Đề Xuất 6/2023 # Nghiên Cứu Các Biện Pháp Kỹ Thuật Gây Trồng Và Phát Triển Cây Mắc Khén # Top 7 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Nghiên Cứu Các Biện Pháp Kỹ Thuật Gây Trồng Và Phát Triển Cây Mắc Khén # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nghiên Cứu Các Biện Pháp Kỹ Thuật Gây Trồng Và Phát Triển Cây Mắc Khén mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

CAO ĐÌNH SƠN

NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY MẮC KHÉN (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC)) TẠI SƠN LA

CHUYÊN NGÀNH LÂM SINH MÃ SỐ: 62.62.02.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LÂM NGHIỆP

Hà Nội – 2014

Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Lâm nghiệp

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Võ Đại Hải

Phản biện 1: …

Phản biện 2: …

Phản biện 3: …

Luận án sẽ được bảo vệ: Tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: ……………………………………………………………… Vào hồi…….giờ………ngày…… tháng………năm………………

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện trường Đại học Lâm nghiệp. 1MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. Cây Mắc khén phân bố khá rộng ở vùng Tây Bắc, trong đó có nhiều ở tỉnh Sơn La,

là một loài cây đặc sản, có sản phẩm chính là hạt, hạt cây Mắc khén được ví như hạt Hồ tiêu của vùng Tây Bắc. Đây là loại gia vị cay, thơm ngon gần giống như gia vị của hạt Hồ tiêu, nó không thể thiếu được trong các món ăn hàng ngày của người dân thiểu số nơi đây, đặc biệt là dân tộc Thái và H’mông, mang nét đặc thù về giá trị văn hóa, truyền thống bản địa. Hiện nay, quy mô thị trường sản phẩm hạt Mắc khén đang phát triển mạnh ở khu vực Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, nhu cầu của người dân vùng Tây Bắc sử dụng sản phẩm hạt Mắc khén rất nhiều chiếm chủ yếu tổng sản lượng Mắc khén, đối với các đồng bào dân tộc (Thái, H’mông, Kháng, Dao) 100% các hộ gia đình đều sử dụng hạt Mắc khén trong các bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh thị trường vùng Tây Bắc, thì thị trường sản phẩm Mắc khén ngoài vùng Tây Bắc cũng đang có xu hướng phát triển như ở Thanh Hoá, Nghệ An, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang và các tỉnh Bắc Lào giáp biên giới vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, hiện nay người dân chủ yếu thu hoạch sản phẩm Mắc khén từ rừng tự nhiên mang về nhà sử dụng hoặc đem ra thị trường tiêu thụ. Việc gây trồng cây Mắc khén còn rất nhỏ lẻ, chưa phát triển, các nguyên nhân chủ yếu là: Thông tin về loài cây này còn rất hạn chế, thị trường sản phẩm hạt chưa được nghiên cứu và cập nhật; thiếu các thông tin về đặc điểm lâm học của loài Mắc khén; thiếu hướng dẫn kỹ thuật gây trồng Mắc khén; chưa có mô hình trình diễn trồng Mắc khén để làm cơ sở nhân rộng. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC)) tại Sơn La” là rất cần thiết vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc gây trồng và phát triển loài cây Mắc khén trở thành hàng hóa ở Sơn La. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Hoàn thiện kỹ thuật gây trồng, phát triển loài cây Mắc khén đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững, góp phần vào việc tăng thu nhập và xói đói, giảm nghèo cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3.1. Về lý luận – Xác định được các đặc điểm lâm học và giá trị sử dụng cây Mắc Khén tại Sơn La; 2– Xác định được các biện pháp kỹ thuật tạo cây con, gây trồng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng có Mắc Khén phân bố tại Sơn La. 3.2. Về thực tiễn Đề xuất được các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc Khén tại tỉnh Sơn La. 4. Những điểm mới của đề tài – Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn diện về cây Mắc khén từ các đặc điểm lâm học, nhân giống, gây trồng, thị trường và giá trị sử dụng, chế biến. – Xác định được các đặc điểm hình thái, cấu trúc, tái sinh, phân bố cây Mắc khén tại Sơn La. – Xác định được các biện pháp nhân giống, kỹ thuật gây trồng và các biện pháp sơ chế sản phẩm từ hạt cây Mắc khén. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Loài cây Mắc khén. 5.2. Phạm vi nghiên cứu * Về địa lý: 8/11 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La có phân bố cây Mắc khén, cụ thể là: Thành phố Sơn La, các huyện: Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, Mộc Châu, Bắc Yên, Sông Mã và Mai Sơn. * Về chuyên môn: Một số nội dung không thuộc phạm vi của luận án là: Nghiên cứu đa dạng về mặt di truyền; các xuất xứ nguyên liệu phục vụ cho công tác nhân giống; hiệu quả kinh tế của người trồng Mắc khén.

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Tên gọi, phân loại, mô tả hình thái, giải phẫu và vật hậu: Hệ thống phân loại Takhtajan đã phân chi Zanthoxylum thuộc phân họ Rutoideae, bộ Zanthoxyleae; Mạng lưới thông tin về tế bào thực vật đặt chi này trong họ Toddalioideae; một số nghiên cứu trên thế giới cho biết, Mắc khén là loài cây đơn tính khác gốc, rụng lá, gỗ trung bình hoặc lớn, cây có thể cao đến 35m, trên thân và cành có phủ nhiều gai ngắn, đáy rộng, cong, nhọn, thẳng, lá mọc cách, kép lông chim một lần chẵn hoặc lẻ. cây Mắc khén ra hoa vào tháng 10, quả chín vào tháng 12 đến tháng giêng năm sau. Giá trị sử dụng: Theo Singh (2004), Chadha (2008), tại Ấn Độ lá, rễ, vỏ cây Mắc khén được sử dụng chống lại bệnh sốt thông thường, sốt rét, rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản, bệnh hói đầu. Theo dân gian Trung Quốc vỏ cây và hạt cây Mắc khén được sử 3dụng trong chống các bệnh sốt, khó tiêu, và dịch tả. Tại Nêpan chiết suất vỏ, hạt cây Mắc khén tạo ra một số loại thuốc chống nhiễm trùng, thuốc an thần, viêm khớp. Den Hertog, W.H. and K.F. Wiersum (2000), người dân của bộ lạc Bhotiya khi lấy hạt cây Mắc khén làm gia vị cho các món ăn truyền thống. Tại Lào, quả Mắc khén được sử dụng như một dạng hạt tiêu, dầu từ hạt được chiết suất làm loại thuốc chống viêm răng, lá có thể được sử dụng làm hoạt chất lên men của bia rượu. Tại Philippin, vỏ cây giã nát, trộn với dầu để xoa bóp ngoài chữa các vết bầm dập, các chỗ đau. Người dân Ấn Độ sử dụng quả Mắc khén làm thuốc chữa bệnh ăn khó tiêu, đau dạ dày, kích thích, chữa hen suyễn, viêm phế quản, đau nhức răng, rối loạn nhịp tim và viêm khớp. Một số nơi ở đảo Java, người ta lấy quả Mắc khén non để làm gia vị thay ớt và hạt tiêu. Người Mianma lại lấy lá non phơi khô làm gia vị trong chế biến thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày. Theo Suresh Lalitharani và cộng sự (2010), khi phân tích vỏ cây Mắc khén đã tìm được 15 hợp chất, trong đó có một số chống ô xy hóa và kháng khuẩn tốt. Đặc điểm phân bố, sinh thái: Tại Ấn Độ, cây Mắc khén phân bố ở độ cao từ 1.000 – 2.000m so với mực nước biển. Nêpan, Mắc khén phân bố khá rộng ở độ cao từ 1.100 – 2.500m. Trung Quốc, cây Mắc khén phân bố ở những vùng cận nhiệt đới. Ở Lào, Mắc khén mọc tự nhiên ở độ cao từ 1.000 đến 2.000m. Ở miền Bắc của Thái Lan, cây Mắc khén có phạm vi phân bố từ độ cao 800m trở lên. Chọn và nhân giống: Tại Nêpan và Thái Lan, phương pháp nhân giống cây Mắc khén phổ biến là từ hạt. Trồng vả chăm sóc rừng: Peter Hoare (1997), cho biết ở Thái Lan cây Mắc khén được gây trồng tại một số tỉnh của miền Bắc trên đất canh tác nương rẫy. Tại Lào, cây Mắc khén được trồng tại vườn nhà hoặc trồng ở các mô hình trang trại cùng với cây Cà phê. Về thị trường: Tại tỉnh Chiang Mai của Thái Lan những người nông dân và người trung gian đưa hoặc thu mua sản phẩm quả Mắc khén từ những huyện ở xa trung tâm để bán cho các nhà cung cấp gia vị.

