Cập nhật nội dung chi tiết về Lưu Ý Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Hồng Vào Mùa Mưa Ở Miền Bắc mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách trộn giá thể trồng hoa hồng mùa này như thế nào?
Do đây vẫn đang là thời điểm mùa mưa tại miền Bắc, nên sẽ có vài đặc điểm đặc trưng của mùa mưa, các bạn cần lưu ý mấy điểm này.
Do lượng mưa của mùa mưa thường lớn, thời gian lại kéo dài, mà hầu như năm nay nhiều thời điểm mưa từ đầu tháng đến cuối tháng dẫn đến đất trong chậu thường hay bị đọng nước, xĩnh nước, nếu nước không nhanh thoát, hiện tượng xĩnh nước xảy ra lâu có thể làm cho bộ rễ bị ngạt, úng có thể dẫn đến chết cây, hoặc nếu nước thoát chậm, bộ rễ của cây yếu, dẫn đến cây yếu, từ đó sức đề kháng của cây giảm và có thể dẫn đến nhiều bệnh khác.
Chat ngay với chuyên gia
Nên là điều tiên quyết trong mùa mưa này để cây luôn được khỏe mạnh là độ thoát nước trong chậu phải tốt, mọi người nên sử dụng loại giá thể trồng hoa hồng có độ thoát nước tốt trong mùa này.
Chat ngay với chuyên gia
Cách bón phân cho hoa hồng vào mùa mưa cần lưu ý điểm gì?
Cách bón phân cho hoa hồng vào thời điểm này cũng rất quan trọng. Khi nước đang bị đọng trong chậu do thoát nươc chậm hoặc mưa quá nhiều mà chúng ta lại bón phân không hợp lý, dư lượng phân trong chậu kết hợp với hiện tượng đọng, xĩnh nước chính là cách nhanh nhất hạ gục cây hoa hồng của bạn, nên là thời điểm này, nếu thấy mưa quá nhiều mọi người nên giảm lượng phân bón định kỳ cho cây xuống một nửa hoặc một phần ba với mỗi lần tưới, cũng nên ngâm tan rồi mới tưới để cây có thể hấp thu dễ hơn. Mọi người nên theo dõi dự báo thời tiết để tiện cho kế hoạch bón phân cho hoa hồng, nếu thấy có dự báo mưa lớn hoặc mưa liên tục thì không nên bón, qua đợt mưa hãy bón. Đặc biệt lưu ý là khi vừa bón phân xong mọi người phải tưới qua nước luôn, tránh phân đọng lại trên cành lá trong quá trình tưới sẽ bị cháy lá ảnh hưởng rất lớn đến cây. Điều quan trọng nhất là phải đánh giá được tình trạng sức khỏe của cây kết hợp với thời tiết để bón phân cho hợp lý trong mùa mưa này.
Chat ngay với chuyên gia
Sâu bệnh hại hoa hồng nào mùa này cần lưu ý?
Chat ngay với chuyên gia
Quan trọng nhất là thường xuyên kiểm tra cây, nhặt hết là vàng, lá chết, bệnh, bấm tỉa cành khô, cành chết. Có vậy nấm bệnh không phát sinh và cũng hạn chế lây lan sang các cây khác.
Chat ngay với chuyên gia
https://www.facebook.com/messages/t/noihoituhuongsacviet
Trồng Rau Gì Vào Các Mùa Vụ Ở Miền Bắc?
Ở miền Bắc có khí hậu bốn mùa nên việc trồng và chăm sóc đơn giản nên trồng “mùa nào rau nấy” đảm bảo năng suất và chất lượng ở mỗi mùa vụ.
CÁC MÙA VỤ TRỒNG RAU Ở MIÊN BẮC
THÁNG 1
Đặc Điểm Thời Tiết, Khí Hậu Tháng 1:
Lạnh, ít có mưa nên thời tiết có nắng nhưng không nhiều. Nên chọn các loại rau phát triển tốt ở khí hậu lạnh này. Đây thường là thời điểm có trồng mùa vụ chính các loại rau cho năng suất cao và dinh dưỡng tốt nhất. Ưu điểm khi trông vào thời tiết này sẽ giúp rau không bị sâu bệnh tấn công.
