Đề Xuất 3/2023 # Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Bầu Rượu # Top 12 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Bầu Rượu # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Bầu Rượu mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vẻ đẹp độc đáo của loại hoa này không chỉ bởi những bông hoa đẹp kiêu sa mà còn bởi phần giả hành đặc biệt bên dưới. Khi trưởng thành phần giả hành của loại lan này sẽ mọc cao chừng 10cm và có hình thắt lại như bầu rượu vô cùng độc đáo. Trên mỗi phần củ giả hành sẽ mọc tư 1-2 lá to bản dài khoảng 20cm màu xanh nõn chuối.

Trong khi phần giả hành có hình dáng độc đáo bên dưới thì bên trên những chùm hoa mọc lên đầy kiêu sa và rực rỡ. Hoa thường mọc thành từng cụm cao khoảng 20cm với những cánh hoa có dạng trái xoan nhọn và xòe rộng. Phần cánh môi có 2 thùy bên lớn có dạng bầu dục tròn và thùy giữa rộng ở đỉnh chia làm 2 thùy tròn. Hoa có 3 màu chính là hồng pha tím, đỏ và vàng.

Hoa lan bầu rượu còn được chia làm 2 loại là loại nhóm lan rụng lá và nhóm không rụng lá. Có thể hiểu đơn giản là khi lan bắt đầu ra hoa sẽ có một nhóm sẽ rụng hết lá chỉ còn củ và ra hoa còn nhóm còn lại sẽ ra hoa và giữ được nguyên lá. Hoa thường nở vào khoảng đầu mùa xuân. Số lượng hoa sẽ thường từ vài hoa cho đến 20 hoa trên một cành. Tuy không có mùi thơm như những loại lan khác nhưng bù lại vẻ đẹp độc đáo không lan nào so sánh được.

Cách trồng và chăm sóc lan bầu rượu

Lan bầu rượu được trồng rộng rãi ở nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, Philippine, Trung Quốc và cả Việt Nam. Cây không quá khó trồng ngược lại có sức sống mãnh liệt và dễ dàng phát triển ra lá và chồi tuy nhiên chỉ sống được hơn 1 năm.

Nhiệt độ

Lan bầu rượu thích nghỉ tốt nhất là ở nơi có nhiệt độ khoảng 13-32 độ C.

Ánh sáng

Lan bầu rượu ưa thích điều kiện ánh sáng ở mức trung bình không quá gay gắt.

Chính vì thế lúc mới trồng bạn cần để cây ở chỗ râm mát nếu trồng ở nơi đón năng bạn tiến hành che mái bằng lưới che nắng để tạo cho cây ánh sáng thích hợp và thông thoáng cho cây được quang hợp tốt hơn.

Ẩm độ

Lan bầu rượu phát triển tốt nếu như điều kiện không khí ẩm độ khoảng 60-80%

Tưới nước và bón phân

Cây cần tưới nước nhiều vào thời kì mầm cây mọc mạnh. Một tuần bạn tiến hành tưới nước cho cây từ 2-3 lần là được. Thời kì bón phân bạn tiến hành bón loại phân NPK 15-15-15. Định kì 1 tháng bón một lần bằng việc hòa với nước và tưới đều lên cây.

Thay chậu

Thời điểm thay chậu tốt nhất là khi cây ngoài một năm. Bạn tiến hành cắt bỏ cuống hoa và rễ chết đi rồi thay chậu bằng một phần đất và 1 phần phân chuồng hoai mục và một chút bồi rêu hay vỏ thông. Sau đó vùi rễ cây vào chậu chú ý không nên vùi quá sâu sẽ khiến cây bị thối rễ.

Thời điểm ra hoa của lan bầu rượu

Cả năm lan bầu rượu chỉ ra hoa một lần thường vào mùa đông và đầu mùa xuân. Trên các củ của loài lan này nếu bạn chăm sóc chúng cẩn thận đầy đủ chất dinh dưỡng thì một củ có thể từ một đến hai rò hoa. Tùy tay người chăm, vào đến mùa thu khi củ lan rụng lạ thì chúng ta hạn chế tưới nước và bón phân. Quan sát xem hoa bắt đầu ra bông chưa và chỉ tưới sơ bằng cách phun sương.

