Đề Xuất 3/2023 # Người Đưa Giống Lúa Nếp Cẩm Về Đồng Ruộng Ninh Bình # Top 4 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Người Đưa Giống Lúa Nếp Cẩm Về Đồng Ruộng Ninh Bình # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Người Đưa Giống Lúa Nếp Cẩm Về Đồng Ruộng Ninh Bình mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vụ lúa đông xuân năm nay, ông Trương Hải Lưu (xã Yên Lộc, Kim Sơn, Ninh Bình) đã đầu tư giống vốn gieo cấy thử nghiệm 4 ha giống lúa nếp cẩm Tâm Phát 1 ở 10 xã, gồm: Yên Lộc, Quang Thiện, Kim Định, Đồng Hướng, Kim Tân, Cồn Thoi (Kim Sơn) và Yên Đồng, Yên Mỹ, Yên Từ, Yên Nhân (Yên Mô). Đây là loại giống lúa mới do Học viện Nông nghiệp Việt Nam phục tráng chọn tạo từ giống lúa nếp bản địa vùng cao tỉnh Lai Châu.

Kiểm tra cánh đồng gieo cấy giống lúa nếp cẩm vụ đông xuân 2015: Ảnh: P.V

Từ khi gieo cấy lúa đến khi thu hoạch, ông Trương Hải Lưu đã cùng với cán bộ Trung tâm Bảo tồn và Phát triển nguồn gen cây trồng (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của lúa để tìm ra biện pháp chăm sóc ít tốn kém mà đạt hiệu quả cao.

Chúng tôi có dịp tham quan mô hình gieo cấy thử nghiệm lúa nếp cẩm tại xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn khi lúa đã chín vàng, bông dài, hạt mẩy (diện tích 1ha). Ông Trương Hải Lưu đã phối hợp với các cán bộ khoa học (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) phục tráng thành giống lúa thích ứng với vùng đất đồng bằng ven biển huyện Kim Sơn. Điểm nổi bật của giống lúa này là chất lượng gạo có giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng chữa trị được một số bệnh như thiếu máu, tiểu đường, chống oxy hóa, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Nếp cẩm có hạt gạo màu đen nên còn được gọi là “Bổ huyết mễ” với hàm lượng Protein 66,8%, chất béo hơn 20%. Ngoài ra, trong hạt gạo nếp cẩm còn có carotin, các axit amin và nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Thực tế khảo nghiệm trong các năm qua cho thấy: Gống lúa nếp cẩm chống chịu được với điều kiện thời tiết bất lợi, sâu bệnh ít và gieo cấy được cả hai vụ (đông xuân và vụ mùa). Thời tiết năm nay lại thuận lợi, ít sâu bệnh nên lúa tốt đồng đều và đến nay đã cho thu hoạch với năng suất ước đạt 150 đến 170kg/sào. Về giá trị kinh tế: 1kg lúa nếp cẩm thương phẩm hiện được bán với giá 20.000 – 22.000 đồng, cao gấp 3 lần so với lúa Bắc thơm số 7, do vậy, giá trị và hiệu quả trên 1 ha lúa nếp cẩm cũng cao hơn nhiều.

Ở xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn ai cũng biết ông Trương Hải Lưu một thương binh hạng 2/4. Ông là người “miệng nói, tay làm”, có niềm say mê, gắn bó với đồng ruộng. Những năm trước đây, thực hiện chủ trương của tỉnh khuyến khích bà con nông dân đưa giống lúa cao sản, giống lúa chất lượng cao vào đồng ruộng thâm canh tăng năng suất, ông Trương Hải Lưu đã bỏ nhiều công sức đến với bà con nông dân ở cả các xã nông thôn miền núi như Thượng Hòa (Nho Quan), Yên Đồng (Yên Mô) để hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật gieo cấy các giống lúa mới: Mi Sơn 4, Phú ưu số 2. Hai năm gần đây ông tự bỏ kinh phí hỗ trợ bà con nông dân gieo cấy giống lúa nếp cẩm. Ông thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo đầu bờ tiếp nhận ý kiến đánh giá từ các mô hình thí điểm để xây dựng quy trình kỹ thuật sát với điều kiện từng vùng, từng chất đất khác nhau. Ông vui khi thấy nông dân được mùa, chia sẻ khó khăn khi nông dân gặp thiên tai hạn hán, sâu bệnh. Năm nào cũng vậy, mỗi khi vào đầu vụ gieo cấy, ông đến các hợp tác xã vận động bà con nông dân thay đổi nếp nghĩ cách làm, ứng dụng khoa học kỹ thuật đưa các giống lúa mới nhân ra diện rộng mà cụ thể là giống nếp cẩm Tâm Phát 1. Được biết để tăng giá trị của hạt lúa nếp cẩm, ông còn đưa gạo của giống lúa này vào sản xuất rượu nếp cẩm theo phương pháp ủ men cổ truyền và sẵn sàng thu mua hết lúa thương phẩm của người nông dân làm nguyên liệu cho loại rượu đặc sản này.