Loại Rau Trồng Phù Hợp:
Bầu
Cà chua
Bắp cải
Súp lơ
Đậu Hà Lan
Các loại rau cải: cải ngọt, cải xanh mỡ, cải ngồng,…
Cà pháo
Xà lách
Rau gia vị
THÁNG 2
Đặc Điểm Thời Tiết, Khí Hậu Tháng 2:
Thời điểm tháng giêng thường có chút ấm hơn so với tháng 1. Tuy nhiên vẫn có nhiều độ ẩm cao, có nắng nhiều. Phù hợp để trồng các loại rau củ ưa ẩm, nhanh thu hoạch. Vào thời điểm này độ phong phú lựa chọn trồng giống cũng nhiều và đa dạng cùng năng suất trồng vào tháng 2 khá cao.
Loại Rau Trồng Phù Hợp:
Họ nhà rau cải: cải chíp, cải bẹ đông dư, cải mào gà,…
Các giống bầu, bí xanh, bí đỏ, bí ngòi,…
Cà tím quả dài
Dưa chuột
Đậu cove leo
Mướp hương, mướp đắng
Mồng tơi
Rau gia vị
THÁNG 3
Đặc Điểm Thời Tiết, Khí Hậu Tháng 3:
Đây là thời điểm chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hè nên thời tiết sẽ ấm lên rất nhiều. Có nhiều nắng và hanh khô. Tuy vậy cũng sẽ đôi lúc có những cơn mưa phùn ẩm ướt. Thích hợp để trồng những giống rau ưa đất ẩm ướt.
Loại Rau Trồng Phù Hợp:
Rau muống
Đậu bắp, đậu đũa
Cải ngọt, cải xanh, cải ngồng,…
Rau ngót
Xà lách đăm cuộn
Các loại rau gia vị: húng quế, ớt,…
mướp đắng, mướp hương
Rau dền
Rau diếp cá
Cà tím
Bí xanh, bí ngòi
Bí đỏ
THÁNG 4
Đặc Điểm Thời Tiết, Khí Hậu Tháng 4:
Vào thời điểm này khí hậu sẽ rất mát mẻ. Thông thường đây là mùa vụ thu hoạch đầu tiên cho năng suất cao nhất. Các giống cây thời điểm này trồng cũng dễ và chăm sóc đơn giản, không tốn công chăm sóc.
Loại Rau Trồng Phù Hợp:
Các loài họ đậu: đậu đũa, đậu cove, đậu Hà Lan,..
Dưa chuột
Các loại bầu, bí
Cây rau thơm
Cà chua
Đậu bắp
Rau dền
Rau đay
Rau cải
Xà lách
THÁNG 5
Đặc Điểm Thời Tiết, Khí Hậu Tháng 5:
Bước vào đầu mùa hè thời tiết sẽ oi nóng, nắng gắt, khí hậu khô. Với điều kiện này thích hợp với các giống rau trồng thu hoạch ngắn ngày, sinh trưởng nhanh. Bạn cũng lưu ý đây là thời điểm các loại sâu bệnh bắt đầu phát triển. Cần chú ý theo dõi thường xuyên để xử lý mầm bệnh kíp thời.
Loại Rau Trồng Phù Hợp:
Đậu cove, đậu đũa
Rau đay
Rau muống
Dưa chuột
Bí ngòi
Rau cải ngọt, cải xanh, cải ngồng,…
Xà lách
Đậu bắp
Rau dền
Mồng tơi
Mướp hương
Rau gia vị: húng quế, ớt,…
Đậu tương, đậu xanh, đậu nành,..
THÁNG 6
Đặc Điểm Thời Tiết, Khí Hậu Tháng 6:
Bước vào thời điểm giữa mùa hè nắng nóng gay gắt, mưa nhiều. Đây là lúc để trồng giống rau củ sinh trưởng và phát triển nhanh, thu hoạch sớm. Năng suất thời điểm này cao do đây là thời điểm lý tưởng để rau củ sinh trưởng.
