Cập nhật nội dung chi tiết về Magie Và Vai Trò Của Magie Dối Với Cây Trồng mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tên gọi chung của các loại phân cung cấp Mg2+ cho cây trồng
Độ dinh dưỡng của phân Magie được đánh giá bằng hàm lượng %MgO trong phân.
1. Tác dụng của Magie đối với cây trồng:
– Magiê (Mg) là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho thực vật, là thành phần quan trọng của clorophyll và đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp.
– Ở thực vật, Mg được hấp thụ ở dạng ion Mg2+. Giống như canxi (Ca2+), Mg tới các rễ cây do di chuyển theo trọng lượng và khuếch tán. Lượng Mg do các cây trồng hấp thụ thường ít hơn Ca hoặc K. Mg trong các phân tử clorophyll chiếm khoảng 10% tổng Mg ở lá. Hầu hết Mg ở cây trồng đều nằm trong nhựa cây và tế bào chất.
Magie trong diệp lục (phải) được ví như Sắt trong máu (trái)
– Mg được phân loại như một chất dinh dưỡng trung lượng. Mg thực hiện một số chức năng điều chỉnh, hóa sinh và sinh lý trong thực vật như: Hình thành clorophyll, kích hoạt của enzym, tổng hợp protein và hình thành nhiễm sắc thể, chuyển hóa hyđrat cacbon và vận chuyển năng lượng.
– Ngoài ra, Mg còn hoạt động như một chất xúc tác trong các phản ứng khử oxy hóa trong các mô thực vật. Nó cũng hỗ trợ hoạt động của sắt (Fe) và giúp các thực vật chống lại tác động có hại của quá trình thông khí kém. Bằng cách sử dụng một tác động tích cực dựa vào các màng tế bào và các màng thấm, Mg có thể làm tăng khả năng chống lại khô hạn và bệnh tật của cây trồng.
* Biểu hiện cây trồng thiếu Magie:
Thiếu magiê, thân lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già trong khi hai bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, cây dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa.
Biểu hiện thiếu Magie trên cây trồng
Triệu chứng đầu tiên là lá nhạt, sau đó gân lá chuyển vàng. Trong một số loại cây, có thể sẽ đốm đỏ hay màu tím trên lá.
Sự biểu hiện của triệu chứng phụ thuộc rất lớn vào cường độ ánh sáng mà lá được tiếp xúc. Cây trồng ít được tiếp xúc với ánh sáng sẽ dễ thấy các triệu chứng hơn.
Điều gì cản trở cây hút Mg?
Khi môi trường đất quá chua, hàm lượng Mg trao đổi giảm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hút Mg của cây. Khi đất chua thì nhôm di động (Al++) sẽ cao, cũng cản trở rất lớn đến hút Mg để tạo chất khô cho cây.
Ví dụ, cây ngô trồng trong môi trường đất chua, pH 4, có bổ sung 0,1 milimol nhôm, sau 23 ngày thân cây chỉ hút được 0,12% Mg, còn ở pH 6, thì cây hút đươc 0,28% Mg vào trong thân cây. Cũng chiều hướng như vậy, nhưng ở trong rễ thì ảnh hưởng này còn lớn hơn rất nhiều: Sau 23 ngày, trong rễ cây chỉ hút được 0,08% Mg ở pH 4, còn ở môi trường pH 6 và không có bổ sung 0,1 milimol nhôm thì rễ ngô hút được 0,47% Mg.
Như vậy, khi cây ngô trồng trong điều kiện đất chua nhiều thì sẽ rất ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất. Vì ngay cả phun phân bón lá có chứa Mg thì cây cũng hút được rất ít so với không phun Mg.
Còn trong đất lúa thì sao?
