Cập nhật nội dung chi tiết về Mướp Đắng Hay Khổ Qua (Cách Trồng, Chăm Sóc Và Tác Dụng ) mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mướp đắng tên khoa học là: Momordica charantia và tên địa phương là khổ qua. Đây là một trong những loại rau quả phổ biến ở Việt Nam. Nó được trồng rộng rãi trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Mướp đắng cũng được sử dụng như một vị thuốc trong y học.
Loại đất tốt nhất để trồng mướp đắng
Môi trường tốt nhất để trồng mướp đắng là loại đất màu mỡ, thoát nước tốt với độ pH từ 5,5 đến 6,7, được làm giàu chất hữu cơ (chẳng hạn như phân hữu cơ hoặc phân khô).
Mướp đắng cũng có thể phát triển ở bất kỳ loại đất nào miễn có hệ thống thoát nước tốt (đất thịt pha cát , đất cát, các loại đất nghèo dinh dưỡng…). Khổ qua nên trồng ở khu vực không có sương giá, khí hậu lý tưởng là 24°C đến 35°C.
Đất phải được chuẩn bị tốt bằng cách bổ sung chất hữu cơ trước khi trồng. Hạt giống được ngâm trong nước sẽ nảy mầm sớm tốt hơn khi gieo hạt. Nhiệt độ đất để hạt nảy mầm là 20°C đến 25°C.
Chuẩn bị đất để trồng mướp đắng
Đất cày xới lượm sạch cỏ, phơi đất 15-20 ngày trước khi trồng. Lên liếp có độ rộng 0,6-0,8m, cao 30-40cm, độ dài tùy vào chiều dài khu vườn. Tưới nước nhiều cho ẩm đất, tiến hành căn màng phủ luống đất theo chiều dài của luống. Kéo bìa màng phủ xuống sát mép rãnh để khống chế cỏ mọc, lấy tre làm thành chiếc đũa ghim màng phủ lại, tránh gió bay. Đục lỗ để gieo hạt, mỗi lỗ cách nhau 40-50cm.
Thời gian gieo hạt và cách gieo
Mướp đắng có thể trồng quanh năm. Tốt nhất là vụ Đông xuân (tháng 10 đến tháng 1 năm sau), vụ hè thu năng suất cao nhưng thường bị ruồi đục trái phá hại.
Tỷ lệ gieo giống từ 4 đến 5kg/ha. 3-4 hạt được gieo sâu 2,5-3 cm trong một hố. Hạt giống nên ngâm nước qua đêm trước khi gieo, để tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt.
Thụ phấn của cây
Mướp đắng cần côn trùng như ong, bướm… để thực hiện quá trình thụ phấn. Nếu không có côn trùng trong khu vực của bạn, quá trình thụ phấn có thể được thực hiện thủ công, bằng cách hái hoa đực và chuyển phấn (mặt đối mặt chạm vào phần trung tâm của hoa) cho hoa cái.
Yêu cầu tưới tiêu khi trồng cây mướp đắng
Cần cung cấp đủ nước cho cây sinh trưởng, phát triển, nhất là giai đoạn cây ra hoa kết quả, tránh để ruộng quá khô hạn hoặc ngập úng. Sau khi gieo hạt cần tưới lần đầu.
Trong vụ hè, tươi sau 5 – 6 ngày/lần, mùa mưa chỉ tưới khi cần thiết. Nếu có điều kiện nên lắp hệ thống tưới nhỏ giọt để có hiệu quả và năng suất tốt nhất.
Kiểm soát cỏ dại
Sau khi hạt mướp đắng nảy mầm cần thường xuyên kiểm tra và loại bỏ cỏ dại để cây phát triển tốt nhất. Phun Ethrel 100ppm (1ml hòa tan trong 10 lít nước) và kết hợp xới đất thường xuyên để loại bỏ cỏ dại.
Bệnh và sâu hại thường gặp trên mướp đắng
Cũng giống như các loại cây họ bầu bí khác, cây khổ qua rất dễ bị một số loại côn trùng gây hại và một số bệnh hại như:
Nhện đỏ: Phun thuốc Confidor 100Sl, liều lượng 20ml/bình 17 lít
Sâu xanh da láng: Khi cây còn nhỏ phun Lanat, cây lớn phun Padan, Regent
Bọ rùa vàng: Phun thuốc Hopsan 50EC, Sherpa, Polytrin . . .