Đinh Chúc

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Bí Xen Kẽ Ngô Nếp Trên Ruộng Lúa

Trồng bí xanh, bỉ đỏ xen kẽ với ngô cây hoa màu ngắn ngày mang lại lợi nhuận kinh tế cao trên cùng diện tích đất canh tác, là một trong những biện pháp phổ biến nhất. Hiện đang được bà con nông dân áp dụng rộng rãi với kỹ thuật trồng bí đơn giản sẽ được chúng tôi hướng dẫn đến bà con ngay sau đây.

Kỹ thuật trồng bí xanh xen kẽ ngô nếp

Giống

Giống ngô nếp nên chọn giống thích nghi tốt với điều kiện khí hậu địa phương, cho năng suất chất lượng cao.

Chuân bị cây con

Gieo hạt trong bầu đã chuẩn bị sẵn trước đó, chọn vùng đất cao ráo, thoáng mát không có cỏ dại để đặt bầu.

Hạt giống chưa được xử lý mầm bệnh thì nên tiến hành ngâm qua nước ấm ở nhiệt độ 50 độ C trong thời gian khoảng 20 phút. Sau đó ngâm lại với nước sạch trong khoảng thời gian 5-6h đồng hồ rồi rửa lại cho thật sạch nhớt mang đi ủ trong vải ẩm đến khi nào hạt nứt nanh thì mang đi gieo.

Phần khum tre và nilon trắng được sử dụng để làm vòm che mát tránh nắng mưa, phần vòm cách nền 20cm. Đến khi cây mọc chừng khoảng 3 ngày thì phun hoặc tưới thuốc phòng bệnh lở cổ rễ.

Đất dùng để rắc phủ lên hạt sau khi gieo là đất có trộn trấu và tro bếp, phân chuồng đã được ủ hoai mục. Cần chuẩn bị chừng khoảng 0.4-0.5 mét khối đất bột trộn chung với phân chuồng, phân lân 5kg supe để phủ bầu và đốt khi trồng.

Kỹ thuật trồng bí

Sau công đoạn chuẩn bị giống, công đoạn tiếp theo trong quy trình kỹ thuật trồng bí xen kẽ cây ngô nếp đó chính là công đoạn làm đất. Hộ trồng nên áp dụng cách làm đất trồng bí không leo giàn, vùng trồng là nơi có chân ruộng cao và chủ động được việc tưới tiêu.

Ngay sau khi thu hoạch lúa hộ nông dân cần tiến hành đánh rãnh thoát nước quanh ruộng, cứ khoảng cách 2.7m đánh rãnh. Luống có độ rộng chừng 3m trong đó mặt luống chừng 2.7 và rãnh rộng chừng 0.3 phần đất dưới rảnh nên vét lên mép luống để tạo thành gờ cao để trồng bí. Rơm rạ sau khi thu hoạch lúa rải lên trên mặt luống để giữ ẩm và hạn chế sự xuất hiện của cỏ dại.

Cách trồng bí như sau: Đặt bầu xuống hố và rải một lớp đất bột đã chuẩn bị trước đó phủ đất bột xung quanh bầu, tưới nước giữ ẩm cho đất.

Kỹ thuật trồng bí xen ngô nếp bao gồm tắt cả những quy trình trên, các công đoạn chăm sóc sau khi trồng như thế nào? Mời bà con cùng theo dõi ở bài viết tiếp theo của ngày hôm sau. Chúng tôi sẽ cập nhập thường xuyên mỗi ngày để bà con cùng tham khảo.

Đưa Chế Phẩm Sinh Học Vào Nề Nếp

Khi hóa chất, kháng sinh ngày càng bị “thất sủng” trong nuôi trồng thủy sản, sự phát triển của chế phẩm sinh học là tất yếu. Thế nhưng, hiện nay, công tác quản lý mặt hàng này vẫn rất gian nan.

Người dân thay đổi lựa chọn

Có dịp theo chân đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Sóc Trăng, điều ghi nhận đầu tiên của chúng tôi là có rất ít sản phẩm thuốc thú y thủy sản hiện diện tại các đại lý, cửa hàng kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ nuôi tôm. Nguyên nhân được các chủ đại lý, cửa hàng cho biết là do rất khó tiêu thụ vì hiện hầu hết người nuôi tôm đều không còn sử dụng thuốc thú y thủy sản để phòng trị bệnh cho tôm, mà chuyển sang sử dụng các chế phẩm vi sinh là chủ yếu.

