Đề Xuất 3/2023 # Mô Hình Bưởi Xen Ổi: Lấy Ngắn Nuôi Dài # Top 4 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Mô Hình Bưởi Xen Ổi: Lấy Ngắn Nuôi Dài # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mô Hình Bưởi Xen Ổi: Lấy Ngắn Nuôi Dài mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Việc trồng 2 loại cây đan xen với nhau không chỉ giải quyết tốt vấn đề kinh tế trước mắt và lâu dài, mà xen đúng các loại cây còn giúp giảm thiểu sâu hại. Mô hình trồng xen giữa cây bưởi và cây ổi tại Khánh Vĩnh đáng được nghiên cứu nhân rộng.

Một cách làm hay

Vườn bưởi rộng 6ha của ông Đặng Thái Luyện (thôn Sơn Thành, xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh) hiện có 2.400 cây bưởi, trong đó khoảng 1/3 đã cho thu hoạch, số còn lại từ 1 năm đến 2,5 năm tuổi, tất cả đều xanh tốt. Điều đáng chú ý là giữa những hàng bưởi, ông Luyện còn trồng 700 gốc ổi giống ổi lê Đài Loan.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham quan mô hình trồng bưởi xen ổi tại vườn ông Luyện.

Theo ông Luyện, việc trồng ổi sẽ hạn chế được tối đa loại rầy chổng cánh gây hại cho cây bưởi. Rầy chổng cánh được xem là đối tượng côn trùng gây hại nguy hiểm nhất trên cây có múi nói chung, trong đó có cây bưởi. Chúng đặc biệt xuất hiện nhiều khi cây bưởi ra đọt non hoặc trổ bông. Cây bưởi bị rầy chổng cánh tấn công sẽ bị vàng lá, cành khô héo. Cây bưởi bị bệnh giảm hẳn năng suất, nếu có trái thì trái cũng nhỏ, xù xì, méo mó, hầu như không bán được.

Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khánh Vĩnh, hiện nay, trên địa bàn xuất hiện một số mô hình trồng xen ổi với bưởi. Ngoài ra, còn có các mô hình xen chanh, chuối, dứa… với bưởi nhằm giải quyết vấn đề trước mắt trong quá trình cây bưởi phát triển. Đến thời điểm bưởi cho thu hoạch sẽ giảm dần số lượng, mức độ vào những cây ngắn ngày. Lấy ngắn nuôi dài

Theo UBND huyện Khánh Vĩnh, cây bưởi đang được người dân tập trung đầu tư bài bản, chất lượng cao. Diện tích bưởi da xanh của huyện đang phát triển từng ngày. Nếu như khoảng 5 năm trước, toàn huyện chỉ có khoảng 130ha thì nay đã vượt qua con số 500ha. Đơn cử như xã Khánh Phú, địa phương còn nhiều khó khăn nhưng tốc độ phát triển diện tích bưởi da xanh đang thuộc loại mạnh nhất huyện.

Ngay cả ở quy mô nhỏ hơn, chỉ độ 200 gốc bưởi cũng khó thực hiện. Chưa kể cây bưởi phải mất khoảng 4 năm trồng, chăm sóc, đầu tư chu đáo mới có thể cho thu hoạch. Đó là một quãng thời gian dài. Vì thế, để giải quyết vấn đề trước mắt, không ít hộ đang áp dụng việc trồng các loại cây cho thu hoạch sớm trước, rồi sau đó xen bưởi vào để lấy ngắn nuôi dài.

Với mô hình trồng ổi xen bưởi, bên cạnh tác dụng phòng bệnh như đã nói ở trên, thu nhập từ cây ổi cũng rất đáng kể. “Sau 8 tháng trồng, ổi đã cho thu hoạch đều đặn quanh năm. Mỗi năm, 1 cây ổi cho bình quân 20kg quả. Với 700 gốc ổi đang có, bình quân mỗi tháng cũng thu được hơn 2 tấn quả. Giá bán tại vườn hiện quanh mức 15.000 đồng/kg. Đây đang là thu nhập chính nhằm giải quyết cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày và đầu tư phân bón, tưới tiêu, chăm sóc cây bưởi”, ông Luyện chia sẻ.

