẫn tập trung vùng địa lý phân rõ tứ thời bát tiết như các vùng xung quanh Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Phòng . Vì có mầu hồng thẫm, màu mang lại nhiều may mắn ngày Xuân nên Đào Cơ được nâng niu cưng chiều của nhiều người sành điệu.
Trong một số tài liệu có ghi chép. Hoa lan nâu đen Tần Mộng nở vào tháng mười, Đào Cơ nở vào tháng giêng và một số các loài địa lan quý có một lượng Ezym rất đặc biệt trong hương, có lợi cho sức khỏe của con người. Lan Sứa hồng (Kim tuyến, lá gấm, kim cương) của Việt Nam đã được Trung Quốc thu mua để làm thuốc. Ở Việt Nam rượu ngâm hoa lan lá gấm và phi điệp chữa được nhiều bệnh được danh y Hải Thượng Lãn Ông ghi chép lưu truyền. Mặc lan (lan báo tuế) Đại Mặc, Mặc lùn, Tiểu mặc vv nếu để ý kỹ thì thấy có một mùi hương đặc trưng hơi nồng gần giống mùi tinh dầu long lão. Loại hương này rất tốt , chống bệnh trầm cảm. Hương lan đưa ta vào giấc ngủ sâu rất nhẹ nhàng, khi tỉnh dậy thấy khoan khoái lạ thường, đầu óc minh mẫn sáng láng…
Đúng như người xưa đã nói : “ Nhân bất thiện chi hoa chi diện, nhân hữu thiện chi hoa chi mạo ” Nghĩa là, người bình thường xem hoa chỉ xem được vẻ đẹp bề ngoài của hoa. Trái lại, người tài giỏi và sâu sắc thì xem hoa thấy được cả gốc rễ cả cái đẹp về nội dung ẩn chứa trong hình tượng biểu đạt của hoa. Thật cảm phục cái thú nuôi, chơi hoa xưa của ông cha ta mới sâu đậm ân nghĩa và thanh lịch làm sao! Ngày nay, một số người trồng chơi lan, cây cảnh sành điệu khi thành thiên cổ, gia quyến thường có tục để tang cho cây, cho chậu là thể hiện cái nghĩa cử tôn vinh quý vật đã trung thành với quý chủ có lẽ cũng bắt nguồn từ truyện vuông lụa xưa của Lý Trụ với nàng Đào Cơ đó chăng ?
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nguồn Gốc Hoa Lan Cattleya trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!