Đề Xuất 5/2023 # Một Số Loại Phân Bón Vô Cơ Cho Cây Mía Nên Dùng # Top 12 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 5/2023 # Một Số Loại Phân Bón Vô Cơ Cho Cây Mía Nên Dùng # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Một Số Loại Phân Bón Vô Cơ Cho Cây Mía Nên Dùng mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Một số lưu ý khi sử dụng phân bón cho cây mía

Vai trò của phân bón vô cơ đối với quá trình sinh trường và phát triển của cây mía

Vai trò của phân bón vô cơ đối với quá trình sinh trường và phát triển của cây mía

Mía có thể trồng được ở nhiều vùng với điều kiện đất đai và khí hậu khác nhau. Tuy nhiên, mía là loại cây có nhu cầu cao về dinh dưỡng. Để cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng cho cây mía, bà con cần bổ sung các loại phân bón cân đối cho cây theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển phù hợp. Trong đó, đạm và kali là những yếu tố đặc biệt quan trọng để đảm bảo năng suất cũng như chất lượng cây trồng.

Điểm danh các loại phân bón vô cơ thích hợp cho cây mía

Bổ sung đạm ure Phú Mỹ cho cây mía

Công dụng:

Khi thiếu đạm, năng suất của mía có thể khoảng 37% so với bình thường. Do đó, bà con cần bổ sung đạm ure Phú Mỹ cho cây mía theo liều lượng hợp lý.

Đạm ure Phú Mỹ có hạt đều, dễ trộn và dễ bón cho cây mía. Nhờ vậy, cây mía có thể hấp thu nhanh và được cung cấp dinh dưỡng kịp thời. Bên cạnh đó, đạm ure Phú Mỹ có thể bón trên nhiều gốc đất khác nhau, bón được cho mía và nhiều loại cây trồng khác.

Cách dùng: Dùng để bón lót và bón thúc

Phân bón supe lân Lâm Thao bón cho cây mía

Thành phần: Supe lân Lâm Thao được sản xuất từ quặng apatit loại I phối trộn với axit sunfuric được sản xuất từ lưu huỳnh nên axit không bị lẫn tạp chất có chứa độc tố

Công dụng:

Lân rất cần cho sự hình thành các bộ phận mới ra mầm non, giúp cây mía phát triển hệ rễ. Thành phần P205 có trong supe lân Lâm Thao dễ tan trong nước nên giúp cây trồng nhanh chóng hấp thu. Ngoài ra, supe lân còn chứa một số nguyên tố trung, vi lượng khác như Ca, Mg, S… giúp cho cây mía tăng cường khả năng chịu hạn, chịu rét

Cách dùng: Dùng để bón lót và bón thúc cho tất cả các loại cây, trong đó có mía

Bón phân kali Phú Mỹ cho cây mía

Thành phần: Trong kali Phú Mỹ, Kali hữu hiệu (K2Ohh) có hàm lượng 61%

Công dụng:

Kali Phú Mỹ có thể dùng để bón riêng lẻ hoặc phối hợp với các loại phân bón khác như đạm, DAP, NPK… Khi được đầy đủ phân kali, thân cây mía sẽ phát triển vững chắc, tránh đổ gãy, và giúp cây sinh trưởng tốt ngay cả trong giai đoạn thời tiết bất lợi. Đặc biệt Kali Phú Mỹ phù hợp với mọi loại cây trồng, nhất là các loại cây cần sử dụng hàm lượng Kali cao như mía.

Cách dùng: Dùng để bón lót và bón thúc cho cây mía

Sử dụng phân NPK 15-5-2 Văn Điển để bón cho cây mía

Thành phần: Thành phần chủ yếu của phân NPK 15-5-2 Văn Điển là: N=15%; P2O5=5%; K2O=20%; S=2%; MgO=5%; CaO=8%; SiO2=7%) ngoài ra có các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co…

Công dụng:

Sử dụng phân NPK 15-5-2 Văn Điển giúp đảm bảo đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đa lượng và các các dinh dưỡng trung, vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển của cây mía. Nhờ đó, cây mía sinh trưởng khoẻ mạnh, thân mập, lóng to, mắt nhỏ, lá phát triển dựng đứng, màu xanh sáng tăng khả năng quang hợp, tăng chất lượng đường. 

