Cập nhật nội dung chi tiết về Lúa Thì Chê, Quay Ra Mê Hoa Hồng, Dân Vùng Cao Trồng Lại Thành Triệu Phú mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Dân Việt) Với giá 1.000 đồng đến 3.000 đồng/1 bông hoa hồng, những nông dân trồng hoa hồng ở xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La (Sơn La) đang thu nhập từ 400 đến 500 triệu/1 ha/năm, gấp 10 lần trồng lúa nước. Thế nên, bà con nói với nhau, “chê” lúa. “mê” hoa hồng nên nhiều nhà thành triệu phú…
Thấy hoa hồng dễ trồng, đầu ra ổn định, người dân xã Chiềng Xôm đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa. Từ trồng hoa hồng nhiều hộ nông xã Chiềng Xôm đã trở thành triệu phú.
Vườn hoa hồng của bà con xã Chiềng Xôm
Vườn hoa của anh Vũ Văn Chuyền ở bản Ái, xã Chiềng Xôm rộng hơn 7.000 m2. Tuy diện tích không nhiều bằng những hộ khác, nhưng mỗi năm anh cũng thu được từ 200 đến 300 triệu đồng. Anh Chuyền cho biết: Tôi vốn quê gốc ở huyện Mê Linh (Hà Nội). Ở quê, tôi cũng làm nghề trồng hoa nhưng do đất chật người đông, hoa bị cạnh tranh mạnh nên ngày càng khó kiếm tiền.
Anh Chuyền chia sẻ: “Thấy Sơn La trồng hoa rất tốt, 4 năm trước, tôi quyết định cùng gia đình lên thuê đất ruộng của người dân để trồng hoa. Tôi thấy khí hậu, thổ nhưỡng ở Chiềng Xôm rất phù hợp với trồng hoa hồng. Cây sinh trưởng khỏe, hoa tươi lâu, dễ tiêu thụ bởi người mua rất thích hoa trồng nơi đây. Hoa bán chạy nhất vào các ngày lễ, tết, rất nhiều thương lái và nhà phân phối tìm đến đây để mua hoa. Mỗi năm tôi xuất bán hơn 30 vạn bông hồng, tính ra cũng lãi vài trăm triệu đồng…”.
Kỹ thuật “bảo quản” hoa đẹp, tươi lâu , tránh tình trạng “bung lụa” không như ý là chụp mũ giấy vào đầu bông hoa.
Là người có hơn 10 năm trồng hoa, chị Ngô Thị Hằng ở bản Ái, xã Chiềng Xôm rất am hiểu về kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa hồng. Chị Hằng kể: Trồng hoa hồng không khó, nhưng muốn cây ra hoa tốt ngoài kỹ thuật còn đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo, tỉ mỉ. Trung bình một gốc chỉ để 2 đến 3 bông, dùng phân bón đúng loại, đủ liều lượng. Khi hoa bắt đầu lên nụ thì phải chụp mũ giấy vào đầu bông hoa để nắn hoa cho đẹp. Đồng thời, cắt tỉa cành để cây tập trung dinh dưỡng nuôi hoa.
Theo chị Hằng, đối với trồng hoa hồng yếu tố thời tiết rất quan trọng, quyết định hiệu quả, năng suất, chất lượng của hoa. Nếu thời tiết thuận lợi cây cho bông hoa to và đẹp. “Năm vừa qua nhờ thời tiết thuận lợi, hoa phát triển tốt, 1 ha đất trồng hoa hồng của tôi thu về gần 500 triệu đồng” – Chị Hằng phấn khởi cho biết.
Hoa hồng được cắt gọn, bó thành từng bó để vận chuyển bán cho các lái buôn
Thị trường tiêu thu hoa tươi ở thành phố Sơn La và các tỉnh lân cận ngày một lớn nên người trồng hoa ở Chiềng Xôm nói riêng và các khu vực khác trong thành phố Sơn La ngày có thêm động lực. Với mức thu nhập hiện tại, cây hoa hồng vẫn khẳng định là 1 trong số ít cây trồng hiệu quả cao nhất ở nơi đây. Hiện toàn xã Chiềng Xôm có gần 40 ha trồng hoa hồng với hàng trăm hộ nông dân đang có thu nhập cao từ trồng hoa. Đến nay, hoa hồng Chiềng Xôm đã được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến đặt mua.
Người dân dùng xe máy để vận chuyển hoa đi bán
Thương lái Hà Nội đến mua hoa hồng cho người trồng hoa ở Chiềng Xôm.
