Đề Xuất 3/2023 # Nắm Vững Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Vườn Đu Đủ # Top 4 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Nắm Vững Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Vườn Đu Đủ # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nắm Vững Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Vườn Đu Đủ mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Là loại quả chứa nhiều nước và dinh dưỡng, không chỉ dễ trồng mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao nên cây đu đủ là thường được bà con chọn là một trong những loại cây được trồng xen trong vườn cây hoặc chuyên canh tùy từng vùng. Để trồng đu đủ đạt năng suất cao nhất, bà con cần phải nắm rõ kỹ thuật sau:1. Chọn giốngHiện nay đu đủ có rất nhiều loại giống khác nhau, tùy loại đất trồng mà bà con có thể lựa chọn giống Hong Kong da bông; giống Đài Loan tím; giống Sola; giống Hồng phi 786…

Khác với các loại cây trồng khác, trồng đu đủ bằng hạt sẽ dễ dàng và tiện lợi hơn do đu đủ nhiều hạt, bảo quản nơi khô ráo và mát mẻ. Theo các chuyên gia khuyến nông gieo hạt đu đủ càng tươi càng tốt.Nên chọn hạt từ những trái thon dài, phát triển tốt trên cây mẹ, không sâu bệnh, trái phải đủ độ già trên cây,thả hạt vào nước chỉ lấy những hạt đen, hạt chìm làm giống.

Tiến hành ngâm hạt trong nước từ 1-2 ngày đêm trong chậu men, sau đó đãi sạch chất keo, chất nhớt bám vào hạt, chà tróc vỏ lụa bên ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ nơi khô ráo. Trước khi gieo cần xử lý hạt cũng nên khử sạch mầm bệnh, Để hạt trong nhiệt độ 32-35 độ C để thúc mầm, khi hạt đã nứt nanh mới đem gieo để cây mọc đều và nhanh.2. Kỹ thuật trồngBà con nên cuốc hố trồng theo từng hàng, tốt nhất hàng cách hàng từ 2-2,5m, cây cách cây là 2m (khoảng 2.000-2.100 cây/ha).Sau khi đào hố, tiến hành bón lót. Mỗi hố bón 10-15kg phân chuồng, phân vi sinh và vôi bột.

Trộn đều tất cả phân với đất mặt rồi lấp đầy hố trồng.Đối với bà con mua bầu cây, khi đu đủ trong bầu cao 15-20cm thì đem ra trồng, Đặt bầu cây giữa hố, nhớ gỡ bỏ bầu nilon (không làm vỡ bầu), vun đất quanh bầu, nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Dùng rơm rạ hay bèo phủ giữ ẩm cho đất. Khi cây bén rễ sinh trưởng tốt, cắm cọc ghì cây để giữ cây khỏi đổ ngã khi có mưa gió bão, khi cây lớn nới dần dây buộc ra.Khoảng 9-10 tháng sau khi trồng là đu đủ có trái và cây ra trái suốt năm. Đều quan trọng là gốc đu đủ phải luôn sạch cỏ, được tủ gốc để giữ ẩm thì đu đủ mới sai và to trái, vỏ căng, mã đẹp.3. Kỹ thuật chăm sócĐể chăm sóc vườn đu đủ một cách hiệu quả cần chặt bỏ và tiêu hủy những cây bị bệnh để tránh lây lan cho các cây khác.Điểm yếu của cây đu đủ là rễ ăn rất nông nên cây dễ đổ ngã do gió, bão và khả năng chiụ úng ngập rất kém. Do đó cần chú ý làm cỏ, vun gốc cho cây, chống đổ trong mùa mưa gió và khơi rãnh thoát nước trong mùa mưa, bão.Ở những vùng khô kéo dài, thiếu nước cần có biện pháp tưới nước và giữ ẩm cho cây. Tốt nhất là tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm. Vào mùa đông cần bao quả. Khi cây mang quả nặng cần cắm cọc chống gió bão, cắt bỏ lá già gần gốc, khơi rãnh thoát nước chống úng cho cây; làm sạch cỏ dại, xới xáo cho đất thông thoáng.Sau khoảng 1 năm, cây đu đủ thường phát triển kém đi, bà con nên chọn để lại những cây khoẻ, loại bỏ cây yếu kém và trồng thế bằng cây con mới.4. Phòng trừ sâu bệnhTrong quá trình sinh trưởng và phát triển đu đủ có thể bị một số bệnh như sau:– Bệnh phấn trắng: phòng trị bằng cách phun Rebio Oligo theo tỉ lệ ghi trên bao bì.– Bệnh cháy lá: gây cháy lá và làm cho lá biến màu, khô rụng. Phun Kitazin 0,2% có thể hỗn hợp với vôi.– Bệnh do virus: Làm cho lá quăn, hoa rụng, lá vàng úa, cây còi cọc, có thể héo vàng dẫn đến chết. Bệnh do virus rất khó chữa trị, nên tiêu hủy cây. Ở những gốc chưa mặc bệnh cần rắc vôi bột để phòng trừ.– Bệnh thối cổ rễ: Hay xảy ra ở nơi ẩm ướt, nơi đất có mực nước ngầm cao thường bị ngập úng. Những nơi này trồng đu đủ phải lên líp cao và chú ý đắp gốc. Sử dụng chế phẩm Oligo kết hợp Muntil 1 để chữa trị và phục hồi cây.– Rệp sáp: Làm hại lá và quả non, những cây bị bệnh này dùng Rebio T phun cho cây bệnh.