Tại Trung Quốc đã thực hiện nghiên cứu trên 6 nhóm đất có hàm lượng Mg trao đổi từ 15,5 ppm (pH 5,5), đến 51,4 ppm (pH5,6). Thí nghiệm bón bổ sung 18,75 kg Mg/ha cho lúa. Kết quả chỉ có 2 loại đất có hàm lượng Mg trao đổi là 15,5 và 23,0 ppm có năng suất lúa tăng được 16,5-17,4%. Như vậy có thể kết luận đất có hàm lượng Mg trao đổi trên 23 ppm là cao, nên bón thêm Mg không có hiệu lực, thậm chí Mg trao đổi trong đất quá cao (51,4 ppm) làm giảm năng suất lúa. Các tác giả đã xếp hạng, nếu hàm lượng Mg trao đổi trong đất dưới mức 6 ppm là thấp, 6,26 ppm là trung bình và trên mức 6 – 7 ppm là cao. (GS.TS MAI VĂN QUYỀN)
2. Các loại phân và hợp chất chứa Magie
1/ Phân lân nung chảy (Văn Điển, Ninh Bình) chứa 15 – 17% MgO.
Như vậy bón 60kg/ha P2O5 (360kg phân) có thể cung cấp cho cây 54 kg MgO một lượng MgO đủ để đảm bảo cân bằng magie.
2/ Photphat cứt sắt (photphat xỉ lò) có 2-5% MgO
Phân bón phốt phát từ xỉ lò được sử dụng trong nông nghiệp ở một số quốc gia.
Bảng Thành phần của xỉ cơ bản: P2O5: 15 – 20%; Al2O3: 0.5 – 2.5%; CaO: 42 – 50%; Fe2O3: 9 – 13%; SiO2: 4 – 6%; MnO: 3 – 6%; MgO: 2 – 5%
3/ Phân sunphat kali – magiê chứa 5 – 10% MgO
Các dạng khoáng vật bao gồm:
+ Kainit: MgSO4• KCl• H2O (19% K2O; 12,9% S; 9,7% MgO)
+ Schönit: K2SO4 • MgSO4 • 6 H2O
+ Leonit: K2SO4 • MgSO4 • 4 H2O
+ Langbeinit: K2SO4 • 2 MgSO4
+ Glaserit: K3Na(SO4)2
+ Polyhalit: K2SO4 • MgSO4 • 2 CaSO4 • 2 H2O
4/ Dolomite và dolomite nung:
Dolomite là loại đá vôi có khá nhiều ở nước ta. Tỷ lệ magie trong dolomite nước ta trình bày trong bảng sau:
Tỷ lệ % CaO/MgO CaO MgO Đá vôi dolomite A 54,7 – 42,4 0,9 – 9,3 90/10 Đá vôi dolomite B 42,4 – 31,6 9,3 – 17,6 75/25 Dolomite 31,6 – 30,2 17,6 – 20 60/40 Đá vôi 56,1 – 54,7 0 – 0,9
Dolomite và Dolomite nung
Có thể dùng ở dạng MgO (dolomite nung) hay MgCO3 (dolomite nghiền). Tỷ lệ MgO trong dolomite nung cao hơn dolomite nghiền. Tỷ lệ MgO trong một số dolomite nung như sau:
Nung từ dolomite: 29,3 – 33,3% MgO
Nung từ đá vôi dolomite A 1,5 – 5,5% MgO
Nung từ đá vôi dolomite B 15,5 – 29,3 MgO
5/ Secpentin:
Quặng Secpentin
Secpentin là loại khoáng silica magie có chứa 2Mg.2SiO3.2H2O hay Mg3H42O9, ngoài ra còn có MgSiO3 và một ít hợp chất sắt. Hàm lượng MgO là 18-25% và SiO2 là 40-48%.
6/ Phân borat magiê (admontit) chứa 19% Mg
Quặng Admontit
Admontit là một khoáng vật borat magie với công thức hóa học MgB6O10·7H2O. Nó được đặt theo tên Admont, Úc. Khoáng vật này có độ cứng 2 đến 3.
7/ Quặng Dunit và Kiserit.
Dunit Mg2SiO4 + Fe2SiO4 là loại quặng chứa 24-28% MgO 35-39% SiO2 và 3-8% FeO.