Bệnh chết cây con: Phun thuốc Monceren, Rovral, Ridomil . . .
Bệnh chết cây: Xuất hiện trong quá trình sinh trưởng của cây, bệnh làm cho mép lá bị héo, lá gốc vàng, nếu không dùng thuốc xịt vào gốc thì cây héo từ từ rồi chết, nên dùng Derosal, Rovral, Ridomil . . .
Bệnh đốm lá: Xuất hiện khi cây thu hoạch 1,2 lứa, có trên các lá già, vết bệnh có đường tròn đồng tâm, nếu xuất hiện nhiều đốm làm cho lá biến vàng, dùng Aliette, Rovral, Ridomil . .
Yêu cầu về phân bón
Tổng lượng phân bón cho 1000m2 (1 sào đất): Phân chuồng đã ủ hoai mục: 1 tấn, phân đạm (N) 10kg, phân lân (P) 30kg, Kali (K): 8kg.
Bón lót (trước khi trồng 3 – 7ngày): phân chuồng 1 tấn, phân Lân 14kg, phân kali 8kg.
Bón khi gieo hạt: phân hữu cơ vi sinh 60-80kg.
Bón thúc lần 1: khi cây có 5 – 6 lá thật (sau trồng 12 ngày) phân đạm 3kg, phân lân 6kg.
Bón thúc lần 2 : Cách lần 1 từ 7 – 10 ngày, phân đạm 3kg, phân lân 4kg. Bón thúc lần 3: Sau lần 2 từ 7-10 ngày phân đạm 3kg, phân lân 4kg
Ngừng bón phân đạm ít nhất 10 – 12 ngày trước khi thu hoạch.
Thu hoạch và sản lượng mướp đắng:
Sau khi gieo hạt từ 35 – 40 ngày có thể thu hoạch, tuỳ thuộc thời điểm và điều kiện kỹ thuật canh tác. Cứ cách 1 ngày thu hoạch 1 lần, thời gian thu hoạch có thể kéo dài 2 tháng.
Thu hoạch khổ qua được tiến hành khi quả vừa trưởng thành còn non và mềm. Việc hái quả phải được thực hiện cẩn thận để dây mướp không bị hỏng. Quả thu hoạch có thể được bảo quản trong điều kiện thoáng mát từ 3 đến 4 ngày.
Năng suất trung bình đạt 40 đến 60 tấn/ha.
Sản xuất hạt giống mướp đắng
Nên để lại một số dây leo chăm sóc cho đến khi quả mướp đắng già để lấy hạt làm giống cho mùa vụ sau. Để hạt tiếp tục phát triển bên trong quả sau khi quả giống được thu hoạch. Hạt giống tách ra khỏi quả được phân loại, rửa sạch và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát sẽ có thể tồn tại trong vòng 2-3 năm.
Kỹ Thuật Trồng Khổ Qua (Mướp Đắng)
Có thể trồng được quanh năm. Vụ mùa nắng cây ít bệnh và cho năng suất cao hơn vụ mưa.
1.2. Chuẩn bị đất:
Đất trồng tốt nhất là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, dễ tưới, thoát nước tốt. Vùng trồng phải tuyệt đối không chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây ô nhiễm: Nước thải thành phố, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp, bụi công nghiệp…
Đất được cày ải, sạch cỏ dại, bừa nhỏ vừa phải, lên luống rộng 1 – 1,2m, cao 25 – 30cm, rãnh rộng 25 – 30cm. Trồng 1 hàng trên luống, cây cách cây 45 – 50cm.
Mật độ: 3.000 – 5.000cây/ha.
1.3. Giống:
Có thể sử dụng của các công ty giống trên địa bàn thành phố. Đối với khổ qua, có nhiều giống tên gọi khác nhau tuy nhiên chúng thuộc 2 nhóm đó là nhóm trái lớn và nhóm trái nhỏ.
Hạt giống: Có thể gieo trực tiếp trên các liếp đã chuẩn bị xong hoặc gieo vào khay.