Loại Rau Trồng Phù Hợp:
Các giống bí xanh
Rau dền, rau đay
Rau muống
Củ dền, củ cải trắng
Các loại rau cải: cải chíp, cải ngồng, cải ngọt, cải bẹ xanh mỡ,…
Đậu cove, đậu đũa
Mồng tơi
Mướp hương
Rau gia vị
THÁNG 7
Đặc Điểm Thời Tiết, Khí Hậu Tháng 7:
Thời tiết tháng 7 không khác biệt so với tháng 6 nhiều. Vẫn nắng nóng nhiều, đôi khi lại có nhiều cơn mưa rào bất chợt. Bạn cần chú ý nơi đặt rau để tránh tình trạng ngập úng thối rễ.
Loại Rau Trồng Phù Hợp:
Cải thảo
Các loại rau gia vị: húng quế, ớt,…
Rau bí xanh, bí đỏ
Rau dền, rau đay
Rau muống
Các loại rau nhà họ cải: cải mèo, cải chíp, cải bẹ vàng,..
Củ cải
Mướp đắng
Đậu bắp
Xà lách
Su hào
Dưa chuột
THÁNG 8
Đặc Điểm Thời Tiết, Khí Hậu Tháng 8:
Thời điểm này là khi bắt đầu vào thu. Thời tiết sẽ trở lên mát mẻ, dễ chịu. Giống rau trồng mùa này rất đa dạng và nhiều lựa chọn. Thích hợp trồng rau có mùa vụ ngắn, sinh trưởng nhanh. Tháng 8 là vụ mùa chính để trồng rau bắp cải xanh.
Loại Rau Trồng Phù Hợp:
Cải xoăn
Mồng tơi
Củ cải, cà rốt
Bắp cải, cải thảo ( vụ chính)
Bí đỏ
Cà chua
Các giống rau cải: cải ngọt, cải bẹ mào gà,…
Dưa chuột
Đậu bắp, đậu đũa, đậu rồng
Rau muống, rau ngót
Rau gia vị
Đậu cove leo
Cà rốt
THÁNG 9
Đặc Điểm Thời Tiết, Khí Hậu Tháng 9:
Tiết trời dễ chịu, mát mẻ thích hợp cho rau ăn lá dễ trồng và chăm sóc. Các loại rau trồng vào thời điểm này khi ăn sẽ có vị thanh mát, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất.
Loại Rau Trồng Phù Hợp:
Su hào
Bắp cải
Cải bẹ xanh
Cải chíp
Cải ngồng
Đậu rồng
Bí xanh, bí đỏ
Cải cầu vồng
Đậu cove leo, đậu Hà Lan
Rau ngót
Xà lách đăm, xà lách xoăn tím
Rau gia vị: thì là, tỏi ta,…
THÁNG 10
Đặc Điểm Thời Tiết, Khí Hậu Tháng 10:
Đây là thời điểm vào mùa đông, thời tiết sẽ bắt đầu trở lên lạnh vào ban đêm. Nên chọn giống rau có thời điểm sinh trưởng dài ngày, thu hoạch nhiều lần. Giúp tích trữ được lượng rau nhiều vào ngày đông. Ưu điểm là rau củ ít bị sâu bệnh.
Loại Rau Trồng Phù Hợp:
Bắp cải
Cà chua
Cải thảo ( vụ chính)
Cải ngọt, cải mơ,…
Đậu cove leo, đậu Hà Lan
Xà lách xoăn tím, xà lách cuộn
Rau gia vị
THÁNG 11
Đặc Điểm Thời Tiết, Khí Hậu Tháng 11:
Tuy trời đã trở lạnh nhưng vẫn có rất nhiều các loại rau phát triển mạnh vào mùa này. Sức sống khỏe và không cần tốn nhiều công chăm sóc. Ngoài ra thời tiết lạnh cũng hạn chế tình trạng sâu bệnh thường gặp. Không tốn nhiều công để chăm sóc. Thời điểm này bạn có thể tưới 1 lần/ ngày nước, đủ để đảm bảo đất ẩm.