Ông Đào Văn Bảy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng, cho biết: “Chi cục chúng tôi chỉ quản lý thuốc thú y, còn các chế phẩm vi sinh và chất cải tạo môi trường do Chi cục Thủy sản phụ trách. Qua kiểm tra cho thấy, hiện chỉ còn một vài sản phẩm thuốc thú y thủy sản đang lưu hành, nhưng số lượng người sử dụng cũng rất ít vì hiệu quả không cao, dễ tồn dư trong tôm lúc thu hoạch làm giảm giá bán”.

Việc từ bỏ thuốc thú y thủy sản để chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học là một tín hiệu vui đối với ngành tôm Sóc Trăng nói riêng và cả nước nói chung, vì nó đồng nghĩa với khả năng dư lượng kháng sinh hay hóa chất cấm trong tôm nuôi sẽ rất thấp, giúp tăng khả năng cạnh tranh của con tôm Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, cũng từ đây, thị trường chế phẩm sinh học và chất cải tạo môi trường cũng trở nên bát nháo hơn với đủ loại sản phẩm gắn mác sinh học, vi sinh được lưu hành trên thị trường, khiến cho việc quản lý, kiểm tra chất lượng, giá cả trở nên khó khăn hơn.

Bất cập quản lý chất lượng

Theo ông Võ Quan Huy, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh, giá các chế phẩm sinh học dùng trong nuôi tôm từ nhà sản xuất đến tay người nuôi có loại tăng đến 50%, còn trung bình thì cũng 30 – 40%. Tuy nhiên, vấn đề mà ông Huy cũng như người nuôi tôm quan tâm chính là chất lượng của các chế phẩm này chưa được quản lý tốt, nhất là một số chế phẩm được nhập khẩu về sau đó san chiết, đóng gói bao bì mới.

Cùng chia sẻ mối quan tâm về sự nhập nhằng giữa thuốc thú y với chế phẩm sinh học, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận cho rằng, vẫn còn tình trạng bao bì là chế phẩm vi sinh, nhưng thực chất bên trong vẫn có thành phần thuốc thú y thủy sản. Ông Hoàng Anh đề xuất: “Tổng cục Thủy sản cần có quy định rạch ròi giữa thuốc thú y với men vi sinh hoặc chế phẩm sinh học nhằm tránh tình trạng gian lận, bảo vệ người nuôi tôm”.

ThS Quách Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng cũng thừa nhận, tình hình sản xuất, kinh doanh chế phẩm sinh học phục vụ nuôi thủy sản trước khi có Luật Thủy sản năm 2017 là rất bát nháo và rất khó cho công tác quản lý. Theo đó, trước đây, doanh nghiệp chỉ cần có giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, sau đó lấy mẫu sản phẩm đi kiểm tra đạt thì đăng ký lưu hành. Do đó, phần lớn các doanh nghiệp, cơ sở cung ứng chế phẩm sinh học trước đây đều đăng ký kinh doanh tại TP Hồ Chí Minh, nên địa phương không thể quản lý hết. Cũng có một số cơ sở đăng ký hoạt động tại tỉnh nhưng khi kiểm tra thì không có sản xuất gì hết mà chủ yếu là đóng gói.

Nguồn Thủy Sản Việt Nam

Chia sẻ:

Cây Lúa St Bén Rễ Trên Đồng Ruộng Vùng Bắc Quốc Lộ 1A Tỉnh Bạc Liêu.

Cây lúa ST bén rễ trên đồng ruộng vùng bắc quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu.

Sau gần một năm được canh tác ở các vụ mùa, cây lúa ST24, ST25 đã thật sự bén rễ và thích ứng với đồng ruộng Bạc Liêu nói chung và huyện Hồng Dân nói riêng. Theo ngành chuyên môn nhận xét: Giống lúa ST24, ST25 có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương, đặc biệt là khả năng chịu mặn, chịu phèn rất tốt, dễ canh tác, không xuất hiện bệnh đạo ôn gây hại.