* Đặc điểm tái sinh tự nhiên: Trong mỗi ÔTC thiết lập 30 ô dạng bản (ÔDB) diện tích 4m2 (2m x 2m). Các chỉ tiêu xác định: Loài cây, Hvn, phẩm chất cây, nguồn gốc cây tái sinh. Phẩm chất cây tái sinh phân làm 3 cấp: Cây tốt (A), cây trung bình (B), cây xấu (C). – Mật độ tái sinh được tính theo công thức:

S% 1 Theo băng 90,91 4,84 23,82 1,68 24,71 192 Theo đám 65,92 5,13 19,33 1,83 24,55 4.5.4. Kỹ thuật khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có cây Mắc khén phân bố Sau 2 năm khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, sinh trưởng của cây Mắc khén được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.5: Sinh trưởng của cây Mắc khén trong các mô hình khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh D00 (cm) Hvn(m) TT Phương thức khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh Tỷ lệ sống (%) 3.1D

S% 1 Không tác động 97,21 6,21 18,34 1,55 25,66 2 Phát luỗng dây leo, cây bụi 96,14 8,18 16,03 2,0 20,44 3 Phát luỗng dây leo, cây bụi và trồng bổ sung 97,03 8,41 12,64 2,04 19,73 4.6. Thị trường và các biện pháp sơ chế các sản phẩm từ hạt cây Mắc khén 4.6.1. Thị trường sản phẩm từ hạt cây Mắc khén 4.6.1.1. Kênh lưu thông, tiêu thụ sản phẩm Qua điều tra khảo sát ở địa bàn tỉnh Sơn La cho thấy có 2 kênh lưu thông các sản phẩm hạt cây Mắc khén: Trực tuyến và không trực tuyến.

Hình 4.2: Sơ đồ các kênh lưu thông trực tuyến sản phẩm hạt Mắc khén

Hình 4.3: Sơ đồ kênh lưu thông sản phẩm hạt Mắc khén không trực tuyến 4.6.1.2. Nhu cầu thị trường sản phẩm Sản phẩm hạt Mắc khén Người sử dụng SP hạt Mắc khénCác quán ăn, quán chế biến Sản phẩm hạt Mắc khén Tư thương Các đại lý nhỏ – Các quán ăn, quán chế biến. – Người sử dụng sp

20* Nhu cầu của người dân và hộ gia đình: Nhu cầu của người dân Sơn La sử dụng sản phẩm Mắc khén rất nhiều, đối với đồng bào dân tộc (Thái, H’mông, Kháng, Khơ mú) 100% các hộ gia đình đều sử dụng sản phẩm, đối với dân tộc Kinh đã có 83,3% số hộ sử dụng sản phẩm Mắc khén, các hộ chưa sử dụng hầu hết mới chuyển từ các tỉnh miền xuôi lên chưa thực sự thích ứng với loại gia vị này. * Nhu cầu của các quán ăn dân tộc và cửa hàng sấy thịt khô: Tính trung bình, lượng quả khô Mắc khén được tiêu thụ bởi các quán ăn dân tộc khoảng 70kg/quán/năm. Các quán ăn chủ yếu mua sản phẩm từ người dân mang tới bán trực tiếp hoặc mua tại các chợ. * Nhu cầu của các cửa hàng sấy thịt khô: Tính trung bình, mỗi cửa hàng thịt sấy tiêu thụ khoảng 54 kg quả Mắc khén/năm. Nguồn sản phẩm chủ yếu thu mua từ người dân và từ thương lái. Đặc biệt ở thành phố Sơn La có cửa hàng chuyên cung cấp thịt sấy cho các nhà hàng, khách sạn, cung cấp cho các bữa tiệc hàng năm đã sử dụng sản phẩm Mắc khén từ 120 – 130 kg quả khô. * Nhu cầu của khách tham quan du lịch: Số lượng khách thăm quan du lịch đã mua sản phẩm Mắc khén tương đối nhiều, sản phẩm mà các khách du lịch mua là các quả khô đóng gói, như vậy gia vị Mắc khén không chỉ hợp với khẩu vị người tiêu dùng ở tỉnh Sơn La, mà còn dần là hương vị ưa thích với cả những người tiêu dùng ở các tỉnh khác khác. Điều đó chứng tỏ sản phẩm Mắc khén có thể phát triển ở thị trường của các tỉnh khác và được người tiêu dùng chấp nhận. 3.6.1.3. Giá cả sản phẩm Tại thời điểm điều tra: Quả tươi giá từ 28.000 – 40.000đ/kg; quả phơi khô giá từ giá 75.000 – 95.000đ/kg; quả phơi khô nghiền thành bột giá từ 120.000đ – 150.000đ/kg. 4.6.2. Các biện pháp sơ chế các sản phẩm từ hạt cây Mắc khén 4.6.2.1. Các biện pháp sơ chế sản phẩm Chùm quả Mắc khén sau khi bẻ cành hoặc cắt từ trên cây xuống thì tiến hành cắt cuống chùm quả, phân loại và đựng vào trong bao tải hoặc xọt chuyên dụng. Quả Mắc khén sau khi thu hái thường được phơi dưới nắng nhẹ 2 – 3 ngày để vỏ quả tự nứt, trong quá trình phơi tiến hành đảo để vỏ quả được phơi khô hoàn toàn. Khi quả Mắc khén nứt thì tiến hành vò nhẹ để hạt bung hết ra, sau đó tiến hành tách vỏ quả và hạt ra, sẩy hạt sạch sẽ rồi đem bảo quản hoặc chế biến. 4.6.2.2. Chế biến sản phẩm hạt cây Mắc khén 21* Quy trình chế biến hạt Mắc khén:

Hình 4.4: Quy trình chế biến hạt Mắc khén * Chuỗi giá trị sản phẩm hạt Mắc khén:

Hình 4.5: Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm Mắc khén 4.7. Các biện pháp kỹ thuật gây trồng, phát triển cây Mắc khén bền vững tại tỉnh Sơn La – Xác định rõ và cụ thể lập địa nơi trồng rừng (vi mô) phù hợp với loài cây Mắc khén và mục tiêu sản phẩm. Vùng trồng cây Mắc khén nên tập trung tại các huyện Thuận Châu, Mộc Châu, Quỳnh Nhai, Sông Mã. – Quy hoạch vùng nguyên liệu hợp lý kết hợp với xây dựng các cơ sở chế biến sản phẩm tập trung cho từng địa phương trong tỉnh Sơn La. – Ở mỗi khu vực trong tỉnh cần có quy hoạch thành các vùng nguyên liệu bền vững. – Nguồn giống, vật liệu giống phải có chứng chỉ, nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng cây con xô bồ; chú ý ứng dụng công nghệ cao trong tạo và nhân giống cây Mắc khén. Đối với nhân giống bằng hạt nên sử dụng phương pháp đốt ủ hạt trước khi gieo ươm. Quả tươi Phơi khô Sấy Tách hạt Chế biến * Chế biến tinh *Chế biếnvỡ10 kg 4 kg 1,5 kg 1,5 kg Hiệu suất