Cách dùng: Chủ yếu dùng để bón thúc cho cây mía

Gợi ý cách bón phân vô cơ cho cây mía

Khi bón phân vô cơ cho cây mía trên 1ha đất trồng, bà con có thể tham khảo tổng lượng phân bón vô cơ như sau: urê (350 – 450kg) + supe lân (500 – 700kg) + kali clorua (300 – 500kg)

Bón lót: 100% supe lân + 33,3% ure + 25% kali clorua

Bón thúc: 

+ Lần 1 (sau thời kỳ mía kết thúc nảy mầm và có 4 – 5 lá): 25% kali clorua + 33,3% ure

+ Lần 2 (khi mía kết thúc đẻ nhánh và có 9 – 12 lá): 33,3 % ure + 50% kali clorua

Một số lưu ý khi sử dụng phân bón cho cây mía

Trước khi bón thúc, bà con cần làm sạch cỏ dại trên ruộng ruộng, đảm bảo đất phải đủ độ ẩm. Bên cạnh đó, bà con nên rải phân dọc theo hàng mía. Sau khi bón phân, bà con nhớ xới xáo vùi lấp phân để hạn chế bốc hơi, rửa trôi.

Nếu bà con dùng phân hỗn hợp NPK thì cần điều chỉnh giảm lượng phân đơn tương ứng

Ở những vùng có lượng mưa lớn, xói mòn mạnh, bà con nên bón bổ sung các loại phân bón có chứa trung và vi lượng như Fe, Mn, Mg cho cây mía

Mua các loại phân trên ở đâu?

Bạn đọc có thể đặt mua Một số loại phân bón vô cơ cho cây mía nên dùng trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc các cửa hàng vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Bạn cũng có thể đặt mua thuốc online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop

Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin Một số loại phân bón vô cơ cho cây mía nên dùng, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.

Gợi Ý Một Số Loại Phân Bón Hữu Cơ Cho Cây Hoa Hồng Leo Nên Dùng

Vai trò của việc sử dụng phân bón hữu cơ cho cây hoa hồng leo

Việc sử dụng phân bón hữu cơ có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây hoa hồng leo. Trước tiên, phân bón hữu cơ giúp đất trồng hoa trở nên màu mỡ, tơi xốp, thoáng khí với độ pH phù hợp nhờ khả năng thay đổi tính chất lý, hóa, sinh của đất. Ngoài ra, phân bón hữu cơ còn thúc đẩy quá trình phát triển rễ cây, tăng cường sức đề kháng cho cây trước điều kiện bất lợi của thời tiết và dịch hại.

Các loại phân bón hữu cơ cho cây hoa hồng leo nên dùng

Để giúp người trồng thuận tiện trong việc chăm bón cho cây hoa hồng leo, các chuyên gia nông nghiệp của AgriViet đã tổng hợp một số loại phân bón hữu cơ nên dùng cho cây hoa hồng leo sau đây.

Sử dụng phân trùn quế OSG cho cây hoa hồng leo

Thành phần: 100% từ tự nhiên

Công dụng:

Phân trùn quế OSG giúp thay đổi tính chất lý, hóa, sinh của đất, qua đó cải tạo đất trồng, giúp đất trở nên tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ.

Phân còn cung cấp chất hữu cơ ở dạng dễ tiêu nên cây hoa hồng leo rất dễ dàng hấp thu. Ngoài ra, việc sử dụng phân cũng giúp cây hoa hồng leo tăng cường sức đề kháng với các điều kiện ngoại cảnh và các tác nhân gây nấm, bệnh thường có hại cho cây.