Nếu sử dụng khay chúng ta nên dùng khay 72 lỗ là tốt nhất. Giá thể cho vào khay gồm đất sạch 1/3 + phân chuồng hoai mục 1/3 + tro trấu hoặc xơ dừa 1/3. Trộn đều giá thể và trộn thêm 1% phân super lân sau đó dùng các loại thuốc trị bệnh chết cây, lở cổ rễ tưới vào giá thể ủ kín 2 – 3 ngày rồi cho vào khay gieo.
Hạt có thể gieo trực tiếp xuống đất, rồi phủ đất có trộn phân chuồng. Không nên gieo quá sâu (khoảng 1,5cm) và chỉ tưới vừa ẩm cho hạt mọc. Mỗi hốc gieo 1-2 hạt.
Khi gieo hạt, đặt đầu nhọn xuống dưới. Phủ lưới rơm rạ sau khi gieo để không làm trôi hạt khi tưới nước. Haït neân ñược xử lý bằng nước ấm trước và thuốc bệnh ủ hạt nứt nanh rồi gieo, cách này ít tốn hạt và ít làm hư hạt nhưng sau khi cấy phải tưới đủ ẩm cho cây phát triển nhanh. Cách ủ hạt như sau: Hạt giống ngâm vào nước 2 sôi – 3 lạnh (khoảng 54 độ C) trong 2 – 3 giờ. Sau đó rửa sạch nhớt trên vỏ hạt, ngâm vào các dung dịch thuốc trị bệnh nồng độ 0,1% từ 10 – 15 phút. Vớt hạt ra để ráo cho vào khăn vải ẩm bọc lại ủ hạt, nếu trời lạnh có thể để dưới bóng đèn vàng cho hạt mau mọc. Hằng ngày thăm xem bọc vải có đủ ẩm không, nếu khô thì rưới nước vào nhưng tránh quá ẩm, hạt sẽ khó mọc. Khoảng 2 ngày, hạt sẽ lú rễ mầm thì đem gieo ngay, nếu để rễ dài đem gieo rễ sẽ bị gẫy. Cách này cần chú ý, sau khi gieo cần duy trì nước tưới đầy đủ cho hạt mọc, nên tưới ướt đẫm đất trước khi gieo để không làm hư rễ mầm.
Nếu gieo trong khay thì khi hạt có 1 – 2 lá thật thì đem trồng. Nên gieo dự phòng 5-10% lượng cây định trồng để trồng dặm.
* Lượng phân bón cho 1 ha:
Phân chuồng hoai: 30 tấn, phân Supe lân/lân vi sinh: 200 – 300kg, Phân NPK các loại: 200kg, phân Urê: 100kg, phân Kali: 80kg.
* Cách bón:
– Bón lót:
Bón toàn bộ phân chuồng, phân lân, 1/4 lượng phân NPK. Bón lúc lên liếp, phân được trộn vùi trong đất sau đó phủ bạt kín lại.
– Bón thúc:
Có thể chia đều lượng phân nhiều lần bón từ 5 – 7 lần tùy theo mùa vụ và chân đất (mùa mưa và chân đất thịt nhẹ: bón nhiều lần). Nên bón vùi phân vào đất để phân không bị phân hủy bốc hơi và rửa trôi.
Giữa các lần bón thúc và trong thời gian thu hoạch có thể phun thêm phân bón lá. Có thể sử dụng phân bón lá theo nồng độ ghi trên bao bì.
– Trồng dặm: Sau khi trồng 5 – 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.
– Tưới nước: Khổ qua rất cần nước để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao nên chú ý cung cấp đủ nước cho cây suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập úng. Tưới rãnh hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt và có màng phủ nông nghiệp có thể 3 – 5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ.
– Làm giàn: Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giàn, có thể tranh thủ làm giàn trước khi cây xuất hiện tua cuốn. Làm giàn hình chữ U ngược cao tối thiểu 2m, vật liệu làm giàn phải chắc để không đỗ ngã khi gió bão, sẽ làm giảm năng suất.
– Sửa dây: Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều, tỉa bỏ những nhánh gốc, nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh cho ruộng được thông thoáng góp phần làm giảm sâu bệnh và tăng đậu trái. Kết hợp sửa dây với tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.
– Làm cỏ kết hợp với các lần bón phân.
– Sâu đất, tuyến trùng: Xử lý đất trước khi trồng bằng Regent 0.3G lên hốc gieo, hoặc sau khi cấy rãi quanh gốc.