Thường theo kinh nghiệm thì lan bầu rượu thường ra hoa vào đúng dịp tết nên nếu chăm sóc tốt và đầy đủ dinh dưỡng thì bạn sẽ được những chậu lan đẹp chơi tết.

Những hình ảnh đẹp của hoa lan bầu rượu

Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Vanda

Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan vanda

Hoa lan Vanda được biết đến ở nước ta từ khá lâu. Chúng có nguồn gốc từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương và được trồng phổ biến tại nhiều nước hiện nay như Trung Quốc, Lào, Himalaya vv. Không chỉ được ưa chuộng bởi hình dáng đẹp lạ mắt với tán dày tròn mà màu sắc hoa khá phong phú và hoa nở rực rỡ khiến ai cũng mê mẩn ngắm nhìn.

Trên thế giới tìm được khoảng 45 loại lan vanda thì ở Việt Nam người ta trồng phổ biến nhất 5 loại. Cụ thể bao gồm Vanda concolor, Vanda lilacina, vanda liouvillei, Vanda pumila, Vanda denisonaliana. Trong số này người ta yêu thích nhất là loài Vanda denisonaliana vì có hoa đẹp và bền nhất. Ngoài ra 3/5 loài lan này là loại lan thuộc vùng mát nên trồng nhiều ở các tỉnh Lâm Đồng.

Đặc điểm của hoa lan vanda

Lan vanda nổi bật với hình dáng thân bao gồm những cụm lá dày và mọc đối xứng sang hai bên trông giống như những cánh quạt. Mỗi lá mọc dài trung bình khoảng 25cm và nhọn dần ở đầu. ĐIểm thu hút chính ở loại lan này không chỉ ở cụm lá mà chính những bông hoa to đẹp. Hoa mọc thành chùm và mỗi bông hoa gồm 3 cặp lá xếp đối xứng với nhau.

Một điều mà nhiều người nhận xét ở loại hoa này chính là đài hoa luôn lớn hơn hoặc bằng cánh hoa. Đây cũng là điểm làm nổi loại lan này với các giống lan khác. Với mỗi cánh mỏng tuy nhiên khá bền nên mỗi khi hoa nở bạn có thể ngắm chúng đến hơn 1 tháng liền.

Phân loại hoa lan Vandan

Giống lan Vanda được chia làm 6 loại: Vanda tricolor, Vanda cristata hay Trudelia cristata, Vanda denisoniana, Vanda amesiana hay Holcoglossum amesiana, Vanda pumila hay Trudelia pumila, Vanda alpina hay Trudelia alpina

Vanda tricolor

Vanda tricolor thường mọc ở trên cành cây hoặc ở gần gốc, thân cao trên dưới 1 m, lá dài 40-50 cm, rộng 3-4 cm. Chùm hoa mọc ở nách lá, dài 25-35 cm, mang theo 7-15 hoa. Hoa to từ 5-7 cm, mầu trắng có những đốm hay sọc tím nâu ở mặt trước, mặt sau trắng tuyền, nở vào mùa Hạ và lâu tàn. Hương thơm ngát khi có nắng vào khoảng 9-10 giờ sáng đến giờ chiều

Vanda cristata hay Trudelia cristata

Đây là một loại phong lan cỡ trung bình, mọc tại Hồi, Ấn Độ, Tây Tạng và Trung Hoa trên các cao độ từ 600-2300 m. Thân cao chừng 25-30 cm, lá dài 20-30 cm, chùm hoa ngắn 15-20 cm. Hoa 5-7 chiếc to 3-5 cm, cánh hoa màu xanh, dày và cứng lâu tàn. Lưỡi hoa phía dưới chẻ làm hai.