Cách dùng:

Trộn đều với đất trước khi trồng

Bón quanh tán lá cung cấp dinh dưỡng phân giải chậm cho cây (nên bón định kỳ 1 lần/tháng)

Đơn vị phân phối: Organic Solution Group

Phân hữu cơ khoáng Quế Lâm 03 giúp cây hoa hồng leo sinh trưởng tốt

Thành phần: Công dụng:

Phân hữu cơ khoáng Quế Lâm 03 giúp kích thích quá trình phát triển rễ của cây hoa hồng leo, ngăn ngừa bệnh thối rễ ở cây. Bên cạnh đó, phân còn cung cấp dưỡng chất đồng bộ giúp cây xanh lá, phân nhánh, cành, giúp cây nở nhiều hoa, màu sắc đẹp và giữ được độ lâu bền.

Cách dùng: pha 1 chai (1L) với 260 – 300L nước sạch

Đơn vị sản xuất: Công ty TNHH Một thành viên Quế Lâm Tam Phước

Dùng phân bón lá sinh học COFOLI-AMINO cho cây hoa hồng leo

Thành phần %:

N-P205-K20:2-11-12

Amino axit(Aspartic, threonine, Cystine, methionine, tyrocine, histidine, Arginine, proline, glysine, phenilalanine, lysine):25

Fe:100

Mn:50

Zn:50

Cu:12

B:120

Công dụng:

Phân bón lá COFOLI-AMINO có thành phần là các chất chiết xuất từ rong biển, axit amin từ thảo mộc và polisaccarit nên khả năng thẩm thấu qua biểu bì lá rất mạnh và lưu dẫn nhanh. Vì vậy, chất dinh dưỡng rất nhanh chóng được đưa đến các tế bào của cây hoa hồng. Ngoài ra, phân bón còn giúp cây hoa hồng leo ra nhiều hoa, giúp hoa có màu sắc đẹp và lâu phai.

Cách dùng: Pha 30-60 ml/bình 20 lít

Đơn vị phân phối: Công ty TNHH Baconco

Dùng phân hữu cơ KiVa để bón cho cây hoa huệ

Thành phần: Công dụng:

Phân bón KIVA có tác dụng làm tăng độ tơi xốp của đất, giữ ẩm cho đất nên giúp tiết kiệm nước tưới cho cây hoa. Ngoài ra phân bón còn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây với hàm lượng hữu cơ vào cùng với các trung, vi , lượng khác giúp cây hoa hồng leo sinh trưởng tốt. Phân bón cũng giúp hoa nở nhiều và tươi lâu.

Cách dùng: Bón trực tiếp vào bộ rễ với tỷ lệ 50-100kg/1000m2/lần.

Đơn vị phân phối: Công ty cổ phần nông nghiệp Hợp Lực

Lưu ý khi bón phân hữu cơ cho cây hoa hồng leo

Khi bón phân hữu cơ cho cây hoa hồng leo, người trồng cần chú ý một số nội dung sau:

Khi bón phân hữu cơ cho cây hoa hồng leo, cần xới nhẹ đất quanh gốc, rải phân đều, phủ đất lên và tưới nước để phân tan

Nên sử dụng kết hợp phân hữu cơ bón gốc và bón lá phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây

Mua các loại phân trên ở đâu?

Bạn đọc có thể đặt mua một số loại phân bón hữu cơ cho cây hoa hồng leo nên dùng trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc các cửa hàng vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Bạn cũng có thể đặt mua thuốc online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop

Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin một số loại phân bón hữu cơ cho cây hoa hồng leo nên dùng, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.

Gợi Ý 5 Phân Bón Vô Cơ Cho Cây Mướp Nên Dùng

Vai trò của phân bón vô cơ đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mướp

Phân bón vô cơ giúp cung cấp những nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, trung lượng, đa lượng cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mướp. Khi được bón phân vô cơ hợp lý, cây mướp sẽ sinh trưởng khỏe mạnh, đẩy mạnh quá trình phát triển thân leo, ra nhiều hoa và hình thành nhiều quả, có khả năng chống chọi với điều kiện của môi trường cũng như nấm, bệnh.