Loại Rau Trồng Phù Hợp:
Bắp cải
Cà chua
Cải củ, cải ngọt
Cải xoong
Đậu cove, đậu Hà Lan
Súp lơ trắng, xanh
Xà lách
Rau gia vị
THÁNG 12
Đặc Điểm Thời Tiết, Khí Hậu Tháng 12:
Đây là thời điểm khá lạnh và nhiều người khá e ngại trồng rau vào thời điểm này. Tuy nhiên nếu bạn có chút kinh nghiệm trồng cùng cách chăm sóc đầy đủ. Thì rau trồng vào thời điểm này sẽ hạn chế tối đa việc sâu bệnh phát triển. Rau trồng tháng 12 vẫn sẽ có đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng và ngon. Nhưng sẽ bị hạn chế về lựa chọn giống trồng.
Loại Rau Trồng Phù Hợp:
Súp lơ trắng, xanh
Một số loại cải: cải mèo, cải đông dư, cải ngồng,..
Củ cải
Su hào
Đậu cove leo
Bắp cải
Xà lách
Tin Liên Quan: 10 Loại Rau Quả Là Nguồn Cung Cấp Vitamin C Dồi Dào
CUNG CẤP HẠT GIỐNG RAU CỦ QUẢ ĐA DẠNG, PHONG PHÚ
Hiện nay shop hạt giống AlphaGo cung cấp đa dạng các loại hạt giống từ rau củ quả đến các loại hoa độc đáo với nhiều kích cỡ và giá cả khác nhau để phục vụ nhu cầu của khách hàng .
Để đặt mua hạt giống chất lượng tốt nhất các bạn hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại : Tư vấn miễn phí 0936.161.775
Cửa hàng hạt giống vật tư nông nghiệp Alpha của Tạ Gia Trang tại: Số 80 Đại An, P. Văn Quán, Q. Hà Đông, Hà Nội.
Một Số Lưu Ý Khi Trồng Rau Mầm Vào Mùa Mưa
Trồng rau vào mùa mưa là nỗi lo sợ của người dân, cây cối dễ ngập úng, thiệt hại rất lớn. Đặc biệt là quá trình trồng rau mầm, đây là lúc cây yếu và dễ dập hư nhất. Với kinh nghiệm một số lưu ý khi trồng rau mầm vào mùa mưa sau đây sẽ giúp bạn có được vườn rau tươi tốt nhất dù là mùa mưa có lớn thế nào.
– Hạt giống rau mầm phải còn hạn sử dụng: Không nên chọn những hạt giống đã hết hạn, vì lúc đó tỷ lệ nảy mầm không còn tốt nữa.
– Hạt giống được bảo quản tốt: Khi mua nên chọn hạt giống có bao bì sạch, không bị nát, có thương hiệu công ty càng tốt.
– Hạt giống không có thuốc bảo quản: Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, vì đã gọi là rau sạch mà sử dụng hạt giống có hóa chất bảo quản thì có hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
– Nguồn gốc rõ ràng: Nên chọn những hạt giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bao bì phải dán nhãn thương hiệu công ty . Nên mua hạt giống của các nước sản xuất có xuất xứ rõ ràng như Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan, Úc…
– Hạt giống rất chất lượng có tỷ lệ nảy mầm cao, mầm ra to, sau 3 – 7 ngày cho thu hoạch.
Đây là khâu quan trọng để quyết định chất lượng rau mầm, hạt giống tốt sẽ hạn chế tình trạng sâu bệnh cho rau. Trong mùa mưa, do mưa nhiều, thiếu ánh sáng, khả năng quang hợp kém hơn mùa nắng, do đó nên áp dụng kỹ thuật ươm cây giống trong khay hoặc túi bầu, vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo tỷ lệ sống cao, cây sẽ mau bén rễ.
Cách làm đất trồng rau trong thùng xốp 1
Bước 1. Trộn 3 phần đất thịt với 1 phần mụn dừa, 1,5 phần tro ( phân bò, gà hoai mục, vi sinh…) , 0,5 phần trấu, hoặc xỉ than, vôi bột ( nếu có)…… đảo đều.