Dân Việt
Dạy Nghề, Trao Vốn Giúp Nông Dân Thành Triệu Phú
Ông Phạm Văn Hiền – một trong những thành viên triệu phú của câu lạc bộ nông dân trồng hoa lan xã An Nhứt, huyện Long Điền (Bà Rịa-Vũng Tàu).
An Nhứt là xã thuần nông của huyện Long Điền với 80% dân số sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là trồng lúa, thu nhập bấp bênh. Thực hiện Kết luận số 61/2009 của Ban Bí thư, Hội ND huyện Long Điền quyết tâm đầu tư, xây dựng cho xã An Nhứt mô hình trồng hoa lan theo hướng gắn đào tạo nghề với hỗ trợ bà con vay vốn Quỹ HTND để làm nghề.
Hội ND huyện Long Điền đã tham mưu với UBND huyện hỗ trợ 5 hộ hạt nhân xã An Nhứt gây dựng nghề trồng hoa lan. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% cây giống và 30% chi phí xây dựng lán trại và vật tư. Trước khi triển khai mô hình, Hội ND huyện, Hội ND xã đứng ra tổ chức 1 lớp học nghề kỹ thuật trồng hoa lan cho 28 học viên là hội viên, nông dân. Lớp học nghề khai giảng cuối tháng 2.2016 và bế giảng sau 3 tháng. Học viên nào sau khóa học cũng hiểu về kỹ thuật chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh trên cây hoa lan và có kỹ năng khá về thực hành. Để hỗ trợ hội viên làm nghề, Hội ND huyện Long Điền còn giúp 10 hộ vay vốn Quỹ HTND với mức vay 30 triệu đồng/hộ để đầu tư trồng hoa lan.
Từ 5 hộ hạt nhân được hỗ trợ xây dựng mô hình ban đầu, đến nay, Hội ND xã An Nhứt đã xây dựng 1 câu lạc bộ nông dân trồng hoa lan với 27 hộ thành viên. Số hộ thành viên trong thời gian tới sẽ tăng lên bởi mô hình trồng hoa lan đang cho thu nhập khá, nhiều hộ muốn làm theo. Trong số 27 hộ thành viên đã có vài hộ trồng hoa lan đem lại lợi nhuận khá cao như anh Trần Minh Hiếu, Phạm Văn Hiền, Trần Thanh Phương, Nguyễn Văn Thanh… Bình quân, mỗi hộ đầu tư khoảng từ 2.000-3.500m2 lán trại trồng hoa lan. Kết thúc năm 2016, bình quân mỗi hộ sau khi trừ chi phí sản xuất còn đạt lợi nhuận 300 triệu đồng. Mỗi mô hình trồng hoa lan giải quyết việc làm cho 8 lao động…
Sử Dụng Phân Bón Phú Mỹ Trên Cây Ổi Và Cây Lúa Mang Lại Hiệu Quả Cao
Tại tỉnh Quảng Ninh, mô hình trình diễn áp dụng trên cây ổi lê, thời gian chăm bón từ tháng 3 – 8/2018 với quy mô 0,5 ha tại xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ. Với quy trình và bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ, đặc biệt là sản phẩm NPK Phú Mỹ do Nhà máy công nghệ hóa học sản xuất, thực tế sinh trưởng của vườn ổi và hiệu quả kinh tế khi thu hoạch cho thấy, các cây ổi sử dụng phân bón Phú Mỹ cho năng suất cũng như chất lượng quả cao hơn so với các cây đối chứng.
Toàn 0,5 ha mô hình cho thu nhập khoảng 187 triệu đồng, cao hơn 5,2 % so với đối chứng. Đồng thời, tình trạng của cây sau thu hoạch rất tốt và khỏe, tạo thuận lợi quan trọng cho vụ tiếp theo, đặc biệt khi điều kiện thời tiết có diễn biến bất thường.
Tại tỉnh An Giang, mô hình triển khai trong vụ Hè Thu, trên tổng diện tích 1 hecta với giống lúa OM9577 tại xã An Hòa, huyện Châu Thành, sử dụng bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ bao gồm: Đạm Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ 16-16-8+13S+TE, NPK Phú Mỹ 16-16-8-5S+TE, 15-15-15+TE, 16-8-16+TE.
Báo cáo, đánh giá của Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang và chủ ruộng cho thấy sản phẩm Đạm Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ rất thích hợp dùng bón trên cây lúa, trong đó sản phẩm NPK Phú Mỹ 16-8-16+TE do Nhà máy công nghệ hóa học sản xuất đã kịp thời được sử dụng cho đợt bón thúc đón đòng.