5 loại phân bón vô cơ cho cây mướp nên dùng

Sử dụng phân kali để bón cho mướp

Sử dụng phân kali hợp lý: Bà con có thể sử dụng nhiều loại phân kali như kali clorua, kali sunfat, kali magie sunfat… để bón cho cây mướp. Tuy nhiên, kali clorua thường được lựa chọn vì giá thành rẻ

Công dụng:

Phân bón Kali có vai trò làm tăng quá trình phân hóa mầm non, giảm tỷ lệ rụng, tăng tỷ lệ đậu quả, từ đó nâng cao chất lượng nông sản. Bên cạnh đó, kali còn giúp tăng cường khả năng kháng nấm và bệnh cũng như tăng khả năng chống chịu cho mướp trước các điều kiện bất lợi của thời tiết.

Thời kỳ bón: Bà con có thể sử dụng phân kali để bón lót và bón thúc cho cây mướp

Bón phân cho cây mướp với đạm ure

Lựa chọn đạm ure: Ure phù hợp để bón cho nhiều loại cây trồng, trong đó có cây mướp

Công dụng:

Đạm ure có khả năng cung cấp N với hàm lượng cao cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mướp. Bên cạnh đó, ure dễ tan nên cây mướp có thể hấp thu phân bón này một cách dễ dàng. Đặc biệt, phân ure phù hợp nhất với loại đất chua phèn.

Thời kỳ bón: Phân ure thường được sử dụng để bón thúc cho cây mướp

Bổ sung lân cho cây mướp

Sử dụng loại lân phù hợp: Hiện nay nhiều người lựa chọn loại lân chế biến như lân nung chảy hay supe lân để bón cho cây mướp là vì có hàm lượng lân cao hơn so với lân tự nhiên. Công dụng:

Phân lân rất cần cho sự hình thành nên các bộ phận mới của cây mướp cũng như tham gia tích cực trong quá trình kiến tạo nên hoạt chất hình thành mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả và phát triển bộ rễ của cây mướp.

Thời kỳ bón: Phân có thể dùng để bón lót và bón thúc cho cây mướp

Dùng phân DAP bón cho cây mướp

Sử dụng phân bón DAP: Thay vì cung cấp đạm và lân ở dạng phân đơn, bà con có thể sử dụng phân phức hợp DAP để bổ sung cùng lúc đạm và lân cũng như một số nguyên tố dinh dưỡng cần thiết khác cho cây mướp

Công dụng:

Với thành phần gồm 18% N và 46% , phân DAP cung cấp 2 chất dinh dưỡng thiết yếu là đạm và lân cho quá trình sinh trưởng của mướp. Điều này giúp cây mướp tăng trưởng và phát triển nhanh.

Thời kỳ bón: Bà con có thể sử dụng phân DAP để bón lót và bón thúc cho cây mướp

Phân NPK bón cho cây mướp

Lựa chọn phân bón NPK: Bà con có thể sử dụng phân hỗn hợp NPK để cung cấp đồng thời đạm, lân, kali cho mướp

Công dụng:

Khi bà con sử dụng riêng lẻ từng loại phân vô cơ, bà con có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh liều lượng phân bón phù hợp. Tuy nhiên, khi sử dụng phân tổng hợp NPK, cây trồng phát triển cân đối mà không lo bị thiếu hay thừa một nguyên tố dinh dưỡng nào.

Thời kỳ bón: Phân được dùng để bón lót và bón thúc cho cây mướp

Gợi ý cách bón phân vô cơ cho cây mướp

Khi bón phân vô cơ cho cây mướp, bà con có thể tham khảo cách bón sau đây:

Bón lót: 120kg lân và 30kg kali/ha

Bón thúc: Lượng phân bón thúc cho 1ha mướp bao gồm: NPK 300kg, urê 200kg và kali 30kg, chia đều lượng phân cho nhiều lần bón

Một số lưu ý khi bón phân cho cây mướp

Việc bón thúc cần phải thực hiện cho đến khi mướp leo kín giàn

Bà con cũng nên bón thúc cây mướp định kỳ 20 ngày/lần, đặc biệt vào giữa hai kỳ hoa để tạo điều kiện cho cây có sức ra được nhiều hoa quả

Mua các loại phân trên ở đâu?