REBIO – VÌ SỨC KHỎE GIỐNG NÒI

Nếu vườn nhà bà con gặp phải trường hợp cây bị vàng lá thối rễ hay cây bị các vấn đề khác thì hãy liên hệ với kỹ sư của Rebio để được tư vấn và hướng dẫn khắc phục:

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Đu Đủ

Đu đủ là cây ăn quả cho thu hoạch nhanh, đạt sản lượng cao, chiếm ít diện tích và thích hợp với nhiều loại đất. Có thể trồng xen, trồng gối với các cây trồng khác như trong vườn xoài, nhãn, vải… khi cây chưa giao tán có thể trồng xen để thu hoạch những năm đầu.

Nội dung trong bài viết

Các giống đu đủ phổ biến

Đặc điểm sinh học và yêu cầu ngoại cảnh

Kỹ thuật trồng và chăm sóc đu đủ

Thu hoạch đu đủ

Để giống

Quả đu đủ có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như ăn quả chín, làm rau chế biến, làm thức ăn chăn nuôi. Đu đủ còn được trồng để khai thác nhựa papain cung cấp cho công nghiệp chế biến thịt sữa, làm bia, dược liệu.

Các giống đu đủ phổ biến

Đu đủ ta: Các giống đu đủ ta được trồng phổ biến ở vùng trung du, vùng Đồng bằng sông Hồng. Loại này lá xanh đậm, cuống lá dài nhỏ, cây cao, sinh trưởng khoẻ, có khả năng chống chịu sâu bệnh cũng như điều kiện bất lợi. Quả nhỏ, có 1 – 3 quả/1cuống, trọng lượng trung bình 0,3 – 0,8kg/quả, thịt quả vàng, mỏng, ăn ngọt, vỏ mỏng dễ bị giập khi vận chuyển.

Đu đủ Mêhicô: Giống này nhập từ những năm Cây cao trung bình, to khoẻ đốt ngắn, lá xanh đậm, dày, cuống lá to. Quả dài ruột đặc. Da quả sù sì, dày. Trọng lượng quả 0,6 – 1,2kg/quả. Thịt quả chắc, phẩm chất tốt.

