Cập nhật nội dung chi tiết về Nghề Làm Đẹp Cho Hoa Ở Đà Lạt mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
.
Khi nói đến xứ sở sương mù Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) ai cũng ấn tượng về nơi có ngàn hoa khoe sắc. Thế nhưng không phải ai cũng biết để cho muôn sắc hoa lung linh khắp phố núi này là nhờ bàn tay chăm sóc của phần lớn những lao động nhập cư đến từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung…
Người làm vườn thuê cho các vườn hoa, lagim ở TP.Đà Lạt.
Chúng tôi rời Đồng Nai đến TP.Đà Lạt vào những ngày giữa tháng 7 mưa phùn. Có mặt tại vườn hoa cẩm tú cầu ở phường 3, TP.Đà Lạt, chúng tôi cùng nhiều du khách khác thích thú tạo dáng chụp hình giữa vườn toàn hoa cẩm tú cầu thì ở cuối vườn có những cái bóng lúp xúp lấm lem bùn đất vẫn chăm chỉ vun gốc, cắt bông, tỉa lá. Họ là những người làm vườn thuê cho chủ vườn hoa này.
* Cho hoa thêm hương sắc
Thấy chúng tôi bắt chuyện hỏi thăm, ông Hồ Văn Ba (tạm trú ở phường 3, TP.Đà Lạt) có hơn 10 năm bám xứ sở sương mù kiếm sống bằng nghề chăm cây cảnh chia sẻ mỗi ngày ông mang kéo, kiềm đi tỉa, tạo dáng cây cảnh thuê được trả công 300 ngàn đồng. Có hôm ông Ba kiếm được trên 500 ngàn đồng nhờ tạo dáng cây đẹp mắt nên được các ông chủ vườn, chủ biệt thự hào phóng cho thêm.
Vốn có tay nghề tạo dáng bonsai ở Huế, ông Ba vào Đà Lạt mưu sinh. Khách hàng của ông Ba phần lớn là các ông chủ vườn, biệt thự, hoa viên gốc Huế với các sở thích tạo dáng long, lân, quy, phụng cho bonsai. Trong khi dân Đà Lạt gốc người miền Nam và miền Bắc thì có sở thích tạo dáng cho bonsai theo kiểu: đồi thông, đồi tùng, mẫu tử, thác đổ… Để vừa lòng các chủ vườn, ông Ba phải học hỏi thêm cách tạo dáng bonsai từ những người thợ cây cảnh miền Bắc, miền Nam.
Trong khi đó bà Nguyễn Thị Hoa (quê tỉnh Thanh Hóa, tạm trú ở phường 8, TP.Đà Lạt) chỉ làm công việc chăm sóc vườn thông thường cũng được chủ trả công từ 200-250 ngàn đồng/ngày. Mỗi ngày bà Hoa đều có mặt tại các vườn hoa, vườn rau để nhổ cỏ, tỉa ngọn, tỉa lá, bắt giàn… Nhờ chịu thương chịu khó lao động, bà Hoa được nhiều chủ vườn mời gọi làm việc nên 5 năm nay bà chưa hề bị thất nghiệp. Có thu nhập ổn định, bà Hoa gửi tiền về quê phụ với chồng nuôi con ăn học.
Để ngàn hoa khoe sắc bốn mùa, người trồng hoa ở Đà Lạt cần một lực lượng lao động làm vườn rất lớn đến từ các tỉnh, thành nổi tiếng về hoa, cây cảnh như: Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, Đồng Tháp, Nghệ An… Theo nhà vườn Nguyễn Thanh Lâm (ngụ số 88 Thánh Mẫu, phường 7, TP.Đà Lạt), làng hoa Thánh Mẫu thu hút gần 500 lao động, hầu hết đều ngoại tỉnh. Mỗi sáng tinh mơ, đoạn đường Thánh Mẫu tấp nập người lao động qua lại. Công việc chăm sóc, thu hoạch hoa, rau, củ, quả… phần lớn các nhà vườn thuê lao động ngoại tỉnh vì lao động địa phương khan hiếm. Nguyên nhân dân Đà Lạt lâu nay ngại công việc “dầm sương, dãi nắng” và thu nhập không cao bằng công việc buôn bán, dịch vụ, du lịch…
* Nghề dễ mà khó
Trong khu nhà trọ ở KP.2, phường 8 (TP.Đà Lạt), ông Trần Hương (quê tỉnh Quảng Bình) điềm tĩnh truyền đạt kinh nghiệm với anh chàng cùng dãy nhà trọ quê tỉnh Bình Định Huỳnh Văn Tú về công việc mới nhận được. Ông Hương dặn dò chàng trai Tú hãy làm theo những gì ông đang làm, đừng nói gì nhiều với chủ vườn về cách tỉa dáng, tạo cành cho mấy cây xanh trong vườn. Như vậy, dễ làm lộ bí quyết nghề nghiệp. Đó là kinh nghiệm chục năm trong nghề mà ông Hương muốn nói cho chàng trai trẻ Tú biết cách giữ “nồi cơm”.