Được biết, hiện nay, Khánh Vĩnh đã có các mô hình hợp tác xã trồng cây ăn quả, tổ sản xuất trái cây an toàn nhằm nâng cấp quy trình trồng, chăm sóc và cho ra thị trường những trái bưởi không chỉ thơm ngon mà còn an toàn, sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn để có thể vào được các kệ hàng siêu thị, trung tâm mua sắm. 3 hợp tác xã và 16 tổ hợp tác cây ăn quả đã được thành lập, củng cố nhằm liên kết hỗ trợ nhau về kỹ thuật; giống cây trồng; vật tư nông nông nghiệp; kết hợp các dịch vụ làm đất, thu hoạch; tiêu thụ nông sản. Trong đó, có 82ha cây ăn quả, chủ yếu là bưởi da xanh của 51 hộ thành viên.

Tổ sản xuất trái cây an toàn Khánh Vĩnh đã được chứng nhận VietGAP. Dự kiến trong tháng 6 này, nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm bưởi da xanh Khánh Vĩnh sẽ chính thức được công bố. Đó là những bước tiến đáng kể cần được tiếp tục duy trì, phát triển nhằm đưa loại cây chủ lực này thực sự trở thành cứu cánh cho bài toán kinh tế ở huyện miền núi Khánh Vĩnh.

Theo Báo Khánh Hòa

Mô Hình Trồng Cam Xen Ổi

Đây là mô hình nhằm thực hiện phong trào “đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm”, xây dựng mô hình kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN).

Mô hình thâm canh “trồng cam xen ổi” được triển khai trên quy mô 20 ha với 40 hộ là ĐVTN tham gia, được tiến hành thử nghiệm trong thời gian 4 năm. Theo đó, cam là loại cây chủ đạo, giống được trồng là cam xã Đoài và cam Bù. Ổi được trồng từ giống ổi Đài Loan và ổi Đông Dư.

Đây là các loại giống có năng suất, chất lượng cao. Theo mô hình được triển khai tại xã Thanh Nho thì cứ 3 cây cam trồng xen 1 cây ổi, và chúng có chức năng tương tác, hỗ trợ nhau trong vấn đề phòng trừ sâu bệnh suốt quá trình phát triển.

Để chương trình mang lại hiệu quả kinh tế cao, trước khi triển khai cán bộ Trung tâm đã trực tiếp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho các ĐVTN.

Ngoài ra, tham gia mô hình này các gia đình còn được hỗ trợ cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và kinh phí chăm sóc ba năm đầu. Ông Nguyễn Hữu Hiếu – cán bộ Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương cho biết, lý do để Viện triển khai mô hình “trồng cam xen ổi” là để tận dụng những ưu thế của hai loại cây này đặng tương hỗ cho nhau trong phòng trừ sâu bệnh.

Theo giải thích của kỹ sư Hiếu thì cây cam thường bị nhiễm bệnh, các bệnh này lây truyền là do nguồn giống bị nhiễm bệnh và tác nhân khác là rầy.

Giống sạch bệnh thì giải quyết được vấn đề nguồn bệnh, còn với tác nhân truyền bệnh thì qua nghiên cứu, một loại chất đặc biệt trên cây ổi sẽ xua đuổi rầy nên vùng có cây ổi thì rầy không hoặc ít xuất hiện.

Do vậy, ngoài việc chọn giống tốt, sạch bệnh thì việc trồng ổi xen cam là biện pháp tối ưu nhất để phòng bệnh cho cam. Mô hình này cũng là mô hình đầu tiên được trồng thí điểm tại Nghệ An.

Ngay sau khi mô hình được triển khai vào cuối năm 2009, 40 hộ đoàn viên thanh niên của xã Thanh Nho đã tiến hành trồng và chăm sóc mô hình này một cách chu đáo.

Đến nay, phần lớn các vườn cam xen ổi này đã được gia đình các đoàn viên trồng mới và mặc dù chỉ là giai đoạn đầu của mô hình nhưng nhiều người đã tin tưởng vào hiệu quả của nó.

Anh Lê Văn An, chủ một trong những vườn cam xen ổi được trồng từ mô hình này phấn khởi: Tham gia vườn cây này, chúng tôi ngoài việc được hỗ trợ kinh phí, cây giống còn được sự chỉ dẫn tận tình của cán bộ phòng Nông nghiệp và Viện nghiên cứu rau quả Trung ương nên rất yên tâm.

Để góp phần mang lại hiệu quả cao từ mô hình, thông qua nguồn vốn hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, Huyện đoàn Thanh Chương đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Rau, hoa, quả Gia Lâm xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước bằng phương pháp tưới phun mưa cho vườn cam trên diện tích gần 2 ha.

Mô hình này có giá trị gần 164 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 126 triệu đồng, được thực hiện tại hộ anh Võ Văn Lành ở Chi đoàn 10 xã Thanh Nho.