Đu đủ Solo: Giống có nguồn gốc từ đảo Ha-oai được nhập vào nước ta. Giống này sớm có quả, thấp cây, năng suất cao. Quả dạng hình lê, trọng lượng 0,8 – 2kg/quả, phẩm chất trung bình.

Ngoài ra còn có giống đu đủ Trung Quốc và các giống nhập nội khác.

Đặc điểm sinh học và yêu cầu ngoại cảnh

Rễ nông, tập trung ở tầng đất 0 – 30cm. Nơi có mực nước ngầm cao rễ ăn nông, đất đồi mực nước ngầm thấp rễ ăn sâu tới 70 – 100cm. Rễ đu đủ rất mẫn cảm khi đất chặt, bí hoặc ngập nước, đất có độ ẩm cao.

Thân thẳng cao, ít phân cành, phần vỏ sau lớp biểu bì là mạng lưới dày đặc các bó sợi gỗ có tác dụng chống đổ cây. Phần trong sau lớp biểu bì là các tế bào nhu mô xốp, giòn có tác dụng dự trữ dinh dưỡng cho cây. Khi cây già các tế bào này bị thoái hoá làm thân bị rỗng ở giữa. Đu đủ có phiến lá rộng, chia thuỳ, cuống lá rỗng, chiều dài 0,7 – 0,9m. Lúc mới mọc ngoài lá mầm phiến lá còn nguyền. Khi có 4 – 5 lá trỏ đi phiến lá mới chia thuỳ. Cũng như rễ, lá rất mẫn cảm với điều kiện bất thuận như sương muối, nhiệt độ thấp, úng, hạn, biểu hiện bằng các phản ứng như ra lá chậm, héo, rụng sớm. Có 3 dạng hoa: hoa đực, cái và lưỡng tính.

Đu đủ có nguồn gốc nhiệt đới nên có yêu cầu nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp 25 – 30ºC, là yếu tố hạn chế sự phân bố cũng như sinh trưởng và phát triển của đu đủ. Khi nhiệt độ hạ thấp dưới 15°C cây chậm ra lá, quả lớn chậm và phẩm chất kém. Nhiệt độ xuống thấp 2°C đu đủ sẽ chết, cao trên 14°C cùng với cường độ chiếu sáng mạnh làm cây thiếu nước và héo lá.

Đu đủ ưa sáng. Thiếu ánh sáng, các đốt thân vươn dài, cuống lá nhỏ, phiến lá mỏng và dễ bị sâu bệnh. Yêu cầu nước cao, nhưng sợ úng. Có thể trồng đu đủ trên các loại đất khác nhau song phải thuận tiện trong tưới tiêu nước. Đất có tầng canh tác dày 70cm, hàm lượng khí 4%, độ pH 6 – 7 nếu pH < 5,5 phải bón vôi.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc đu đủ

Gieo ươm cây con: Đu đủ nhân giống bằng phương pháp gieo hạt là chính. Để gieo ươm cây con cần chọn hạt giống tốt, đều hạt.

Có thể gieo ươm đu đủ trong bầu, trên luống hoặc gieo trực tiếp vào các ụ đã được chuẩn bị để trồng. Đất để gieo hạt nên làm kỹ và bón lót ngay với lượng 5 – 10kg phân hữu cơ; 130 – 150g lân; 30 – 35g ka li; 0,5kg vôi.

Thời vụ gieo ươm cây con tuỳ thuộc vào thời vụ trồng đã định, trước thời gian đó từ 1,5 – 2 tháng khi cây con có 5 – 7 lá thật.

Làm đất: Đất trồng thoát nước tốt, giàu chất mùn, đủ dinh dưỡng, thoáng và giữ nước. Trước khi trồng nên đánh luống rộng 2 – 2,5m. Giữa các luống có rãnh sâu 30cm, mật độ 2 x 2,5m (2.000 cây/ha). Nếu giống cây thấp có thể trồng dày hơn.