Tại vườn dâu của ông Ngô Bình (KP.5, phường 3, TP.Đà Lạt), 2 chị Nguyệt, Liên (quê tỉnh Thanh Hóa) vừa chuyện trò vừa thoăn thoắt tỉa nụ, tỉa lá dâu già. Để thành tạo với công việc này, Nguyệt và Liên phải thử việc cho vườn dâu này mất 1 tuần. Theo giao ước, qua 1 tuần thử việc người làm vườn không nắm được kỹ thuật tỉa hoa, lá dâu thì không được nhận vào làm việc. Chị Nguyệt cho biết, mỗi ngày chị làm việc 8 tiếng, lương 6 triệu đồng/tháng và được nghỉ ngày lễ, tết, chủ nhật, hỗ trợ tàu xe cuối năm khi về thăm quê. Mức lương này không cao so với các công việc khác của thành phố du lịch như Đà Lạt. Tuy vậy, nhờ tiết kiệm trong chi tiêu, mỗi tháng chị cũng có gần 3 triệu đồng gửi về quê cho gia đình.
Còn theo bà Đào Thị Khuyên (ngụ KP.5, phường 10, TP.Đà Lạt) nghề làm vườn cũng cần có tay nghề, sự khéo léo chứ không đơn thuần là ra vườn nhặt cỏ, bón phân. Bởi vì, các nhà vườn nay đều ứng dụng khoa học – kỹ thuật, trồng hoa trong nhà lưới, nếu người làm công không nắm kỹ thuật sẽ làm hư hết cây, hết hoa.
Mang câu chuyện người làm vườn thuê kể với một phóng viên ở Báo Lâm Đồng, anh bạn đồng nghiệp khen chúng tôi tinh ý dù lạc giữa ngàn hoa vẫn phát hiện ra những cái bóng lúp xúp dưới chân hoa. Những người làm vườn này dù bám xứ sở sương mù để mưu sinh nhưng công việc mỗi ngày của họ cũng góp phần tạo thêm sắc, thêm hương, thêm dáng mới cho thành phố ngàn hoa mãi làm say đắm lòng du khách gần xa…
Diễm Quỳnh
“Soái Ca” Hoa Lan Ở Đà Lạt
Tuổi đời còn rất trẻ (33 tuổi), nhưng Phan Thanh Sang không chỉ sở hữu hàng nghìn chủng loại hoa lan, là “cha đẻ” của hàng trăm loại hoa lan, mà còn nổi tiếng với vốn kinh nghiệm chăm sóc phong lan…
Khởi nghiệp từ một giò hoa Catlleya
Trong cái se lạnh của Đà Lạt, chúng tôi tìm đến nhà anh Phan Thanh Sang (ở phường 9, TP.Đà Lạt) – một tỷ phú trẻ tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng. Khác với biệt danh “Sang còi” như mọi người thường gọi, vẻ bề ngoài của Thanh Sang khá chững chạc. Mới 33 nhưng Sang đã là ông chủ của một cơ ngơi trồng và kinh doanh hoa lan lớn, có uy tín và thương hiệu tại thành phố Đà Lạt.
Khi chúng tôi đến nhà, “Sang còi” đang loay hoay sắp xếp lại những giò lan để tiện giới thiệu cho khách du lịch đến tham quan, chiêm ngưỡng. Xếp vội lại giò lan Catlleya đang bung hoa, “Sang còi” kể, mối duyên khiến mình đến với hoa phong lan là từ loài hoa Catlleya này. Rồi câu chuyện về “mối tình đầu” của chàng tỉ phú trẻ thành phố mù sương với hoa phong lan cũng hé mở với những mộng mơ và cả những tiếc nuối…
Là người con của xứ hoa Đà Lạt, từ nhỏ, chàng trai Phan Thanh Sang đã “si tình” với các loài hoa, trong đó phong lan là loài hoa mà Sang đã… “yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên”. Sang kể, năm lớp 9, Sang được bạn của một người bạn học tặng một giò lan Cattleya. Sau một thời gian chăm sóc, giò hoa bung nở những bông hoa rất đẹp mang mùi hương ngây ngất. “Lúc đó, sau giờ học căng thẳng, mình lại ngây ngẩn bên giò hoa, nhìn những cánh hoa sặc sỡ, ngây ngất mùi hương dìu dịu khiến đầu óc thoải mái lắm, thế nhưng…”, Sang nói, rồi trầm ngâm như nhớ lại thời gian đầu tiên mình trồng thành công loài hoa phong lan, hoặc cũng là tiếc nuối. Bởi, dù rất yêu hoa, nhưng vì thiếu tiền mua sách vở, cậu học trò đành mang giò lan ra chợ Đà Lạt bán được 90.000 đồng.”Đó là số tiền khá lớn đối với mình lúc bấy giờ. Nhưng hơn hết, đó lại là động lực thôi thúc mình phải trồng hoa lan, vừa để thỏa mãn niềm đam mê, vừa có thể kiếm tiền”- Sang nhớ lại.