Người nông dân thu hoạch ả hẩNgười thu muaCơ sở thu mua sản phẩm Chợ Cửa hàng Đại lý Người dân tiêu thụ Nhà hàngKhách du lịchChế biến sản phẩm 22– Kỹ thuật trồng rừng cây Mắc khén và mức độ thâm canh cần được cụ thể hoá, điều kiện lập địa và mục tiêu sản phẩm; áp dụng đồng bộ và liên hoàn các tiến bộ kỹ thuật, trong đó khâu giống là khâu quan trọng để nâng cao năng suất rừng trồng. – Về phương thức trồng, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài, ngoài việc thực hiện phương thức trồng thuần loài tập trung, cần tiến hành trồng hỗn loài theo đám, theo lô, theo khoảnh, kết hợp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, – Sản phẩm quả Mắc khén sau khi thu hoạch xong được tiến hành qua 2 giai đoạn: Phơi khô đều sản phẩm, loại bỏ các tạp chất, làm sạch sản phẩm. – Nâng cao công nghệ chế biến sản phẩm để cung cấp cho thị trường tiêu thụ. – Quan tâm thị trường tiêu thụ sản phẩm. – Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối và bán sản phẩm. – Xây dựng và phát triển công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận – Thân cây Mắc khén phía trên gốc hình trụ tròn, lá kép lông chim một lần lẻ, chiều dài từ 7-14cm, rộng 4-8cm, mỗi cành lá mang từ 5 – 9 đôi lá chét, hoa đơn tính cùng gốc, quả nang hình cầu, đường kính trung bình từ 0,3 – 0,4cm. – Mắc khén phân bố chủ yếu trong rừng tự nhiên tái sinh nghèo và rừng phục hồi sau nương rẫy, ở độ cao từ 500m (Quỳnh Nhai) đến 1.500m (Mộc Châu); địa hình dốc, độ dốc từ 150– 380. – Mắc khén phân bố tự nhiên ở Sơn La nơi có nhiệt độ trung bình năm là 21,550C, lượng mưa bình quân năm là 1.539mm, có thể sống ở những vùng có 2 – 3 tháng khô, 2 – 3 tháng hạn và 1 – 2 tháng kiệt. Mắc khén chủ yếu sống trên đất feralit vàng xám và nâu xám, thành phần cơ giới từ sét đến thịt, có biên độ sinh thái tương đối rộng, đất chủ yếu phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạch sét, đá lẫn ít. – Tổ thành rừng tự nhiên nơi có Mắc khén phân bố có số loài trong công thức tổ thành từ 11-12 loài, mật độ các loài thấp, dao động trung bình từ 146-189 cây/ha, trong đó Mắc khén có mật độ 34-58 cây/ha và là loài cây chiếm ưu thế trong rừng. – Rừng tự nhiên nơi có cây Mắc khén phân bố đều có độ tàn che từ 0,3 – 0,4, rừng đã có sự phân tầng thứ nhưng tầng A2 thường chiếm tỷ lệ thấp. Mắc khén có quan hệ ngẫu nhiên với các loài: Hông, Kháo lá nêm, Thôi ba; quan hệ bài xích ngẫu nhiên với loài Đáng chân chim; quan hệ tương hỗ với Vối thuốc. – Tổ thành cây tái sinh kém đa dạng, thành phần chủ yếu là những cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh, trong đó hệ số tổ thành Mắc khén tham gia tương đối thấp dao động từ 0,3 – 1,4. Mật độ cây tái sinh dao động từ 1.666 – 2.750 cây/ha, trong đó mật độ cây Mắc khén tái sinh thấp, động trong khoảng 83-250 cây/ha. 23 – Chu kỳ sai quả của Mắc khén hàng năm. Hạt Mắc khén có đường kính dao động từ 3,1 – 4mm, độ dày từ 3,3 – 4,2mm. Hạt Mắc khén có độ thuần cao từ 82,6 – 89,6%, khối lượng của 1.000 hạt từ 10,42 – 12,05g. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Mắc khén rất thấp dao động từ 0 – 28,1%, sức nảy mầm của hạt Mắc khén là rất chậm. – Người dân tộc Thái sử dụng quả Mắc khén làm gia vị trong các món ăn: Rau nộm, nậm pịa, cá pỉnh tộp, thịt chó, thịt nướng, măng lay chẳm chéo, Sử dụng quả Mắc khén chữa bệnh thủy đậu và dị ứng. Người dân tộc H’Mông sử dụng quả bột quả Mắc khén làm gia vị trong các món ăn đặc trưng như: Muối chấm xôi nếp nương, gà đen, Sử dụng quả Mắc khén chữa bệnh đau lưng và dị ứng. – Quả và lá Mắc khén lần lượt có 24 và 28 hợp chất thơm. Thành phần chất trong cặn MeOH thu được từ mẫu quả và lá khi chiết có chứa một lượng đáng kể hydrocarbon. Từ cặn dịch chiết ZRS (ZRSH + ZRSE) bằng sắc ký lọc gel trên sephadex LH-20 và sắc ký cột nhanh đã xác định được các chất: TB-S1, TB-S2, TB-S3. Tinh dầu từ quả Mắc khén có thể sử dụng để chế biến thuốc chữa một số loại bệnh ung thư ở người như: Ung thư mô biểu bì, ung thư gan, ung thư phổi và ung thư vú. – Phương pháp xử lý đốt ủ hạt đạt tỷ lệ nảy mầm cao nhất là 28,1. Cây Mắc khén khi ươm trong vườn được 6 tháng có chiều cao trên 20cm, đường kính cổ rễ 2mm trở lên là đạt tiêu chuẩn đem trồng. – Sử dụng thuốc kích thích ra rễ IBA nồng độ 1,5% có tỷ lệ hom sống và ra rễ cao nhất (đạt 67% và 37,78%). Sử dụng ngâm mẫu trong dung dịch kháng sinh 4 giờ → Khử trùng cồn 700C(1 phút) → H2O2 12% (10 phút) → Javel 40% (10 phút) → HgCl2 0,12% (10 phút) cho tỉ lệ mẫu sạch cao nhất đạt 83,33%. Tổ hợp 0,5mg/l IBA và BAP ở các nồng độ khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng phát triển của chồi Mắc khén. Bổ sung 0,7mg/l GA3 sẽ kéo dài chồi cao nhất. – Sản lượng quả được thu hoạch năm thứ 4 sau khi trồng trung bình/1 cây cao nhất ở CT bón phân NPK 150 gam/hố (đạt 5,23 kg/cây) so với CT bón phân NPK 100 gam/hố (đạt 4,34 kg/cây), CT bón phân NPK 50 gam/hố (đạt 4,28 kg/cây) và CT bón phân NPK 50 gam/hố (đạt 3,1 kg/cây). – Sau 4 năm trồng, phương thức trồng phân tán Mắc khén xung quanh vườn rừng cho sản lượng quả bình quân/cây/năm đạt cao nhất (4,9 kg) so với trồng cây Mắc khén thuần loài (4,34 kg) và trồng cây Mắc khén xen Cà phê (đạt 1,2 kg). – Sau 2 năm trồng bổ sung làm giàu rừng bằng cây Mắc khén, phương thức làm giàu rừng theo đám cho sinh trưởng đạt cao hơn (D00=5,13cm, HVN=1,83m) so với phương thức làm giàu rừng theo băng (D00=4,84cm, HVN=1,68m) – Sản phẩm hạt Mắc khén thu hái về có thể được sử dụng trực tiếp hoặc bán cho các hộ dân, các nhà hàng hoặc bán cho các tư thương thông qua các kênh tiêu thụ trực tuyến và không trực tuyến.

Báo Cáo Tóm Tắt Đề Tài: Nghiên Cứu Các Biện Pháp Kỹ Thuật Gây Trồng Cây Bản Địa Đa Mục Đích: Ươi (Scaphium Macropodum), Cọc Rào (Jatropha Curcas)

1. GIỚI THIỆU

Ươi ( Scaphium macropodum) và Cọc rào ( Jatropha curcas) là 2 loài cây có những đặc điểm sinh học rất khác biệt, với những hiện trạng quản lý, phát triển khác nhau, mục tiêu quan tâm, nghiên cứu phát triển rất khác nhau từ nhiều khía cạnh, góc độ và từ các nhóm khác nhau. Chính vì vậy trong nghiên cứu của Đề tài ngay từ đầu đã đặt ra là phải có các cách tiếp cận thực hiện nghiên cứu khác nhau cho 2 loài cây này, nhằm đạt được các mục tiêu đề tài đặt ra.

Ươi ( Scaphium macropodum) là cây gỗ đa tác dụng, ưa sáng, sinh trưởng khá nhanh, thường tái sinh xuất hiện như cây “tiên phong” trên các khoảng “trống” trong các rừng tự nhiên, ở khu phân bố. Đây là loài có giá trị ở Việt Nam, sản phẩm chủ yếu của cây Ươi là quả hạt làm dược liệu và đồ uống bổ dưỡng, ngoài ra gỗ có thể được sử dụng cho làm nhà hoặc đóng bao gói và đồ dùng đơn giản. Nhiều năm trở lại đây, do sự khai thác quả bằng chặt phá, và diễn ra quá mức đã dẫn đến tình trạng là các quần thể Ươi tự nhiên bị suy thoái nghiêm trọng cả về số lượng, diện tích và chất lượng. Hàng trăm quần thể cây ươi với hàng nghìn cá thể đã và đang bị chặt phá để khai thác (khai thác triệt), điều này làm cho loài cây Ươi đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa và đã được ghi tên trong Sách đỏ (Redbook 2007). Để giải quyết vấn đề suy thoái này, một giải pháp bền vững, cân đối giữa bảo tồn và sử dụng phát triển cần phải được đưa ra áp dụng.

Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, các vấn đề ô nhiễm & môi trường toàn cầu đang ngày một ra tăng, nhiều nỗ lực đang tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra những năng lượng mới, tái tạo, sạch hơn và bền vững hơn, để dần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng bị cạn kiệt, trong đó dầu diesel sinh học là một phương án rất hiện thực và tiềm năng. Cây Cọc rào ( Jatropha curcas) được đánh giá là một trong các phương án nhiên liệu sinh học tiềm năng của con người (Saxena, 2007), Tuy nhiên, rất nhiều các khó khăn đang đối mặt cần phải được giải quyết để cây Jatropha có thể trở thành hiệu quả hiện thực đó là:

– Jatropha đang là một “cây hoang dại”, chưa có các nguồn giống chính thức, chưa được kiểm soát, nên có nhiều nguồn hạt jatropha chất lượng thấp đang lưu hành, sẽ rủi ro cao nếu gây trồng sản xuất ồ ạt,

– Năng suất hạt và hàm lượng dầu béo chưa ổn định, chưa cao,

– biến dị lớn do thụ phấn chéo, vai trò của kiểu gen và môi trường lên tính trạng kiểu hình (NS hạt và hàm lượng dầu) chưa được xác định

– Thiếu các biện pháp kỹ thuật gây trồng phù hợp, hiệu quả, thiếu công nghệ chế biến, đặc biệt CN chế biến các phụ phẩm,

– Sinh trưởng được trên nhiều loại đất, nhưng để có hiệu quả kinh tế thì cần phải đầu tư thích đáng.

Đề tài được thiết kế và tiếp cận thực hiện nhằm góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên của 2 loài cây trồng này.

