Đề Xuất 3/2023 # Muốn Vườn Bơ Ra Hoa Trái Vụ Và Sớm Vụ # Top 12 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Muốn Vườn Bơ Ra Hoa Trái Vụ Và Sớm Vụ # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Muốn Vườn Bơ Ra Hoa Trái Vụ Và Sớm Vụ mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kính chào bà con và các bạn!

Mấy tháng gần đây tới thăm nhiều bà con trồng bơ mình ở Miền Đông và Tây Nguyên, đa số bà con than là vụ bơ năm nay giá thấp quá, do Covid-19 và do bơ nhiều nữa, 2 đợt bông đầu: đợt 1 vào tháng 7, tháng 8 âm lịch và đợt 2 vào tháng 10, tháng 11 âm lịch cây không ra bông, hay ra rất ít bông, hoặc bông của 2 đợt đầu đó không đậu trái. Để đến tháng 11 âm giá bơ hơn 100 ngàn đồng 1 ký và tháng 1, tháng 2 âm giá 75-80 ngàn đồng 1 ký, giá cao này kéo dài hơn 1 tháng mà không có bơ bán, bà con tiếc ngẫn tiếc ngơ. Đến đợt bông vào tháng 12, tháng 1 âm lịch gặp thời tiết thuận lợi nên cả vùng rộng lớn cây ra bông nhiều đồng loạt, trái đậu nhiều, ít gặp sâu bệnh hại nên trái bơ nhiều, và … đấp đập. Vì thế, bà con mình quan tâm nhiều đến 2 vấn đề

chính :

1. Làm sao để vườn bơ ra hoa trái vụ và sớm vụ nhiều.

2. Xử lý như thế nào để bông bơ của đợt trái vụ và sớm vụ đậu trái chắc chắn.

Trong bài viết này, tui xin gửi đến bà con những câu hỏi về vấn đề 1 mà nhiều bà con hỏi và các câu trả lời của tui. Mời bà con đọc tiếp nghen .

(1) Muốn vườn bơ ra hoa trái vụ và sớm vụ, cần xử lý ra hoa theo các bước như thế nào ? Khác với các cây khác, bơ có bông trái vụ hay sớm vụ thường là do giống. Tuy nhiên, trên cùng 1 giống bơ, muốn vườn bơ ra hoa trái vụ hoặc sớm vụ hơn so với chính vụ và chắc chắn hơn, mình cần làm theo 4 bước như sau nè bà con :

+ Bước 1 : Làm lá (cho cây ra đọt lá non và bảo vệ thật tốt đọt lá non).

+ Bước 2 : Bỏ đói cây, tức là không bón các loại phân hữu cơ, phân có đạm, phân có lân từ thời điểm muốn cây ra hoa trở ngược về trước 3 tháng. Tức là trong khoảng 3 tháng trước thời điểm muốn cây ra bông, mình không bón và phun những phân thuốc gì để làm cho cây tốt cả.

+ Bước 3 : Bón dằn phân Kali ở vùng rễ.

+ Bước 4 : Phun thuốc hổ trợ phân hóa mầm hoa.

+ Bước 5 : Xử lý cho bông ra.

 Trong các bước trên, bước “bỏ đói “ cây ( bước 2 ) là quan trọng nhất. Ngoài thực tế, cây đói sẽ dễ ra hoa hơn cây no rất nhiều.

(2) Làm cách nào để cây bơ ra đọt lá non đều ? Để cây bơ ra đọt lá non đều, bà con cần chú ý mấy vấn đề sau:

1/ Đợi khi tiết đọt đến.

2/ Nhanh chóng phun thuốc kích đọt lá non: pha 500 cc DA 01 vào 1 phuy 200 lít nước, phun ướt đẩm tán lá, phun 1 lần.

 Lưu ý :

1. Nếu muốn cây ra bông ngay cơi đọt sau đó thì không bón phân mà chỉ canh tiết đọt và phun thuốc kích đọt mà thôi, để giữ nguyên tắc cho cây “đói”. Còn nếu cách hơn 1 cơi đọt nữa mới muốn cây ra bông, thì trước khi phun thuốc kích đọt 5-7 ngày, bà con nên bón phân ở vùng rễ, lượng phân 500g NPK 15.15.15 cho 1 cây có đường kính tán 5m.

2. Để cây ra đọt lá non mạnh, bà con nên tranh thủ làm cho kịp tiết đọt, vì có tiết đọt cây sẽ ra đọt lá non mạnh, nhiều và đều hơn.