Mg2SiO4 không hòa tan trong nước, nhưng Mg có thể trao đổi với ion H trong phức hệ hấp thu, vừa khử chua vừa làm giàu Mg.
Kiserit (MgSO4.H2O) và magie sunphat (MgSO4.7H2O) là hai loại muối hòa tan.
Trong Kiserit có chứa 29,13% MgO, magie sunphat có chứa 16,2% MgO.
8/ Phân Magie Chelate (EDTA-Mg-6)
Magie Chelate (EDTA-MgNa2)
Tên hóa học: Ethylenediaminetetraacetic acid, Magnesium – Disodium complex, Magnesium sodium ethylenediaminetetraacetate
Công thức phân tử: C10H12N2O8MgNa2
Khối lượng phân tử: 358.52
pH = 6.5 – 7.5
Dạng bột màu trắng xám, hòa tan tốt và ổn định trong nước, độ hòa tan trong nước 99,95%
Cây thanh long bị thiếu Mg
Cây Ngô bị thiếu Maige
Vai Trò Của Silic Đối Với Cây Trồng
Vai Trò Của Silic Đối Với Cây Trồng
Vai Trò Của Silic Đối Với Cây Trồng
1. Silic Trong Cây Trồng
Tất cả các loại cây trồng đặc biệt là cây hòa thảo đều chứa Silic, đây cũng là nguyên tố cao nhất trong các yếu tố gần gấp 3 lần kali ( kali là nguyên tố cao thứ 2 )
Cây trồng kể cả cây non cũng có thể lấy được Silic trong đất dưới dạng ion SiO32- ( hàm lượng dinh dưỡng được tính quy đổi ra % SiO2).
Rễ sau khi hấp thu Silic sẽ được vận chuyển và tích tụ ở nhiều vị trí trên cây như:
Ở xylem (mạch gỗ) và thành tế bào xylem giúp ngăn cản sự sụp đổ khi hô hấp tăng.
Ở dọc trục rễ và thành trong của biểu bì (endodermis), hoạt động như một cơ chế rào cản rất hiệu quả chống lại sự xâm nhiễm vào trụ giữa của cây do tác nhân bệnh và thực vật ký sinh.
Ở chồi, lá và thành tế bào biểu bì lá sự phân phối Silic phụ thuộc vào tỉ lệ thoát hơi nước của cây và tích tụ sau khi thoát hơi nước ở giai đoạn cuối giúp chống lại sự mất nước do thoát hơi nước qua lớp cutin và sự xâm nhiễm của nấm.
2. Vai Trò Của Silic Đối Với Cây Trồng
– Cây trồng đáp ứng với Si quan trọng nhất là lúa, có mối tương quan chặt giữa hàm lượng Si trong rơm rạ với năng suất lúa (Park, 1979 – trích dẫn bởi Mengel và Kirkby, 1987), hiệu lực của Si đối với bội thu năng suất hạt lúa rất rõ (Nagabovanalli và công sự, 2002). Hơn nữa, Si cũng có tác dụng tốt lên các yếu tố cấu thành năng suất như số bông, số hạt/bông và % hạt chắc. Silic đặc biệt kích thích sự tái tạo các cơ quan của cây lúa (Mengel và Kirkby, 1987).
Silic giúp cho lá mọc vươn thẳng, tạo điều kiện cho cây hấp thu ánh sáng tốt hơn, tăng khả năng quang hợp và tăng hiệu lực
của
phân nitơ.
Tác dụng tương hỗ giữa silic với photpho giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, cây tăng trưởng nhanh làm pha loãng nồng độ sắt, nhôm trong cây do đó làm tăng khả năng chống chịu phèn cho cây.
Làm tăng khả năng oxy hóa của rễ lúa làm giảm tác hại do hút quá nhiều sắt và mangan.
Cần cho sự tạo thành diệp lục, cần thiết cho quang hợp.
Làm cho cây cứng
hơn,
chống được đ
ổ ngã do mưa gió
.