Cách làm đất trồng rau trong thùng xốp 2
Phương pháp làm đất trồng rau trong thùng xốp 3
Bước 1: phần vỏ trấu, 1 than củi đập dập, 1 phân hữu cơ vi sinh sông gianh, có thể cho thêm 1 đất thịt ( hoặc đất sạch tribat) và 1 mùn sơ dừa.
Bước 2: Trộn đều, lót dưới đáy chậu 1 lớp viên than củi hoặc 1 lớp sỏi để tránh bít lỗ thoát nước.
Rau mầm sẽ phát triển tốt nếu được trồng với loại đất phù hợp, dụng cụ thường trồng rau mầm là rổ nhựa, thùng xốp, khay nhựa,chậu nhựa. Vào mùa mưa bạn cần để ý đến việc xới đất, nhổ cỏ cho chậu trồng rau mầm. Đặt biệt là trồng rau với giá thể, khi mưa xuống sẽ làm cho đất dễ vón cục, đất bị nén chặt không thoát khí được, gây ảnh hưởng đến cây trồng.
– Hai ngày đầu: Tưới phun sương nhẹ, đặt khay trong tối, đậy kín khay bằng giấy carton, hoặc chồng các khay lên nhau, hoặc dùng bao nilon đậy khay gieo nhằm giữ ẩm, giảm sự bốc hơi nước, kích thích sự nảy mầm nhanh hơn.
– Ngày thứ 3: Giở bỏ những tấm đậy, đưa khay ra những nơi có ánh sáng yếu (tốt nhất là ánh sáng được ngăn bởi cửa kính), nhiệt độ từ 26 – 31 oC, phun nước 1 – 2 lần/ngày để giữ ẩm cho giá thể, cứ tiếp tục như thế cho đến ngày thu hoạch.
– Rau mầm sinh trưởng và phát triển chủ yếu trong môi trường có độ ẩm cao, nên rất dễ phát sinh bệnh hoặc úng.
Một số cách phòng bệnh khi trồng rau mầm:
+ Khay trồng phải rửa sạch, phơi nắng từ 1 – 2 giờ (cho ráo khay).
+ Nên tưới nước vào buổi sáng, điều chỉnh lượng nước cho hợp lý để tạo độ ẩm đồng nhất trong giá thể.
+ Khi cây cao khoảng 3 – 5 cm thì không nên tưới nước trên bề mặt lá mà nên dùng bình xịt nhỏ tưới nhẹ vào gốc hoặc điều chỉnh vòi phun thành một tia để tưới lên thành khay, xoay đều và nghiên khay 1 góc 30 – 45 oC cho nước lan đều cả khay.
+ Khi phát hiện rau mầm phát sinh bệnh, phải cách ly những khay bệnh ra khỏi khu vực sản xuất để tránh lây lan.
Rau mầm là loại cây dễ trồng và nhanh thu hoạch nên sẽ rất phù hợp để trồng trong mùa mưa. Chỉ cần bạn chăm sóc thật tốt thì không lo sợ việc ngập úng cho rau mầm. Để giúp rau mầm phát triển tốt nhất bạn nên có lều che bằng tấm bạt ni-lon ngăn hiện tượng nước mưa tiếp xúc trực tiếp rau. Nên làm lều che cách rau 1m -2m để tránh hiện tượng héo rau khi nắng nóng. Một khay rau bạn nên gieo hạt thưa từ 20-30 hạt để tránh tình trạng cây bị chèn ép. Đặt khay rau lên cao, tránh hiện tượng mưa văng vào làm rơi đất ra ngoài. Bạn cũng có thể thiết kế những chậu treo trồng rau mầm để dễ di chuyển khi mưa đến cũng như làm đẹp cho nhà.
Tùy từng loại giống mà có ngày thu hoạch khác nhau, dùng kéo hoặc dao được sát trùng cắt sát bề mặt giá thể, không rửa, xếp ngay ngắn vào hộp nhựa, đưa đi tiêu thụ hoặc bảo quản trong tủ lạnh (ngăn bảo quản rau quả), rửa sạch 2 – 3 nước trước khi ăn.