Bạn đọc có thể đặt mua 5 phân bón vô cơ cho cây mướp nên dùng trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc các cửa hàng vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Bạn cũng có thể đặt mua thuốc online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop

Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin 5 phân bón vô cơ cho cây mướp nên dùng, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.

Một Số Loại Phân Vô Cơ Thông Dụng (Phần 1: Phân Đơn)

Phân Đơn: Là loại phân chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng: N, P hoặc K, có 3 loại phân đơn là

+ Phân đạm:Loại phân bón vô cơ cung cấp N cho cây.

+Phân lân: Loại phân bón vô cơ cung cấp P cho cây

+Phân kali: Loại phân bón vô cơ cung cấp K cho cây

Phân urê chứa 44 – 48%N nguyên chất. Đây là loại đạm phổ biến nhất  và tỷ lệ N cao nhất, chiếm tới 59% sản lượng đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới.

Lân tồn tại chủ yếu ở 2 dạng:

– Loại dạng tinh thể màu trắng, dễ tan trong nước, hút ẩm mạnh, cần bảo quản nơi khô ráo.

– Loại dạng viên nhỏ, dễ bảo quản.

 Tác dụng: Phân urê thích hợp với nhiều loại đất khác nhau và nhiều loại cây trồng khác nhau.

 

Cách sử dụng: Phân urê thường dùng để bón thúc bằng cách pha với nồng độ 0.5 – 1.5% để phun lên lá.

 

Trong chăn nuôi, urê được dùng để cho thêm vào khẩu phần thức ăn cho lợn, trâu bò.

Cách bảo quản: Gói kỹ trong túi polyetylen và không được phơi ra nắng, các túi phân urê khi đã mở ra cần được dùng hết ngay trong thời gian ngắn.

 Amoni sunphat còn gọi là phân SA. Sunphat đạm có chứa 20 – 21% N nguyên chất và 29% lưu huỳnh (S).

 

SA có dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh, dễ tan trong nước. Phân này có mùi nước tiểu (mùi amôniac), vị mặn và hơi chua.

Sunphat đạm cung cấp cả Nitơ và lưu huỳnh – hai chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây.

.

Có thể bón cho tất cả các loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau, đặc biệt là đất đồi, đất bạc màu(thiếu S), hạn chế dùng cho đất phèn chua vì dễ làm chua thêm đất.

Nếu đất chua cần bón vôi, lân trước khi bón Sunphat đạm. Đạm sunphat được dùng chuyên để bón cho các loại cây cần nhiều S và ít N như đậu đỗ, lạc v.v.. và các loại cây vừa cần nhiều S vừa cần nhiều N như ngô.

Cần lưu ý đạm sunphat có tác dụng nhanh, thường dùng để bón thúc cho cây trồng và nên bón thành nhiều lần, không nên bón cho cây non đề phòng cháy lá.

* Phân Xianamit canxi:

Phân này có dạng bột, màu xám tro hoặc màu trắng

Xianamit canxi có chứa 20 – 21% N nguyên chất, 20 – 28% vôi, 9 – 12% than.

Bảo quản nơi khô ráo.

Phân này dễ bốc bụi, gây độc khi tiếp xúc qua da, mắt, thật cẩn thận khi sử dụng.

Khác với SA, Ure, Xianamit canxi rất tốt ở các loại đất chua.

Xianamit canxi thường được dùng để bón lót. Xianamit canxi được trộn ủ với phân rác làm cho phân chóng hoai mục. Không được dùng để phun lên lá cây.

2. Phân lân

* Phân apatit:

lân tự nhiên, dạng bột mịn, màu nâu đất hoặc màu xám nâu.

Là loại, dạng bột mịn, màu nâu đất hoặc màu xám nâu.

Tỷ lệ lân nguyên chất từ 20-40%

Phần lớn lân trong phân apatit ở dưới dạng khó hấp thụ, trong phân còn chứa vôi có tác dụng khử chua cho đất.

Sử dụng và bảo quản phân này tương đối dễ dàng vì phân ít hút ẩm và ít biến chất.