2. MỤC TIÊU

Mục tiêu chung: Bổ sung cơ cấu trồng rừng cây bản địa đa mục đích, hiệu quả cao.

Mục tiêu cụ thể:

– Xác định được 1- 2 xuất xứ cho mỗi loài Ươi ( Scaphium macropodum)và Cọc rào( Jatropha curcas) có năng suất cao và phù hợp cho trồng rừng ở Việt Nam.

– Xác định được tiêu chuẩn lập địa thích hợp cho gây trồng rừng từng loài.

– Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật gây trồng cho từng loài.

– Xây dựng được mô hình thí nghiệm: Ươi (15ha), Cọc rào (20ha).

Cây Ươi (Scaphium macropodum):

– Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn lập địa cho gây trồng: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ

– Nghiên cứu định lượng đặc điểm cấu trúc quần xã và động thái quần thể Ươi

– Tuyển chọn cây trội và khảo nghiệm chọn xuất xứ tại Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ

– Phân tích đa dạng di truyền của các quần thể Ươi

– Nghiên cứu nhu cầu đặc điểm ánh sáng cây Ươi giai đoạn vườn ươm : 0- 2 tuổi

– Nghiên cứu các biện pháp và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật gây trồng : kỹ thuật gieo ươm, chiết ghép, phương thức trồng, chăm sóc bón phân,

– Xây dựng các mô hình thí nghiệm, thử nghiệm cây Ươi (15ha) tại Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ,

Cây Cọc rào (Jatropha curcas) :

– Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn lập địa cho gây trồng : Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc

– Tuyển chọn cây trội và khảo nghiệm chọn xuất xứ tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc

– Phân tích hàm lượng và thành phần chất lượng dầu béo hạt Cọc rào của các cây trội tuyển chọn và xuất xứ khảo nghiệm

– Phân tích đa dạng di truyền của các quần thể Cọc rào

– Nghiên cứu các biện pháp và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật : kỹ thuật gieo ươm, nhân giống bằng hạt, hom, ghép, kỹ thuật trồng, chăm sóc bón phân, tạo tán cành sai quả, thu hái

– Xây dựng các mô hình thí nghiệm, thử nghiệm Cọc rào (20ha) tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc

– Nghiên cứu thử nghiệm kỹ thuật ép, tách chiết và tinh chế dầu diesel sinh học từ nguyên liệu hạt Cọc rào

– Nghiên cứu định lượng Chỉ số giá trị quan trọng IVI ( Curtis & Mclntosh 1950; Mishra (1968),

– Phương pháp khảo sát chọn cây trội và khảo nghiệm xuất xứ

Theo Quy phạm QPN 15-93 và Lê Đình Khả & Dương Mộng Hùng (2007)

Bố trí TN khảo nghiệm CRBD, 3-4 lặp, 3-5 xuất xứ, 25 cây; 4m x 5m (500cây/ha), hố: 40 cm x 40 cm x 40 cm. Đo đếm tỷ lệ sống, sinh trưởng (D, H) cành, lá hàng năm.

– Phương pháp phân tích đa dạng di truyền quần thể bằng Chỉ thị phân tử: 5 xuất xứ/quần thể; 12 cá thể /quần thể; 18 mồi RADP

1.2. Phương pháp nghiên cứu cây Cọc rào (Jatropha curcas)

– Phương pháp NC nhu cầu sáng và định lượng sinh trưởng thực vật: 4 công thức AS cây 0-2 tuổi, sinh trưởng D, H tỷ lệ sống hàng tháng; định lượng sinh trưởng RGR theo Hunt và CS. 2001.

– NC kỹ thuật gây trồng: (i) Phương pháp thực nghiệm gieo ươm , chiết ghép, SX cây con, (ii) Phương thức trồng: thuần trên trống, hỗn giao với Điều (5:2), trồng làm giàu rừng mở sáng theo băng (333cây/ha); NC xác định tương quan giữa cường độ ánh sáng với tỷ lệ sinh trưởng (D, H).

– Phương pháp khảo sát chọn cây trội và khảo nghiệm xuất xứ

Theo Quy phạm QPN 15-93, và Lê Đình Khả & Dương Mộng Hùng (2007): chọn cây trội theo tiêu chí, đánh giá hàm lượng dầu béo, xây dựng vườn tập hợp (hạt, hom) để SX hạt giống 1, chọn lọc tỉa thưa (genetic thinning).

Bố trí TN khảo nghiệm tại 4 địa điểm; CRBD, 4 lặp, 7-10 xuất xứ, 25 cây; 2 m x 2,5m (2000cây/ha), hố: 40 cm x 40 cm x 40 cm; đo đếm sinh trưởng Dt, H, cành tán, NS, sâu bệnh.

– Phân tích hàm lượng dầu béo: ép đùn và trích dung môi, các chỉ tiêu: hàm lượng và thành phần acid béo, độ acic, nhớt, tỷ trọng.

– Phương pháp phân tích đa dạng di truyền quần thể bằng Chỉ thị phân tử: 10 xuất xứ/quần thể; 8 mồi RADP, sử dụng POPGEN và NTSYS cho xử lý số liệu

– NC kỹ thuật gây trồng: (i) Phương pháp thực nghiệm gieo ươm , SX cây con, (ii) Phương thức trồng: thuần, xen cây mùa vụ, (iii) Bón phân 4 công thức và 2 TN bón nhiễm chế phẩm AM , (iv) 5 công thức TN KT tạo tán, (v) phân tích tương quan giữa NS quả với SL cành tán

Ghi chú:

– Phương pháp kỹ thuật chiết ép dầu thô: kiểu trục vít (Sundhara hoặc còn gọi là Sayari Expeller và kiểu Komet – Komet Expeller) ; kỹ thuật tinh chế dầu thô thành dầu diesel sinh học: phản ứng este hóa trong môi trường kiềm.

5.1.1. Xây dựng tiêu chuẩn lập địa

5.1.2. Kết quả phân tích động thái phát triển của quẩn thể Ươi nghiên cứu

Bảng 1. Tiêu chuẩn lập địa đánh giá độ thích hợp cây trồng cho trồng rừng Ươi tại Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung bộ

X- Đất xámFp- Đất feralit vàng xám trên phù sa cổFk- Đất feralit trên đá bazan

Fs- Đất feralit đỏ vàng trên phiến sét.

Fa- Đất feralit vàng đỏ trên đá mắc ma axit C- Đất cát

E- Đất xói mòn trơ xỏi đá

Fq- Đất feralit vàng đỏ trên cuội kết, sa thạch, sa phiến thạch.

Ib2- Đất trống, cây bụi rải mật độ cây gỗ tái sinh < 300cây/ha

Ia- Đất trống cỏ thấp, hầu như không có cây gỗ tái sinh

Cây Ươi thích hợp sinh trưởng trên các loại đất feralit vàng xám (Fq), bazan (Fk), vàng đỏ trên phiến thách sét (Fs), đất có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, thoát nước tốt

5.1.5. Ảnh hưởng ánh sáng đến sinh trưởng chiều cao và đường kính cây Ươi 0- 2 tuổi

Đề tài tuyển chọn được 31 cây trội Ươi từ 4 quẩn thể nghiên cứu, đáp ứng tốt các tiêu chí tuyển chọn đặt ra về chỉ sô vượt trội sinh trưởng đường kính và năng suất quả.

Bảng 2. Tổng hợp kết quả điều tra chọn cây trội từ các lâm phân Ươi nghiên cứu

Kết quả trồng khảo nghiệm các xuất xứ Ươi sau 2 năm cho thấy, trong năm đầu các xuất xứ có sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao, tuy nhiên sang năm thứ 2 tỷ lệ chết cao 19-27%, đặc biệt là trồng khảo nghiệm trên đất trống. Nguyên nhân chính là do điều kiện thời tiết thất thường trong năm 2010 tại Vĩnh Cửu, Đồng Nai và Buôn Mê Thuật. Ươi là cây gỗ, đa mục đích có chu kỳ sống lâu tới nhiều chục năm và cần tới khoảng 20 năm từ khi trồng để ra hoa, kết quả, tuy nhiên Đề tài đã bước đầu đánh giá, chọn được những xuất xứ có triển vọng sinh trưởng tốt nhất. Tại hiện trường khảo nghiệm Vĩnh Cửu, Đồng Nai, xuất xứ Trảng Bom được đánh giá có triển vọng nhất; xuất xứ Cát Tiên và Đăk Uy được đánh giá có sinh trưởng tốt nhất tại Etmat, Buôn Mê Thuật; và xuất xứ Bạch Mã và Cát Tiên được đánh giá có thích nghi sinh trưởng tốt nhất tại Km9 VQG Bạch Mã. Các xuất xứ khảo nghiệm cần được tiếp tục theo dõi tại các hiện trường.