Như vậy silic có tác dụng chủ yếu đến tính chống chịu: thiếu ánh sáng, thiếu nước, nhiệt độ cao và sâu bệnh hại.
Hiệu quả của bón Silic cho cây trồng chưa nhiều nhưng kết quả ban đầu cho thấy đối với một số cây như thuốc lá, dưa chuột, ngô và lúa đặc biệt là lúa đồi, lúa mì, lúa mạch cao lương bón Silic lợi nhiều mặt và tăng năng suất.
Vì số lượng silic trong đất cao cho nên định lượng silic trong đất không ích lợi cho việc xác định nhu cầu cần bón.
3. Nguồn Cung Cấp Silic
Silic được sử dụng trong nông nghiệp có từ 2 nguồn:
Trong tự nhên: hàm lượng Silic trong rơm rạ, vỏ trấu, bã cây mía, vỏ dừa khá cao, nếu khai thác chế biến hợp lý cũng làm tăng hiệu lực của Si và nâng cao hiệu quả của phân hữu cơ – Khoáng (có chứa Si hữu hiệu cao).
Phân hóa học:
+ Lân nung chảy: 24 – 32% SiO2.
+ Thủy tinh lỏng Na2SiO3: 25 – 27% SiO2.
+ Sodium Silicate Pentahydrate: 28.5 ± 1.0% SiO2.
+ Silico photphat canxi: 10 – 11% SiO2.
+ Xỉ lò cao: 30 – 40% SiO2.
+ Quặng Secpentine: 40-48% SiO2.
Vai Trò Của Axit Humic Đối Với Cây Trồng
Axit humic là một thành phần quan trọng của chất hữu cơ trong đất được hình thành do tích tụ và phân huỷ không hoàn toàn tàn dư thực vật trong điều kiện yếm khí.
Hàm lượng Axit Humic trong mùn hữu cơ tùy theo đặc điểm địa chất, thảm thực vật, thời gian phân hủy yếm khí.
+ Axit Humic là nền tảng của tất cả các đất đai màu mỡ, duy trì độ phì nhiêu của đất
+ Cải thiện độ ẩm của đất
+ Giúp đất tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng và khả năng giữ nước,
+ Là nguồn thức ăn cho các vi sinh vật có lợi cho đất.
+ Giảm độ mặn vượt quá trong đất
+ Tăng khả năng hút dinh dưỡng trong đất của cây trồng,
+ Hạn chế tối đa sự rửa trôi khoáng dinh dưỡng trong đất
+ Axit humic giúp bẻ gãy mối liên kết giữa các chất dinh dưỡng trong đất, làm cho cây trồng dễ hấp thu hơn.
+ Cung các chất dinh dưỡng cần thiết cho rễ nhanh chóng hấp thu và giúp cây trồng phát triển tối ưu.
+ Tăng hiệu quả sử dụng các loại phân bón
+ Đẩy nhanh quá trình nảy mầm hạt giống
+ Cải thiện bộ rễ cây khỏe mạnh
+ Tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, chua phèn…
2/ CÁCH SỬ DỤNG AXIT HUMIC
– Dùng Axit humic để bón cùng với phân chuồng, hoặc lót dưới hố chất thải phân của các chuồng trại chăn nuôi heo, gà, bò…, sau đó sử dụng hỗn hợp này chuyển sang hố ủ thêm men vi sinh để làm phân bón hữu cơ sinh học bón cho rau màu, cây ăn trái, cây trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ.
– Hoạt hóa Axit Humic với dung dịch kiềm (KOH) để chuyển thành Kali Humate bón cho các loại cây trồng.
– Dùng bón lót cho cây trồng hoặc làm nguyên liệu trong sản phẩm phân hữu cơ: Bã mùn mía, men vi sinh phân hủy Xenlulo, vi sinh khử mùi, hỗn hợp vi lượng vô cơ và vi lượng chelate, lân nung chảy…
3/ ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN SỬ DỤNG
– Sử dụng cho tất cả các loại cây trồng: Cây ăn quả, cây công nghiệp…
– Dùng Axit Humic khi cây bị còi cọc, kém phát triển, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, ngộ độc dinh dưỡng (bón quá nhiều phân bón), cây trồng bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng bời thời tiết khắc nghiệt (rét hoặc hoặc hạn hán).