Câu chuyện chốc chốc lại ngắt quãng khi có những khách du lịch trong nước lẫn nước ngoài đến thăm, cất tiếng hỏi về những đặc tính sinh trưởng, việc chăm sóc những loài hoa lan… Sang “còi” lại cáo lỗi để đứng lên trực tiếp chia sẻ cho những du khách quan tâm.
Bên tách trà thơm, ngắm nhìn giàn hoa lan khoe hương sắc, tôi chợt hỏi, chơi phong lan có khó không? Sang bảo, chơi lan khó mà không khó, quan trọng nhất là niềm đam mê. Nhưng nếu chỉ đam mê thôi không đủ. Để loài hoa thanh cao này ra hoa, nở lâu, phải hiểu được đặc tính của nó, rồi chiều chuộng, chăm sóc nó như chăm sóc một cô gái… đỏng đảnh. “Có khi mình chăm nó còn hơn… chăm vợ nhưng cũng may bà xã mình thông cảm bởi phong lan là tình yêu của cả 2 vợ chồng, là “ông tơ” đã gắn kết 2 vợ chồng mình đến với nhau…” – Sang cười.
Tạo mùi hương mới cho phong lan
Sau khi tốt nghiệp, với số tiền ít ỏi tích góp được từ vườn lan và vay mượn thêm bạn bè, người thân, Sang “còi” quyết định “làm ăn lớn” khi đầu tư phòng thí nghiệm hết 200 triệu đồng, với đầy đủ thiết bị kỹ thuật phục vụ việc nghiên cứu và lai tạo giống. Nhờ vốn kiến thức sẵn có cùng với sự sáng tạo của mình, Sang không chỉ tự sản xuất giống lan bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào (in vitro) để tiết giảm chi phí mà anh còn lai tạo ra nhiều giống lan hoàn toàn mới, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của Đà Lạt như: Lan hài, lan hoàng thảo, lan vũ nữ, lan hồ điệp… và một số giống phong lan rừng đặc trưng tại Việt Nam.
Đặc biệt, không vừa lòng với việc chỉ kinh doanh giống lan sẵn có, Sang “còi” còn mua một số giống lan ở nước ngoài về trồng, rồi mày mò tự nhân giống mới phù hợp với khí hậu Đà Lạt. Lạc vào vườn lan của Sang “còi”, nhiều du khách và cả dân chơi phong lan cũng không thể tưởng tượng được là nhiều loại phong lan không chỉ đẹp mà còn có các mùi hương như hương bưởi, dừa, gừng… thậm chí có loại lan vũ nữ nâu lại có mùi… chocolate. “Để tạo ra những loại lan có hương mới, mình dùng cây có mùi thơm khác nhau cho lai tạo, mang đặc tính của cả cây bố và mẹ. Cây nào có mùi thơm đặc biệt thì dùng phương pháp tự thụ để giữ nguyên đặc tính ban đầu…” -Sang cười và bật mí sơ lược về cách tạo mùi hương mới cho phong lan.
Khi được hỏi trong vườn có bao nhiêu chủng loại lan, đã lai tạo ra bao nhiêu giống mới? Sang gãi đầu, thật thà bảo cũng chẳng nhớ được bao nhiêu loại. Chỉ tính đại khái rằng trong vườn có khoảng chục giống lan chủ lực. Mỗi giống chủ lực lại có từ 20 đến 80 cặp lai, trong mỗi cặp lai lại tạo ra nhiều giống mới nên số lượng rất nhiều… Đó là chưa kể trong vườn nhà anh cũng có hàng loạt giống như lan hài và nhiều loại phong lan rừng quý hiếm có tên trong Sách đỏ.