Chiều cao (H): Trong giai đoạn này công thức ánh sáng 25% thể hiện sinh trưởng tốt hơn và đạt được sinh trưởng chiều cao trung bình cao nhất 22,93 cm, khác biệt ý nghĩa so với các công thức thí nghiệm ánh sáng khác (12,5 %, 50% và 100%) sau 7 tháng thí nghiệm (α=0.05) (Bảng 3). Như vậy trong giai đoạn này, cây con Ươi cần có một chế độ ánh sáng thích hợp khoảng 25-30 % để đạt sinh trưởng phát triển tốt nhất.

Sang giai đoạn 2, từ tháng thí nghiệm thứ 8 (11-21 tháng tuổi) trở đi, cây Ươi có cần nhiều ánh sáng hơn để sinh trưởng phát triển, ánh sáng thích hợp cho sinh trưởng phát triển giai đoạn này là 50-60 %.

5.1.6. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Ươi

Bảng 3. Sinh trưởng chiều cao (cm) Ươi (0- 2 tuổi) dưới các chế độ ánh sáng TN khác nhau

Đường kính (D): ảnh hưởng sinh trưởng chiều cao cây; trong giai đoạn đầu, ảnh hưởng của các chế độ ánh sáng thí nghiệm đến sinh trưởng đường kính chưa rõ rệt cho đến tháng thí nghiệm thứ 7. Công thức ánh sáng 50 % và 100 % có tỷ lệ sinh trưởng cao nhất và khác biệt ý nghĩa so với các công thức ánh sáng khác (α=0,05), Công thức ánh sáng 12,5 % có sinh trưởng của Ươi thấp nhất. Tương tự nhu sinh trưởng chiều cao, giai đoạn muộn hơn (8-21 tháng tuổi), cây con Ươi cần nhiều ánh sáng hơn để sinh trưởng phát triển đường kính.

Phương thức trồng thuần các mật độ trên đất trống bằng phẳng có tỷ lệ sinh trưởng năm 1 tốt , tuy nhiên sang năm thứ 2, do điều kiện thời tiết thất thường, nên tỷ lệ cây chết cao tới 19-27 %. Phương thức trồng xen cây Điều tại Buôn Ma Thuật và trồng làm giàu rừng tại Km9 VQG Bạch Mã có tỷ lệ sinh trưởng năm 1 và 2 thấp hơn, nhưng tỷ lệ sống cao hơn nhiều và cây trồng phát triển ổn định hơn so với phương thức trên. Đối với Ươi, đây là 2 phương thức trồng phù hợp.

Phương thức trồng làm giàu rừng cây Ươi bằng mở sáng theo băng (chặt 3 m – chừa 3 m, 40,2 % ánh sáng) có tỷ lệ sống, sinh trưởng đường kính, chiều cao, số lá và diện tích lá cao nhất so với so với các công thức mở sáng khác; các công thức bón phân có tác dụng tăng sinh trưởng rõ rệt so với đối chứng không bón, tuy nhiên, không có ý nghĩa khác biệt giữa các công thức bón về sinh trưởng và tỷ lệ sống.

Ghi chú:

Đề tài đã xây dựng được tổng cộng 15 ha mô hình trồng các thí nghiệm và khảo nghiệm xuất xứ tại Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Buôn Mê Thuật (Đăk Lắc), Iagrai (Gia Lai) và VQG Bạch Mã (Huế).

5.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn lập địa:

Bảng 4. Tiêu chuẩn đánh độ thích hợp cây trồng Cọc rào tại vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Bắc

Fk- Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung bình Fa- Đất vàng đỏ trên đá macma axit

Fq- Đất vàng nhạt trên đá cát. Fs- Đất đỏ vàng trên đá sét

Fp- Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fl- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước

Xg- Đất xám glây R- Đất đen trên đá Tuf và tro núi lửa

D- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ M- Đất mặn

E- Đất xói mòn trơ xỏi đá Fk*- Đất bazan thoái hóa

Cđ- Đất cát đỏ Cv- Đất cồn cát vàng

Cc- Đất cồn cát trắng C- Đất cát biển di động

Ib1- Đất trống, cây bụi rải mật độ cây gỗ tái sinh 300- 500cây/ha

Ib2- Đất trống, cây bụi rải mật độ cây gỗ tái sinh < 300cây/ha

Ia- Đất trống cỏ thấp, cỏ lông lợn, không có cây gỗ tái sinh

Loại đất trồng phù hợp nhất cho cây Cọc rào Jatropha tại các vùng nghiên cứu là đất feralit vàng đỏ (Fa), vàng nhạt (Fq), đỏ vàng (Fs), đất đen trên đá tuf (R), đất bazan thoái hóa (Fk*) và đất cát đỏ cố định (Cđ); ưa đất thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, pH đất 4,0-6,0.

5.2.2. Kết quả chọn cây trội và khảo nghiệm xuất xứ

Đề tài đã tuyển chọn được 54 cây trội Cọc rào từ các quần thể tự nhiên hoang dại tại các vùng nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên năng suất hạt và hàm lượng dầu béo của các cây trội có sai khác, biến động lớn (2.1-5.0kg hạt/cây và 16,7 -39,5 % dầu trong hạt); bên cạnh đó tính trạng năng suất hạt và hàm lượng dầu cao thường không xuất hiện trên cùng 1 cây. Đề tài cũng đã tuyển chọn được 85 cây trội từ các quần thể gây trồng 2 năm tuổi tại Ninh phước đạt được năng suất hạt 1,1kg-2,74kg/cây. Khác với cây trội từ quần thể hoang dại, các cây trội này đồng thời có cả tính trạng năng suất quả và hàm lượng dầu béo cao (27-41%).

Kết quả trồng khảo nghiêm xuất xứ tại các vùng nghiên cứu khác nhau cho thấy, các xuất xứ Cọc rào có sinh trưởng, tỷ lệ ra hoa, thời vụ hoa và năng suất quả rất khác nhau, và khác biệt nhiều từ vùng khảo nghiệm này sang vùng khác. Thí nghiệm trồng khảo nghiệm các xuất xứ Cọc rào tại Ninh Phước, Ninh Thuận và Buôn Ma Thuật, Đắc Lắc có sinh trưởng, phát triển cành, tán lá tốt nhất, nhưng tỷ lệ ra hoa và năng suất quả của khảo nghiệm tại Buôn Mê Thuật lại thấp hơn so với Ninh Phước tới 3-5 lần. Trong số các hiện trường khảo nghiệm, hiện trường khảo nghiệm tại Điện Biên có sinh trưởng, tỷ lệ sống, ra hoa và năng suất quả thấp nhất. Sâu bệnh cây Cọc rào đã xuất hiện nhiều tại các vùng khảo nghiệm Ninh Phước, Đại Lải và Vĩnh Linh.

Kết quả trồng khảo nghiêm các xuất xứ Jatropha tại Ninh Phước, Ninh Thuận cho thấy, sau 24 tháng trồng, các xuất xứ Thái Lan T1, Ấn Độ IH, Bình Thuận BT2 và Đăk Lắc ĐL có sinh trưởng, tỷ lệ ra hoa quả (95-98%) và năng suất hạt cao nhất (tương ứng 1577, 1530, 1560 và 1497 kg/ha/năm), hàm lượng dầu hạt của các xuất xứ này phân tích tại thời điểm 24 tháng tuổi tương ứng đạt 34%, 33 %, 30 % và 32 %. Các xuất xứ khảo nghiệm khác có sinh trưởng rất tốt, nhưng tỷ lệ hoa và năng suất quả rất thấp, thậm chí không có quả.

Tương tự, thí nghiệm trồng khảo nghiệm tại Buôn Mê Thuật, Đăk Lắc sau 24 tháng trồng: xuất xứ ĐL, T1 và MJ0260 có tỷ lệ ra hoa, quả và năng xuất hạt cao nhất, tương ứng là 287; 256 và 206 kg/ha/năm; tuy nhiên năng suất thấp hơn rất nhiều so với khảo nghiệm tại Ninh Phước, Ninh Thuận. Tại đây, có rất nhiều các xuất xứ khảo nghiệm khác có sinh trưởng, hình thái cành, tán và lá rất tốt, nhưng lại có tỷ lệ hoa, quả và năng suất hạt rất thấp tại thời điểm này và được đánh giá là xuất xứ không triển vọng (IH1, CI, EI, MexJ008, MexJ009, MexJ0262).

5.2.3. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật gây trồng

Nghiên cứu xác định đươc kỹ thuật tạo tán thích hợp, đúng kỹ thuật, đúng thời vụ (công thức TT1.2 và công thức cắt tạo tán liên tục hàng năm) có tác dụng làm tăng số lượng, sinh trưởng, sức sống cành tán và tăng năng suất quả hơn từ 40-65 % so với các công thức tạo tán chưa đúng kỹ thuật, không đúng thời vụ. Công thức đối chứng (không tạo tán) có sinh trưởng cành tán kém, năng suất quả rất thấp, thậm chí không có năng suất; vậy nhất thiết cần được tiến hành tại tán đúng ký thuật, đúng thời vụ và thường xuyên hàng năm cho cây Cọc rào để đảm bảo sinh trưởng, làm trẻ hóa, và ổn định tăng năng suất quả. Bằng kết quả phân tích tương quan, đề tài đã xác đinh được một tỷ lệ thích hợp giữa số lượng cành tán với kích thước đường kính tán nhằm tối ưu hóa thu nhận ánh sáng, đảm bảo quang hợp và năng suất quả của mỗi cành và của cả tán cây.