– Sâu xanh: Vertimec,…phun khi sâu tuổi còn nhỏ, kết hợp diệt sâu và trứng bằng tay.
– Nhóm chích hút: Bọ trĩ, rầy xanh, nhện: Actara, Confidor, Decis 25tab,… theo nồng độ khuyến cáo. Tránh để ruộng quá khô hạn.
– Sâu vẽ bùa: Trigard… vào lúc sáng sớm.
– Bệnh sương mai: Bavistin 50FL, Zoom 50SC phun sớm khi bệnh vừa mới xuất hiện.
Chú ý: Sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” và có thời gian cách ly an toàn.
Khoảng 45 – 50 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Mỗi ngày thu 1 lần, độ lớn trái tùy thị trường và giống. Nếu chăm sóc tốt, đất trồng tốt, làm giàn cao và đầu tư đúng mức thì thời gian thu hoạch sẽ kéo dài.
Khuyến nông TPHCM, 11/2013
Kỹ Thuật Trồng Cây Khổ Qua (Mướp Đắng)
Kỹ thuật trồng cây khổ qua (mướp đắng)
Ảnh: Giàn khổ quaCây Khổ qua được trồng khá phổ biến ở nhiều nơi, và có thể trồng quanh năm. Có 02 vụ chính: Vụ Hè Thu và Vụ Đông Xuân. Khi trồng ở vụ Hè thu, cây thường cho năng suất cao hơn vụ Đông xuân. Cây Khổ qua có thời gian sinh trưởng ngắn, sau khi gieo 35 – 40 ngày là có thể thu hoạch. Thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ 1,5 – 2 tháng, năng suất và hiệu quả kinh tế khá cao.
1. Làm đất, gieo hạt
Cây Khổ qua không kén đất, yêu cầu đất tơi xốp, thoát nước tốt, không bị ngập úng. Đất trồng cần được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, lên liếp rộng 1,2m, cao 20-30cm, rãnh 30 – 40cm. Trồng vào mùa mưa, đất thoát nước kém làm liếp hẹp trồng 1 hàng và làm rãnh rộng để dễ thoát nước; trồng trong mùa nắng, đất thoát nước tốt làm liếp rộng và trồng hàng đôi cách nhau 80cm, cây cách cây 30cm. Nên dùng màng phủ̉ nông nghiệp để phủ trên mặt liếp nhằm hạn chế bốc thoát hơi nước cũng như sự mất phân, hạn chế cỏ dại, giảm công chăm sóc.
Vào mùa nắng có thể gieo hạt trực tiếp vào đất và tưới đủ ẩm cho hạt nảy mầm, gieo mỗi lỗ 2 hạt. 7 ngày sau gieo tiến hành tỉa bỏ bớt những cây sinh trưởng kém chỉ để lại 1 cây khoẻ mập.
Vào mùa mưa, gieo hạt trưc tiếp sẽ bị hư nhiều, do mưa nhiều ngày hạt sẽ bị thối. Vì thế, để tiết kiệm giống và giảm thiệt hại ta có thể ngâm hạt trong nước ấm (3 sôi, 2 lạnh) trong 2 giờ sau đó vớt ra đem ủ hạt trong khăn sạch có tẩm nước ướt, khoảng 2 ngày hạt nứt nanh ta đem gieo vào trong những bầu đất (mỗi bầu 1 hạt). Chú ý, đừng để rễ mọc dài khi đem gieo rễ dễ bị gãy. Khi gieo, đặt hạt đứng cho đầu nhọn đã nứt nanh xuống dưới, phủ lên trên một lớp đất mỏng. Sau khi gieo khoảng 10 ngày có thể đem trồng ra ruộng sản xuất.
Khi gieo hạt trong bầu nên làm những liếp gieo và giàn che mưa giúp cho cây có điều kiện tốt nhất để phát triển. Hỗn hợp đất gieo gồm 1 phần đất + 1 phần phân chuồng hoai mục, được xử lý kỹ bằng các loại thuốc hóa học, nhằm phòng ngừa các loại nấm bệnh, côn trùng phá hoại.