Thời vụ trồng: Tuỳ thuộc vào mục đích trồng lấy quả làm rau hay ăn chín. Miền Bắc trồng vào vụ xuân (tháng 2 – 4) hoặc vụ thu cuối mùa mưa (tháng 9 – 10).

Bón phân: Đu đủ có quả quanh năm, vì vậy cần phải bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi quả, ngoài ra cần bón thúc các loại phân N, P, K. Lượng phân bón cho cây 1 năm như sau:

Năm thứ nhất: Phân chuồng 10 – 15kg; đạm 0,4 – 0,5kg; lân 0,5 – 1kg; kali 0,2 – 0,3kg.

Năm thứ hai: Phân chuồng 10 – 20kg; đạm 0,3 – 0,4kg; lân 1 – 1,5kg, kali 0,3 – 0,4kg.

Các thời vụ bón phân: Sau khi trồng 1,5 – 2 tháng hoặc vào tháng 3 – 4 hàng năm, bón toàn bộ phân chuồng, 30% lân và 30% đạm. Khi cây ra hoa bón 30% đạm, 30% lân và 50% kali. Sau khi thu quả lứa đầu bón 20% đạm 40% lân và 20% kali.

Chăm sóc: Đu đủ có bộ rễ ăn nông, cây dễ đổ do gió bão và khả năng chịu úng ngập kém, vì vậy cần chú ý làm cỏ, vun gốc cho cây, chống đổ và khơi rãnh thoát nước cho vườn khi mưa to. Những nơi mùa khô kéo dài, thiếu nước cần có biện pháp tưới nước và giũ ẩm cho cây, ủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm. Những nơi có mùa đông lạnh cần chú ý dùng bao giữ quả để tránh sương muối, gió lạnh.

Phòng trừ sâu bệnh: Trong vườn đu đủ thường gặp rệp hại quả, lá non dùng thuốc Bi – 58 0,1 – 0,2% Wofatox 0,1 – 0,2%.

Nhện và các côn trùng môi giới truyền bệnh vi rút (hoa, lá) như nhện đỏ, rệp, rầy, bọ nhẩy… Diệt bằng Kenthane 0,3%, Decis 0,1%, Trebon 0,2%.

Ngoài ra còn một số bệnh

Thối cổ rễ, do đất quá ẩm, thoát nước kém. Phòng bằng khơi rãnh và tiêu nước cho vườn cây.

Bệnh vi rút gây xoăn ngọn, chùn lá… Đây là bệnh khó chữa nên khi phát hiện cây bị bệnh nên nhổ bỏ, xử lý đất và cây bệnh.

Bệnh phấn trắng: Phòng trị bằng phun Anvil 0,2%, Rovral 0,2%.

Bệnh cháy lá: Gây cháy lá làm cho lá biến màu, khô rụng. Phun Kitazin 0,2% có thể kết hợp với 1% vôi.

Thu hoạch đu đủ

Thời gian thu hoạch quả tùy theo mục đích sử dụng, đặc điểm giống, khoảng cách từ nơi trồng đến thị trường tiêu thụ xa hay gần để quyết định cho phù hợp.

Để giống

Chọn vườn đu đủ tốt có năng suất cao, chọn cây, chọn quả, chọn hạt và chọn cây con, loại bỏ các cây đực có trong vườn và dùng phương pháp thụ phấn cho cây để có cây lưỡng tính và cây cái.

Chọn cây sinh trưởng khoẻ, đốt thân ngắn, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu úng. Trên cây mỗi nách lá đều có hoa, sớm có hoa và đậu quả, quả to, chín sớm, phẩm chất tốt, là cây lưỡng tính hoặc cây cái.

Chọn quả phát triển bình thường, trên cây dóng quả thấp, hình quả đều. Khi quả chín 2/3 trở đi thì hái về, để chín thêm 1 – 2 ngày rồi bổ ra lấy hạt. Chọn những hạt chìm, hong khô trong sân, có thể gieo ngay hoặc cất giữ trong một thời gian ngắn.