(3) Muốn bảo vệ tốt đọt lá non, cần phun thuốc gì và phun như thế nào ?

+ Có nhiều đối tượng tấn công đọt lá non bơ như : Bọ xít muỗi, rầy phấn trắng nhỏ, rệp sáp, sâu ăn lá, câu cấu và bọ cánh cứng cắn lá, gần đây lại có thêm con bọ gai, nhưng 2 đối tượng gây hại nguy hiểm nhất là bọ xít muỗi và rầy phấn trắng nhỏ. Bọ xít muỗi làm đọt lá non bị khô, nếu bị nặng có thể gây chết hầu hết đọt. Rầy phấn trắng nhỏ làm cho các lá non bị nhăn nhúm, lá không phát triển lớn được, nếu bị nặng sẽ làm

“đơ cứng” cả đọt lá non.

+ Để bảo vệ tốt đọt lá non bơ, bà con nên pha ( 240cc Trusul 550EC + 200 cc AB 01 ) vào 1 phuy 200 Lít nước, phun ướt đều tán lá, phun 2 lần cách nhau 1 tuần, bắt đầu phun khi thấy đa số chồi non vừa nhú 1-2 phân. Nếu cây ra đọt lá non không đều thì sau khi phun lần 2 xong 1 tuần, bà con nên phun thêm

lần thứ 3.

(4) Bón “dằn” phân Kali ở vùng rễ để làm gì, bón vào thời điểm nào và bón với lượng phân là bao nhiêu ?

+ Bón dằn phân kali ở vùng rễ để cây hạn chế sinh trưởng dinh dưỡng mà dần dần có mầm hoa.

+ Bà con nên bón vào thời điểm đa số lá của cơi đọt cuối ( là cơi đọt mà từ đỉnh của nó sẽ nhú chồi hoa ) được khoảng 12-15 ngày tuổi, khi mà các lá gần ngọn của cơi đọt lá non có màu đỏ đậm, chuẩn bị chuyển qua màu đỏ nhạt.

+ Lượng phân kali cần thiết để điều khiển cây bơ là 1,5kg Kali Clorua cho 1 cây có đường kính tán 5m. Tùy cây lớn hơn hay nhỏ hơn mà bà con tăng hay giảm lượng phân cho phù hợp.

+ Cách bón : phân kali dễ tan và ít bị bốc hơi nên bà con có thể rải lượng phân đã định quanh mép bìa hình chiếu tán cây rồi tưới nước cho phân tan.

(5) Nên phun thuốc gì để hỗ trợ cây bơ phân hóa mầm hoa và phun vào thời điểm nào ?

+ Thời điểm để phun thuốc thúc cây phân hóa mầm hoa: lần đầu trùng với thời điểm bà con bón “dằn phân Kali “ ở vùng rễ, và lần 2 sau đó 1 tuần.

+ Còn về thuốc phun : pha 500cc Susu Phân hóa mầm hoa vào 1 phuy 200 Lít nước, phun ướt đều tán lá, chú ý phun ướt kỹ hơn ở mặt dưới của lá, phun 2 lần cách nhau 1 tuần. Bà con có thể thế Susu bằng các loại phân bón lá có hàm lượng lân cao, nhưng hiệu quả sẽ không bằng.

(6) Cơi đọt ở độ tuổi nào thì phun thuốc kéo bông được ? Để bông ra tốt, cần làm những việc gì ? Có cần canh thời tiết để bơ ra bông đẹp hơn không ?

+ Tùy theo giống bơ và tùy theo mùa vụ mà tuổi của cơi đọt có thể ra bông được khác nhau. Tuy nhiên, tính chung cho đa số giống thì cơi đọt được 2,5 – 3 tháng là có thể phun thuốc kéo bông được.

+ Bơ là cây bị ảnh hưởng rất lớn bởi thời tiết, dù có dằn phân Kali và phun thuốc phân hóa mầm hoa cẩn thận, nhưng khi phun thuốc kéo bông mà gặp “tiết đọt” thì cây cũng sẽ ra bông không như ý muốn, có khi lại ra toàn là lá. Vì thế, khi dự định phun thuốc kéo bông bơ, bà con nên “né” tiết đọt, chậm lại khoảng 1 – 2 tuần cho tiết đọt qua đi

rồi hãy phun kéo bông. Mình phun thuốc chậm hơn một chút mà chắc ăn hơn so với phun thuốc mà gặp tiết đọt, lỡ ra đọt lá non thì chậm hơn nhiều đó nghen bà con.