Vanda denisoniana

Vanda denisoniana là một loài phong lan cao tới gần 1 m, lá mọc 2 bên, dài 30-40cm, rộng 3-4 cm. Chùm hoa mọc ở nách lá thứ 6-7, dài 20-30 cm, có 5-8 hoa, to chừng 5-7 cm, mầu vàng chanh, nở vào mùa Xuân hay đầu mùa Hạ. Hương thơm như mùi va-ni vào lúc nhá nhem tối. Hình ảnh bên dưới chúng tôi chụp tại Vườn Lan Vĩnh Mai, Đà Lạt, vào tháng 4-2009. Nhưng Vanda denisoniana cũng có có cây hoa màu vàng sậm hay nâu đậm, được coi như là một biến dạng Vanda denisoniana var. hebraica mà cũng có người cho là Vanda brunei.

Vanda amesiana hay Holcoglossum amesiana

Vanda amesiana hay Holcoglossum amesiana giống như Vanda về thân và lá, nhưng hoa lại giống như Holcoglosum, nên mỗi người gọi một khác. Thân cao từ 20-40 cm, lá dài 20-25 cm. Dò hoa dài 30-25 cm, có tới 15-30 hoa, nở vào cuối mùa Đông tại Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Việt Nam và Căm Bốt.

Vanda pumila hay Trudelia pumila

Vanda pumila hay Trudelia pumila là một cây lan nhỏ, mọc tại các nước Á Châu. Cao chừng 20-30 cm, lá dài khoảng 12 cm. Dò hoa ngắn, có từ 3-5 hoa, mầu xanh trắng hay xanh nhạt, to khoảng 3-5 cm. Có người nhầm lẫn cây này với Vanda cristata. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy lưỡi hoa Trudelia cristata chẻ làm 2 như lưỡi rắn, trái lại lưỡi hoa Trudelia pumila hình tròn. Người ta thường gọi là Lan Uyên Ương vì phần đông chỉ có 2 hoa, nhưng tại vườn lan Vĩnh Mai và tại Đà Lạt có nhiều cây có tới 4-5 hoa

Vanda alpina hay Trudelia alpina

Vanda alpina hay Trudelia alpina Thân cao chừng 20-25 phân, lá dài 15-20 phân, hoa 2-3 chiếc, to khoảng 2 phân, nở vào cuối mùa Xuân. Cánh hoa mầu xanh đậm hơn các giống Trudelia cristata và Trudelia pumila, lưỡi hoa hình tam giác với mầu nâu sậm.

Cách trồng và chăm sóc hoa lan vanda

Nhiệt độ, ẩm độ, sự tưới nước

Ở Việt Nam Vanda rừng là một loại lan vùng mát, nhưng các Vanda lai là một loại lai của của vùng nóng nó sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 25ºC-30ºC, các loài Vanda cần được trồng trong vườn với độ ẩm cao, nhưng ấm độ cục bộ trong chậu phải chạc thoáng. Cây tăng trưởng suốt năm không có mùa nghỉ vì thế không nên để cây bị khô bất cứ thời điểm nào trong năm. Bị khô hạn bất chợt sẽ gây cho cây mất ổn định về ẩm độ và hậu quả là cây bị tuột lá, yếu đi. Vì thế đối với các loài thuộc giống này ta phải tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11 và 3 lần/ngày từ tháng 7 đến cuối tháng 4, khoảng cách giữa các lần tưới được. Khác với một số giống lan khác, nguyên nhân chủ yếu quyết định sự ra hoa các loài thuộc giống Vanda là điều kiện nhiệt độ. Chính vì thế các loài thuộc giống này có thể trổ hoa suốt năm. Nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh, mùa trổ hoa nhiều nhất vẫn là mùa nắng, vào tháng 2, khi nhiệt độ trong không khí cao nhất trong năm.

