Cập nhật nội dung chi tiết về Mô Hình Trồng Cây Dừa Xiêm, Xen Canh Cây Ăn Quả Của Gia Đình Anh Lê Văn Hậu, Thôn 9 Xã Thọ Vực. mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Vốn là người đã từng đi làm ăn ở các tỉnh thành phía nam, anh Lê Văn Hậu và các anh em trong gia đình đã tích lũy được một số kiến thức, kinh nghiệm trong việc trồng các loại cây ăn quả cụ thể là cây Dừa xiêm. Khi trở về địa phương anh nhận thấy chất đất, điều kiện canh tác nông nghiệp của quê anh khá phù hợp với cây Dừa xiêm, môt loại cây đang có thị trường đầu ra khá tốt phục vụ giải khát và làm thực phẩm. Trên diện tích 3 ha đất thầu của xã và thầu lại của các hộ dân lân cận, anh Hậu và các anh em trong gia đình đã đầu tư làm đất và đưa 1000 gốc Dừa xiêm giống Mã Lai, Inđô và Xiêm xanh về trồng. Do cây dừa có thời gian sinh trưởng trên 3 năm mới có quả, tận dụng mặt đất phía dưới gốc dừa anh đã trồng xen canh các loại cây trồng như trồng 200 gốc mít thái, 300 gốc xoài, 500 gốc chanh tứ quý và trồng đậu đen, bí đỏ theo mùa vụ.
Mô hình trồng cây Dừa xiêm của anh Lê Văn Hậu thôn 9 Thọ Vực.
Mô hình trồng cây Dừa xiêm của anh Lê Văn Hậu thôn 9 Thọ Vực.
Với phương châm trong sản xuất đó là sử dụng toàn bộ phân bón tự nhiên, phân bón vi sinh vừa để hạn chế chi phí vừa đảm bảo chất lượng nông sản, bảo vệ đất sản xuất, do đó anh đã tìm tòi học hỏi và áp dụng các phương pháp ủ phân bón từ những cây, cỏ trong vườn sau thu hoạch… các khâu bón phân, chăm sóc đều được sử dụng bằng máy móc do đó đã giảm rất nhiều sức lao động cho gia đình. Đến nay sau 3 năm tiến hành đầu tư vào mô hình, bước đầu các loại cây như: Mít, chanh, cây đậu, bí đỏ đã cho thu nhập thường xuyên với mức 200 triệu đồng/ năm. Năm nay gia đình anh Lê Văn Hậu đang rất vui mừng và phấn khởi khi toàn bộ 1000 gốc Dừa xiên đã và đang có hoa và ra quả, anh cho biết: đối với loại giống Dừa này khi đã ra buồng, có hoa và quả thì sẽ cho thu nhập thường xuyên hàng tháng, bình quân mỗi cây một tháng sẽ cho thu nhập 1 buồng, anh dự kiến nếu mỗi buồng có 10 quả nhân với giá thị trường hiện nay, thì một cây dừa sẽ cho thu nhập 150.000đ/ tháng và 1000 gốc Dừa của gia đình anh sẽ có thu nhập khoảng 150 triệu đồng/ tháng. Từ một vùng đất chỉ trồng lúa thuần túy, dưới bàn tay và sự hăng say miệt mài trong lao động của các thành viên gia đình anh Lê Văn Hậu, nay đã trở thành một vườn cây đẹp mắt với những hàng Dừa thẳng tắp, cây chanh, cây mít trĩu quả, tuy còn nhiều khó khăn ở phía trước bởi mô hình mới bắt đầu đi vào giai đoạn hình thành, song chúng tôi tin tưởng rằng mô hình sẽ hứa hẹn những vụ quả bội thu và là một trong những mô hình mới, mô hình tiên phong của xã Thọ Vực trong việc đưa cây Dừa xiêm xuống đất trồng lúa trể gieo trồng. Không dừng lại ở việc phát triển mô hình của gia đình, anh Lê Văn Hậu còn mong muốn chứng minh hiệu quả kinh tế từ việc trồng cây Dừa Xiên và qua đó được trao đổi kinh nghiệm với người dân trong vùng, sẵn sàng cung cấp cây giống để người dân cùng đầu tư mở rộng diện tích trồng Dừa xiêm, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trên địa bàn, xây dựng quê hương Thọ Vực ngày càng phát triển giầu mạnh. Thùy Dung
Mô Hình Bưởi Da Xanh, Xen Dừa Xiêm Xanh Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Thời gian qua, mô hình trồng xen bưởi da xanh trong vườn dừa phát triển mạnh tại tỉnh Bến Tre. Mô hình này đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân trên cùng một đơn vị diện tích. Điển hình như mô hình của anh Nguyễn Thành Chinh, ấp Kinh Củ, xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm.
