Cập nhật nội dung chi tiết về Một Số Điểm Nhược, Điểm Tử Ở Gà Chọi mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nếu bị đá trúng vào những chỗ này sẽ chết ngay hoặc bỏ chạy nếu lực đá mạnh:
Ở phần đầu: ngay chỏm đầu, vị trí mồng gà là điểm yếu nhất vì đó là xương mỏ ác. Nếu gà cựa dính đòn thì sẽ tử ngay tại trận. Còn nếu gà đòn đá trúng thì cũng lắc mặt vẩy mạnh do đau, kêu quác , mặt mũi tối tăm.
Ở phần cổ: cổ gà nhỏ, thịt săn chắc nhưng đó là nơi hứng phải đòn nhiều nhất. Cựa nếu đâm vào cổ trúng ngay hai khớp xương thì gà đó sẽ gãy cổ, mạnh thì ảnh hướng đến dây thần kinh, chết ngay tại trận. Nếu nhẹ thì chủ kê có thể vuốt kéo nhẹ để khớp xương có thể về lại vị trí cũ. Nếu đá trúng ngay phần trước (phần mềm) thì có thể gây tắc , đứt cuống họng. Và nếu chân đa dính cao lên tí nữa sẽ trúng ngay hầu, gà cựa đâm vào nơi này chẳng khác gì gà bị chọc tiết, gà đòn đá nhiều vào hầu sẽ gây sưng tấy, càng khuya hồ thì đối phương càng đau và sưng lớn, khó có thể cắn và xoay chuyển tình thế.
Ranh giới giữa cổ và đầu: nhiều người gọi là “cái eo”, dính đòn ở chỗ này thì chỉ có gãy cổ và tử ngay tại trận. Chính vì thế mà người ta chú trọng bóp và tẩm thuốc cho gà ở những điểm này, ép uống nước để cần nở to, tránh sự va chạm mạnh và hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ gà tử trận.
Ở bầu diều: bầu diều là nơi gà hứng đòn nhiều, lại không thể tránh né . Chính vì thế mà trước ngày ra trận, người ta nhịn đói cho gà tiêu hóa hết lượng thức ăn trong bầu diều, sau đó cho ăn lót dạ ít cơm nguội, chỉ cho gà uống nước cầm chừng chứ không dám cho uống nhiều vì sợ bầu diều căng dễ bị cựa đối phương đâm trúng. Trong trận đấu lại không nên cho gà ăn lúa vì sợ thủng bầu diều. Nhìn sư kê vào nước cho gà, cứ nghĩ họ chú tâm vào mặt và cổ gà chứ thực chất nơi họ quan tâm nhất vẫn là bầu diều. Nếu ai lỡ tay cho gà uống nhiều nước hay ăn quá no, hoặc có lúa trong bầu diều thì tỉ lệ thương tích và thua trận là rất cao. Con gà nào xâm phạm được vùng này thì kể như nắm được phần thắng trong tay.
Ở cánh gà: cánh có nhiệm vụ giữ thăng bằng để gà tung chân đá, nếu gà bị gãy cánh thì quả là bất lợi. gãy cổ, thủng bầu diều, dụp mí mắt… thì sư kê có thể chữa bằng cách vuốt nhẹ cổ hay khâu lại bầu diều, câu mí… chứ gãy cánh thì chịu. Gà đi buông lõng cánh, cảm giác đau đớn mội khi bị đối phượng chạm nhẹ vào, và tạo nhiều cơ hội cho đối phương tung đòn đá dĩa, đâm cựa hay gây tức ngực. Cánh buông xuôi gây vướng chân, làm cho gà khó khăn treong việc đi lại.
Ở hũ dầu (phao câu): có nhiều con gà nấp dưới cánh hay bụng của đối phương để nghỉ lấy sức bị mổ nhẹ ở phao câu, nó sẽ cảm thấy nhột và bỏ chạy. Bên cạnh đó đám lông trên lưng ở phía gần phao câu cũng là chỗ nhược, gây nhột cho gà.
Ở hậu môn: có nhiều con gà trong trận đấu lợi dụng lúc đối phương đang mệt, nó cắn ngay phàn đầu đối phương và kéo về phía sau, đôi chân nó từ từ bước về phía sau bộ long đuôi của đối phương và bất ngờ tung đòn đá mạnh vào phần sau của gà ( nhìn giống như kiều gà đạp mái ấy). Gà trúng đòn này chỉ có nước chui rúc hay nhảy ra khỏi ví (phần bao quanh hố để đá gà) để chạy.