– Rau mầm được dùng để ăn sống cần chú ý đến vệ sinh và độ tươi, không nên cho trẻ em và người già ăn quá nhiều rau mầm tươi, đặc biệt trong trường hợp tiêu hóa yếu nên dùng rau mầm nấu chín là tốt nhất.
– Không nên sử dụng rau hư (bệnh, úng …) để đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng.
– Cân đối lượng rau sử dụng hằng ngày.
– Nếu dùng không hết giống, nên bảo quản bao hạt giống nơi thoáng mát, ép không khí ra, buộc kín lại, cần sử dụng hết gói hạt giống đã mở miệng trong vòng một tháng.
– Sau khi thu hoạch rau mầm, giá thể đã sử dụng có thể được tái trồng lại lần 2 (đối với giá thể không bị nấm) bằng cách nhặt sạch phần thân rễ, phơi khô giá thể khoảng 3 ngày nắng tốt và không nên tái sử dụng lần 3. Giá thể sau khi trồng rau mầm có thể bỏ vào gốc cây kiểng và các loại cây trồng khác cho xốp đất.
Ngoài cách trồng rau mầm bằng đất thì việc trồng rau mầm bằng khăn giấy cũng cho hiệu quả cao. Đây cũng được xem là một giải pháp hữu hiệu trong mùa mưa, vừa an toàn lại sạch. Bạn chỉ cần ngâm và gieo hạt lên khăn giấy đặt trên khay nhựa, làm ẩm khăn giấy vừa đủ để hạt nảy mầm. Với phương pháp này bạn có thể trồng rau mầm trong nhà mà không lo ngại đến mưa. Sau 7 ngày bạn đã có thể thu hoạch, đừng lo rau bị vàng khi trồng trong nhà, chỉ cần bạn cho rau tiếp xúc với ánh nắng một lúc là rau sẽ xanh lại thôi. Lưu ý tưới nước ẩm cho cây từ 1-2 lần/ngày, vườn rau sẽ phát triển tốt.
Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại: Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0961 470 670 Email: luoitrangia@gmail.com
Cách Chăm Sóc Hoa Lan Khi Vào Mùa Mưa
Thời tiết ngày càng thất thường và bây giờ là lúc mà Việt Nam đang bắt đầu bước vào mùa mưa. Đối với điều kiện khí hậu này, mùa mưa thường kéo dài mấy ngày rồi bất chợt nắng chiếu gay gắt cả ngày. Nên cây hoa lan bị ảnh hưởng và lá thường bị vàng úa hay thối nhủn làm cho giò lan của bạn xấu đi. Do đó,hầu hết các loại phong lan vào mùa mưa cần được chăm sóc kỹ hơn.
Phun sương phun thuốc bảo vệ lan.
Với những cơn mưa đầu mùa nên cho tưới phun sương hoặc phun thuốc rửa lại ngay vì mưa đầu mùa có chứa khói bụi độc hại từ các khu công nghiệp và cả acid nên cây bị nhiễm nước mưa này sẽ bị nhiễm nấm bệnh rất khó chữa trị, mặt khác mưa đầu mùa thường kèm sau đó là cơn nắng nóng oi bức làm cho cây trồng bị khô nước đột ngột ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây dễ bị còi cọc kém phát triển. Thông thường chỉ cần duy trì độ ẩm hợp lý theo đặc điểm của mỗi loài phong lan. Ngược lại nếu cây phong lan bị tưới hay mưa nhiều làm dư nước thì tạo môi trường cho sâu bệnh sinh sôi.
Các chậu hoa lan khác trồng theo cách treo như: Dendrium, Vũ nữ, Cattleya, …thì đảm bảo chất trồng luôn ẩm mát tay, nếu sờ vào chất trồng thấy khô rang tay là cây đã bị khô thiếu nước.