Ánh sáng

Valnda là giống ưa sáng, có những loài thuộc giống này cây trổ hoa lý tưởng khi được phơi bày ra ánh sáng hoàn toàn. Vanda lá tròn, Vanda TMA và một số loài khác chỉ trổ hoa khi được trồng dưới điều kiện gần 100% ánh sáng. Tuy nhiên đa số loài chỉ càn 60% ánh sáng, tức giàn che 40% ánh sáng là đủ. Các cây lai giống giữa Vanda x Aseocentrum lại có một nhu cầu ánh sáng ít hơn, khoảng 50% ánh sáng. Do đó độ biến động về cường độ ánh sáng thay đổi tới 30.000-40.000m/m².

Nhu cầu phân bón

Vanda là một trong những giống có nhu cầu về phân bón khá cao và chúng dễ dàng sử dụng bất cứ một dạng phân bón loại nào. Đối với loài Vanda T.M.A, phân bò khô có thể là loại phân tốt, các loài khác có thể dùng phân bánh dầu phọng, nhưng hữu hiệu luôn hết vẫn là phân hóa học với công thức 3-10-10 tưới 2 ngày/lần với nồng độ 1 muỗng càphê/4 lít nước. Sở dĩ ta dùng phân bón với chu kỳ cách nhật vì Vanda không có giả hành nên không dự trữ đựớc dưỡng liệu, ngoài ra giá thể của Vanda là giá thể thông thoáng đến mức cực đoan chỉ gồm chậu gạch nung hay giỏ gỗ với các cục than thật to. Do đó sự lưu lại của dưỡng liệu trong giá thể là không đáng kể cho việc hấp thụ của lan trong thời gian ngắn. Tốt nhất là dùng phân bón với dạng phun sương, vì loài này là loài phụ sinh và có rất nhiều rễ trên không.

Cấu tạo giá thể

Vanda là một loại lan không có mùa nghỉ, một biến cố khô hạn rất dễ làm các loài giống này rụng hết phần lá gần gốc, mà giới chơi lan Việt Nam thường gọi là “chuồn lá” . Tuy nhiên, ẩm độ cục bộ trong chậu quá cao dễ làm cho các rễ bị thối. Vì thế, cấu tạo giá thể thật thoáng cho các loài thuộc giống Vanda và Ascocenda là điều kiện bắt buộc. Việc duy trì ẩm độ ổn định là cố gắng của các nhà vườn thông qua sự tưới hàng ngày.

Thay chậu và nhân giống

Sự thay chậu các loài thuộc giống Vanda, thường chỉ do nguyên nhân duy nhất là cây phát triển quá lớn gây ra sự mất cân đối giữa cây và chậu. Việc thay chậu có thế thực hiện suốt năm nhưng đầu mùa mưa vần là thời điểm lý tưởng cho việc thay chậu. Cách nhân giống tương tự Hồ điệp.

Khoảng 3 tháng 1 lần, ta phun một dung dịch ANA với nồng độ 0,1 phần triệu (ppm) để kích thích sự mọc rễ. Bạn cứ nhớ rằng, đối với loài Vanda, mỗi lần bạn phun kích thích tố rễ sẽ mọc tăng lên 1 bậc. Như vậy, sau một thời gian cây lan Vanda sẽ có một bộ rễ thật mạnh đủ đáp ứng các yêu cầu cần thiết.

Sâu bệnh

Vanda thường bị loài rệp dính màu vàng tán công, chúng thường nằm trên bề mặt lá. loại này cũng thường hút nhựa các lá của giống Dendrobiunl, cách trừ cũng là các loại thuốc sát trùng, serpa phun sương lên lá. Bệnh thối đọt tỏ ra nguy hiểm cho các loài thuộc giống Vanda, khi có hiện tượng này xảy ra, bạn phả cẩn thận dùng kéo cắt bỏ đọt lan, sau đó bôi vôi hoặc Vađơlin + tan vào vết cắt, phần ngọn được khử trùng trước khi sử dụng để cắt cây lan khác. Nếu không bệnh sẽ lan truyền trong toàn bộ vườn lan. Tốt nhất nên ngừa bệnh thường xuyên bằng cách phun các loại thuốc ngừa nấm Topsil, Zineb, Benomyl nồng độ 1/400, nửa tháng 1 lần.