Ngoài ra còn có nhiều chỗ khác nữa cũng nguy hiểm không kém như mang tai, phần giao nhau giữa cổ và thân gà, trên lưng gà ( đá trúng phổi làm cho gà mau mệt và dễ thua).
Một Số Bệnh Ở Gà Chọi Và Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả Nhất
Không phải người chơi gà nào cũng biết cách chăm sóc và phòng bệnh cho gà. Dưới đây là nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở gà chọi. Hãy cùng tham khảo nhé!
1. Bệnh dịch tả (Newcastle)
– Nguyên nhân: Gây ra bởi virus Paramyxovirus serotype 1. Bệnh Newcastle còn được gọi là dịch tả hay bệnh rù. Là bệnh thường gặp nhất ở gà, cút, bồ câu gây tổn thất lớn trong chăn nuôi gia cầm. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh, phân hay người, chuột, dụng cụ, xe cộ, gió thổi làm virus từ nơi này lây sang nơi khác và đặc biệt lây do chim trời. Thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày có khi đến vài tuần trong điều kiện tự nhiên.
– Triệu chứng: Gà nhiễm bệnh có thể chết nhanh trong vòng 3-4 ngày với triệu trứng: Suy sụp, bỏ ăn, xù lông, gục đầu, thở khó khăn, ho, lờ đờ, phân lỏng màu xanh đôi khi lẫn máu, mào tím, mặt sưng… Giai đoạn sau, gà bệnh đầu ngoẹo, cổ còng, quay vòng tròn, liệt chân, cánh. Đối với gà đẻ, thì sản lượng trứng giảm, trứng non nhiều, màu trắng nhợt.
– Cách phòng bệnh
+ Bệnh chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Phòng bệnh là biện pháp tốt nhất để dịch bệnh không xảy ra.
+ Phòng bệnh bằng vaccin đối với gà thịt (gà trắng) phải dùng 2 lần. Đối với gà trống, gà đẻ trứng cần 5-6 lần và gà thả vườn cũng phải dùng 2-3 lần.
+ Phòng bệnh bằng vệ sinh tiêu độc, ngăn chim trời, chuột có thể mang mầm bệnh tới. + Vệ sinh chuồng trại định kỳ kết hợp sát trùng bằng 1 trong 2 chế phẩm Antivirus-FMB hoặc Pividine.
2. Bệnh hô hấp mãn tính
– Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra, lây lan chủ yếu qua trứng, đường hô hấp và tiêu hóa. Gà mái đẻ bị nhiễm bệnh có thể truyền mầm bệnh cho gà con qua trứng hoặc do gà khỏe tiếp xúc trực tiếp với gà nhiễm bệnh và mang mầm bệnh hay gián tiếp qua thức ăn, nước uống, xe cộ, người qua lại…
– Cách phòng bệnh
+ Điều quan trọng hàng đầu là phải mua gà giống ở những cơ sở chăn nuôi tốt, tỷ lệ nhiễm CRD thấp.
+ Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ kết hợp sát trùng bằng Vimekon (10gr pha với 2 lít nước) hoặcVime–Iodine (15ml pha với 4 lít nước).
+ Vệ sinh, sát trùng trứng, máy ấp và máy nở trước và sau khi ấp để giảm tỷ lệ bệnh truyền qua trứng
+ MG rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ cao và chỉ có thể tồn tại cao nhất 3 ngày ngoài môi trường, vì thế cần thành lập quy trình chăn nuôi theo nguyên tắc: “cùng vào-cùng ra” để loại mầm bệnh.
+ Khi nhập đàn mới vào nên có thời gian cách ly (trung bình là 21 ngày).
+ Sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn và nước uống để kiểm soát bệnh. Có thể sử dụng một trong các thuốc sau: Anti CCRD; EST; Genta – Tylo; Vimenro.
+ Tăng cường sức đề kháng, chống bệnh cho gia cầm bằng: Elecamin, Vimekat plus, Vizyme, poly AD…
– Điều trị: Khi gà bệnh có thể dùng kháng sinh thuộc các nhóm Tetracycline, Macrolide, Quinolone… pha trong nước uống kết hợp với vitamin và chất điện giải.
3. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm
– Nguyên nhân: Gây ra bởi virus họ Coronaviridae. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc với gà bệnh, hít thở không khí nhiễm mầm bệnh thổi từ chuồng này sang chuồng khác hoặc do xe cộ, người, chó, chuột mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác. Bệnh xảy ra trên gà ở các lứa tuổi, nhưng nặng nhất là gà con.
– Triệu chứng
+ Thời gian ủ bệnh từ 18-36 giờ.