Các công thức thí nghiệm bón phân đã tác dụng rõ rệt tới sinh trưởng và năng suất quả của Cọc rào Jatropha gây trồng trên các vùng đất cát khô cằn của Ninh Phước, Ninh Thuận, trong đó công thức bón phối trộn 1kg phân hữu cơ (phân chuồng hoai) với 100 phân NPK 16:16:8 (CT3) đạt được tỷ lệ sống, sinh trưởng và năng suất quả cao nhất, khác biệt ý nghĩa rõ rệt so với đối chứng (tăng hơn 60 %) và các công thức bón phân khác (hơn từ 27-42 %).

Áp dụng kỹ thuật bón nhiễm chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM cho Jatropha trên vùng đất cát khô cằn Ninh Phước, Ninh Thuận làm tăng tỷ lệ cây ra hoa, quả 17-25% và tăng năng suất hạt 20% đến 35% (so với đối chứng; p=0,001) trong năm 1. Trong năm 2, phản ứng tăng năng suất hạt đã giảm xuống còn 18-24% so đối chứng.

5.2.4. Phân tích hàm lượng dầu béo trong hạt

Các phân tích hàm lượng dầu hạt của các quả xanh chín khác nhau cho thấy: quả chín màu vàng tươi có hàm lượng dầu béo trong hạt cao nhất (A=100%) sau đó là quả chín màu vàng chuyển nâu và chín nâu có hàm lượng dầu hạt thấp hơn (91 % và 82,9 % so với A); quả chín khô đen và quả xanh chưa chín có hàm lượng dầu thấp nhất (73,9 và 70,2 % so với A); quả xanh để chuyển màu vàng sau khi thu hái, hàm lượng dầu hạt tăng lên 2,6%.

5.2.5. Kết quả nghiên cứu áp dụng thử nghiệm kỹ thuật chiết ép dầu thô và tinh chế dầu diesel sinh học Jatropha

Kết quả nghiên cứu áp dụng thử nghiệm các kỹ thuật chiết ép dầu thô hạt Cọc rào và tinh chế dầu diesel sinh học đạt được hiệu suất ép dầu và hiệu suất tinh chế hơn 90 %, sản xuất thử nghiệm được 200 lít dầu diesel sinh học B100, phân tích các chỉ số đạt các tiêu chuẩn TCVN và ASTM, đề xuất chọn công nghệ tinh chế diesel phù hợp cho điều kiện Việt nam. Tuy nhiên hiệu suất thu hồi Metanol và tinh sạch Glycerin còn thấp, chưa có công nghệ sử dụng các phụ phẩm của hạt Cọc rào.

– Tiêu chuẩn lập địa gây trồng xác định là cây Ươi thích hợp sinh trưởng trên các loại đất feralit vàng xám (Fq), bazan (Fk), vàng đỏ trên phiến thạch sét (Fs), đất có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, thoát nước tốt

3.2. Cây Cọc rào:

– Đề tài đã điều tra tuyển chọn được 31 cây trội từ các quần thể ươi tại các vùng nghiên cứu

– Xuất xứ Trảng Bom bước đầu được đánh giá có sinh trưởng tốt nhất tại hiện trường khảo nghiệm Vĩnh Cửu, Đồng Nai; xuất xứ Cát Tiên và Đăk Uy được đánh giá có sinh trưởng tốt nhất tại Etmat, Buôn Mê Thuật; và xuất xứ Bạch Mã và Cát Tiên được đánh giá có thích nghi sinh trưởng tốt nhất tại Km9 VQG Bạch Mã.

– Trồng làm giàu rừng Ươi tại Km9 VQG Bạch Mã và trồng xen (cây Điều) tại Etmat, Buôn Ma Thuật bước đầu chứng tỏ là phương thức trồng phù hợp, có sinh trưởng ổn định, tỷ lệ sống cao, trong khi đó phương thức trồng Ươi thuần trên đất trống có tỷ lệ cây chết năm thứ 2 cao tới 19-27 % do tác động thời tiết thất thường. Trồng làm giàu rừng bằng mở sáng theo băng (chặt 3 m – chừa 3 m, 40,2 % ánh sáng) bước đầu cho thấy tỷ lệ sống và sinh trưởng cao hơn so với các công thức mở sáng khác.

– Đề tài tuyển chọn được 54 cây trội Cọc rào từ các quần thể tự nhiên hoang dại tại các vùng nghiên cứu (NS hạt 2.1-5.0kg hạt/cây và 16,7 -39,5 % dầu trong hạt), tính trạng năng suất hạt và hàm lượng dầu cao thường không xuất hiện trên cùng 1 cá thể cây trội. Đề tài cũng tuyển chọn được 85 cây trội từ các quần thể gây trồng 2 năm tuổi tại Ninh phước (NS hạt 1,1kg-2,74kg/cây), các cây trội này đồng thời có cả tính trạng năng suất quả và hàm lượng dầu béo cao (27-41%).

– Khảo nghiệm xuất xứ Cọc rào Jatropha (4 xuất xứ bản địa và 6 nhập nội từ Thái Lan, Ấn Độ, Mêxico) có sinh trưởng và năng suất hạt cao nhất tại vùng cát đỏ Ninh Phước, Ninh Thuận sau 2 năm trồng; có sinh trưởng cành tán rất tốt tại Etmat, Buôn Mê Thuật, nhưng năng suất quả thấp sau 2 năm trồng; khảo nghiệm tại vùng núi phía bắc, Điện Biên có sinh trưởng và năng suất hạt thấp nhất (sau 2 năm trồng).

– Kết quả trồng khảo nghiệm tại Ninh Phước, Ninh Thuận, đề tài đã đánh giá chọn được 4 xuất xứ Jatropha có năng suất hạt & dầu béo cao sau 24 tháng trồng là T1 (Thái Lan), IH1 (Ấn Độ), BT2 (Bình Thuận) và ĐL (Đăk Lắc) (NS hạt tương ứng 1577, 1530, 1560 và 1497 kg/ha/năm; hàm lượng dầu hạt tương ứng 34%, 33 %, 30 % và 32 %). Các xuất xứ khảo nghiệm khác có sinh trưởng tốt, nhưng tỷ lệ hoa và năng suất quả rất thấp, thậm chí không có quả.

– Kỹ thuật tạo tán đúng kỹ thuật, đúng thời vụ (công thức TT1.2 và công thức cắt tạo tán liên tục hàng năm) làm tăng năng suất quả hơn 33-65 % so với các công thức tạo tán không đúng kỹ thuật, không đúng thời vụ. Công thức đối chứng (không tạo tán) có sinh trưởng cánh tán kém, năng suất quả rất thấp, thậm chí không có năng suất.

– Trên vùng đất cát Ninh Phước, Ninh Thuận, công thức bón phối trộn 1kg phân hữu cơ (phân chuồng hoai) với 100 phân NPK 16:16:8 (CT3) đạt được tỷ lệ sống, sinh trưởng và năng suất quả Jatropha cao nhất, khác biệt ý nghĩa rõ rệt so với đối chứng (tăng hơn 60 %) và các công thức bón phân khác (hơn từ 27-42 %).

– Áp dụng kỹ thuật bón nhiễm chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM cho Jatropha trên vùng đất cát khô cằn Ninh Phước, Ninh Thuận làm tăng tỷ lệ cây ra hoa, quả 17-25% và tăng năng suất hạt 20% đến 35% (so với đối chứng; p=0,001) trong năm 1. Trong năm 2, phản ứng tăng năng suất hạt đã giảm xuống còn 18-24% so đối chứng.

Tin mới nhất

Các tin khác

Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Hoa Lan Đai Châu (Rhynchostylis Gigantea (Lindley) Ridley) Ở Miền Bắc Việt Nam

Tính cấp thiết của đề tài

Hoa lan là một trong những sản vật của tạo hóa, là tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Hoa lan có vẻ đẹp, sức hấp dẫn người chơi đến kỳ lạ. Có thể nói hoa lan được hội tụ tất cả các đặc điểm quý của các loài hoa như màu sắc đẹp, phong phú, cấu tạo hoa đa dạng, tinh tế, hoa có độ bền lâu và đặc biệt hấp dẫn người chơi bởi hương thơm quyến rũ. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa phong lan, tâm hồn con người như được giao hòa cùng thiên nhiên. Các bậc cao niên thời xưa cho rằng: hoa lan mang tất cả các tính cách thanh cao của người quân tử đó là nhân, lễ, nghĩa, chí, tín.

Nhờ các đặc tính quý báu mà ngành sản xuất hoa lan luôn không ngừng phát triển và càng lan rộng trên toàn thế giới, đem lại nguồn lợi lớn cho các quốc gia đầu tư nghiên cứu và sản xuất hoa phong lan như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan. Việt Nam là nơi có điều kiện khí hậu phù hợp cho rất nhiều loài lan sinh trưởng, phát triển và cũng là nơi khởi nguồn của rất nhiều loài hoa lan quý đã được các nhà nghiên cứu về hoa lan ghi nhận.

Lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea (Lindley) Ridley) là một trong những loài lan bản địa, quý của Việt Nam. Cây có hoa chùm, rủ xuống, có hương thơm và độ bền lâu. Hoa lan Đai Châu còn có nhiều tên gọi khác: miền Trung gọi là Nghinh Xuân (vì nở vào mùa xuân), miền Nam gọi là Ngọc Điểm, còn miền Bắc gọi là lan Đai Châu (Chuỗi những hạt châu) và cây còn có tên dân dã là lan Me. Lan Đai Châu nở hoa vào dịp Tết Nguyên Đán nên cây có giá trị kinh tế cao. Cách sử dụng rất phong phú, có thể đặt trên chậu, trưng bày trong phòng khách, có thể treo trên ban công, cửa sổ, ghép trên thân cây đã chết, cây đang sinh trưởng hoặc ghép lan trên non bộ tạo thành cảnh vật rất đẹp và mang dáng dấp tự nhiên. Trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về thưởng ngoạn hoa cây cảnh ngày một tăng và yêu cầu ngày càng cao, hoa lan Đai Châu ngày càng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Mặc dù vậy, việc khai thác lan rừng bừa bãi đã và đang khiến lan Đai Châu giảm dần về số lượng và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, trong khi, việc bảo tồn và phát triển lan Đai Châu chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Một trong những hạn chế trong sản xuất loài lan này là do cây sinh trưởng rất chậm, đặc biệt là ở miền Bắc Việt Nam dẫn đến thời gian từ khi trồng đến khi ra hoa phải mất vài năm. Mặt khác, những đặc điểm nông sinh học của cây còn chưa được đánh giá một cách đầy đủ. Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng, chăm sóc nhằm khắc phục những nhược điểm, phát huy những ưu điểm của loài hoa này cũng chưa có nhiều và chưa ứng dụng được vào sản xuất. Với mục đích bảo tồn và phát triển rộng rãi lan Đai Châu ở Việt Nam, NCS Đinh Thi Dinh đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea (Lindley) Ridley) ở miền Bắc Việt Nam”.

Những đóng góp mới của đề tài

Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống các đặc điểm hình thái, giải phẫu và đặc điểm sinh trưởng, phát triển của hoa lan Đai Châu từ sau ra ngôi đến khi ra hoa (3 năm tuổi). Đề tài đã nghiên cứu được mối tương quan giữa sinh trưởng chiều dài lá với chiều dài cành hoa và số hoa trên cành từ đó, đưa ra được các biện pháp làm tăng sinh trưởng của cây giai đoạn vườn ươm trong điều kiện mùa hè nóng ẩm, tăng sinh trưởng, tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa trên vườn sản xuất, cây 2 năm ra hoa 47% (sớm hơn 1 năm so với đối chứng), cây 3 năm ra hoa 80% trong điều kiện miền Bắc Việt Nam.

Kết luận

1. Trong 4 giống hoa lan Đai Châu, giống bản địa Trắng Đốm Tím, sinh trưởng, phát triển khỏe: sau trồng 3 năm, số lá đạt 6 lá, chiều dài lá đạt 24,5cm, 25,2 hoa/cành, chiều dài cành hoa 16,5cm, sâu bệnh hại ở mức nhẹ. Giống có hoa đẹp, hương thơm ngát, được người tiêu dùng ưa chuộng.

2. Đặc điểm hình thái và giải phẫu các cơ quan sinh dưỡng cây lan Đai Châu rất đặc trưng cho cây một lá mầm, thích nghi với điều kiện sống phụ sinh, có khả năng chịu hạn tốt thể hiện ở số lượng khí khổng trên lá ít, lá dày, rễ to, lớp nhu mô dày, có khả năng hấp thu, dự trữ nước và chất dinh dưỡng tốt. Màu sắc lá, thân và chóp rễ xu hướng theo màu sắc của hoa, đây là đặc điểm quan trọng để nhận biết các giống lan Đai Châu.

3. Tương quan về sinh trưởng chiều dài lá và chiều dài rễ của giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím là không chặt (R2= 0,1126). Tương quan giữa chiều dài lá và chiều dài cành hoa, giữa chiều dài lá và số hoa trên cành là thuận, chặt (R2= 0,8247, R2 = 0,9475). Điều đó chứng t rằng muốn nâng cao chất lượng hoa cần tác động các biện pháp làm tăng sinh trưởng của lá.

4. Cây lan Đai Châu có mùa sinh trưởng rất r rệt. Vùng Đồng bằng Sông Hồng (Hà Nội, Hưng Yên), cây sinh trưởng mạnh và sớm hơn (bắt đầu sinh trưởng từ tháng 3) so với vùng núi phía Bắc (Lào Cai, Sơn La), cây bắt đầu sinh trưởng từ tháng 4, thời gian ngừng sinh trưởng của cây trùng với giai đoạn ra hoa và thời gian nhiệt độ trong vùng xuống thấp.

5. Giai đoạn vườn ươm: Sử dụng giá thể là rong biển + than hoa + v cây, tưới nước 2 ngày 1 lần hoặc giá thể: mụn xơ dừa + than hoa + v cây, tưới ngày 1 lần, cây con sinh trưởng mạnh, tỷ lệ sống cao (88-89%). Bón phân Fish Emulsion (5:1:1), 5 ngày tưới 1 lần (nồng độ 0,05%), làm tăng số lượng và kích thước lá của lan Đai Châu.

6. Giai đoạn vườn sản xuất:

+ Thời vụ trồng thích hợp nhất là 15/4, tỷ lệ sống cao (97%), cây nhanh hồi xanh, sử dụng các nguồn nước có độ dẫn điện thấp như nước mưa (pH=5,55;EC=0,04), nước giếng khoan có lọc (pH=6,20; EC=0,26) cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn (đạt số lá 7,3 lá, chiều dài lá 27,6cm), tỷ lệ ra hoa cao (58%), so với nguồn nước máy hoặc giếng khoan chưa qua lọc.

+ Ghép lan Đai Châu trên gỗ nhãn, tưới ngày 1 lần hoặc trồng chậu với giá thể rong biển + than hoa + củi vụn, tưới nước 2 ngày 1 lần là phù hợp nhất. Phân bón hiệu quả nhất là HT-Orchid 222 (21:21:21), tưới 5 ngày 1 lần, 0,1% và giai đoạn ra hoa là HT-orchid 2 (6:30:30), tưới 7 ngày 1 lần cho mầm hoa ra tập trung, tỷ lệ ra hoa cao (65%), chất lượng hoa tốt.

+ Phun GA3 cho cây 1 năm tuổi với nồng độ 150ppm làm tăng chiều dài lá (22,6cm), cây ra hoa sớm với tỷ lệ 47%, chất lượng hoa đảm bảo so với đối chứng cây không ra hoa. Với cây 2 năm tuổi phun nồng độ 200ppm tăng chiều dài lá (đạt 32,1cm), tỷ lệ ra hoa (80%), chiều dài cành hoa (24,1cm) và số hoa/cành (34,6 hoa).

+ Giảm ánh sáng bằng che 2 lớp lưới trong vụ hè (tương ứng 1 3.000-16.000lux) thích hợp cho cây sinh trưởng, tăng tỷ lệ ra hoa (59%) và chất lượng hoa. Trong điều kiện miền Bắc Việt Nam cần thiết phải tăng nhiệt cho vườn lan vào mùa đông (tháng 12 đến tháng 2 năm sau) bằng cách che ni lông hoặc che ni lông + tăng nhiệt.

+ Sử dụng thuốc sinh học: Tasieu 5WG trừ sâu và thuốc Exin 4.5HP trừ bệnh hạn chế một số sâu, bệnh hại chính trên lan Đai Châu ở mức dưới 10%.

Biện Pháp Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Súp Lơ

1. Giống và thời vụ trồng súp lơ

Súp lơ là cây rau có giá trị kinh tế cao, nhưng tương đối khó trồng. Ở phía Nam cần phải chọn nhưng những giống chịu nhiệt như: Trái bầu 60, trái bầu 75. Con voi hoặc Tropical 45, có thời gian sinh trưởng ngắn, 85 – 100 ngày.

– Mùa chính vụ là đông xuân bắt đầu từ tháng 11.

2. Kỹ thuật canh tác súp lơ

2.1. Đối với cây con

– Lượng hạt gieo trồng cho 1000m2 là 40g (tỷ lệ nảy mầm từ 80% trở lên).

– Trước khi gieo nên sử lý hạt giống bằng Benlate, Rovral, Monceren.

– Tùy vào điều kiện canh tác, có thể gieo hạt thẳng trên liếp gieo hoặc trồng trong bầu đất.

+ Đối với gieo trên liếp: Yêu cầu đất gieo phải xốp, lên liếp cao 20 – 30cm. Bón 20kg phân chuồng hoai + 100g supe lân + 100g vôi bột cho 10m2, sau đó trộn đều đất và phân. Có thể gieo vãi hoặc gieo trên hàng cách nhau 5cm, hạt cách nhau 2 – 3cm.