Những hình ảnh đẹp  của hoa lan vanda

Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Ý Ngọc

Lan Ý Ngọc là loài phong lan thân thòng, vươn thẳng và hơi cứng thân cây có chiều dài tầm 30 – 60cm. Cây được chăm sóc trong điều kiện tốt có thể lên tới 1m. Càng về phía ngọn thì thân cây càng thon và nhỏ lại.

Cây ra lá ít, lá nhọn và mỏng, mọc so le nhau. Vào cuối thu lá cây thường rụng hết để ngủ đông.

Loài lan này khi ra hoa để lại ấn tượng khá độc đáo. Hoa mọc thành từng chùm nhỏ tầm 2 đến 3 bông trên từng đốt thân cây. Cây càng nhiều đốt thì ra hoa càng nhiều. Cánh đài hoa có màu trắng tinh và hơi cụp. Phần đầu cánh hoa thì màu tím đậm nổi bật.

Hoa lan Ý Ngọc khi nở cho mùi thơm rất lạ. Nếu nở vừa thì cho ta mùi hương thoang thoảng. Khi ngửi không nên để quá gần mũi vì hoa nở nhiều sẽ cho mùi hắc, có mùi hôi của con gián. Đây chính là điểm yếu nhỏ của loài hoa này. Lan Ý Ngọc khoe sắc cũng khá lâu, tầm 15 – 20 ngày. Những cây được chăm sóc kỹ, cẩn thận ta có thể chơi được cả một tháng.

Môi trường sống của loài hoa này cũng khá đặc biệt như:

Cây ưa ánh sáng nhưng không được quá nóng.

Ưa ẩm nhưng không sống được ở nơi nhiều nước.

Phát triển tốt trong môi trường có gió nhẹ, nhưng sẽ bị chết nếu như trời bão cây không được che chắn, bảo vệ.

Thông tin của lan ý ngọc trong vườn

Nếu các bạn mua hàng rừng bán kg về cắt tỉa rễ sạch sẽ chỉ để lại 1-2cm để có thể ghim, buộc khi ghép là được. Nguyên tắc là cố định gốc thật chắc và để hở gốc, tuyệt đối không bao bọc kín gốc như đắp chăn. Thời điểm ghép thuận nhất là trước khi mầm dưới gốc giả hành cây mẹ bung, khoảng từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau. Trước khi ghép ngâm Physan 20 với nồng độ trên bao bì 1ml pha 1 lít nước trong 10 phút, vớt ra, treo ngược cho khô ráo và ghép.

Hoàng thảo ý ngọc thích hợp ghép dớn bảng, gỗ lũa, vú sữa… Hay trồng chậu để nghiên, chậu nhiều lỗ thoát nước với chất trồng thoát nước tốt. Nếu ghép chậu, có thể là cho than hoặc vỏ thông, xơ dừa sợi, dớn sợi sỏi đất nung… Bất cứ giá thể gì cũng cần xử lý nước vôi trong trước khi ghép. Phun siêu Lân kích rễ (10-60-10) hoặc B1 kích rễ trộn với Atonik kích mắt ngủ. Ghép xong treo chỗ mát, thoáng, ít nắng và tốt nhất là nên che mưa trong 1 tháng đầu tiên. Quá trình này cứ 7 ngày phun phân và thuốc phòng bệnh 1 lần. Đợi khi mầm dài và bộ rễ tương đối khỏe, dài cỡ 5cm.

Công dụng của hoa lan ý ngọc

Lan ý ngọc là loài cây thanh lọc không khí tốt, có thể lộc sạch một số chất tẩy rửa, đồ trang điểm trong không gian nhất đinh nên được sử dụng như một cây nội thất trong gia đình, trong văn phòng. Cây rất dễ trồng và chăm sóc nên rất được người yêu cây cảnh ưu ái. Lan ý ngọc có màu xanh mướt với hoa trắng tinh khôi tôn thêm vẻ đẹp trang trọng trong ngôi nhà của bạn. Bạn cũng có thể đặt một chậu lan ý ngay nơi ban công, trên bàn làm việc của mình.