Chọn cây có thân mập, lá rộng dày, ít răng cưa, cuống lá hơi sà xuống là những cây giống tốt.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Đu Đủ Vàng

Hạt giống đu đủ vàng được rất nhiều người biết đến là loại giống cây cho năng xuất cao, với màu vàng trông khá bắt mắt, đu đủ vàng giá cao hơn đu đu thường vì vậy khi lựa chọn bạn nên lựa chọn giống đu đủ vàng làm dòng sản phẩm chủ đạo

Đu đủ da vàng ăn vào vị thơm đặc trưng,ngọt thanh.Nếu chăm sóc tốt 1 cây bạn có thể thu hoạch trái từ 40-50kg/ vụ.Đem lại giá trị kinh tế vô cùng cao cho người nông dân. với những hạt giống quả chất lượng

Hạt giống đu đủ da vàng là loại giống cây không kén đất,đầu tư vốn ít,công chăm sóc không nhiều, khả năng kháng bệnh của cây đu đủ da vàng cao, rất ít khi bị ong và các loại côn trùng chích phá như mướp, bí…

– Đu đủ da vàng cũng khá dễ trồng, dễ thích nghi với mọi điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng: Đu đủ da vàng dù trồng ở vùng đất nào, dù là mưa ngập, nắng đổ lửa, hay lạnh giá thì đu đủ vàng vẫn đầy sai trái.

– Là loại cây mang lại giá trị kinh tế cho người dân cao.

Có vỏ cứng màu vàng, ruột cũng màu vàng, việc có những chiếc vỏ cứng cũng giúp đu đủ da vàng hạn chế hư hỏng dập nát trong quá trình vận chuyển

– Đu đủ vàng khi chín có vỏ màu vàng đậm hơn, ruột đỏ như ruột gấc, ăn thơm, ngọt, thịt dày, ít hạt

– Thời gian thu hoạch khá ngắn chỉ trên 7 tháng

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HẠT GIỐNG ĐU ĐỦ DA VÀNG

1.Chọn vị trí trồng hạt giống đu đủ da vàng

– Hạt giống đu đủ vàng là một trong những loại cây không kén đất, nhưng người trồng cũng nên chọn những nơi có địa hình cao ráo độ thoát nước không bị ngập úng. Dùng vôi bột để khử trùng đất rồi phơi ải 7-10 ngày trước khi trồng cây nhằm giảm sâu bệnh, nấm mốc gây bệnh hại.

2.Gieo trồng hạt giống đu đủ da vàng

– Bạn cần ngâm hạt đu đủ da vàng vào nước ấm tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh (khoảng 30 độ C) trong thời gian 4 tiếng đồng hồ. Sau đó bạn đem hạt giống đã ngâm đi ủ vào 1 miếng vải sạch, bông gòn ẩm(không quá ướt cũng không quá khổ) hoặc trồng trực tiếp vào viên nén ươm hạt.

– Hạt giống đu đủ da vàng có thể nảy mầm nhanh 5-7 ngày hoặc thậm chí lâu hơn tùy vào điều kiện thời tiết.

– Khi cây con phát triển cao tầm 10-15 cm thì bạn nên đưa cây ra trồng trong vườn.

+ Giai đoạn cây con 1 tháng tuổi là thời điểm quyết định vì vậy nên bón phân NPK cách 7 ngày 1 lần

– Bón phân cách gốc 20-30 cm:

+ Giai đoạn cây từ 1- 3 tháng tuổi bón phân NPK và phân chuồng cách 20 ngày 1 lần

+Giai đoạn từ 3-7 tháng tuổi tiến hành bón thúc.Ngoài phân NPK có thể bón phân chuồng nhủ phân bò,phân gà.