+ Gà hắt hơi, thở khò khè, kém ăn, chậm lớn, lông cánh xơ xác
+ Ở gà con: Ho, thở hổn hển, chảy nước mũi, sốt, uể oải, gà yếu, tiêu chảy phân trắng, ăn ít, thường chụm lại thành từng bầy quanh đèn sưởi. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 100% và tỷ lệ chết là khoảng 30%.
+ Ở gà đẻ trứng: Có những triệu chứng hô hấp trên, giảm đẻ và chất lượng trứng giảm thấp (lòng trắng loãng), trứng bị méo mó.
– Cách phòng
+ Bệnh không có thuốc đặc trị do đó phòng bệnh là chủ yếu. Có thể phòng bệnh bằng cách dùng vaccin Biral H120…
+ Tiêm vaccin cho gia cầm theo lịch.
+ Cách ly gia cầm bệnh, đối với gia cầm đẻ thì nên loại thải.
+ Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm Pividine hoặc Antivirus-FMB
+ Thường xuyên bổ sung ADE Solution: 2g/1-2 lít nước uống hoặc Amilyte 1 g/2 lít nước uống giúp tăng cường sức đề kháng…
4. Bệnh tụ huyết trùng
– Nguyên nhân: do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, cơ thể gà giảm sức đề kháng; thường lây qua đường hô hấp, tiêu hoá, vết thương ngoài da hoặc tiếp xúc với gà bệnh.
– Triệu chứng: ở thể quá cấp tính, triệu chứng lâm sàng không rõ, một số gia cầm mạnh khoẻ tự nhiên bị chết.
+ Thể cấp tính, gia cầm có những biểu hiện sau: Sốt cao (42-43 độ C), ủ rũ, bỏ ăn, ỉa chảy, phân có mùi thối, tím tái ở mắt, mũi, miệng có dịch nhầy.
+ Bệnh mạn tính xảy ra ở gia cầm sống sót qua thể cấp tính hay bị nhiễm các chủng vi -rút yếu hơn. Triệu chứng: ủ rũ, viêm kết mạc mắt và thở khó. Trong một vài trường hợp, gia cầm có thể bị què, ngoẹo cổ…
+ Khi mổ khám bệnh tích gia cầm chết thấy xác xung huyết nặng, nội tạng có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm, gan bị hoại tử nhỏ. Trường hợp ít cấp tính hơn có thể thấy phù phổi, viêm phổi và viêm gan. Trường hợp mạn tính có thể thấy viêm khớp cổ chân, khớp bàn chân, có dịch viêm ở tai giữa.
– Cách lây lan: Có ít nhất 16 tuýp Pasteurella multocida khác nhau về độc lực. Vi khuẩn lây từ con này sang con khác do tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp qua máng ăn, nước uống. Gia cầm có thể nhiễm bệnh do hít, ăn phải và qua kết mạc hoặc vết thương.
– Điều trị: Thể quá cấp tính thường xảy ra nhanh nên điều trị không hiệu quả. Điều trị bằng Tetracyclin hay Sulphaquinoxolone trộn vào thức ăn hoặc nước uống hay tiêm có thể có kết quả trong ổ dịch. Thông thường phải duy trì điều trị trong 1 tuần
– Cách phòng: Nước ta đã sản xuất được vắc-xin vô hoạt có tác dụng bảo vệ gia cầm. Tốt nhất nên dùng vắc-xin chế từ chủng P. multocida địa phương. Tiêu chuẩn vệ sinh tốt và an toàn dịch bệnh là rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ nổ ra dịch tụ huyết trùng gia cầm. Để thanh toán bệnh, phải để trống chuồng hoàn toàn, vệ sinh và tiêu độc triệt để, diệt chuột…
Một Số Điểm Cần Lưu Ý Khi Trồng Lan Ngọc Điểm
Một số đặc điểm bạn cần lưu ý về cây lan Ngọc điểm: Lan Ngọc điểm chịu hạn khá tốt, nhưng nó thích ẩm. Độ ẩm càng cao, rễ càng mọc nhanh và phát triển rất tốt, ẩm độ lý tưởng 40 – 70%. Tuy nhiên nên nhớ rằng giá thể trồng lan Ngọc điểm là phải thật thoáng.