Cách trồng lan Ý Ngọc

Lan Ý Ngọc cũng như một số loài lan khác, cũng có cái dễ cái khó trong việc trồng và chăm sóc. Nhưng nếu như bạn đã nắm kĩ một số kĩ thuật chăm sóc cơ bản rồi thì việc chinh phục một chậu lan Ý Ngọc đẹp là một điều khá dễ dàng.

Chọn giống ý Ngọc

Nên chọn mua lan ở những cơ sở uy tín để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ cũng như độ thuần chủng.

Lan Ý Ngọc thường được trồng bằng thân nên khi bạn mua cần lựa chọn những giống cây thân còn tươi, không bị khô, héo, sâu bệnh. Lá tươi, không dập nát.

Giá thể trồng lan Ý Ngọc

Lan Ý Ngọc được trồng trong rất nhiều loại giá thể khác nhau như ghép dớn bảng, gỗ lũa, vú sữa… hoặc có thể trồng bằng chậu. Mỗi loại giá thể có những ưu nhược điểm khác nhau và mang đến những vẻ đẹp khác nhau. Điều đặc biệt cần chú ý khi trồng bằng chậu là nên trồng trong chậu có lỗ thoát nước tốt. Khi ghép có thể thêm than hoặc vỏ thông, xơ dừa…

Các bước trồng lan Ý Ngọc

Bước 1: Chuẩn bị cây giống và giá thể.

Bước 2: Cắt tỉa các rễ cây sạch sẽ, vứt bỏ các lá và giả hành bị dập. Xử lí, làm sạch giá thể trồng.

Bước 3: Tiến hành ngâm physan 20 theo tỉ lệ được in trên bao bì trong khoảng thời gian 10 phút. Sau thời gian đó vớt ra treo ngược và tiến hành ghép lan ý ngọc vào giá thể.

Bước 4: Ghép cây lan vào giá thể. Khi ghép nên để cây thẳng đứng. Buộc chắc và cố định thân cây tránh để cây bị sai lệch vị trí ghép. Không được lấp gốc, để gốc thoáng.

Bước 5: Sau khi ghép xong đem treo giò lan ở nơi thoáng mát, ít nắng, che mưa trong một tháng đầu tiên. Chăm sóc lan đúng quy trình và theo đúng định kỳ.

Phòng trị sâu bệnh

Thường xuyên kiểm tra giỏ lan để phát hiện kịp thời. Loại bỏ những cây bị chết, khô héo hay nấm sâu bệnh ra khỏi những cây khỏe mạnh.

Trong 1 tháng đầu tiên, thực hiện theo quy trình 7 ngày phun phân 1 lần và phun thuốc phòng bệnh 1 ngày 1 tháng.

Vệ sinh khu vực trồng lan sạch sẽ, tránh cho vi khuẩn nấm mốc gây bệnh làm tổ sinh sống.

Loài hoa này rất thu hút nhện đỏ, đặc biệt vào mùa khô. Vì vậy đến đầu màu khô, bạn nên phun phòng với Peseu khoảng 1,5 lần, cứ theo định kỳ 20 ngày một lần.

Ở hoa Lan Ý Ngọc bệnh hay gặp nhất là do nấm Phytothora vì thế phải nhớ phun phòng cẩn thận bằng thuốc Kasumin + Antracol hoặc thuốc Starner + Aliette theo định kì khoảng hơn 10 ngày 1 lần.

Cách chăm lan Ý Ngọc nở hoa đúng tết

Lan Ý Ngọc có một đặc điểm ngủ đông, vì vậy đầu tháng 12  có thể đánh thức hoa dậy. Khi đó cây sẽ mọc rễ, nảy chồi, ra hoa vào dịp tết.