Để thành công với mô hình này, bản thân anh vàgia đình cũng nhiều đêm trăn trở, bàn tính chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi như thế nào để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Đặc biệt, là khi Dự án xây dựng mô hình sản xuất bưởi da xanh theo hướng an toàn và chất lượng trên địa bàn huyện do Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre đầu tư đã mở ra một hướng sản xuất mới cho gia đình anh.
Theo anh Chinh, bưởi trồng khoảng 03 đến 04 năm là cho thu hoạch, trước khi trồng điều quan trọng là phải đắp mô, lên liếp và trồng với mật độ thích hợp là 40 cây/1.000m 2. Hiện 1 ha đất sản sản xuất được anh trồng khoảng 400 gốc bưởi da xanh, xen vào đó là 200 gốc dừa xiêm xanh. Theo đó, hàng dừa xiêm được trồng giữa bờ, 02 bên triên bờ là 02 hàng bưởi da xanh, với khoảng cách 06 mét/cây. Anh Chinh chia sẻ, dừa là cây trồng chủ lực, truyền thống của người dân Bến Tre, còn cây bưởi da xanh là cây ăn trái đặc sản, do đó, hai loại cây này đều mang lại giá trị kinh tế cao. Vì vậy, để hạn chế rủi ro về giá cả, cũng như trong điều kiện biến đổi khí hậu nên anh quyết định chọn hướng sản xuất của mình là trồng xen canh, chứ không trồng chuyên canh.
Vườn bưởi xen dừa của anh Chinh
Hiện vườn bưởi da xanh xen dừa xiêm xanh của anh Chinh đã cho trái ổn định, trung bình mỗi tháng từ cây bưởi anh có thu nhập gần 30 triệu đồng và cây dừa là trên 10 triệu đồng. Kết quả trên cho thấy, mô hình trồng xen đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.Cây bưởi cần tán che mát của dừa và khi tưới nước, phân cho bưởi dừa cũng hấp thu nên cả 2 đều phát triển tốt. Tuy nhiên, để bưởi có lượng ánh sáng, không khí nhất định trong quá trình quang hợp, trao đổi chất và đủ đất ăn thì dừa phải trồng thưa hơn so với cách trồng truyền thống. Đồng thời cùng lúc chăm sóc cả hai nên đỡ tốn công, ít chi phí và hạn chế rủi ro về giá cả.
Trong quá trình chăm sóc bưởi, anh ưu tiên sử dụng phân hữu cơ, vi sinh để bảo vệ môi trường và đặc biệt bảo vệ thiên địch.
Bài, ảnh: Nguyễn Trung
Nhân Rộng Mô Hình Trồng Cây Bonsai Ăn Quả
Cây cảnh bonsai nói chung, bonsai ăn quả nói riêng ngày càng được thị trường ưa chuộng; thu hút nhiều người tham gia sản xuất, kinh doanh tạo việc làm ổn định, là nguồn thu nhập cao cho nhiều người dân.