Còn lan trồng theo băng luống như Mokara, Vanda, Bò cạp… với chất trồng thường là vỏ đậu phộng thì duy trì phần vỏ đậu lúc nào cũng ẩm.
Khi có dự báo mưa kéo dài cần chủ động chế độ phun thuốc BVTV (bảo vệ thực vật) phòng ngừa đây là việc rất quan trọng, nên kết hợp phòng cả sâu và bệnh định kỳ hàng tuần giúp cây phong lan có sức đề kháng vượt qua sự thay đổi của thời tiết.
Nên chọn các loại thuốc BVTV có tính phòng trừ phổ rộng và có nguồn gốc sinh học an toàn như: Vivadamy 5SL, Kasumin 2 SL, Streptomycine, Datacin, Starner, … (bệnh), Secsaigon, Karate, Visher, Trigard, …(sâu), bổ sung Vitamin B1 và phân bón lá ,phân vi lượng…. giúp cây có thêm dinh dưỡng cần thiết.
Khi sử dụng thuốc BVTV cần luân phiên tránh lờn thuốc. Có thể kết hợp phun một lần hổn hợp cả bốn loại thuốc phân trên (bệnh, sâu, B1, Phân bón lá) để tiết kiệm sức lao động và tuân thủ theo đúng hướng dẩn sử dụng trên bao bì.
Khi phun điều chỉnh béc phun sương và phun nhanh tay cho ướt đều bộ rể và toàn bộ lá cây (không phun thuốc lên hoa). Chỉ phun thuốc sau khi cây được cung cấp đầy đủ ẩm độ, bộ lá vừa khô nước, thời gian phun vào sáng sớm trước khi nắng nóng xuất hiện thường là trước 8h30. Và tưới rửa lại vào buổi chiều khi nắng giảm nhiệt thường khoảng 16h miễn lá lan kịp ráo nước khi trời sụp tối.
Mùa mưa nếu sử dụng phân bánh dầu hay phân cá nên phun thêm phòng rệp và nấm bồ hóng (nấm đen). Hạn chế sử dụng phân bón lá có hàm lượng đạm (N) cao như 30.30.10 khi thấy mưa kéo dài sẽ gây lá lan mau bị úng hư. Nên dùng phân chậm tan bỏ trên mặt chậu cho cây hấp thu từ từ.
Kiểm tra chậu và cây phong lan thường xuyên, có phát hiện lá vàng, lá xuất hiện đốm chấm vàng nâu hay giả hành bị úng thối thì phải dùng kéo sạch cắt bỏ ngay và thu gom bỏ xa khu vườn để cách ly nguồn bệnh lây lan, đồng thời phun thuốc trừ bệnh đặc trị. Khi ấy cây phong lan có thể đã bị hư hay mất vài chiếc lá không còn vẻ đẹp tự nhiên nữa.
Có lá vàng hay đốm nâu vàng thì có thể dùng thuốc Mancozeb, Carbezim, Alliette, Topsin M, Benomy, Antracol, Anvil, Score….
Nếu lá nhũn thối có thể dùng Kasumin, Streptomycine, Datacin, Ridomil gold, Starner ….
Lan Dentro không nên sử dụng thuốc BVTV có gốc đồng sẽ làm cây lan bị rụng lá chân.
Bên cạnh đó mùa mưa cần để ý đến các loài vật gây hại khác như ốc sên, châu chấu, ruồi và các loài bọ hút chích tấn công làm gãy trụi lá và hút chích mầm non và hoa.
Muốn có một chậu phong lan đẹp và ra hoa thường xuyên cần chú ý chăm sóc khá công phu, cây sẽ khỏe mạnh, bộ lá xanh mượt mà nở nang. khoảng tháng 7, 8 âm lịch đưa các chậu phong lan khỏe mạnh ra nơi có nhiều ánh sáng vào buổi sáng trước 10h sẽ xuất hiện các mầm hoa phong lan.
Các bạn cũng có thể trồng kết hợp các loại hoa dễ chăm sóc như hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa cúc,… để tạo nên một vườn hoa sinh động.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lưu Ý Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Hồng Vào Mùa Mưa Ở Miền Bắc trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!