Tầm vào khoảng cuối hạ đầu thu tiến hành cho cây ngủ đông và đánh thức lan dậy vào đầu mùa xuân. Khi cây ngủ sẽ không sinh trưởng nữa (không nảy chồi cây mới), không bị ra hoa trước tết.

Cuối mùa thu ở Hà Nội thì không nêm bón quá nhiều phân đạm. Tránh các chất kích thích để cây không nở hoa sớm.

Khi cây đã ngủ đông, khoảng 1-2 tháng nữa là đến tết, rơi vào tháng 11, tháng 12. Bạn muốn cây nở hoa đúng dịp tết thì phải đánh thức loài hoa này. Khi này, ta lại bắt đầu tưới nước bình thường. Tuy nhiên chỉ dùng bình tưới phun sương nhẹ nhàng, không tưới ướt giả hành. Vì nếu khi bạn tưới ướt giả hành thì nó sẽ không ra hoa mà ra keiki.

Tăng cường ánh sáng, nhiệt độ tạo độ ấm cho cây ra nụ. Nếu trời lạnh, âm u thì có thể mắc đèn cho hoa.

Bón chất kích thích và phân bón để đánh thức cây dậy. Có thể bón phân giàu Lân, kali theo tỉ lệ 15 – 30  – 15 để cây cho hoa đẹp và bền nhất.

Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Cẩm Cù

Cây lan cẩm cù là cây cảnh trang trí ngôi nhà rất đẹp, nhưng ngoài ra cây còn có tác dụng rất tốt trong chữa một số bệnh, đã được khoa học các nước chứng minh.

Bộ phận dùng: Toàn cây, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô điều được.

    Thành phần hóa học: Các bộ phận của cây đều phủ sáp. Thân và lá chứa một sterol glucosid là hoyin (0.76-0.832%).

    Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính bình, có tác dụng khư phong trừ thấp, tiêu ung, giải độc, hạ sốt, long đờm.

    Công dụng, chỉ định và phối hợp: chữa trị các bệnh

    Viêm phổi nhẹ, viêm phế quản;

    Viêm não B, trẻ em sốt cao.

    Viêm kết mạc, sưng amygdal;

    Thấp khớp tạng khớp;

    Viêm vú, viêm tinh hoàn.

    Liều dùng 60-90 gram cây tươi giã lấy nước chiết uống. Dùng ngoài trị đinh nhọt, viêm mủ da, đòn ngã tổn thương. Giã cây tươi và đắp vào chỗ đau.

Đơn thuốc:

    Viêm phổi nhẹ, viêm phế quản: Lá Cẩm cù tươi 60-90 gram giã ra chiết lấy dịch, hoà mật ong uống hoặc sắc nước uống.

    Viêm tinh hoàn: Lá Cẩm cù tươi 60-90 gram, nghiền ra rồi đun sôi lấy nước uống.

    Thấp khớp tạng khớp. Cẩm cù tươi 60-90 gram, đoạn khớp trên giò lợn, rượu 120 gram, sắc nước, chia 2 lần uống.

Cách trồng lan cẩm cù không quá khó, bạn chỉ cần chú trọng tới các yếu tố cơ bản như nhân giống, tưới nước và trừ sâu bệnh.

Nhân giống hoa lan cẩm cù

Đối với loại hoa này, bạn có thể nhân giống theo cách giâm cành hoặc chiết cây.

Nhân giống từ hạt

Đối với cách nhân giống này, bạn cần chọn hạt khi trái chín già. Thời gian để có được giống già khoảng vài tháng. Đây là thời gian cần thiết để trái phát triển, già đi, khô lại. Khi chín bạn tách làm đôi, bảo quản trong bao nylon.

Khi đã có hạt giống hoa lan cẩm cù, bạn mang hạt đi gieo. Lưu ý là cần chọn loại đất trồng giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp. Để đảm bảo cho cây có được điều kiện phát triển tốt nhất, bạn nên chọn nơi râm mát. Khi đã hình thành lát thật bạn có thể trồng vào chậu riêng cho cây quen và ổn định dần. Từ lúc cây phát triển tới khi trưởng thành có thể lên tới 12 tháng.