Tại nhà vườn của gia đình, anh Bùi Như Công ở xóm Mỹ Tiến 1, xã Nam Phong (thành phố Nam Định) đang phát triển loại bonsai khá độc đáo từ cây đu đủ. Anh Công cho biết: Đây là năm đầu tiên tôi làm những chậu bonsai đu đủ vì nắm bắt được thị hiếu chơi cây cảnh độc, lạ của một bộ phận khách hàng với quan niệm đu đủ thể hiện cuộc sống đủ đầy, bền vững. Chính vì thế, đu đủ bonsai được chọn về để trong nhà hoặc làm quà biếu trong dịp lễ, tết. Theo nhận định, đu đủ bonsai là loại cây cảnh đắt giá dịp tết, nhu cầu thị trường lớn. Tuy nhiên, không dễ để chăm sóc được chậu đu đủ bonsai độc đáo, kết hoa, sai quả và chín đúng dịp bởi sự công phu, kỹ lưỡng từ khâu chọn giống, gieo hạt đến chăm sóc, uốn thế. Mỗi cây đu đủ bonsai được uốn tỉa rất kỳ công; quan trọng nhất là chọn giống và uốn tỉa tạo dáng. Ngoài ra, để cây đu đủ bonsai có thể phát triển tốt trong chậu, nhiều quả và to tròn, cần trồng bằng loại đất thịt ải hoặc đất mới chưa qua gieo trồng bất cứ loại cây nào. Đây là khâu kỹ thuật có ý nghĩa quyết định tỷ lệ sống còn của cây đu đủ trên chậu cảnh. Với loại đu đủ bonsai, sương muối là mối nguy hiểm gây hại, có thể khiến cây bị xoăn lá, teo quả. Đu đủ bonsai cần những biện pháp chăm sóc đặc biệt, tưới nước, phân bón vừa đủ để cho cây vừa đủ độ ẩm, vừa giữ quả và lá xanh đều, đẹp, bắt mắt. Mỗi cây đu đủ bonsai được đánh giá đẹp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dáng thế, lá xanh tốt, không bị táp, rũ lá; đặc biệt mỗi cây phải có đầy đủ quả to, quả nhỏ, hoa và lộc thể hiện sự phát triển với ý nghĩa sung túc, đủ đầy. Mỗi cây từ lúc trong bầu đưa lên chậu đến khi có giá trị làm cảnh cần khoảng 7 tháng đến 1 năm chăm sóc. Vì vậy, thời điểm trồng đu đủ bonsai tốt nhất bắt đầu từ cuối tháng 2, đầu tháng 3 âm lịch để kịp đưa ra thị trường vào đúng dịp tết. Gia đình anh Công hiện có 2 vườn đu đủ bonsai với 150 chậu; nếu thời tiết thuận lợi đến cuối năm, cây không bị sâu bệnh hư hỏng nhiều, gia đình anh ước tính thu lợi từ vài triệu đến chục triệu đồng/cây. Đặc biệt trong vườn nhà anh có khoảng hơn 10 cây đã có khách mua buôn đặt hàng với dáng độc lạ, có giá gần 30 triệu đồng.
Mô hình sản xuất cây đu đủ bonsai của gia đình anh Bùi Như Công ở xóm Mỹ Tiến 1, xã Nam Phong (thành phố Nam Định).Ông Nguyễn Đăng Ninh, một trong những nghệ nhân sinh vật cảnh đầu tiên của xã Nam Toàn phát triển hướng trồng cây ăn quả trên chậu. Hiện gia đình ông có hàng trăm cây bưởi Diễn, bưởi đỏ, bưởi da xanh, cây phật thủ trồng trên chậu đáp ứng nhu cầu chơi tết của khách hàng. Ông Ninh cho biết, mỗi cây bưởi có giá từ 3 đến 20 triệu đồng, cây phật thủ có giá 1-1,5 triệu đồng được khách hàng ở các tỉnh, thành phố phía Bắc rất ưa chuộng. Ngoài trồng bưởi, phật thủ, ông còn trồng 450 cây chanh tứ quý Thái Lan cho năng suất 5-6 tạ quả/cây/năm cũng được nhiều khách hàng ưa chuộng. Từ trồng cây ăn quả trong chậu, tổng doanh thu mỗi năm của ông Ninh đạt 3-4 tỷ đồng. Từ mô hình trồng cây ăn quả trên chậu của ông Ninh, nhiều hội viên trong Hội Sinh vật cảnh xã cũng đang học tập, làm theo. Ông Hoàng Văn Hà, ở xóm 7 cũng chuyển dần diện tích trồng quất truyền thống sang trồng quất bonsai. Những chậu quất cảnh có dáng đẹp, thế độc phải mất khoảng 2 năm chăm sóc, uốn tỉa. Ông