Được biết, khi chất lượng hoa lan mang thương hiệu Sang “còi” đã được thị trường ghi nhận và đánh giá cao, anh Sang quyết định xây dựng thương hiệu mới – YSA Orchid. Theo giải thích của Sang, đây là cái tên kết hợp của tên anh, tên vợ anh là Yến và Orchid là hoa phong lan. Đến nay, sau hơn 10 năm, thương hiệu hoa lan Đà Lạt YSA Orchid đã có 3 khu trang trại với tổng diện tích hơn 10ha, trồng các loại hoa phù hợp với từng loại khí hậu khác nhau như: Tại TP.Đà Lạt trồng các loại địa lan; tại xã Đại Ròn, huyện Đơn Dương trồng lan hồ điệp và trang trại tại huyện miền núi Ninh Sơn (Ninh Thuận) với diện tích hơn 5ha trồng các giống hoa lan của xứ nóng. Đồng thời với việc mở các trang trại trồng lan, anh đã tạo việc làm cho khoảng 40 lao động là người dân tộc thiểu số tại các địa phương.
Hiện nay, hoa từ trang trại YSA Orchid đã có mặt trên toàn quốc và xuất khẩu ra nhiều thị trường nước ngoài, mang về doanh thu hơn 10 tỷ đồng/năm cho anh.
Quốc Hải / Báo Dân Việt
‘Vua’ Sen Đá Ở Xứ Hoa Đà Lạt
Năm 2009, khi mới 22 tuổi, Phú có chuyến đi đến một nước trong khu vực Đông Nam Á. Tại đây anh say mê với với những vườn sen đá ở nước bạn vì quá phong phú về chủng loại giống, trong khi khí hậu của Đà Lạt rất phù hợp để trồng. Trở về nước, Phan Thanh Phú chuyển dần từ hoa chậu qua sen đá và anh đã thành công với loại cây dễ trồng và chăm sóc này.
Vườn sen đá của Phú đặt ở 3 địa điểm khác nhau, một tại nhà có 200m2 và 1.000m2 thuê ở làng hoa Thái phiên chuyên dành để nhân giống. Còn 4.000m2 tại Xuân Thành, phường 11 (Đà Lạt) được dùng làm nơi chuyên sản xuất sen đá thương phẩm với số lượng một năm lên tới 200.000 chậu. Khu đất 4.000 m2 này Phú đã bỏ ra 2 tỷ đồng để mua lại canh tác, chưa tính chi phí xây dựng nhà kính và các hệ thống thiết bị phục vụ sản xuất.
Phú cho biết, ở Đà Lạt có khá nhiều nhà vườn sản xuất sen đá nhưng thường kết hợp với sản xuất nhiều loại cây khác và phần lớn các giống sen đá ở những vườn này không mới. Để có nhiều giống mới, hàng năm Phú phải bỏ chi phí cho một chuyến đi nước ngoài học hỏi như: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia… để sưu tầm giống mới đem về. Sen đá của Phú ngoài cung cấp cho những shop hoa và những nơi bán hàng online trong nước thì hàng năm còn xuất đi thị trường Trung Quốc trên 20.000 chậu.
Theo Phan Thanh Phú, cây sen đá dễ thích nghi và phát triển ở những vùng có khí hậu ôn đới, trong đó Đà Lạt là nơi tốt nhất cho giống cây này phát triển nhanh và đẹp. Trong khi đó, tại Trung Quốc dù có rất nhiều giống sen đá, sản xuất ra với số lượng lớn, nhưng một năm thị trường này chỉ trồng được ở những tháng thời tiết mát mẻ, còn mùa hè hoàn toàn không sản xuất được.
Phú cho biết, kỹ thuật chăm sóc sen đá không có gì phức tạp, đây là loại cây thân mọng, có thể nhân giống bằng hai cách là giâm đọt hoặc tách chồi lá như cây sống đời, thích hợp trong điều kiện nhà kính, lượng nước vừa đủ ẩm, đất tơi xốp. Vườn sen đá của Phú được nhân nuôi bằng sơ dừa, kết hợp tro trấu trộn với một ít phân vi sinh, còn phân bón thì hòa theo nước hoặc có thể bón nguyên hạt và tưới cây bằng vòi bơm, mầm bệnh ít và dễ kiểm soát.