Rất đơn giản chỉ cột chặc cây Lan vào một cây tựa đặt vào chậu khoảng 3 cục than gỗ thật to là đủ. Nếu không có than có thể đặt vào miếng ngói cong hoặc trồng trực tiếp lên khúc gỗ vú sữa. Ngọc điểm có thể trồng rất tốt trên các loại giỏ bằng gỗ. Nhu cầu nước cho cây Ngọc Điểm:
Nhu cầu ánh sáng và nắng đối với lan ngọc điểm: Ngọc điểm là loại Lan ưa sáng 60%, ánh sáng trực tiếp dễ làm cây bị bỏng lá, cường độ ánh sáng thay đổi từ 15.000 – 20.000 1m/m2. Tuy nhiên, nếu cây Lan được trồng trong điều kiện quá rợp, cây tăng trưởng chậm và yếu ớt, bộ rễ phát triển kém, cây khó ra hoa. Nhưng sự ra hoa của Lan Ngọc điểm không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp, tất cả là do thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày. Vì thế cây Lan Ngọc điểm chỉ nở hoa vào dịp tết âm lịch, tức vào thời điểm trong năm có ngày ngắn đêm dài.
Lan ngọc điểm mua từ rừng về nếu là hàng rừng chưa thuần thì các bạn phải qua quá trình cắt tỉa các lá hư thối và rễ cũ, ngâm thuốc kích thích và để vào chỗ râm mát khoảng 15-30 ngày chờ cho lan ra rễ rồi mới đem ghép vào giá thể. Chú ý bệnh thối nhũn trên lan ngọc điểm
Vào đầu mùa mưa, lan ngọc điểm hay bị thối nhũn, nhất là những lá bên dưới gần gốc. Lá ngọc điểm bị vàng úa, xuất hiện từ trung tâm lá lan dần ra mép lá. Đồng thời xuất hiện nhiều đốm màu đâu viền màu vàng sáng. Vết bệnh ẩm ướt, khi sờ vào thấy ướt tay. Cách xử lý bệnh thối nhũn trên lan ngọc điểm:
Trước tiên, bạn đem cây ngọc điểm đang bị bệnh này ra nơi khác, điều này sẽ hạn chế đươc bệnh lây lan sang các cây khác. Nơi treo cần khô thoáng, tránh việc tiếp tục tưới nước cho cây làm vết bệnh thêm trầm trọng và lây lan sang lá khác.
Bạn hãy cắt bỏ phần lá bị thối nhũn (dụng cụ cắt cần phải thật bén, nên dùng dao lam). Những lá đã bị vàng hay thối nhiều thì cắt bỏ cách chỗ thối 2cm, nên treo ngược nơi có ánh sáng.
Phun thuốc ngừa nấm cho cây cũng như toàn bộ vườn. Dùng thuốc diệt nấm (loại bột) rắc lên đầu vết cắt 1 lớp khá dày. (Các hình ảnh bên dưới không phải từ cây ngọc điểm, những cách làm cũng sẽ tương tự trên cây ngọc điểm các bạn hé)
Hạn chế tưới nước trong khoảng 1 tuần lễ. cứ sau 2 ngày có thể nhúng rễ vô nước (không cho ướt thân lá) nhầm giúp cây không bị kiệt sức. Phòng bệnh thối nhũn trên lan ngọc điểm:
Vào đầu mùa mưa, nếu bạn thấy trên lá ngọc điểm xuất hiện những chấm nhỏ, ngoằn ngoèo, hay những chấm màu đen hay vàng, nâu thì phải bôi vôi tôi hay sơn móng tay (loại sơn bóng không có màu) bôi lên chỗ bị lóm đốm. Phủ cả mặt trên và mặt dưới, làm như vậy làm cho bệnh không lây lan thêm, nằm 1 chổ rồi từ từ sẽ khô lại.
Hoa Lan Ngọc Điểm, Một Số Kiến Thức Về Hoa Lan Ngọc Điểm
Lan Ngọc Điểm có tên khoa học là Rhynchostylis Gigantea, là một loài lan có sức sống rất tốt, hầu như nó có thể chống chịu hết các loại sâu bệnh thường gặp. Đây là một loại hoa lan rừng rất đẹp, nó thường nở hoa vào mùa xuân, màu trắng tinh khôi cũng như hương thơm nồng nàn đặc biệt của loài hoa lan này đã làm cuốn hút biết bao người yêu hoa.
Hoa lan Ngọc Điểm, một số kiến thức về hoa lan Ngọc Điểm
Xin giới thiệu vuon hoa lan Hoàng Gia, một khu vườn hoa lan đẹp nổi tiếng ở Bình Dương. Kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc hoa lan bậc thầy. Đã 3 lần đi Thái Lan để học hỏi kinh nghiệm.