+ Đối với đất bầu: Được trộn theo tỷ lệ sau: 2 phần đất + 1 phần phân chuồng hoai + 1 phần cho trấu + 1 ít lân, vôi. Trộn đều tất cả cho vào bầu gieo làm bằng lá hoặc bằng bao ni lon. Xếp bầu theo hàng trên liếp gieo đã làm sẵn. Gieo 2 hạt/bầu.

Chú ý:

– Vườn ươm cần đặt nơi quang đãng, đầy đủ ánh nắng, không bị che rợp để cây có thể phát triển tốt, không bị vống.

– Liếp gieo cần cao ráo, bằng phẳng để cây nhận được sự phân bố đồng đều về nước tưới, dinh dưỡng, ánh sáng và ít bệnh.

– Khi cây có 2 – 4 lá thật, nhổ, tỉa cây dị hình, cây yếu cũng như cây sâu bệnh. Tỉa bớt cây mọc dày, đảm bảo mật độ 2 – 3cm/cây, chừa mỗi bầu mỗi cây.

– Trước khi cấy 5 ngày, giảm lượng nước tưới và ngưng tưới hẳn 2 ngày trước khi cấy và trước khi nhổ cấy phải tưới thật đẫm.

– Cây được 5 – 6 lá thật và có thể đem trồng. Cần lưu ý là chỉ chọn cây khỏe cây có thân mập, lóng ngắn, lá mọc gần nhau để trồng mới bảo đảm năng suất cao, và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

– Trước khi cấy có thể sử dụng cây con, bằng cách nhúng thân lá cây con vào dung dịch thuốc được pha như sau: BT 10g + Cidi 10ml + Polytrin 5ml trong 5 l nước để diệt trứng và sâu trên cây con. Lưu ý là chỉ nhúng lá, và thân không làm ước rễ. Sau đó để cây ráo nước rồi mới đem cấy.

2.2. Chuẩn bị đất trồng súp lơ

– Đất được cày bừa kỹ nhưng hạt đất không quá nhuyễn để tránh đóng váng và dễ thoát nước, nếu có điều kiện nên cày, phơi ải đất, rồi rải vôi trước khi cày lần 2.

– Lên liếp rông 1m, cao 20 – 30cm. Trồng 2 hàng/liếp. Khoảng cách trồng 60 x 50cm (mật độ 35.000 cây/ha).

2.3. Phân bón cho cây

– Lượng phân bón trung bình cho 1 ha như sau:

+ Phân chuồng 30 tấn.

+ Lân supe 650 – 700kg.

+ Ure 300 – 400 kg.

+ Kali clorua 300kg.

+ Bánh dàu 100kg.

+ Mạt sừng 100kg.

+ Vôi bột 1000kg.

Lưu ý: Ngoài ra có thể sử dụng thêm các Chất hấp thụ dinh dưỡng, phân bón, chất tăng khả năng đề kháng cho cây. Kích thích thực vật hấp thụ cùng một lúc nhiều loại thành phần dinh dưỡng, nâng cao sức sống cho khóm cây, kích thích sự cần thiết phân bón mà cây trồng cần có, ngăn chặn sự suy yếu của cây trồng…như Compound Sodium Nitrophenolate 98% (SNP 98%), dịch rong biển tan 100%,…..

– Lượng phân bón cho súp lơ:

+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, lân, mạt sừng.

+ Bón thúc lần 1: 10 ngày sau khi trồng gồm 2/5N + ½ bánh dầu.

+ Bón thúc lần 2: 25 ngày sau trồng gồm 2/5N + ½ bánh dầu + toàn bộ kali.

+ Thúc lần 3: 40 ngày sau trồng (tức súp lơ bắt đầu chéo lá trước khi ra hoa): 1/5N còn lại.

– Cách bón phân cho súp lơ:

+ Bón thúc quanh tán cây hoặc giữa 2 hàng cây, rồi vun đất lấp kín phân lại.

2.4. Chăm sóc cây súp lơ

– Tưới nước cần lưu ý:

+ Cấy đến 45 ngày: tưới phun mưa vào lúc chiều mát.

+ 40 ngày trở đi nên chuyển sang tưới thấm để hạn chế bệnh thối nhũn. Tuyệt đối không nên tưới lúc trời đang nắng gắt và tránh để ruộng ngập úng hoặc quá khô hạn.

– Làm cỏ xới xáo kết hợp với các lần bón thúc, cần làm sạch cỏ dại trên đồng ruộng để hạn chế sự trú ẩn của sâu bệnh.

– Phủ rơm trên liếp để giữ ẩm, chống cỏ dại cũng như thường xuyên kiểm tra đồng, tỉa bỏ lá già, lá sâu bệnh, nhổ bỏ cây bị bệnh cho ruộng được thông thoáng.

3. Phòng trừ 1 số sâu bệnh chính hại trên cây súp lơ

– Các bệnh hại chính trên cây súp lơ:

+ Bệnh thối nhũn (Erwinia carotovora) hoặc do nấm Rhizoctonia.

+ Bệnh thối đen (Xanthomonas campesti).

+ Bệnh thối hạch (Sclertinia sclerotiorum).

Phun trừ các bệnh trên bằng một trong những loại thuốc sau: Kasuran, Benlate, Mancozeb, Daconil, Dithane M- 45, Thio M ZOBHN, Validacin 3DD, Monceren. Đồng thời kết hợp 1 số phương pháp khác như: cày ải, phơi ải, phơi đất, bón vôi, lân canh với với các cây họ khác. Kết hợp với vệ sinh đồng ruộng, như tỉa bỏ lá bệnh, nhổ bỏ cây bệnh đem ra khỏi ruộng, không được vứt bừa bãi trên ruộng, hoặc gần giếng nước tưới để tránh lây lan. Nên tưới thấm vào giai đoạn cuối và không được tưới vào trưa nắng gắt. Chăm sóc cây khỏe, bón đầy đủ, cân đối NPK không lạm dụng phân đạm.

– Một số sâu hại chính hại trên súp lơ:

+ Với rệp: Phun trừ bằng Bassa khi có rệp xuất hiện.

+ Với các loại sâu như sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ nếu phát hiện có sâu nên dùng luân phiên các loại thuốc như BT, Cyper, Sherpa, Sumix, Cidi, Polytrin, Nomoly, Pegasus. Không nên phun định kỳ mà chỉ nên phun khi có sâu bệnh xuất hiện, không dùng thường xuyên 1 loại thuốc và cần đúng nồng độ khuyến cáo trên nhãn. Để phun trừ có hiệu quả cần lưu ý kết hợp với các biện pháp sau: giết sâu, trứng, nhộng. Quan sát đồng ruộng thường xuyên để phun trị kịp thời khi sâu ở tuổi nhỏ. Pha thê, 1 chất bám dính để kéo dài hiệu lực của thuốc. Tưới phun mưa khi cây còn nhỏ (giai đoạn từ 0 – 40 ngày sau trồng), không tưới lúa lúc trưa nắng. Cần lưu ý là không phun thuốc vào giai đoạn cây có bông lớn sắp thu hoạch.

Lưu ý: Đối với súp lơ trắng, ngoài năng suất thì mẫu mã là vấn đề quan trọng. Để hoa trắng, non, ngon ta cần áp dụng biện pháp che hoa. Nếu không che, dưới ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ làm cho hoa không trắng mà chuyển sang màu vàng. Màu vàng sẫm hóa nâu. Như vậy sẽ làm mất giá trị sử dụng.

Để che hoa, ta cần thực hiện từ khi nụ hoa đạt 3 – 4cm. Khi che, có thể dùng lá dưới đậy lên hoa, nhưng phải thay lá khác nếu lá héo, hoặc lấy lá chuốn để che cho hoa.

Nguồn: Kỹ thuật bón phân cho rau xanh (Ks. Thái Hà – Đặng Mai)

Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cải xanh, cải chíp; Lựa dụng cụ, vật tư, trang thiết bị và thực hiện chăm sóc cây đúng kỹ thuật; Thực hiện các bước trong quy trình trồng và chăm sóc…

Chuẩn bị đất trồng rau mồng tơi, xử lý hạt giống mồng tơi, xác định mật độ, tưới nước bón phân chăm sóc thu hoạch rau mồng tơi tại ruộng sản xuất…

Quy trình sản xuất một số cây rau trong môi trường trồng rau thủy canh; Cấy cây và chăm sóc một số loại rau như: Mật độ khoảng cách trồng, bổ sung nước tưới, phân bón và kiểm soát dịch hại cây rau…

Rau ngổ thích sống ở ruộng nước, trong ao hồ… nên đất cần cho rau ngổ là đất ao hồ, có nhiều bùn, chất hữu cơ và luôn luôn có nước. Vì vậy đất cần được cày bừa, sục bùn…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nghiên Cứu Các Biện Pháp Kỹ Thuật Gây Trồng Và Phát Triển Cây Mắc Khén trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!