– Kết hợp với các loại dinh dưỡng khác (đạm, lân, kali, trung vi lượng) để bón thúc cho các loại cây trồng thời kỳ phát triển thân, lá, đẻ nhánh, vươn lóng.
– Sử dụng kết hợp với Kali để bón cho cây lượng thực, cây ăn quả… vào giai đoạn trước khi ra hoa, sau khi đậu quả non, thời kỳ đón đòng cho lúa.
4/ CÁC LOẠI PHÂN BÓN CÓ THÀNH PHẦN AXIT HUMIC
Hữu cơ: 25%; Humic Acid: 2,5%; N: 3%; P2O5: 1,5%; K2O: 2%
Hữu cơ sinh học OVERSOIL (GLOBAL OVERSOIL) – Úc
Hữu cơ: 65%, 1%; N: 3%; P2O5(ts): 2%; K2O: 2%; Humic Acid: 3%; Ca: 3%; Mg: 0.3%; Độ ẩm: 15%. Te : Zn, Fe, Mn, Cu, B, Mo.
Hữu cơ: 70%; N- P2O5(ts)-K2O: 3.5-2-2.5(%) Fulvic+ Humic Acid: 5%; Mg: 0.3%; Ca: 3%; Độ ẩm: 12%; TE: Zn; Fe; Mn; Ca; B)
Bo Và Các Vai Trò Quan Trọng Của Bo Đối Với Cây Trồng
Có một điều chắc hẳn rất nhiều người biết, đó là:
Bo là một trong 10 loại trung vi lượng rất cần thiết đối với cây trồng, trước kia Bo được xếp vào nhóm vi lượng, thế nhưng qua nghiên cứa và thực tế trước nhu cầu của cây trồng thì Bo được xếp và các nguyên tố trung lượng.
Cũng giống như các chất đa lượng, trung và vi lượng khác. Bo luôn có sẵn trong môi trường đất, thế nhưng qua thời gian, qua sự hấp thụ của cây trồng thì cần phải bổ sung Bo cho cây trồng sau các vụ thu hoạch và trong các giai đoạn phát triển của cây trồng. Để cây trồng hấp thụ được tốt, đạt những hiệu cao sau khi sử dụng thì việc bổ sung bo phải được quản lý một cách chính xác và chặt chẽ, bởi lẽ, bón thừa hoặc thiếu Bo đều gây những ảnh hưởng đến cây trồng. Khi không kiểm soát được lượng Bo cho cây có thể bón thừa, điều này có thể còn nguy hiểm hơn khi cây ở trạng thái thiếu.
Bo – Một nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với cây trồng
1. Vậy cây cần Bo như thế nào? Tầm quan trọng của Bo đối với cây trồng như thế nào?
Trước tiên, Bo ảnh hưởng đến các quá trình sau của cây trồng:
– Bo có ảnh hưởng đến quá trình hút chất dinh dưỡng và sự cố định N, sự khử CO2 và sự hoạt hóa diệp lục trong quá trình quang hợp,
– Bo ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp chlorophyll và tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng,
– Bo ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước, vận chuyển các chất trong cây, sự chuyển hóa các chất,
– Bo ảnh hưởng đế sự tạo rễ tạo các bộ phận non đặc biệt là sự tạo thành phấn hoa và kết quả, tính chịu hạn và chịu lạnh, chịu nóng của cây.
– Bo ảnh hưởng đến sự hấp thụ và sử dụng Canxi, bên cạnh đó sẽ điều chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây.
– Qua thử nghiệm và thực tế trong và ngoài nước cho thấy khi sử dụng Bo cho các loại cây trồng nói chung và cây ăn quả nói riêng, năng suất tăng lên từ 15-48% so với khi không sử dụng.
2. Đối với cây ăn quả, Bo có tác dụng như thế nào?