lựa chọn trong vườn quất cảnh những cây phôi, quy hoạch thành vườn riêng để phát triển dòng bonsai. Giai đoạn khó khăn, cần nhiều thời gian nhất cho quất bonsai là tạo dáng trước khi cây được đưa vào chậu. Để giữ dáng cây, ông thường xuyên uốn, cắt, tỉa cành, sửa tán tạo thế cây theo kiểu long, trực, huyền, hoành… Những lứa đầu, cây ra hoa và quả non, ông Hà vặt bỏ hết hoa, quả để các chất dinh dưỡng tập trung nuôi thân và cành. Tất cả các công đoạn chăm sóc đều đòi hỏi kỹ thuật, phải nghiêm ngặt tuân thủ theo đúng chu kỳ, liều lượng để xử lý sâu bệnh; bón phân hữu cơ cung cấp đủ dưỡng chất nuôi cây, duy trì được mã quả đẹp, da bóng, căng vàng. Tầm tháng 4 âm lịch, những cây quất bonsai được tuyển chọn đưa vào chậu. Để giữ cho cây sinh trưởng, phát triển ra hoa, quả đúng tết trong chậu là điều tương đối khó. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trồng quất cảnh, dưới bàn tay của ông Hà, mỗi cây quất bonsai là một tác phẩm nghệ thuật, được cắt tỉa theo nhiều tên gọi, các thế khác nhau. Một cây quất bonsai đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố: dáng đẹp tự nhiên, không bị bó buộc cũng không bị gò bó theo khuôn mẫu, lá xanh, lộc hoa, quả vàng, quả ương, quả xanh, quả non. Đến nay, ông đã phát triển được hơn 100 chậu quất bonsai chuẩn bị đưa ra thị trường vào dịp cuối năm nay. Với mức giá trung bình từ 2-3 triệu đồng/chậu, trừ chi phí, ông thu lợi từ 100-150 triệu đồng/năm. Khách hàng của gia đình ông Hà đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như: Hà Nội, Ninh Bình, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Dương. Ngoài ra, có một số nhà vườn tại các xã Nam Phong, Nam Toàn, Điền Xá… năm đầu tiên thử nghiệm sản xuất quất bonsai ghép lũa độc đáo và đẹp mắt. Gỗ lũa là phần lõi ở gốc của các cây cổ thụ khô sau khi bị chết, có đặc điểm rất cứng và không bị mối mọt xâm hại. Cây quất được trồng ghép với gỗ lũa có độ tuổi từ 2 tới 5 năm, có chiều cao dưới 1m, vừa đủ để tạo dáng cùng với gỗ. Quất được chọn ghép, tạo dáng từ đầu năm dương lịch. Khác với các loại cây cảnh nghệ thuật ghép lũa thông thường, cành quất ghép lũa được buộc bằng những dây thép nhỏ bám sát vào gỗ, phụ thuộc vào dáng gỗ và chủ đích của người làm. Dự kiến vào dịp tết, mỗi cây quất ghép gỗ lũa sẽ có giá dao động từ 5-10 triệu đồng; những cây dáng độc lạ đặc biệt giá sẽ cao hơn.
Với sự nhanh nhạy nắm bắt thị trường và thị hiếu của khách hàng, nhiều nhà vườn sản xuất, kinh doanh bonsai nói chung và bonsai ăn quả nói riêng đã phát triển đa dạng, phong phú về chủng loại, mở ra hướng sản xuất mới cho người dân các địa phương; trở thành mô hình kinh tế đúng hướng, mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều người dân, nhà vườn cây cảnh nghệ thuật trong tỉnh./.
Mô Hình Trồng Cam Xen Ổi
Đây là mô hình nhằm thực hiện phong trào “đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm”, xây dựng mô hình kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN).
Mô hình thâm canh “trồng cam xen ổi” được triển khai trên quy mô 20 ha với 40 hộ là ĐVTN tham gia, được tiến hành thử nghiệm trong thời gian 4 năm. Theo đó, cam là loại cây chủ đạo, giống được trồng là cam xã Đoài và cam Bù. Ổi được trồng từ giống ổi Đài Loan và ổi Đông Dư.