Lượng hạt giống cần gieo cho 1.000 mét vuông khoảng 1,2 – 1.5kg.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều công ty cung cấp hạt giống lai (F1) cũng như hạt giống thuần (OP), cần chú ý để chọn lựa. Hạt giống F1 thường cho năng suất cao, kháng sâu bệnh tốt hơn nhưng về chất lượng, mẫu mã không hấp dẫn như giống OP.
2. Phân bón
Tùy theo chân đất tốt hoặc xấu mà ta có thể tăng hoặc giảm lượng phân bón. Lượng phân bón trung bình cho 1.000 mét vuông: phân hữu cơ hoai 2 tấn, super lân 30kg, urê 20kg, kali 10kg, bánh dầu 100kg, vôi 50kg. Chia làm các lần bón như sau:
Cách bón:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + vôi + 20kg bánh dầu.
+ Bón thúc lần 1: 10 ngày sau gieo 5kg Urê 20kg bánh dầu.
+ Bón thúc lần 2: 20 ngày sau gieo 5kg urê + 5kg KCl+ 30kg bánh dầu.
+ Bón thúc lần 3: 30 -35 ngày sau gieo bón toàn bộ lượng phân còn lại.
Trong quá trình sinh trưởng có thể sử dụng thêm các loại phân bón lá. Phun xen kẽ vào giữa các lần bón thúc, đặc biệt sau mỗi đợt thu để cây xanh bền và cho trái lâu, kéo dài thời gian thu hoạch.
3. Chăm sóc
– Nước tưới: Cần cung cấp đủ nước cho cây sinh trưởng, phát triển, nhất là giai đoạn cây ra hoa kết quả, tránh để ruộng quá khô hạn hoặc ngập úng. Đặc biệt chú ý việc thoát nước trong ruộng trong mùa mưa.
– Làm sạch cỏ dại và tỉa bỏ những lá bị sâu bệnh, nhánh gốc cho ruộng được thông thoáng.
– Cắm chà: Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn, tiến hành cắm chà làm giàn, có thể cắm kiểu chử A, X và giăng dây cho cây leo kịp thời, sửa nhánh cho dây phân bố đều, không chồng đè lên nhau giúp cây đậu quả tốt.
Nên dùng lưới Nylon phủ lên giàn leo thay cho chà tre và giăng dây rất đỡ tốn công, dây leo phân bố đều, có thể sử dụng lưới lại nhiều lần.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Sâu xanh: Xuất hiện khi cây lên giàn và bắt đầu ra hoa, sâu thường nằm trong những kén lá cuốn tròn nên phun thuốc diệt khá khó khăn. Phun thuốc khi sâu tuổi nhỏ kết hợp diệt sâu bằng tay, phun luân phiên các thuốc sau: Atabron 5EC, Cyper 25ND, Sumix 5EC…
Nhện, bọ trĩ, rầy: Xuất hiện trong mùa nắng, ruộng khô. Nếu xuất hiện ở mật số cao cần xử lý bằng các lọai thuốc BVTV sau, và đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo.
+ Bọ trĩ, rầy: Confidor và các loại thuốc gốc Pyrethroid
+ Nhện đỏ: Confidor, Comite
Các loại bệnh khác: Phun Ridomyl, Alietle, Mancozeb, Carbendazim… kết hợp tỉa bỏ các lá bệnh nặng.
Lưu ý:
Khi sử dụng thuốc cần phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng và thời gian cách ly.
Kỹ Thuật Trồng Mướp Đắng (Khổ Qua ) Trái Vụ
Mướp Đắng là một loại rau quả bán được giá trên thị trường, vì vậy, nông dân đã tiến hành trồng quanh năm. Thời vụ trồng chính của mướp đắng là từ tháng 3 đến tháng 9, song hiện nay, nhờ ứng dụng các biện pháp chăm sóc tốt nên mướp đắng trồng trái vụ cũng cho thu hoạch năng suất khá.
Nếu vào chính vụ, mướp đắng có thể trồng được trên nhiều loại đất như đất thịt nhẹ, đất đỏ bazan, đất bùn… điều quan trọng là phải làm đất tơi xốp. Tuy nhiên vào mùa mưa nhiều, trồng mướp đắng nên chọn đất thịt nhẹ, đất pha cát, tơi xốp, bằng phẳng, dễ thoát nước, độ pH từ 5,5-6,5.