Cũng nằm trong chương trình này, Viện Ngiên cứu Rau quả Trung ương đang kết hợp đưa vào trồng khảo nghiệm một số giống mới cho năng suất, chất lượng cao như giống quýt PQI, giống cam không hạt Valenxia II ở diện tích nhỏ và tiếp tục khảo sát trên toàn huyện để có kế hoạch hỗ trợ xây dựng mô hình cho ĐVTN vào các năm tiếp theo.

Anh Lê Đình Thọ – Huyện đoàn Thanh Chương cho biết: Với việc thử nghiệm thành công mô hình trồng cam xen ổi và phương pháp tưới phun mưa tiết kiệm, thời gian tới Huyện đoàn sẽ phối hợp, đề xuất để nhân rộng mô hình ra toàn huyện, góp phần tạo công ăn việc làm cho ĐVTN.

Thậm chí với mô hình này, Huyện đoàn đang kỳ vọng vào sự làm giàu chính đáng của đoàn viên ngay chính trên quê hương mình.

Mô Hình Trồng Ổi Đài Loan Xen Canh Dừa Xiêm

Vài năm gần đây, để nâng cao hiệu quả kinh tế, bên cạnh việc chuyên canh cây dừa, nhiều nông dân đã xen canh trồng ổi Đài Loan tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể.

Trên diện tích gần 2 sào, mấy năm qua anh Nguyễn Văn Tánh – nhà ở thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp thử nghiệm nhiều giống cây trồng khác nhau để tìm hướng canh tác hiệu quả. Đầu năm 2014, anh quyết định xuống miền Tây tham quan các mô hình nông nghiệp tiêu biểu ở đây.

Sau đó, anh quyết định chọn giống ổi Đài Loan về trồng thử nghiệm. Khác với những cây trồng trước đó, đối với cây ổi, anh Tánh không trồng độc canh mà quyết định xen canh cùng lúc xuống giống cây dừa xiêm. Đến nay, sau một năm trồng, mô hình ổi Đài Loan kết hợp dừa xiêm mang lại hiệu quả cao.

Theo anh Tánh, cứ khoảng một tuần là cây ổi Đài Loan lại cho thu hoạch một lần. Với 110 gốc ổi, bình quân mỗi tháng anh thu hoạch gần 5 tạ ổi. “Giá thành bán tại vườn của giống cây này dao động gần 10.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ cũng khá tốt nhờ vào đối tượng khách du lịch và nhu cầu tại địa phương.

Bên cạnh đó, kỹ thuật trồng ổi Đài Loan cũng khá đơn giản, chỉ cần chú ý 2 yếu tố chính là nước và phân bón. Riêng về các bệnh trên trái như ruồi đục, rầy trắng… cũng không ảnh hưởng nhiều đến ổi, bởi sau 2 tháng các trái được bao nylông để cách ly sâu bệnh.

Anh Trần Minh Quân – Chủ tịch Hội Nông dân xã Thiện Nghiệp cho biết: Nhiều năm qua bà con chỉ canh tác độc canh cây dừa xiêm trên vùng đất cát, ít có xen canh để tăng thu nhập. Tuy nhiên một, hai năm trở lại đây thì việc xen canh đã được nông dân quan tâm. Và mô hình trồng ổi Đài Loan kết hợp với dừa xiêm là một mô hình mới. Qua đánh giá, mô hình này đang cho hiệu quả kinh tế cao. Thời gian đến, chúng tôi sẽ nghiên cứu, đánh giá thêm và có khả năng cho nhân rộng mô hình này.

Mô hình trồng cây dừa xiêm xen canh ổi Đài Loan được đánh giá cao nhờ vào yếu tố lấy ngắn nuôi dài và tận dụng tốt quỹ đất trống. Người trồng có thể sử dụng khoảng không gian giữa hai cây dừa để xuống giống một gốc ổi. Và cứ sau 5, 6 tháng là ổi bắt đầu cho trái liên tục. Đến năm thứ 4, khi bắt đầu thu hoạch dừa xiêm thì cũng là lúc giống ổi này hết tuổi thu hoạch.

Theo Báo Bình Thuận

Trồng Xen Ổi Và Bưởi Để Phòng Bệnh

Phương pháp xua đuổi rầy chổng cánh truyền bệnh vàng lá gân xanh (greening) ra khỏi vườn cây có múi bằng cách trồng xen ổi và bưởi để phòng bệnh là một phát hiện mới, mọi nhà vườn có thể áp dụng ngay và không phải tốn kém.