Lúa tại phần ruộng mô hình dù sử dụng lượng phân bón giảm đi nhưng cây sinh trưởng tốt, thể hiện qua các chỉ tiêu về chiều dài rễ, màu sắc lá, số chồi/m2, chiều cao cây, số bông, số hạt chắc, năng suất đạt 7,31 tấn/ha. Về hiệu quả kinh tế, so với nghiệm thức đối chứng, do sử dụng phân bón Phú Mỹ có chất lượng cao một cách khoa học, vừa đủ… dẫn đến lợi nhuận cao hơn 1.146.000 đồng/ha.
Các hộ nông dân trong khu vực đã trực tiếp tham quan các mô hình và được chủ vườn, chủ ruộng chia sẻ cách thức sử dụng bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ trong vụ vừa qua. Đại diện cơ quan chức năng, Hội Nông dân và bà con nông dân tại địa phương đã đánh giá cao hiệu quả kinh tế, ý nghĩa tập huấn của các mô hình, bởi bà con nông dân nắm bắt được quy trình sử dụng phân bón Phú Mỹ cân đối, đầy đủ và hợp lý, giúp khỏe cây, tăng sức chống chịu với sâu, bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận, cho năng suất và chất lượng, hiệu quả kinh tế cao hơn mà lại góp phần bảo vệ môi trường do giảm được phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Chủ mô hình, cán bộ khuyến nông địa phương khẳng định chất lượng sản phẩm phân bón Phú Mỹ, khuyến cáo bà con nông dân nên sử dụng cho cây trồng vào các mùa vụ tiếp theo để nâng cao năng suất chất lượng cũng như gia tăng giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường.
Như vậy, tiếp theo kết quả rất khả quan trên các cây nhãn tại Hưng Yên, cây sầu riêng ở Khánh Hòa, bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ, đặc biệt là sản phẩm NPK Phú Mỹ do Nhà máy công nghệ hóa học sản xuất đã tiếp tục khẳng định chất lượng, hiệu quả vượt trội trên các cây lúa, cây ổi và được bà con nông dân hào hứng đón nhận, sử dụng.
V.K
Giống Lúa St24, St25 ‘Sinh Sôi’ Thành Công Trên Nhiều Vùng Đất Mới
Từ giải thưởng “Gạo ngon nhất thế giới” tại cuộc thi World’s Best Rice lần thứ 11 (tổ chức tại Philippines), gạo ST24, ST25 đang có sức hút mạnh trên thị trường. Nắm bắt cơ hội này, nhiều đơn vị hợp tác xã nông nghiệp tại các vùng đất lúa trên cả nước đã bắt tay sản xuất giống lúa ngon này của Việt Nam và đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Hiệu quả từ mô hình canh tác giống lúa ST24 tại Tây Nguyên
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Nhật Minh thuộc huyện Krông Ana (Đắk Lắk) đã bắt đầu nhận canh tác lúa ST24 theo đặt hàng của đơn vị cung ứng giống ngay sau khi ST24 lọt vào Top 3 “Gạo ngon nhất thế giới” năm 2017. Lúc bấy giờ, lúa ST24 còn khá mới mẻ và chưa được nhiều người biết đến, nên phía cung ứng chỉ tạm gọi là “RVT thế hệ mới” và bao tiêu với giá ngang bằng với giá lúa RVT. Giống lúa này có đặc điểm hạt gạo thuôn dài, thơm ngon, năng suất canh tác tại vùng chuyên canh lúa nước của HTX cao hơn hẳn so với lúa RVT, lên đến 11 tấn/ha (RVT đạt bình quân 9,5 tấn/ha).
Từ những cánh đồng thực nghiệm, lúa ST24, ST25 đang cho thấy hiệu quả kinh tế trên nhiều vùng trồng lúa cả nước. Ảnh: TTXVN
Sau vụ lúa thử nghiệm thành công ngoài mong đợi, HTX dần mở rộng diện tích canh tác lúa ST24. Giá lúa ST24 dần tăng cao so với các giống lúa lai khác, giúp nông dân thêm phần yên tâm, phấn khởi. Ông Nguyễn Văn Tưởng, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhật Minh nhận xét, so với các giống lúa mà đơn vị từng canh tác trước đây, giống ST24 thích ứng tốt, không phát sinh sâu bệnh đáng kể, nhất là không thấy xuất hiện bệnh nấm hoa cúc trên lúa thường gây thiệt hại cho bà con trong vụ hè thu.