+ Để xử lý cho bông bơ ra mạnh, bà con nên pha ( 240 cc Trusul 550EC + 500 cc LX Kích bông bơ ) vào 1 phuy 200 Lít nước, phun ướt đều tán lá, chú ý phun ướt kỹ hơn ở mặt dưới của lá, phun 2 lần liên tục cách nhau 3 ngày. Khoảng 12-15 ngày sau khi phun lần 2, cây sẽ nhú chồi bông nhiều. Riêng các cây bơ quá sung tốt, bà con có thể cộng thêm 300g NL Vọt hoa bơ thì hiệu quả sẽ cao hơn.

(7) Nếu đang chờ cho tiết đọt qua đi mới phun thuốc kích bông mà gặp tiết đọt mạnh quá, cây ra đọt lá non thì sao ? Nếu đang chờ mà gặp tiết đọt mạnh quá, cây sẽ ra đọt lá non, nhưng số cành còn lại để ra bông cũng rất nhiều, không ra đọt lá non triệt để như khi có tiết đọt mạnh mà bà con lại phun kéo bông. Đợi khi tiết đọt qua đi, bà con phun thuốc kích bông, các cành còn lại chưa ra đọt lá non trước đó sẽ ra bông, dù không nhiều nhưng sẽ có đủ số bông cần đó bà con .

(8) Vườn bơ nhà tôi đa số cây trong vườn bị cằn cỗi, mầm bông đã có sẵn ở đầu đọt, đã phun xịt nhiều loại thuốc mà mầm bông cứ nằm im đó. Xin hỏi có cách nào kích cho các cây này ra bông tốt hơn không ? Gặp trường hợp này, bà con đừng nóng vội phun tiếp các loại thuốc để kéo bông mà làm cho đầu bông bị chai nặng thêm hơn. Để khắc phục tình trạng này bà con bình tĩnh làm lần lượt theo 2 bước sau :

+ Bước 1 : Pha ( 1,5 Lít ĐH Con cua + 1kg vôi bột bong ra từ vôi đá ) vào 1 phuy 200 Lít nước, phun ướt kỹ lá, cành nhỏ, cành lớn và thân cây. Phun thật kỹ 1 lần.

+ Bước 2 : sau khi phun bước 1 được 7 ngày, bà con pha ( 500 cc ĐH Farm Bơ + 500cc LX Kích bông bơ ) vào 1 phuy 200 Lít nước, phun ướt đều tán lá, chú ý phun ướt kỹ hơn ở mặt dưới của lá, phun 2 lần liên tục cách nhau 3 ngày. Sau khi phun lần thứ 2 được 10 ngày trở đi, cây bơ suy sẽ phục hồi dần và mầm bông sẽ bật lên thành cành bông rộ hơn.

(9) Vườn bơ nhà tui thu hoạch trái xong hơi muộn, muốn làm bông trái vụ và sớm vụ có được không ? Nếu được thì nên làm những việc gì ?

 Do trong 1 năm cây bơ cho nhiều đợt trái, các cành cho trái của đợt trước đã từng ra 1-2 cơi đọt rồi, nên nếu sau khi thu hoạch xong mà thấy sức cây vẫn còn coi được thì bà con có thể định hướng để vườn cây ra bông trái vụ hoặc trái vụ được. Những cành ra bông trái vụ hoặc sớm vụ đó sã là những cành cho trái những đợt trước của năm trước.

 Để cây ra bông trái vụ và sớm vụ cho trường hợp này, bà con cần làm mấy việc như sau :

(1) Tỉa cành nhẹ : chỉ tỉa các cành khô, cành nhỏ mọc lòn trong tán, cành yếu, cành sâu bệnh. Không cắt tỉa bỏ các cành lớn trong trường hợp này.

(2) Phun thuốc trừ rệp vảy cho thật triệt để (nếu có ).

(3) Không bón phân phục hồi cây sau thu hoạch cho trường hợp này. Mình đang cho cây đói để dễ ra bông mà !

(4) Khi cây ra đọt lá non, bà con nên phun thuốc bảo vệ đọt lá non thật kỹ, đừng để đọt lá non bị sần sượng, vì sức cây đang có hạn mà, mình phải nâng niu từng đọt lá non một.

(5) Phun thuốc kích cho bông ra khi toàn bộ lá trên cây đang già, có màu xanh đậm. Và điều mà bà con nên đặc biệt chú ý là chỉ phun thuốc kích bông ra khi không có

tiết đọt.