Nội dung trong bài viết

Cây ổi “đuổi” rầy gây bệnh vàng lá

Biện pháp áp dụng trồng xen ổi

Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam vừa hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật áp dụng trồng xen ổi trong vườn cây có múi như sau:

Cây ổi “đuổi” rầy gây bệnh vàng lá

Trong các cơ hội lây lan bệnh đối với bệnh vàng lá gân xanh (greening) nguy hiểm nhất do rầy chổng cánh (tên khoa học Diaphorina citri Kuwayana, họ Psyllidae – bộ Homoptera). Thành trùng thích sống và đẻ trứng trên cây chanh, cam, quýt, bưởi,… chích hút nhựa cây để sống, nhưng đồng thời rầy chổng cánh vô tỉnh mang theo vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiatỉcus trên kim chích và nước bọt truyền cho cây khỏe. Theo cơ chế này hàng loạt cây có múi khỏe bị rầy chổng cánh truyền bệnh greening và sau đó, trong tầm hoạt động, rầy chổng cánh tiếp tục tấn công trên những cây không nhiễm bệnh trong một vùng rộng lớn.

Có nhiều biện pháp phòng trừ rầy chổng cánh: Nuôi kiên vàng Oecophylla smaragdina, sử dụng dầu khoáng; thuốc trừ sâu lưu dẫn,… nhưng việc trồng xen Ổi vào vườn cây có múi được nhiều nhà vườn chú ý quan tâm nhất hiện nay. Đây là biện pháp ít tốn kém, mang lại thu nhập từ cây ổi sau 1 năm thay vì chỉ trồng thuần cây có múi 3 năm sau mới bắt đầu có thu nhập.

Biện pháp áp dụng trồng xen ổi

Bước 1: Vệ sinh nguồn bệnh xung quanh:

– Loại bỏ nguồn bệnh ra khỏi vườn bằng cách nhổ bỏ các cây bị nhiễm.

– Trồng cây sạch bệnh (được sản xuất trong nhà lưới 2 cửa), có nguồn gốc rõ ràng, có bảo vệ khi vận chuyển (xử lý thuốc trước khi vận chuyển).

– Tỉa cành và bón phân hợp lý để điều khiển các đợt đọt ra tập trung, dễ theo dõi và dễ phát hiện sự hiện diện của rầy chổng cánh.

– Trồng cây chắn gió xung quanh vườn (chiều cao 4m) để hạn chế sự tái xâm nhiễm của rầy chổng cánh từ nơi khác đến, vì gió cũng có tác dụng ảnh hưởng đến sự phát tán và di chuyển của rầy trưởng thành.

– Không nên trồng các loại cây nguyệt quới, cần thăng, kim quýt gần vườn cam quýt, nhất là vườn ươm sản xuất cây giống.

Bước 2: Đào mương lên liếp nên áp dụng ở vùng ĐBSCL nhằm mục đích xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác. Mương thoát và tiêu nước có chiều rộng từ 1 – 2m, liếp có kích thước chiều ngang từ 6 – 8m. Lên liếp có thể áp dụng theo kiểu cuốn chiếu hoặc đắp mô.

Bước 3: Chọn giống ổi, cây có múi: ổi xá lỵ nghệ; nhân giống bằng chiết cành, ghép cành (cây cao 40cm); giống cây cam quýt phải sạch bệnh mua từ Viện, Trường, Trung tâm giống các tỉnh.

Bước 4: Khoảng cách trồng:

– Trồng ổi trước 6 tháng (tháng 12 âm lịch năm trước) để cây ổi có đủ mùi xua đuổi rầy chổng cánh. Sau đó trồng cam quýt (tháng 4 âm lịch).

– Khoảng cách trồng ổi: 2,5 x 2,5m hoặc 3 x 3m.

– Khoảng cách trồng giống cam, quýt: 2,5 x 2,5m hoặc 3 x 3m; bưởi: 4 x 5m hoặc 5 x 6m.

Bước 5: Tạo khung cành và tỉa cành

– Cây Ổi có chiều cao thấp hơn hoặc cao hơn cây cam, quýt chừng 20 – 30cm là có đủ mùi xua đuổi rầy. Ở ĐBSCL cây ổi được cắt đọt nhiều lần trong năm, đây là điều kiện tốt tạo mùi xua đuổi rất mạnh để đuổi rầy chổng cánh.

Bước 6: Vào mùa mưa ẩm độ cao, nhà vườn chú ý cắt bỏ các cành ổi giúp giảm bớt ẩm độ và rút hết nước trong vườn sau những cơn mưa kéo dài.

Chú ý: Thăm vườn thường xuyên phòng trừ bệnh vàng lá, thối rễ.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mô Hình Bưởi Xen Ổi: Lấy Ngắn Nuôi Dài trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!