Nhân giống từ lá, cành, thân

Ngoài cách nhân giống bằng hạt, bạn cũng có thể chọn lá hoặc thân già đã có rễ. Thay vì chờ đợi trái chín già, bạn chỉ cần dùng lá cẩm cù và thân già dăm xuống đất. Để nhanh ra rễ, bạn có thể sử dụng thuốc kích thích. Đây là một cách trồng lan cẩm cù hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.

Điểm hạn chế của cách nhân giống này là lá hoa lan cẩm cù cần rất nhiều thời gian để phát triển thành cây. Còn với cách nhân giống bằng thân cây lại dễ dàng và có nhiều ưu điểm nhất. Bước thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chọn khúc thân dây đã cứng, cắt khoảng 3-4 đốt lá, giăm thân trong đất trồng dinh dưỡng. Sau đó thêm chất kích thích, lượng nước vừa phải, giữ thoáng khí.

Bí quyết chăm sóc lan cẩm cù

Cách trồng lan cẩm cù không chỉ có giai đoạn nhân giống mà còn phải chăm sóc cây cho tới lúc đâm hoa. Bạn cần chú ý tới việc tưới nước, bón phân và lượng ánh sáng vừa đủ để cây phát triển tốt.

Tưới nước cho cây

Lan cẩm cù là loại cây chịu hạn tốt, ưa độ ẩm cao. Tốt nhất là bạn nên tưới cho cây 1 lần/tuần. Bạn có thể linh hoạt tần suất tưới nước theo mùa để đảm bảo cây có được độ ẩm cần thiết. Hơn nữa, chậu cây cần có các lỗ thoát nước để tránh hiện tượng ngập úng. Nhất là vào mùa mưa, nếu cây thừa quá nhiều nước có thể dẫn tới ngập úng mà chết.

Bón phân để cây phát triển

Đối với lan cẩm cù, bạn không nên bón quá nhiều phân. Chỉ nên bón ở mức độ vừa đủ để cây có thể phát triển ổn định. Nếu bạn bón quá nhiều, cây có thể xót mà chết hoặc ức chế sự ra hoa của cây. Hợp lý nhất là một tháng bạn bón cho cây 1- 2 lần.

Chú ý tới ánh sáng

Lan cẩm cù là dòng lan ưa ánh sáng tán xạ. Để quang hợp và ra hoa, loài nan này cần có một lượng ánh sáng phù hợp. Nếu bạn để cây ở rơi quá râm mát thì cây chỉ phát triển lá, thân chứ không cho nhiều hoa. Ngược lại, để cây ở nơi quá nắng thì hoa có thể ra nhiều nhưng màu lá dễ phai, chuyển vàng.

Vì vậy, cách trồng lan cẩm cù hiệu quả là chọn các điểm có lượng ánh sáng vừa phải. Điển hình như dưới tán mái che lưới hoặc ở ban công.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây

Lan cẩm cù có rất nhiều ưu điểm, không chỉ chịu hạn tốt mà dòng lan này còn ít bị sâu hại tấn công. Một số loại sâu bệnh phổ biến cầm cù là các loài rệp. Nếu cây nhà bạn bị nhiễm rệp thì hãy mua các loại thuốc đặc trị, phun trực tiếp lên lá để ngăn ngừa sự ảnh hưởng. Lưu ý dùng liều lượng vừa phải, đúng theo hướng dẫn trên bao bì.

Là loài lan khỏe mạnh, ít bị bệnh, thế nhưng bạn cần chú ý tới những đốm đen, và nứt gốc. Để hạn chế và tránh được căn bệnh này bạn hãy chủ động, tạo môi trường sạch sẽ, thoáng mát cho cây.

Những hình ảnh đẹp của hoa lan cẩm cù

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Bầu Rượu trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!