Theo chàng thanh niên trẻ này, trồng sen đá lợi nhuận cao hơn nhiều loại hoa cảnh khác vì từ khi trồng đến xuất bán chỉ 2-3 tháng, thị trường đang chuộng và nhất là Phú luôn có nhiều giống mới tung ra. Giá mỗi cây sen đá tại vườn của anh xuất ra từ 5.000 đến 60.000 đồng, tùy thuộc loại lớn hay nhỏ và giống mới hay cũ. Loại 5.000 đồng thường là các giống đã hơi cũ như sen sô cô la, chuỗi ngọc, sen tròn… và xuất bán khi cây còn non, đường kính búp hay cách sen 3-4cm. Còn những giống mới như hạt ngọc, cá vàng, kim ngọc, sen lục bình… giá cao hơn.
Hiện Phan Thanh Phú đang ấp ủ đưa sen đá Đà Lạt xuất khẩu vào các nước Đông Nam Á, vì những nước này thường nhập hàng từ Nhật Bản hay Hàn Quốc với giá cao hơn nhiều lần.
Mê Mẩn Chợ Lan Rừng Ở Đà Lạt Đẹp Và Độc
Đà Lạt -Thành phố ngàn hoa. Nơi đây thu hút du khách không chỉ khí hậu thiên nhiên hài hòa mà còn là nơi hội tụ của trăm ngàn loài hoa đẹp và trong số đó không thể không kể đến loài “Phong Lan Rừng”. Hoa Phong Lan là xem niềm yêu thích, là thú vui tao nhã của nhiều người. Đặc biệt, loài phong lan rừng được nhiều nghệ nhân chơi lan săn lung và tìm kiếm, không tiếc công sức và tiền của để sở hữu một giỏ lan rừng vừa ý và Đà Lạt là địa danh mà những nhà săn ảnh đẹp hay “dân chơi” lan sẽ không bỏ qua.
Các loại lan rừng đẹp tại Đà Lạt
Tuy không rực rỡ sắc màu như các loại lan ngoại nhập nhưng lan rừng lại mang vẻ đẹp thanh tao, nhẹ nhàng vẫn không kém phần quyến rũ và rực rỡ. Khi ngắm những giàn lan rừng nở hoa bạn sẽ có cảm giác như một suối hoa đang chảy với sắc màu đa dạng, vừa um tùm như một đồi hoa rực rỡ trong ánh ban mai. Để du khách có thể hiểu và tìm mua đúng những cây lan rừng mang đầy hương vị Đà Lạt, chúng tôi xin giới thiệu một số loại lan rừng đặc trưng của Đà Lạt.
Được mệnh danh “Lan của các loài Lan”, địa lan đa dạng về chủng loại, có hương thơm nhẹ nhàng nên được rất nhiều người yêu thích. Đặc điểm chung của địa lan là ưu lạnh về đêm, hoa có 3 cánh lớn ở ngoài, 2 cánh nhỏ ở trong. Tại Đà Lạt, các bạn có thể tìm thấy nhiều loại địa lan khác nhau như: Kiếm Bích Ngọc/Xích Ngọc, Thanh Ngọc/Tử Cán, Kiếm Bạch Hồng/Bạc Lan,…
Chợ Lan Rừng Đà Lạt – Hơi thở núi rừng giữa lòng thành phố
Chợ lan rừng Đà Lạt nằm trước cổng chợ Đà Lạt, tọa lạc trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 01, TP. Đà Lạt, cách Hồ Xuân Hương 5 phút đi bộ. Đây là khu vui chơi, giải trí và mua sắm sầm uất của thành phố, cũng là nơi tập trung nhiều khách sạn Đà Lạt gần chợ.
Đến với chợ hoa lan rừng ở Đà Lạt là bạn tham gia chợ lan với người đồng bào. Bởi bán hoa đa phần là những người phụ nữ đồng bào dân tộc ở các huyện miền núi với một mặt hàng duy nhất là phong lan rừng. Vào mỗi dịp cuối tuần chợ lan rừng dường như đông hơn, tấp nập hơn với hàng trăm người đàn ông lớn tuổi không hẹn mà gặp cùng xuất hiện nơi đây để mang về những nhánh lan rừng mà mình yêu thích nhất.
Vườn Lan Hương Rừng, địa chỉ: 02 Tây Sơn – Liên Nghĩa – Đức Trọng – Lâm Đồng (Gần sân bay Liên Khương)
Vườn hoa lan của anh Phan Thanh Sang, phường 09, TP. Đà Lạt
Bạn cũng có thể bắt gặp nhiều loại lan rừng trong các tuần văn hóa du lịch hoặc các kỳ Festival hoa Đà Lạt, nhiều du khách ngạc nhiên khi địa lan được các doanh nghiệp đưa ra bán với giá rẻ bất ngờ.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nghề Làm Đẹp Cho Hoa Ở Đà Lạt trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!