Kỹ Thuật Xử Lý Cây Bơ Ra Hoa Trái Vụ – Agriculture

KỸ THUẬT XỬ LÝ CÂY BƠ RA HOA TRÁI VỤ

Posted On March 23, 2019 at 8:33 pm by lovetadmin / Comments Off on KỸ THUẬT XỬ LÝ CÂY BƠ RA HOA TRÁI VỤ

Không như các giống cây trồng khác, việc ra quả trái vụ của cây bơ không phải do kỹ thuật canh tác, mà do giống quyết định.

Khi trồng đúng giống, cây sẽ tự ra hoa đậu quả vào thời điểm khác so với các giống bơ thông thường. Một số giống cho quả vào vụ sớm (tháng 3-6 DL) hoặc vụ muộn (tháng 9-12 DL) hoặc ra gối đầu quanh năm 2-3 vụ.

Anh chỉ cần chú ý đến việc tưới nước và bón phân cho cây hợp lý, tránh tiến hành vào thời điểm cây đang ra hoa và thụ phấn. Một số giống bơ có khả năng ra quả trái vụ mà Tiến Đạt đang cung cấp như sau

Giống bơ 034 : 1 năm 2 vụ. Quả dài 25 – 35cm, sáp dẻo, hạt nhỏ hoặc không hạt

Giống bơ Booth 7 : Vụ muộn (Tháng 9-12 DL), quả sáp dẻo, rất được ưa chuộng

Giống bơ Hass : Vụ muộn (Tháng 9-12 DL), phù hợp xuất khẩu, cơm sáp dẻo có mùi thơm đặt biệt

Giống bơ tứ quý: Ra quả gối đầu quanh năm.

Nguồn: vựa cây giống

Share on Facebook

Share

Share on Twitter

Tweet

Share on Pinterest

Share

Kỹ Thuật Trồng Bơ Trái Vụ, Cho Trái Quanh Năm

Trong niên vụ này, 1,2ha bơ tứ quý và bơ sáp của gia đình anh Lê Văn Tiệp, thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) dự kiến sẽ cho thu hoạch 50 tấn quả, bán trung bình với giá 35.000 đồng/kg.

Cũng như hàng trăm gia đình khác tại địa phương, nhiều năm qua vợ chồng anh Lê Văn Tiệp lấy việc trồng các loại rau bán cho thương lái tạo kế sinh nhai. Với 1,2ha đất canh tác, hằng năm gia đình anh Tiệp vẫn cho thu nhập đều đặn, đủ để trang trải đời sống, chi tiêu sinh hoạt trong gia đình và nuôi các con ăn học nhưng không có dư giả.

Trong thời gian làm rau, vợ chồng anh Tiệp cũng đã nhiều phen lao đao vì rau rớt giá. Đã có không ít lần rau làm ra phải nhổ bỏ vì không có người mua.

Thấy nhiều gia đình tại Đà Lạt có ít đất nhưng biết cách làm ăn, lựa chọn cây trồng phù hợp với nhu cầu thị trường, bán được giá cao nên vẫn giàu có, anh Tiệp về bàn với vợ bỏ trồng rau chuyển sang loại cây màu khác cho giá trị kinh tế cao hơn. Chán với cảnh được mùa mất giá, vợ anh Tiệp đồng ý ngay. Bơ tứ quý và bơ sáp là loại giống được gia đình lựa chọn để trồng.

Anh Tiệp cho biết, hai giống bơ này được anh nhân giống từ hai cây bơ rất lớn tại huyện Đức Trọng bằng phương pháp ghép chồi. Anh Tiệp dùng hạt của những cây bơ dại ươm lên cao khoảng 50cm thì cắt ngang, ghép ngọn bơ sáp, bơ từ quý vào để cây phát triển tốt nhờ bộ rễ của loại bơ dại rất khỏe.

Toàn bộ 1,2ha đất này anh Tiệp trồng 300 cây bơ, trong đó 80% diện tích là bơ tứ quý, một loại bơ cho ra trái quanh năm. Trong thời gian chờ bơ cho thu hoạch, trên những khoảng đất trống giữa các luống bơ vợ chồng anh Tiệp vẫn trồng các loại rau để đảm bảo ổn định đời sống.

Cây bơ rất phù hợp với đất Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, có lẽ chính vì thế mà chỉ hai năm sau, dưới sự chăm sóc kỹ lưỡng, đúng kỹ thuật và không ngại vung tiền đầu tư mua các loại phân bón cho bơ, nhiều cây bơ tứ quý đã bắt đầu cho ra quả bói.