Hoa lan Ngọc Điểm là loại lan thích hợp với nhiều môi trường sống khác nhau, có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên rất mạnh. Tuy nhiên Ngọc Điểm là loại lan nhân giống rất khó, đặc biệt là phương pháp nuôi cấy mô. Lan Ngọc Điểm dường như được xem như là loại hoa quốc hồn quốc túy của đất nước Việt Nam, vì nó có mùi hương rất đặc trưng cũng như thời điểm nở hoa của nó thông thường hay trùng vào đúng tết nguyên đán.Từ xưa đến nay, con người Việt Nam hay sử dụng hoa lan Ngọc Điểm trong ngày tết như 1 loài hoa cổ truyền dân tộc vậy.
Là loại lan ưa nóng ẩm, với nhiều màu sắc khác nhau nhưng chúng vẫn luôn thể hiện nét đẹp kiêu sa riêng biệt của loài hoa lan Ngọc Điểm. Ngọc Điểm được xuất phát từ nhiều nơi, Đông Nam Bộ hay cao nguyên Nam Trung Bộ và cũng có nhiều loại lan được nhập từ Thái Lan. Loại hoa này có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có nhiệt độ thích hợp từ 26-30*C, ở Việt Nam môi trường phù hợp nhất với lan Ngọc Điểm là thành phố Hồ Chí Minh.
Ngọc Điểm là loại lan ưa nóng nhưng cũng thích sống trong môi trường có độ ẩm cao và thoáng khí. Vì vậy, độ ẩm thích hợp cho lan Ngọc Điểm là 40-70%, có thể tưới nước cho cây 2 lần 1 ngày vào mùa mưa, 1 lần vào khoảng từ tháng 2 đến cuối tháng 4, tuới 1 lượng thích hợp để cung cấp đủ nước và độ ẩm cho cây. Trồng lan ngọc Điểm cũng rất đơn giản vì loại cây này có sức sống mãnh liệt và sức chống chịu với môi trường rất cao, có thể dùng giá thể than, hay xơ dừa để trồng lan, tuy nhiên cần vừa đủ để thông thoáng khí cho cây. Ngọc Điểm có thể trồng ở chậu nhựa hay trong các loại giỏ bằng gỗ, các thân cây sống hay chết đều thích hợp.
Hình ảnh hoa lan Ngọc Điểm
Ngọc Điểm là giống lan chịu nhiệt tốt, ưa ánh sáng thích hợp là 60%, không nên để lan chịu ánh nắng trực tiếp quá cao, dễ làm cây bị bỏng lá. Tuy nhiên trong môi trường bóng râm quá lớn, thiếu ánh sáng cần thiết lan Ngọc Điểm cũng khó có thể phát triển tốt, cây sẽ tăng trưởng chậm và thiếu sức sống. Đối với hoa lan thì bộ rễ là rất quan trọng, vì vậy khi bộ rễ của cây phát triển kém cũng sẽ làm cho cây khó có thể ra hoa. Lan Ngọc Điểm ưa nóng nhưng nó cần lượng ánh sáng chiếu trong ngày vừa đủ để ra hoa, tại thời điểm ngày ngắn đêm dài, Ngọc Điểm sẽ ra hoa, vì vậy cứ vào dịp tết nguyên đán những vườn Ngọc Điểm lại rộ hoa ngát hương.
Lan Ngọc Điểm trong thời kì nghỉ chúng ta có thể ngừng bón phân, Tuy nhiên vào thời điểm khoảng tháng 12 ta bắt đầu bón phân cho cây khi cây vừa chớm nụ. tùy từng giai đoạn phát triển của cây mà cung cấp lượng phân bón cũng như lượng nước tưới thích hợp. Nên dùng loại phân NPK 10-20-30 bón cho cây vào thời điểm hoa nở đến khi hoa tàn, để tạo sức chống chịu cho lan vào mùa nghỉ.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây nên thay chậu và giá thể cho lan Ngọc Điểm vào đầu mùa mưa. Nếu thay chậu trái mùa thì cây vẫn có thể sống nhưng cũng bị ảnh hưởng 1 phần nào đó đến sự sinh trưởng tiếp tục của cây.
Là 1 loài lan bản xứ, Ngọc Điểm có sức chống chịu với các loại sâu bệnh cũng như thích nghi với môi trường sống rất cao. Tuy nhiên để cây sinh trưởng và phát triển tốt nên để cây ở vùng sáng thích hợp, tránh ánh nắng trực tiếp khi cây vừa được mang từ rừng về vườn để tránh các loại sâu bệnh xâm nhập cũng như bảo vệ cho lá cây bớt bị bỏng rộp..
Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Số Điểm Nhược, Điểm Tử Ở Gà Chọi trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!