Các khu vườn trồng mướp đắng nói riêng hoặc các loại cây thực phẩm nói chung nên chọn vùng đất cách xa khu công nghiệp, nghĩa trang, bệnh viện, nguồn nước thải…
Phân chuồng dùng để bón lót khoảng 0,75-1 tấn/sào; cũng có thể dùng phân hữu cơ sinh học, hoặc phân xanh, rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng. Tuyệt đối không được dùng phân tươi để bón hoặc tưới cho mướp vì dễ mắc các loại sâu bệnh.
Phân đạm dùng để bón thúc với lượng khoảng 5-6 kg/sào, chia làm 4 lần. Phân lân 3 kg/sào dùng để bón lót. Kali từ 4,5-5 kg/sào, bón lót 50%, còn lại chia 2 lần bón thúc. Bón thúc lần 1 khi cây có 4-5 lá thật, bón thúc lần 2 khi cây bắt đầu nở hoa, bón thúc lần 3 khi thu hoạch quả đợt 1 và 2, bón thúc lần 4 khi thu hoạch quả đợt 3.
Ngoài các loại phân dùng để bón vào đất, có thể sử dụng thêm các loại dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng phun qua lá theo hướng dẫn sử dụng ghi ở toa nhãn.
Trong quá trình bón phân cần làm cỏ, xới vun kết hợp với 2 lần bón thúc đầu, chủ yếu xới đất và vun cao trước khi cắm giàn. Cần phải làm sạch cỏ không để cỏ cạnh tranh dinh dưỡng với mướp đắng. Dùng nguồn nước sạch để tưới, tuyệt đối không dùng nước thải chưa qua xử lý để tưới. Cần giữ độ ẩm cho đất trong vườn mướp vào các đợt hoa cái nở rộ và bắt đầu đậu quả khoảng từ 80- 85%.
Nếu độ ẩm quá cao khi mưa nhiều cần tỉa bỏ lá già để giàn thoáng cho bốc hơi nước nhanh. Cần làm hệ thống thoát nước nhanh, không để vườn mướp ngập nước lâu ngày gây thối gốc. Khi thu hoạch quả nên chú ý chỉ thu hoạch sau khi bón đạm ít nhất 10 ngày để cho cây có thời gian phân giải đạm. Cần tỉa bỏ quả bị sâu hại và quả nhỏ trong quá trình chăm sóc để cho cây tập trung dinh dưỡng vào các quả đẹp.
Mướp đắng thường bị các loại sâu bệnh như dòi đục quả, dòi đục lá, sâu xanh, bệnh phấn trắng… Đối với dòi đục quả, dùng Sherpa 20EC, Sumicidin 10EC, Cyperan 25EC. Sâu xanh thì dùng Cyperan 25EC, Mimic 20FC, Sherpa 20EC. Dòi đục lá dùng Baythroit 50EC, Confidorr 100SL, Ofatox 400EC. Bệnh phấn trắng hại chủ yếu trên lá dùng Anvil 5SC, Score 250EC.
Chú ý, tất cả các loại thuốc phun trừ sâu, bệnh và dòi cho mướp đắng cần phải có thời gian cách ly tối thiểu 7 ngày sau khi phun thuốc mới được thu hoạch quả (đối với các loại thuốc trừ bệnh thời gian cách ly tối thiểu 10 ngày).
Phần lớn trên địa bàn tỉnh nông dân đều trồng các loại giống mướp đắng địa phương, sau khi gieo khoảng 50 ngày là có thể bắt đầu cho thu hoạch quả. Cần thu hoạch mướp đúng độ chín nhất là đúng thời kỳ chín thương phẩm để đạt cả năng suất và chất lượng.
Loại mướp đắng địa phương cho năng suất không cao bằng các giống mướp cao sản nhưng chất lượng tốt hơn nhiều nên bán được giá trên thị trường, khoảng hơn 10.000/kg đã mang lại thu nhập đáng kể cho nông dân. Tuy nhiên, trồng mướp đắng trái vụ thường bị nhiều loại sâu bệnh, bà con nông dân cần chú ý chăm sóc đúng kỹ thuật để mang lại hiệu quả cao nhất.
Nguồn: sưu tầm
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mướp Đắng Hay Khổ Qua (Cách Trồng, Chăm Sóc Và Tác Dụng ) trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!