Theo anh Lê Văn Tiệp, khi 1,2ha bơ này đồng loạt cho ra quả đồng đều và ổn định thì mỗi năm gia đình anh sẽ thu về hàng trăm tấn quả. So với trồng các loại rau như trước đây, trồng bơ cho thu nhập cao hơn gấp hàng chục lần, đầu ra ổn định và việc chăm sóc cũng dễ dàng, thuận tiện hơn trồng rau.

Trong năm 2015, gia đình anh Tiệp thu hoạch được 3 tấn bơ tứ quý, bán với giá bình quân là 35.000 đồng/kg, trong khi đó các loại bơ thông thường khác chỉ bán được với giá từ 8.000 – 10.000 đồng/kg. Cá biệt có thời điểm giá bơ lên tới 80.000 đồng/kg.

Do được chăm sóc tốt nên vụ bơ đầu tiên này có những cây cho trái nặng nhất tới 1,8kg. Bơ tứ quý cho ra trái liên tục nên trong năm 2015, mặc dù mới chỉ cho ra bói nhưng gần như quanh năm lúc nào gia đình anh Tiệp cũng có bơ trái vụ cung cấp cho thị trường.

Năm nay, khoảng 70% diện tích bơ của gia đình Tiệp đã cho trái. Ước tính sản được sẽ đạt 50 tấn quả trong 4 lần thu hoạch trong năm. Bán trung bình với giá 35.000 đồng/kg, vợ chồng anh thu về không dưới 1 tỷ đồng tiền lãi sau khi đã trừ mọi chi phí đầu tư.

Để vườn bơ của gia đình được chăm sóc tốt, cho năng suất, chất lượng cao, anh Tiệp còn thuê 2 người chuyên chăm sóc vườn bơ này, bao ăn ở, trả lương 3 triệu đồng/tháng.

Theo anh Tiệp, bơ là loại cây trồng cho thu nhập cao nhưng muốn có năng suất, chất lượng tốt nhất thì phải chăm sóc đúng kỹ thuật và không ngại vung tiền đầu tư phân bón, tưới tiêu hợp lý, chăm sóc kỹ để phòng ngừa sâu bệnh. Cây bơ cho quả tốt nhất thường từ năm thứ 5 trở đi và kéo dài tới hai, ba chục năm, thậm chí còn lâu hơn nếu chăm sóc tốt.

Ngay từ năm 2015, khi vườn bơ của gia đình anh tiệp mới cho quả bói và bắt đầu đưa ra thị trường, một số doanh nghiệp thu mua nông sản tại Lâm Đồng vận chuyển đi chúng tôi và các tỉnh miền Trung tiêu thụ đã đặt vấn đề hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho gia đình anh lâu dài, với giá cả cao, ổn định, đảm bảo các bên đều có lợi nhuận.

Trồng Bí Xanh Trái Vụ

Trồng bí xanh trái vụ

Trồng bí xanh vụ thu đông dễ làm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một sào bí xanh trái vụ năng suất 1,2 – 1,5 tấn, giá bán dịp Tết Nguyên đán thường cao, 1.500 – 2.000 đ/kg, cho thu nhập 2 – 3 triệu đồng.

Thời vụ:

Vụ đông có thể gieo trồng từ 1/9 – 5/10 hàng năm trên chân mạ mùa, đậu tương hè, lúa mùa sớm. Tuy nhiên, nếu gieo trồng sớm từ 1- 20/9 thì sẽ cho năng suất cao và ổn định hơn. Bí xanh có 2 giống chủ yếu. Giống bí đanh quả nhỏ hơn (dài 60 – 80cm, trọng lượng 2 –3kg), quả đặc ít lõi, ăn ngon hơn bí bộp. Bí bộp quả to ngắn hoặc dài, trọng lượng quả lớn 4 – 6kg, nhiều lõi.

Kỹ thuật ngâm ủ hạt:

Ngâm hạt trong nước lã sạch từ 4 – 6 giờ, đãi sạch nước chua. Trộn lẫn với cát tỷ lệ: 1 hạt/3 – 4 cát, gói kín trong vải xô ủ kín, ngày dấp nước 2 lần, khoảng 1 – 2 ngày hạt nứt nanh, đem gieo thẳng hoặc gieo trong khay nhựa, vỉ xốp, bầu nilon.