– Bo đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình ra hoa, thụ phấn và hình thành trái cho cây trồng. Khi phun ở nồng độ thích hợp, Bo sẽ chống được tình trạng rụng hoa, cháy hoa.
– Sử dụng Bo sẽ giảm được hiện tượng rụng trái non trên cây trồng rất hiệu quả, đặc biệt hơn khi ở giai đoạn cây đang ra hoa có sử dụng thêm 4-CPA-Na.
– Bo có tác dụng cải thiện chất lượng hạt phấn, tăng cường khả năng thụ tinh cho cây. Muốn điều chỉnh tỷ lệ hoa đực, cái trên cây trồng thì sử dụng Bo là thích hợp nhất, bởi vì Bo giúp giảm được tỷ lệ hoa đực trên cây.
– Sử dụng Bo cho cây trồng giúp quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng cho cây trồng diễn ra tốt hơn.
– Sử dụng Bo cho cây trồng giúp cây trồng tăng khả năng hấp thụ phân bón. Bởi vì khi đủ Bo quá trình hấp thụ và chuyển hóa vật chất sẽ diễn ra nhanh hơn, khả năng hấp thụ các dưỡng chất như đạm, lâm, kali diễn ra dễ dàng hơn.
3. Cách sử dụng Bo mang lại hiệu quả cao cho cây trồng
– Để cây trồng đạt được hiệu quả cao sau khi sử dụng Bo không chỉ đơn thuần là bón cho Bo với nồng độ như ý muốn mà cần tuân thủ theo sự quản lý, khuyến cáo của nhà sản xuất, những quản lý khi đưa vào sản xuất.
– Với đặc điểm nổi trội là dễ tan và tan hoàn toàn trong nước, đất dễ hấp thụ, di chuyển linh hoạt trong đất. Khi cây hút chất nước, Bo sẽ theo nguồn nước được cây hấp thụ. Bởi vậy nên cần quản lý nồng độ của Bo để cung cấp cho cây, tránh tình trạng cây thừa Bo để lại những hậu quả đáng tiếc.
4. Các thời điểm vàng để sử dụng Bo cho cây trồng.
– Để cây phát huy hết được tác dụng của Bo sau khi sử dụng không chỉ phụ thuộc vào nồng độ sử dụng mà còn phụ thuộc rất nhiều đến thời điểm sử dụng cho cây.
– Vậy các thời điểm quan trọng cần bổ sung Bo cho cây đó chính là:
+ Phun vào thời điểm trước khi cây ra hoa để kích thích cây ra hoa
+ Phun vào thời điểm trước khi hoa nở giúp tăng khả năng đậu quả, cải thiện chất lượng hạt phấn, giảm tỷ lệ rụng hoa và cháy hoa.
+ Phun vào thời điểm sau khi cây đậu trái, lúc này Bo sẽ có tác dụng giảm tỷ lệ rụng trái non, kích thích phát triển quả giảm hiện tượng nứt quả, tăng độ bóng, đẹp quả sau này.
Để đảm bảo được lượng Bo bón cho cây không bị dư, ảnh hưởng đến cây trồng cần bón với nồng độ hợp lý, thời điểm thích hợp, ngoài ra có thể bón kết hợp thêm Amino Acid cho cây để cây để tăng độ hữu cơ, kiểm soát được Bo lúc này.
5. Những lưu ý khi sử dụng Bo cho cây trồng
– Với đặc điểm dễ hấp thụ và di chuyển linh hoạt trong nước nên khi bổ sung Bo cần chú ý không nên bón dư Bo cho cây. Bởi lẽ khi cây thừa Bo sẽ có những tác hại còn nguy hiểm hơn so với khi cây thiếu bo.
– Nên sử dụng đúng theo nồng độ khuyến cáo đưa ra
– Không nên phun Bo khi cây đang nở hoa rộ.
Nguồn: Admin tổng hợp
Bạn đang đọc nội dung bài viết Magie Và Vai Trò Của Magie Dối Với Cây Trồng trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!