Trao đổi với phóng viên ngay trên đồng ruộng, ông Nguyễn Chí Linh – Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ – kỹ thuật  nông nghiệp huyện chia sẻ: Với bản lá đứng đặc trưng của giống cũng hạn chế được sâu cuốn lá gây hại nên đặc biệt thích hợp canh tác và nhân rộng sản xuất trên vùng đất tôm – lúa phía Bắc quốc lộ 1A. Nhằm mở rộng vùng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân, đòi hỏi phải có những giống lúa đặc sản, chất lượng cao thích ứng với điều kiện sản xuất tại Bạc Liêu, việc tỉnh chọn 2 giống lúa ST24 và ST25 là phù hợp, được nhiều nông dân đánh giá cao. Để mô hình đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp tỉnh đã phối hợp với các địa phương tổ chức 70 lớp tập huấn kỹ thuật canh tác với sự tham dự của 2.600 lượt nông dân về kỹ thuật cải tạo đất, gieo sạ, chăm sóc lúa và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là kỹ thuật rửa mặn – khâu quan trọng quyết định đến sự thành công của mô hình. Các doanh nghiệp cũng đã đồng hành xuyên suốt cùng với các lớp tập huấn để triển khai nội dung và quy định để được bao tiêu sản phẩm. Nhằm khuyến khích nông dân sản xuất lúa ST24, ST25; theo đó, UBND tỉnh đã hỗ trợ cho những hộ nông dân tham gia mô hình bao gồm 50% lúa giống và 500 ngàn đồng tiền thuốc bảo vệ thực vật/ha. Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Thành công từ mô hình thí điểm canh tác giống lúa ST24, ST25 với quy mô 60 ha trong vụ Hè Thu 2020 vừa qua, lãnh đạo tỉnh đã có chủ trương và chỉ đạo ngành Nông nghiệp mở rộng lên 3.500 ha cho vùng sản xuất lúa trên đất tôm phía Bắc Quốc lộ 1A. Trong đó,  huyện Hồng Dân gần 1.600 ha. Theo đánh giá  thì tổng chi phí sản xuất ruộng mô hình thấp hơn so với ruộng đại trà 1.700.000 đ/ha. Với năng suất ước đạt trung bình 6 tấn/ha sẽ đưa hiệu quả kinh tế ruộng mô hình cao hơn ruộng đại trà là: 4.700.000 đồng/ha. Từ đó đưa tổng lợi nhuận trên diện tích 3.500ha đạt hơn 90 tỷ đồng, cao hơn 16 tỷ đồng so với ruộng đối chứng canh tác giống lúa địa phương. Với diện tích 3.500 ha chung của tỉnh; trong đó huyện Hồng Dân có gần 1.600 ha được triển khai trong vụ lúa Mùa năm 2020 – 2021 này, đã thúc đẩy nông dân tổ chức, phát triển sản xuất theo hình thức cộng đồng thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã, hình thành chuỗi liên kết giá trị cung ứng và bao tiêu sản phẩm; tập trung ở vùng sản xuất Tôm – Lúa  theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới tạo dựng thương hiệu “Lúa thơm – Tôm sạch”. Giúp nông dân tạo ra được sản phẩm chất lượng cao, an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường và doanh nghiệp thu mua. Giống lúa ST24 là giống có chất lượng gạo cao, hạt gạo thon dài, trắng trong, cơm mềm dẻo và có hương thơm mùi lá dứa, đáp ứng với nhu cầu thị trường hiện nay nên giá bán cao hơn các giống lúa khác, giúp nâng cao thu nhập cho người sản xuất. Có thị trường lớn cả xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Với những thành công bước đầu, tỉnh sẽ mở rộng diện tích sản xuất giống lúa ST24, ST25 lên gần 12 ngàn ha, trong đó sản xuất ở vùng ngọt ổn định 3.500ha, còn lại là sản xuất theo mô hình lúa tôm. Trong thời gian dài, vùng sản xuất lúa – tôm của Bạc Liêu gần 60 ngàn ha; trong đó có huyện Hồng Dân với gần 24 ngàn ha còn nhiều khó khăn trong việc chọn cây con giống phù hợp và đem lại hiệu quả bền vững trong sản xuất, để giúp nông dân làm giàu. ST24 lọt tốp 3 “Gạo ngon nhất thế giới” tại hội nghị quốc tế lần thứ 9 về thương mại gạo tổ chức ở Macau (Trung Quốc) năm 2017, còn ST25 đứng đầu tốp “Gạo ngon nhất thế giới” tổ chức tại Manila (Philippines) lần thứ 11 năm 2019.  Đây là các giống lúa của nhóm tác giả kỹ sư Hồ Quang Cua, tỉnh Sóc Trăng. Qua mô hình sản xuất thử nghiệm, giống lúa ST24 phù hợp với vùng đất Bạc Liêu nói chung và huyện Hồng Dân nói riêng đã mở ra cơ hội lớn trong sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu cho bà con nông dân. Người nông dân sản xuất mô hình lúa, tôm dù năng suất, sản lượng có tăng nhiều  đi nữa nhưng với giá  bấp bênh như hiện nay thì khó giàu. Chính vì vậy, lúa ST24, ST25 vừa có năng suất, chất lượng, đồng thời vụ mùa này giá lúa được bao tiêu ở mức cao sẽ giúp cho người dân khá lên thật sự từ trồng lúa.  Qua đó, giúp cho  nhiều hộ nông dân có thêm thu nhập cao từ trồng lúa ST24, ST25 chứ không phải chỉ phụ thuộc vào con tôm như trước đây../

TÙNG LÂM

Bạn đang đọc nội dung bài viết Người Đưa Giống Lúa Nếp Cẩm Về Đồng Ruộng Ninh Bình trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!