Làm đất, bón phân, chăm sóc:

-Chọn đất cát pha, thịt nhẹ, chủ động tưới tiêu. Cách ly khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện từ 1- 2km. Với chất thải thành phố ít nhất 200m. Cách xa đường quốc lộ ít nhất 100m. Không tồn dư hóa chất độc hại, dư lượng kim loại nặng rất nhỏ để đảm bảo đủ tiêu chuẩn là rau an toàn cho người tiêu dùng.

-Bí xanh có thể trồng xen, trồng riêng biệt do vậy cách làm đất có khác nhau. Sau khi thu hoạch cây trồng phụ thì làm đất bổ sung vun luống chính thức cho bí.

-Kích thước luống bí phụ thuộc vào việc làm giàn cho cây. Nếu có giàn làm luống rộng 1,2 – 1,4m, nếu để bò trên đất mặt luống rộng: 2,7 – 3m.

Lượng phân bón cho 1 sào bí xanh như sau: Phân chuồng hoai mục 6 – 7 tạ, đạm urê 5 – 6kg, kaliclorua 6 – 8kg, supe lân Lâm Thao 12 – 15kg. Đất chua (độ pH <5) bón thêm 20 – 25kg vôi bột khi bừa ngả.

Bà con nông dân ở huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) có nhiều kinh nghiệm trồng bí xanh vụ thu đông cho năng suất cao. Ông Nguyễn Văn Sao (thôn Thanh Vân, xã Thanh Vân) trồng 2 sào bí xanh vụ thu đông năm 2003 và nhiều hộ nông dân khác trong huyện đạt năng suất 3,5 tấn thu 7 triệu đồng. Theo kinh nghiệm của ông Sao 1 sào bí bón 1 tấn bùn ao ải + 40kg phân lân vi sinh sông Gianh, 1 kg đạm urê, 3kg kali sunfat. Đạm + lân + bùn ao đem bón lót, kali bón thúc khi cây ra nụ. Cứ 7 – 10 ngày ông phun thêm phân bón qua lá Atonic kết hợp với thuốc trừ bệnh Carbezim hoặc Tilt-super ruộng bí nhà ông rất sai quả và bền cây, lâu tàn.

Toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/2 kali + 1/4 đạm dùng bón lót khi gieo hạt hoặc cấy giống (gieo hạt hoặc cấy cây con cách phân 10 – 15cm). Trồng 1 hàng ở giữa luống. Nếu làm giàn mỗi hốc gieo 3 – 4 hạt hoặc cấy 2 cây (sau để 2 cây/hốc). Nếu không làm giàn mỗi hốc gieo 4-5 hạt hoặc cấy 4 cây (sau để 4 cây quay ra 4 hướng). Khi dùng màng phủ nông nghiệp chú ý để màu ánh bạc lên phía trên, các loại phân đều bón lót hết. Cần phun thuốc trừ cỏ Dual hoặc Rortar trước khi trải màng phủ nông nghiệp. Dùng ống bơ sữa bò (loại 397g) cắt hình răng cưa chụp lỗ rộng 8 – 10cm, sau đó tra hạt hoặc cấy cây giống vào đó.

Trồng bí xanh vụ thu đông dễ làm, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Khi cây có 2 lá thật, xới phá váng, kết hợp bón thúc bằng pha phân đạm loãng 3 – 5% (25% đạm) tưới rồi vun nhẹ cho cây.

Bón thúc lần 2 cây có 5 – 6 lá thật, xới rộng, sâu kết hợp bón thúc 25% đạm + 25% kali cho cây.

Bón thúc lần 3 khi chuẩn bị làm giàn bón nốt lượng phân còn lại.

Đối với bí không làm giàn không che màng phủ nông nghiệp, xới xáo toàn bộ mặt luống, làm cỏ, bón thúc hết phân hóa học, tưới đẫm rồi trải rạ.

Khi cây bí dài 1m trở lên thì cho leo giàn. Khi dây dài 50cm, dùng đất chặn ngang đốt, cách 1 – 2 đốt lại chặn để tranh thủ cho dây bí ra rễ bất định, tăng khả năng hút chất dinh dưỡng nuôi quả sau này.

Cứ 3 – 4 ngày lại chặn 1 lần, phải hướng ngọn bí ở hốc này bò sang hốc kia, sau đó mới nương dây cho leo giàn.

NNVN, 29/7/2004

Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin về kỹ thuật trồng bí

Bạn đang đọc nội dung bài viết Muốn Vườn Bơ Ra Hoa Trái Vụ Và Sớm Vụ trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!