Nhận thấy đặc tính kháng sâu bệnh cao của giống lúa này, vụ hè thu năm 2019, HTX đã chuyển đổi 2 ha từ canh tác truyền thống sang sử dụng hoàn toàn các biện pháp hữu cơ, sinh học với định hướng xây dựng thương hiệu gạo riêng cho HTX. Thời điểm thu hoạch, gạo ST24 lại được người tiêu dùng “săn đón” sau hiệu ứng từ Giải thưởng “Gạo ngon nhất thế giới” của gạo ST25 (do gạo ST25 chưa có mặt trên thị trường). Vì vậy, toàn bộ sản lượng gạo ST24 sản xuất theo quy trình hữu cơ của HTX nhanh chóng được tiêu thụ hết với giá cao, nhiều đơn vị đặt hàng cung ứng lâu dài.
Vụ đông xuân 2019 – 2020, các thành viên của HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhật Minh triển khai 15 ha lúa hữu cơ và hơn 270 ha lúa canh tác theo quy trình thông thường. Trong đó, lúa ST24 hữu cơ được thu mua cao hơn 1.000 đồng/kg, giúp thành viên được hưởng lợi trực tiếp từ việc ứng dụng quy trình sản xuất an toàn, bền vững. Bước đầu, HTX cũng đã thuê kỹ sư nông nghiệp soạn quy trình hữu cơ riêng cho đơn vị, đồng hành giám sát quá trình sản xuất để xây dựng giá trị riêng cho thương hiệu gạo của HTX. Đây là những bước đi quan trọng để HTX quy hoạch riêng vùng sản xuất hữu cơ trên cánh đồng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các đối tượng khách hàng khó tính.
Tại cánh đồng xã Ya Tờ Mốt (huyện Ea Súp) giống lúa ST24 cũng vừa được HTX Giảm nghèo Ea Súp trồng thành công theo hướng sản xuất hữu cơ. Ngay sau khi hay tin gạo ST24, ST25 được vinh danh tại cuộc thi World’s Best Rice lần thứ 11, HTX Giảm nghèo Ea Súp đã cử thành viên cùng nông dân đến tận nhà của Kỹ sư Hồ Quang Cua (tỉnh Sóc Trăng) để tìm hiểu quy trình canh tác và mua lúa giống. Tại đây, các thành viên trong đoàn được mời dùng thử 3 đĩa cơm nấu từ gạo ST21, ST24 và ST25 chỉ ký hiệu bằng số thứ tự để mọi người cùng chọn ra đĩa cơm ngon nhất. Điều trùng hợp là hầu hết mọi người đều lựa chọn đĩa cơm được nấu từ gạo ST24 bởi hạt cơm ngọt, thơm, dẻo, mềm, dù không thay đổi kích thước nhiều sau khi nấu chín.
Sau chuyến đi ấy, HTX Giảm nghèo Ea Súp đã triển khai canh tác 2,5 ha lúa ST24 theo hướng hữu cơ và liên kết với HTX Nông nghiệp dịch vụ Thành Công (huyện Ea Súp) trồng 25 ha lúa ST24 theo quy trình thông thường trong vụ đông xuân 2019 – 2020. Năng suất thử nghiệm lúa ST24 trồng theo quy trình thông thường tại cánh đồng xã Ya Tờ Mốt không thua kém các giống lúa lai khác, đạt trên 7,5 tấn lúa khô/ha. Với mô hình canh tác hữu cơ, lúa ST24 thích ứng và sinh trưởng tốt, không phát sinh sâu bệnh hại và mặc dù năng suất chỉ đạt khoảng 75% so với canh tác theo quy trình thông thường, nhưng chất lượng gạo sau khi nấu chín thơm ngon hơn hẳn.
Toàn bộ sản lượng lúa ST24 đều được HTX Giảm nghèo Ea Súp cung ứng cho đối tác ở thị trường các tỉnh, thành phía Bắc và kênh bán hàng riêng của đơn vị. Nhờ đó, HTX đã bao tiêu cho nông dân với giá cao hơn các giống lúa khác cùng thời điểm. Ông Nguyễn Thái Sơn, Giám đốc HTX Giảm nghèo Ea Súp cho biết, kết quả đáng mừng trên là tiền đề quan trọng để HTX xây dựng chuỗi sản xuất lúa gạo chất lượng cao tại huyện Ea Súp, tiếp tục mở rộng diện tích canh tác lúa ST24, nhất là lúa canh tác theo quy trình hữu cơ.
Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Krông Nô (Đắk Nông) phối hợp với UBND xã Buôn Choah, huyện Krông Nô đã trồng thử nghiệm thành công mô hình thâm canh lúa chất lượng cao ST24 trên mảnh đất Tây Nguyên. Năm 2019, Trung tâm triển khai thực hiện mô hình thâm canh lúa chất lượng cao ST24, với diện tích 25ha. Giống lúa thơm ngay lập tức cho thấy hiệu quả với năng suất cao đạt 8,4 tấn/ha (trong khi năng suất trung bình toàn huyện là 7,2 tấn/ha). Theo người nông dân nơi đây, nếu thâm canh tốt, năng suất có thể lên đến 9 – 9,5 tấn/ha.
Có thể thấy, với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng gạo, tính thích ứng cùng khả năng chống chịu sâu bệnh cao, lúa ST24 đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt tại những vùng chuyên canh lúa nước trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ hội “vàng” để các HTX nông nghiệp vùng lúa đầu tư nâng cao giá trị, xây dựng uy tín, thương hiệu để nắm bắt nhu cầu lúa gạo chất lượng cao của thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng hiện nay.
Nhân rộng giống lúa ngon trên cả nước
Chia sẻ về hướng phát triển, nhân rộng giống lúa ngon ST trên toàn quốc, ông Hồ Quang Cua cũng cho biết, gạo ST24 sau khi đạt giải ở Macau (Trung Quốc) đã được trồng ở Nam Định, cho kết quả rất tốt. Công ty TNHH Toản Xuân đã đưa giống lúa ST24, ST25 vào sản xuất trên địa bàn tỉnh từ năm 2018. Tới vụ xuân năm 2020 đã là vụ thứ ba của ST24 trên đất Bắc, diện tích trồng cấy đã đạt tới trên 100 ha. Đặc biệt, ưu điểm của giống ST25 khi trồng tại Nam Định cho chất lượng gạo ngon và thơm hơn các địa phương khác nên đã tạo sức thu hút đặc biệt với người tiêu dùng. Các vùng ven cửa sông ở Hải Phòng cũng đã đưa ST24 vào trồng sau vụ rươi.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, các giống lúa ST vẫn được nông dân vùng tôm – lúa tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu rất ưa chuộng không chỉ ở tính thích nghi cao, chất lượng thơm ngon, mà còn rất dễ đạt năng suất cao.
Vấn đề còn lại là làm sao quy hoạch, tổ chức lại sản xuất một cách hợp lý và đặc biệt là làm tốt hơn nữa công tác quảng bá, xúc tiến thị trường tiêu thụ. Đặc biệt hơn cả là nhân rộng các diện tích lúa an toàn theo cách mà Sóc Trăng và một số tỉnh ven biển khu vực đồnga bằng sông Cửu Long đã tổ chức sản xuất theo mô hình thực hành nông nghiệp tốt như VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ và đã được cấp chứng nhận.
Kỹ sư Hồ Quang Cua phân tích: “Với giống lúa thơm, hạt gạo càng thơm, càng thể hiện độ an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, phải hạn chế tối đa tác động của hóa chất từ thuốc hóa học bảo vệ thực vật, để ổn định quá trình tổng hợp, kết tinh mùi thơm trong hạt gạo từ lá lúa”.
Ngay khi việc trồng cấy lúa ST đang có xu hướng mở rộng, người tiêu dùng sẽ là sử dụng thành tựu cao nhất. Cùng với nhu cầu thị trường, sự tham gia của các doanh nghiệp, chiến lược phát triển của các nhà quản lý sẽ quyết định cho việc phát triển rộng rãi của việc nuôi trồng sản phẩm.
Từ những tín hiệu vui của thị trường là sự đón nhận của người dân cả nước, những đồng lúa ST trên cả nước thời hậu “ngon nhất thế giới” cũng đang rất cần những chiến lược phát triển để mở rộng tìm kiếm và phát triển thị trường xuất khẩu. Một quy hoạch phát triển cho hạt gạo ngon Việt Nam đang rất cần thiết vào lúc này nhất là khi ngành Nông nghiệp chủ trương giảm dần diện tích đất lúa kém hiệu quả, nhưng đảm bảo an ninh lương thực và nâng cao giá trị hạt gạo.
LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM
Địa chỉ: số 6 Dương Đình Nghệ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: (+84)(80)49711
Fax: (+84)(24)38431883
Email: vanthu@vca.org.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam
Giấy phép số: 239/GP-TTDT ngày 11 tháng 12 năm 2020 của Cục Phát thanh truyền hình và TTĐT thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ghi rõ nguồn: “vca.org.vn” khi phát hành thông tin từ trang này.
Copyright 2013 chúng tôi – Technology Supported by ECPVietnam
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lúa Thì Chê, Quay Ra Mê Hoa Hồng, Dân Vùng Cao Trồng Lại Thành Triệu Phú trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!