Là loại bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc màu xám thiếc. Ngoài ra còn có dạng super lân viên.

Trong super lân có 16 – 20% lân nguyên chấtcùng thạch cao, axit…

Phân dễ hoà tan trong nước, nên cây dễ háp thụ, hiệu quả nhanh, ít bị rửa trôi.

Super lân dùng để bón lót hoặc bón thúc.

Phân này phù hợp với nhiều loại đất. Tuy nhiên, nếu dùng cho đất chua nên bón vôi khử chua trước để đạt hiệu quả cao nhất.

Super lân ít hút ẩm, tuy nhiên nếu dính ẩm phân có thể bị nhão và vón thành từng cục. Phân có tính axit nên dễ làm hỏng bao bì và dụng cụ đong đựng bằng sắt.

* Tecmô phôtphat 

Hay còn gọi là phân lân nung chảy: Phân có dạng bột màu xanh nhạt, gần như màu tro, có óng ánh.

Tỷ lệ lân nguyên chất trong tecmô phôtphat là 15 – 20%, canxi 30%, magiê 12 – 13%, có khi có cả kali và các nguyên tố vi- đa lượng khác.

Tecmô phôtphat có phản ứng kiềm, tuyệt đối không trộn với đạm hay bón cùng đạm vì có thể làm mất đạm.

Phân này không tan trong nước, nhưng tan được trong axit yếu, được dùng để bón lót hay bón thúc.

Tecmô phôtphat rất phù hợp với vùng đất chua, vì phân có phản ứng kiềm.

3. Phân Kali

– Bón kali ở các loại đất trung tính dễ làm cho đất trở nên chua. Vì vậy ở các loại đất trung tính nên kết hợp bón thêm vôi

– Kali nên bón kết hợp với các loại phân khác.

– Kali có thể bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào các thời gian cây kết hoa, làm củ, tạo sợi.

– Tro bếp cũng chưa hàm lượng lớn kali

– Bón quá nhiều kali có thể gây tác động xấu lên rễ cây, làm cây teo rễ

Các loại cây cần bón kali là: chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, sắn, bông, đay, v.v..

Các loại phân Kali

Phân có dạng bột màu hồng như muối ớt hoặc xám đục, xám trắng. Phân được kết tinh thành hạt nhỏ.

Hàm lượng kali nguyên chất trong phân là 50 – 60%.

Clorua kali là loại phân chua sinh lý. Phân này khi để khô có độ rời tốt, dễ bón. Nhưng nếu để ẩm phân kết dính lại với nhau khó sử dụng.

Hiện nay, phân clorua kali được sản xuất với khối lượng lớn trên thế giới và chiếm đến 93% tổng lượng phân kali.

Clorua kali có thể dùng để bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất khác nhau. Có thể dùng phân này để bón lót hoặc bón thúc. Bón thúc lúc cây sắp ra hoa làm cho cây cứng cáp, tăng phẩm chất nông sản.

Clorua kali rất thích hợp với cây dừa vì dừa là cây ưa Clo. Không nên dùng phân này để bón vào đất mặn, là loại đất có nhiều Clo, và không bón cho thuốc lá là loại cây không ưa Clo. Phân này cũng không nên dùng bón cho một số loài cây hương liệu, chè, cà phê, vì phân ảnh hưởng đến phẩm chất nông sản.

Phân có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng. Phân dễ tan trong nước, ít hút ẩm nên ít vón cục.

Hàm lượng Kali nguyên chất trong sunphat Kali là 45 – 50%. Ngoài ra trong phân còn chứa lưu huỳnh 18%.

Phân này có thể sử dụng thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Sử dụng có hiệu quả cao đối với cây có dầu, rau cải, thuốc lá, chè, cà phê.

Sunphat Kali là loại phân chua sinh lý. Sử dụng lâu trên một chân đất có thể làm tăng độ chua của đất. Không dùng sunphat kali liên tục nhiều năm trên các loại đất chua, vì phân có thể làm tăng thêm độ chua của đất.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Số Loại Phân Bón Vô Cơ Cho Cây Mía Nên Dùng trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!