– Bạn tưới nước đầy đủ hoặc tạo hệ thống tưới tiêu tự động để cung cấp độ ẩm cho cây đu đủ da vàng vào mùa nắng nóng, lên luống làm rãnh thoát nước tốt vào mùa mưa,lũ lụt để quả đu đủ khi ăn không bị nhạt.

– Và việc không làm cỏ dại khi cây cỏ phát triển là nguồn gốc của sâu bệnh phát triển lây lan. Cần thường xuyên làm cỏ dịa xung quanh gốc cây.

– Người dân nên sử dụng rơm, cỏ khô ủ quanh gốc cây đu đủ vào mùa nắng vì để giữ độ ẩm cho cây và cây có thể giữ nhiệt độ thích hợp nhất.

– Bạn phải có cách phòng bệnh cho cây đu đủ vàng bằng cách diệt nhện đỏ là loại hay gây hại cho cây vào mùa nắng, nấp dưới mặt lá. Lá bị đốm vàng, hư hại, loang lỗ. Phòng ngừa sâu bệnh bằng cách phun thuốc trừ bệnh cao cấp

Theo chúng tôi

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Đu Đủ Cho Năng Suất Cao

Thời vụ trồng đu đủ

Khả năng sinh trưởng và phát triển của đu đủ rất mạnh. Chúng có thể trổ hoa và kết trái quanh năm. Chỉ là có mùa ít trái mà thôi. Do đó, để trồng đu đủ có được năng suất cao, hạn chế tối đa lượng sâu bệnh thì cần có chú ý về cách bố trí thời vụ như sau:

-Đối với những vùng đất mà bạn có thể chủ động tưới tiêu được thì thời vụ tốt nhất là từ tháng7, tháng 8

Cây con đem trồng phải có độ tuổi từ 20- 30 ngày trở lên.

Lựa chọn hạt giống

Giống đu đủ nên trồng là đu đủ Hồng Phi và Trạng Nguyễn. Đây là những giống đu đủ thế hệ F1 cho năng suất và chất lượng cao. Tỷ lệ cây cho trái đạt 100%.

Nhưng nếu bạn không tiếp cận được nguồn giống đu đủ lai F1 thì bạn có thể chọn giống đu đủ thuần địa phương để trồng. Cách lựa là bạn chọn những quả đu đủ chín ở lứa đầu tiên trên những cây khỏe mạnh, cho chất lượng tốt, không sâu bệnh rồi bỏ lấy hạt và đem phơi nắng. Sau khi khô thì cho vào trong lọ bảo quản đến mùa thì đem gieo.

Chuẩn bị đất

Đất trồng đu đủ bạn cần làm khá kỹ. Đất phải cành sâu, đập thật nhỏ và lên luống cao chừng 40 tới 50cm so với mặt rãnh. Khoảng cách các luống lý trưởng nhất là từ 2 đến 2,5m.

Mỗi luống rộng khoảng 1,6 đến 2m. Vùng đất nào hay bị ngập úng thì càng cần làm luống cao lên. Nếu ở ruộng trồng luân canh đu đủ thì phải nhặt hết rễ của vụ trươc rồi phơi nắng 1 đến 2 tháng mới trồng vụ sau.

Bón lót trước cho đất 1 tấn phân hữu cơ, 0,3 kg Bosat/ sào. Hố trồng của mỗi gốc đu đủ là 60*60*30. Và phần ở giữa luống thì cách nhau 2m/ 1 hố. Chú ý, khi trồng cố gắng thẳng hàng dọc, thẳng hàng ngang để sau này còn dễ dàng chằng chống khi có mưa to, gió lớn. Phân hữu cơ khi bón phải để hoai mục đi rồi mới bón. Với bột bón lót thì đều phải trộn đều với đất đào hố trước khi đặt đu đủ vào cấy.