Đây là các loại giống có năng suất, chất lượng cao. Theo mô hình được triển khai tại xã Thanh Nho thì cứ 3 cây cam trồng xen 1 cây ổi, và chúng có chức năng tương tác, hỗ trợ nhau trong vấn đề phòng trừ sâu bệnh suốt quá trình phát triển.
Để chương trình mang lại hiệu quả kinh tế cao, trước khi triển khai cán bộ Trung tâm đã trực tiếp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho các ĐVTN.
Ngoài ra, tham gia mô hình này các gia đình còn được hỗ trợ cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và kinh phí chăm sóc ba năm đầu. Ông Nguyễn Hữu Hiếu – cán bộ Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương cho biết, lý do để Viện triển khai mô hình “trồng cam xen ổi” là để tận dụng những ưu thế của hai loại cây này đặng tương hỗ cho nhau trong phòng trừ sâu bệnh.
Theo giải thích của kỹ sư Hiếu thì cây cam thường bị nhiễm bệnh, các bệnh này lây truyền là do nguồn giống bị nhiễm bệnh và tác nhân khác là rầy.
Giống sạch bệnh thì giải quyết được vấn đề nguồn bệnh, còn với tác nhân truyền bệnh thì qua nghiên cứu, một loại chất đặc biệt trên cây ổi sẽ xua đuổi rầy nên vùng có cây ổi thì rầy không hoặc ít xuất hiện.
Do vậy, ngoài việc chọn giống tốt, sạch bệnh thì việc trồng ổi xen cam là biện pháp tối ưu nhất để phòng bệnh cho cam. Mô hình này cũng là mô hình đầu tiên được trồng thí điểm tại Nghệ An.
Ngay sau khi mô hình được triển khai vào cuối năm 2009, 40 hộ đoàn viên thanh niên của xã Thanh Nho đã tiến hành trồng và chăm sóc mô hình này một cách chu đáo.
Đến nay, phần lớn các vườn cam xen ổi này đã được gia đình các đoàn viên trồng mới và mặc dù chỉ là giai đoạn đầu của mô hình nhưng nhiều người đã tin tưởng vào hiệu quả của nó.
Anh Lê Văn An, chủ một trong những vườn cam xen ổi được trồng từ mô hình này phấn khởi: Tham gia vườn cây này, chúng tôi ngoài việc được hỗ trợ kinh phí, cây giống còn được sự chỉ dẫn tận tình của cán bộ phòng Nông nghiệp và Viện nghiên cứu rau quả Trung ương nên rất yên tâm.
Để góp phần mang lại hiệu quả cao từ mô hình, thông qua nguồn vốn hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, Huyện đoàn Thanh Chương đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Rau, hoa, quả Gia Lâm xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước bằng phương pháp tưới phun mưa cho vườn cam trên diện tích gần 2 ha.
Mô hình này có giá trị gần 164 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 126 triệu đồng, được thực hiện tại hộ anh Võ Văn Lành ở Chi đoàn 10 xã Thanh Nho.
Cũng nằm trong chương trình này, Viện Ngiên cứu Rau quả Trung ương đang kết hợp đưa vào trồng khảo nghiệm một số giống mới cho năng suất, chất lượng cao như giống quýt PQI, giống cam không hạt Valenxia II ở diện tích nhỏ và tiếp tục khảo sát trên toàn huyện để có kế hoạch hỗ trợ xây dựng mô hình cho ĐVTN vào các năm tiếp theo.
Anh Lê Đình Thọ – Huyện đoàn Thanh Chương cho biết: Với việc thử nghiệm thành công mô hình trồng cam xen ổi và phương pháp tưới phun mưa tiết kiệm, thời gian tới Huyện đoàn sẽ phối hợp, đề xuất để nhân rộng mô hình ra toàn huyện, góp phần tạo công ăn việc làm cho ĐVTN.
Thậm chí với mô hình này, Huyện đoàn đang kỳ vọng vào sự làm giàu chính đáng của đoàn viên ngay chính trên quê hương mình.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mô Hình Trồng Cây Dừa Xiêm, Xen Canh Cây Ăn Quả Của Gia Đình Anh Lê Văn Hậu, Thôn 9 Xã Thọ Vực. trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!