Kỹ thuật ươm đu đủ từ hạt

Ngâm ủ hạt giống

Hạt đu đủ ngâm trong nước sôi với tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh trong vòng 5 giờ rồi cho hạt đu đủ vào một miéng vài cotton đã nhúng ẩm và ủ trong vòng 4 đến 5 ngày để hạt nứt nanh. Đến khi các hạt đều nứt nanh nảy mầm đều nhau thì mang số hạt đó đi gieo. Đối với hạt mà người dân tự để trồng thì khi ngâm bạn cần vớt hết hạt nổi và chỉ giữ lại hạt chìm rồi mới mang đi ủ.

Đợi đến khi cây có 2 đến 4 lá thật thì bạn chỉ cần 2 ngày tưới nước 1 lần thôi là được. Chú ý điều chỉnh giàn che để cây con hấp thụ được ánh sáng,mọc thẳng và sinh trưởng tốt. Bạn cũng cần chú ý thường xuyên nhổ cỏ dại và tiến hành phòng trừ sâu bệnh cho cây ngay từ khi cây còn non.

Chăm sóc

Chặt bỏ và tiêu hủy những cây bị bệnh để tránh lây lan cho các cây khác. Đu đủ có bộ rễ ăn nông, cây dễ đổ ngã do gió, bão và khả năng chịu úng ngập rất kém, vì vậy cần chú ý làm cỏ, vun gốc cho cây, chống đổ trong mùa mưa gió và khơi rãnh thoát nước trong mùa mưa, bão. Những nơi mùa khô kéo dài, thiếu nước cần có biện pháp tưới nước và giữ ẩm cho cây. Tốt nhất là ủ gốc bằng rơm , rạ, cỏ khô để giữ ẩm. Những nơi lạnh cần có biện pháp bảo quản quả. Để đạt năng suất cao cần thụ phấn bổ khuyết cho hoa. Khi cây mang quả nặng cần cắm cọc chống gió bão cho đu đủ, cắt bỏ lá già gần gốc, khơi rãnh thoát nước chống úng cho cây, làm sạch cỏ dại, xơi xáo cho đất thông thoáng. Mùa khô cần ủ rơm, rạ quanh gốc giữ ẩm cho cây. Năm sau, cây đu đủ thường phát triển kém đi,chọn và để lại những cây khỏe, loại bỏ những cây yếu kém và trồng thế bằng cây con mới. Chế độ chăm sóc năm sau không khác gì năm đầu.

Thường cứ 30- 45 ngày làm cỏ, tỉa hoa, tỉa quả, cành lá một lần. Nên dùng đất thịt mới ở ruộng cày ải, đất bùn ao phơi khô xếp vào xung quanh gốc, hoặc đất phù sa thật tốt. Khi cây ra quả và hoa nhiều, cần thường xuyên tỉa bớt quả èo, hoa xấu, bở bớt những chùm quả quá dầy. Cây đu đủ nào cao trên 3m ở những nơi thoáng gió cần tỉa đốn ngọn cho cây đâm nhánh không vươn lên cao.

-Cắm cây cọc: Thông thường đu đủ đều trồng thẳng, khi gặp gió bão phải cắm cọc trống gió, dùng 3 cây cọc cắm chéo hoặc 1 cây cọc cắm thẳng và cột chắc cây đu đủ vào cọc. Vào thời kỳ đậu trái nhiều mà gặp gió bão có thể chặt bớt một số lá già gần gốc, để giảm bớt sức cản gió, chống đổ ngã hoặc gẫy.

-Tỉa cành và hái trái: Sau khi xuống giống, nếu trên thân chính mọc ra nhánh con phải ngắt bỏ sớm. Vào thời kỳ đạu trái phải hái bỏ kịp thời những trái bị méo, sâu bệnh, những lá già héo chết phải cắt bỏ luôn cuống.

-Tưới nước:Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ

-Làm cỏ: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Cần làm cỏ thường xuyên quanh gốc

-Tủ gốc: Dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nắm Vững Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Vườn Đu Đủ trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!